Dàn khoan thăm dò dầu khí của CNOOC ở vịnh Bột Hải |
Tập đoàn dầu khí quốc doanh CNOOC của Trung Quốc vừa
ra thông báo mời các công ty nước ngoài đấu thầu 18 lô ngoài khơi bờ biển phía
Bắc, Đông, và Nam Trung Quốc.
Reuters hôm thứ Sáu dẫn thông cáo của công ty CNOOC
cho hay các lô này có tổng diện tích 52.257 cây số vuông, bao gồm 3 lô ở Vịnh
Bột Hải, 1 lô trong Biển Hoa Đông và 14 lô còn lại thuộc khu vực phía Bắc của
Biển Đông.
Một số lô trong số này nằm gần quần đảo Hoàng Sa mà
Việt Nam nói thuộc chủ quyền
Việt Nam
bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974 (Theo
VOA).
Các khu vực có mỏ dầu trên Biển Đông là những ‘mục
tiêu’ mà Trung Quốc thường xuyên nhòm ngó, xâm lấn, tranh đoạt chủ quyền và quyền thăm dò, khai thác, tùy tiện mời
thầu. Cách đây gần 4 năm, ngày 27- 6-2012, Tập đoàn Dầu khí quốc
gia VN (PVN) đã họp báo về việc Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc
(CNOOC) ngày 23-6 công bố mời thầu quốc tế với chín lô dầu khí nằm sâu vào thềm
lục địa của VN. Cả 9 lô dầu khí này chỉ cách đảo Phú Quý 55km, thuộc chủ quyền của Việt Nam .
Ai cũng nhớ dạo đó TTXVN, báo Tuổi trẻ và nhiều kênh thông tin truyền thông đã có nhiều
bài phản đối Trung Quốc đã hành động trắng trợn mang tính “cướp giật” này. Ngay
khi đó, ông Đỗ Văn Hậu, tổng giám đốc PVN, cho biết qua kiểm tra tọa độ, PVN
nhận thấy chín lô mà phía Trung Quốc mời thầu quốc tế, tổng diện tích lên đến
160.129km2, nằm sâu vào thềm lục địa của VN, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và
từ 145 đến 156 mà PVN đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí cùng đối tác
của mình.
Cụ thể, giới hạn phía tây của các lô mà Trung Quốc mời
thầu cách khu vực bờ biển Quảng Ngãi chỉ 76 hải lý (hơn 140km), cách bờ biển
phía bắc Nha Trang 60 hải lý (110km), điểm gần nhất cách Nha Trang và Phan
Thiết có 57 hải lý (105km) và điểm gần nhất cách đảo Phú Quý hơn 30 hải lý
(55km). “Các vùng này đã được PVN và các đối tác tiến hành hoạt động dầu khí từ
lâu” - ông Hậu nói.
“PVN khẳng định CNOOC đã thông báo chào thầu quốc tế
tại chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa
của VN và đây không phải là vùng có tranh chấp. Đây là việc làm sai trái, không
có giá trị, trái với Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật biển và đặc biệt
không phù hợp với thông lệ quốc tế về hoạt động dầu khí. Hành động này đã vi
phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia của VN, làm
phức tạp thêm và gây căng thẳng tình hình trên biển Đông” - ông Hậu khẳng định
quan điểm chính thức của PVN, đồng thời cho biết PVN yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay
hoạt động mời thầu sai trái nói trên, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, tôn trọng
luật pháp quốc tế, nhất là Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố ứng xử của các
bên về biển Đông (DOC).
PVN đã có thư chính thức gửi CNOOC để phản đối và yêu
cầu hủy kế hoạch mời thầu này.
Ngay từ 6-2012, phóng viên các báo nước ngoài và dư
luận rông rãi trong và ngoài nước cũng đặt ra những dấu hỏi:
- Việc CNOOC thông báo chào thầu quốc tế chín lô này
có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của PVN với các đối tác?
Theo PVN, 9 lô này nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh
tế của VN, vì vậy PVN cùng các đối tác của mình sẽ không bị ảnh hưởng mà tiếp
tục triển khai các hoạt động dầu khí phù hợp với các hợp đồng đã ký và luật
pháp của VN. Và PVN sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí tại đây.
- PVN có những hợp đồng hợp tác với các đối tác nào
trong khu vực mà CNOOC đang mời thầu?
