Trang BVB1

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

"Sách nhiễu như thế thì không Harvard nào vào VN"

Học sinh trường quốc tế KinderWorld. Ảnh TL
* TƯ GIANG
Đó là lời than thở của Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng khi nói về những thủ tục của Nghị định 73 đang gây cản trở các dự án đầu tư nước ngoài về giáo dục và đào tạo vào Việt Nam.
Báo cáo tại buổi họp của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp ngày 8-3, ông Hoàng cho biết, Nghị định 73 cho giáo dục quy định các trường quốc tế chỉ được tuyển tối đa 20% học sinh Việt Nam (trường trung học phổ thông không quá 20%, trường tiểu học và trung học cơ sở không quá 10%) là “quá phi thực tế”. Thứ hai là quy trình thủ tục phải 4 bước là xem xét chủ trương, đầu tư, thành lập trường và đủ điều kiện là “cực kỳ sách nhiễu”.
“Quy định như vậy thì không có Harvard nào vào Việt Nam cả; các trường lớn không bao giờ vào vì những thủ tục này”, ông Hoàng nói, và đề cập tới trường Đại học Harvard - trường đại học hàng đầu của Mỹ và thế giới.
Nhóm Công tác Giáo dục và Đào tạo thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cho biết Nghị định 73 yêu cầu dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo phải có ba loại giấy phép là Giấy phép đầu tư, Giấy phép thành lập, và Giấy phép hoạt động.
Quy định này cũng áp dụng cho cả trường hợp  thành lập chi nhánh của một tổ chức đã được cấp phép. Rất nhiều thủ tục giấy tờ lặp đi lặp lại trong các quá trình và yêu cầu đánh giá của nhiều cục, vụ liên quan. Điều này dẫn đến việc lãng phí thời gian cho các nhà đầu tư cũng như các tổ chức và các cơ quan cấp giấy phép.
Giấy chứng nhận đầu tư đòi hỏi phải có sự tham gia của 7 phòng ban/cơ quan chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, cần phải nhận được sự chấp thuận của hơn 2 Sở: Sở Kiến trúc và Phòng cháy-Chữa cháy, và sau đó cuối cùng là sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân.
Giấy phép thành lập đòi hỏi sự tham gia của ba cơ quan chính quyền là Sở GD-ĐT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nội vụ.
Giấy phép hoạt động chỉ đòi hỏi sự chấp thuận của Sở GD & ĐT.
Nhóm Công tác Giáo dục và Đào tạo đề nghị giữ lại quy trình hai bước như trước đây theo quy định tại Nghị định số 06 và Thông tư 14.
Tại buổi làm việc hôm qua, ông Hoàng cho biết đã nhiều lần gửi văn bản sang Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm gỡ khó cho những vấn đề trên. Tuy nhiên, văn bản trả lời, ông than phiền, là “rất tù mù, và không có căn cứ để áp dụng”. “Chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị”, ông cam kết.
Theo thống kê của Nhóm Công tác Giáo dục và Đào tạo, số lượng học sinh ra nước ngoài học hàng năm ngày càng tăng cao. Hiện nay, có hơn 110.000 học sinh Việt Nam du học ở 47 quốc gia với mức học phí từ  30,000 - 40,000 đô la Mỹ mỗi năm. Như vậy người Việt Nam mỗi năm đang chi khoảng gần 3 tỉ đô la Mỹ để có được nền giáo dục quốc tế.
T.G/tbktsg
-------------

10 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 03:35 12 tháng 3, 2016

    Đây là nỗi lo lắng, thậm chí là nỗi thống khổ cho hầu hết mọi gia đình có con cái muốn được hưởng thụ nền giáo dục tốt hơn.
    Người nước ngoài muốn đưa trường học vào VN thì khổ như thế.
    Còn người trong nước muốn giúp con em mình có một chế độ giáo dục tốt cũng vô cùng vất vả.