Đại diện PVN: Có bốn hợp đồng dầu khí đang được triển
khai giữa PVN và các đối tác. Thứ nhất là hợp đồng với Gazprom từ lô 129 đến
132, thứ hai là hợp đồng tại lô 128 với Công ty Dầu khí quốc gia của Ấn Độ, thứ
ba là hợp đồng tại các lô 156-159 (mà phần phía bắc dính vào chín lô Trung Quốc
đang mời thầu) với Exxon Mobil của Mỹ. Cuối cùng là lô 148-149 mà PVN đã ký hợp
đồng với Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí của VN. Hoạt động dầu khí tại các
khu vực này đã được tiến hành từ nhiều năm nay và vẫn đang được tiếp tục.
- Các công ty nước ngoài hợp tác với PVN cần tuân thủ
những điều kiện gì?
PVN đã khẳng ddijnhj rằng hiện có trên 60 tổ hợp các
công ty quốc tế và quốc gia đã ký hợp đồng và hợp tác chặt chẽ với PVN. Để các
công ty dầu khí nước ngoài hợp tác với PVN, ngoài kinh nghiệm và nguồn lực,
điều kiện tiên quyết là tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
của VN trên biển, phù hợp với luật pháp VN, luật pháp quốc tế và thông lệ dầu
khí quốc tế. Các hoạt động dầu khí tại khu vực này với bốn hợp đồng đã nói ở
trên thì PVN đã và đang triển khai nhiều hoạt động dầu khí bình thường, nhiều
hoạt động từ khoan đến khảo sát địa chấn hai chiều, ba chiều...
Một số lần, các công ty dầu khí nước ngoài nhận được
một vài ý kiến từ phía Trung Quốc, ví dụ như Công ty Dầu khí quốc gia của Ấn Độ
tại lô 128, nhưng các nhà thầu dầu khí khi đã ký hợp đồng với PVN đều khẳng
định rằng chúng ta hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc
tế nên các hoạt động sẽ tiến hành bình thường.
Về vụ CNOOC mời thầu 9 lô dầu khí hồi 6-2012, mặc du
Trung Quốc cố tình tranh đoạt nhưng không có kế hoạch nào trong các hoạt động
của PVN bị ảnh hưởng bởi cái gọi là mời thầu này của Trung Quốc, bởi nghiễm
nhiên những nơi đó đã là chủ quyền của Việt Nam. Đây là dự án dầu khí ngoài
khơi lớn nhất lần đầu tiên được các nhà thầu VN thực hiện, hoạt động ở vùng mỏ
có độ nước sâu lên tới 133m. Để hoàn thành chân đế, nhà thầu đã huy động hơn
3.300 người làm việc cật lực mà không xảy ra sự cố về an toàn lao động nào.
Cũng trong thời gian đó, việc chế tạo thành công giàn
công nghệ trung tâm Hải Thạch là một sự kiện hết sức quan trọng, mang tính
chiến lược để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước trong thời gian dài. Đây
cũng là “viên gạch đầu tiên cho việc ngành cơ khí chế tạo giàn khoan dầu khí VN
tiến ra thế giới”.
Khi đảm nhận làm tổng thầu của dự án Biển Đông 1, PTSC
M&C gặp nhiều khó khăn: không có nhân lực, vật lực, chưa có kinh nghiệm,
thậm chí cả đường trượt để đặt chân đế, khối thượng tầng cũng không có. Nhưng
bằng sức trẻ, sự quyết tâm và dám nghĩ, dám làm, đến nay PTSC M&C gần như
đã hoàn tất dự án. Từ khi thành lập đến nay, PTSC M&C cũng như một số đơn
vị khác chỉ chế tạo được các chân đế hoạt động ở vùng dưới 100m nước nên việc
chế tạo thành công chân đế hoạt động ở vùng 133m là một bước ngoặt lớn. Trước
hết, đó là sự khẳng định tay nghề cơ khí trong việc chế tạo các giàn khoan lớn
của kỹ sư, công nhân VN. Thành công trong việc chế tạo giàn công nghệ trung tâm
Hải Thạch không chỉ chứng minh được sự trưởng thành vượt bậc của kỹ sư trẻ VN,
mà còn chứng tỏ bản lĩnh, khí thế của người trẻ. Và nhất là khẳng định vai trò, trách
nhiệm của ngành dầu khí Việt Nam khi được giao nhiệm vụ thăm dò, khai thác dầu
khí trên vùng biển chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế, chống lại những hành động ngang nhiên xâm lấn và ‘cướp giật’ của Trung Quốc tại các khu vực mỏ dầu trên Biển Đông.
---------------
Hiện nay không nước nào dám liên doanh với VNcs để thăm dò, khai thác dầu ở Biển Đông. Vì TC sẽ "xơi tái" họ trong sự "cân nhắc" bất lực của...
Trả lờiXóaThằng xâm lược chó má quá !
Trả lờiXóaChó má cái gì , mình phải thế nào thì nó mới thế chứ ! Tiên trách kỷ , hậu trách nhân , bác chửi sai đối tượng rồi , chửi tên đầu bạc đòi nhóm lò làm bằng tôn và củi tươi ấy !
Xóa" Trung quốc lại mời thầu khai thác dầu khí ở biển Đông " ! Ôi , chủ đề cũ rích và chẳng đáng quan ngại , ông bạn vàng Trung công khai thác thì cũng như CSVN khai thác chứ có gì đâu . Chẳng qua Nguyễn phú Trọng cùng bộ sậu đảng CSVN này lâu lâu đẩy cái thằng Lê hải Bình ra " sủa vu vơ " vài câu kiểu như " kiên quyết phản đối ..." cho có lệ thôi chứ phỏng có ích KHỈ gì mà la ó . Trong lúc này " đặc phái viên " TBT Hoàng bình Quân đang " chầu thiên triều Trung cộng " , đang cúc cung tấu thưa về sự hữu nghị , cùng chí hướng , cùng Mác - Lê , cùng XHCN ... thì mấy cái việc Trung công đấu thầu khai thác dầu khí biển Đông tại một số đảo thuộc Hoàng sa ( thuộc chủ quyền của Việt nam ????) là cái đinh ! Chả thế mà tổng Trọng ngất ngây cùng cất cao tiếng hát bài " Việt nam - Trung hoa núi liền núi sông liền sông ... " trong dịp tổng Tập sang " giao chỉ thị cho CSVN tổ chức đại hội XII " đấy là gì . Ôi , cứ vẽ chuyện cho ra cái điều quan trọng , xưa rồi Diễm ơi !
Trả lờiXóaChính quyền VN đâu ? sao cứ làm thinh thế ? công nhận chủ quyền của giặc trên biển của ta sao ?
Trả lờiXóaTháng này thừa năng lực, nó đâu cần vốn và kỹ thuật của ai
Trả lờiXóaVậy mà vẫn phải mời thầu để củng cố cho mớ lý luận chày cối ăn cướp
Đó chính là điểm yếu vậy mà bọn 'đỉnh cao' không dám làm gì cả, muốn điên cả người vì nhục cho dân tộc này
Tồng chí Hoàng Bình Quân đã thay mặt TBT NPT và ĐCSVN quang vinh sang báo cáo cho tồng chí TBT TCB biết kết quả của Đại hội lần thứ XII, lập trường trước sau như một của phía Việt Nam là giữ nguyên hiện trạng ở Biển Đông và không làm phức tạp thêm để ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị giữa hai đảng. Nghĩa là; phía Trung Quốc đã chiếm xong Quần đảo Hoàng Sa và một phần Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời đã và đang khống chế một phần lãnh hải của Việt Nam, phía Việt Nam rất mong phía Trung Quốc đừng lấn chiếm thêm nữa.Hành động này của lãnh đạo ĐCSVN phải gọi là hành động bán nước, hành động sỉ nhục dân tộc ! ĐCSVN cam tâm phụ thuộc vào bọn giặc Tầu(-kẻ thù ác độc và vô cùng nham hiểm, kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc Việt Nam) không ngoài mục đích giữ vững độc quyền cai trị qua sự liên minh quái gở từ chủ thuyết chính trị Mác-Lê-Mao !
Trả lờiXóaĐồng chí Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc PVN đã không hiểu, hay cố tình không hiểu lập trường trước sau như một của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư vô cùng sáng suốt của Đảng ta đối với tình hình biển Đông :
Trả lờiXóa" Tình hình biển Đông không có vấn đề gì lớn ". Hơn nữa, một khi TBT đã " là người miền Bắc" rồi thì quan hệ Việt-Trung sớm hay muộn cũng sẽ hợp chung là một nhà ! Xin đồng chí Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc PVN nên yên tâm giữ ghế của mình đi. Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo !
Thằng giặc cướp chó đẻ Tập cận Bình thật quá đáng !
Trả lờiXóaCướp gì đâu?
Xóadầu của nó, biển của nó, nó mời ai hợp tác với ai là việc của nó
À,tay sai của giặc Tập đây rồi ( thằng Nặc danh 21:36) !
Trả lờiXóa