    Ở Hà Nội có Trường Song ngữ Hà Nội Academy do người Pháp thiết kế, được xây dựng trên một khu đất khá đẹp tại khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra bằng vốn tiếng đóng góp tư nhân cũng lên đến hàng nghì tỷ đồng.
    Trường xây dựng tốn kém, lương giáo viên nước ngoài phải trả cao hơn và điều kiện ăn học phải tốt... mọi thứ đổ dồn vào CHI PHÍ HỌC TẬP mà các bậc cha mẹ phải nộp cho con cái theo học. Tính ra trong 12 năm học cha mẹ phải chi vào đây cho con mình trên 2 tỷ đồng. Đó là chi phí cho chế độ học SONG NGỮ ANH VIỆT, còn chế độ học tập chuyên ngữ học toàn tiếng Anh do toàn bộ giáo viên nước ngoài giảng dậy ENGLISH FULL TIME thì học phí còn tăng lên hơn gấp đôi và các cha mẹ phải ký cam kết KHÔNG ĐÒI HỎI BẰNG PTTH và CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ LỘ TRÌNH HỌC TẬP LÊN CAO CỦA CON MÌNH ( nghĩa là trường đại học ở VN không chấp nhận đào tạo loại học sinh này )
    Vậy con đường duy nhất của các cha mẹ phải lựa chọn cho các cháu là ĐI DU HỌC.
    Chi phí học tập và ăn ở tại nước ngoài thực tế cho một cháu học xong đại học lớn hơn nhiều con số trung bình mà tác giả nêu trong bài viết.
    Vậy các bậc cha mẹ lấy ở đâu ra số tiền lớn trên 3 tỷ đồng đó cho con đi du học? Và đi du học về liệu có việc làm có một mức lương khả dĩ cho con mình không?

    Từ những câu hỏi khó khăn đó dẫn đến câu trả lời đau đớn DỒN TẤT CẢ THẬM CHÍ BÁN NHÀ BÁN CỬA DÀNH TIỀN CHO CON ĂN HỌC VÀ SAU KHI TỐT NGHIỆP THÌ Ở LẠI LUÔN ĐỪNG VỀ NƯỚC NỮA.
    Vậy là cha mẹ mất con?
    Vậy là đất nước mất nhân tài?

    Đồng chí TBT ơi.
    Tổ quốc XHCN của đ/c thật tuyệt vời?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ziên Nản ngày nay tuyệt vời đến thế là cùng đường!" (Lù)

      Xóa
  2. 110.000 học sinh Việt Nam du học ở 47 quốc gia

    neu co thong ke xem co bao nhieu la CCCC thi hay biet may

    Trả lờiXóa
  3. Dúi vào túi áo nó cở ít trăm ngàn đô la xanh của tư bản giãy chết thì bảo nó bưng bô nó cũng bưng chứ cứ gì giấy phép !

    Trả lờiXóa
  4. HẠN HÁN NHÂN TẠO (TC) ĐE DỌA VN!
    Trong cuộc họp với 13 tỉnh thành hôm thứ 7/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói "cả hệ thống chính trị cần vào cuộc để hạn chế thấp nhất thiệt hại" từ đợt hạn hán và xâm nhập mặn hiện thời.
    Cho tới đầu tháng, 139.000 ha lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đã thiệt hại, hàng trăm nghìn hộ dân thiếu nước ngọt sử dụng.
    Các công trình đập thủy điện, thủy lợi của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong, đặc biệt là Trung Quốc, nhiều năm nay đã ảnh hưởng đáng kể tới dòng chảy của sông và các nước ở hạ nguồn, nhất là Việt Nam. Một số đập thủy điện ở thượng nguồn tuy bị phản đối vẫn tiếp tục được xây dựng.
    Theo tổ chức sông ngòi quốc tế International Rivers (IR), Trung Quốc đã xây sáu “siêu đập thủy điện” trên sông và có kế hoạch sẽ xây thêm 14 đập khác trong 10 năm tới!

    Nhưng sao nghe "vào cuộc" thì thấy "thùng rỗng kêu oang oang"?

    Trả lờiXóa
  5. Những thằng ngu muội không có tư duy phẳng, không cần toàn cầu hóa đang diễn ra mà chỉ muốn câu lưu, độc đoán làm cho dân tộc thoái hóa thụt lùi xa là chúng bằng lòng. Tôi thấy cháu lớp 8 nói Cháu không biết lựa từ nào để nói: Nền giáo dục của ta quá thối nát hê hê hê cán bộ giáo dục và người có quyền có tự trọng không thấy nhục nhã không? Dân trí thì phải cởi toang nó ra học người ta đây lại độc đoán chuyên quyền sống chết mặc bay đau lòng lắm các Bác ạ! Không làm được nhưng lại chó già giữ xương hi hi hi Mẹ Việt Nam ơi con vô cùng đau khổ cho lũ "Bộ phận không nhỏ" ngày nào cũng nhìn thấy chúng trên television ?

    Trả lờiXóa
  6. Các nhà ngôn ngữ học thế giới luôn khẳng định rằng, từ tuổi lớp 6 hãy cho trẻ học ngoại ngữ. Nếu bắt chúng học trước lứa đó, kết quả thường là không hiệu quả. Chưa rành ngữ pháp tiếng mẹ đẻ, sao có nền phát triển thêm ngoại ngữ?
    Nhưng ngày nay vì lợi nhuận (bất chấp đạo đức), người ta đã dụ dỗ con nít mới biết bập bõm nói tiếng Việt đi học tiếng Anh, bằng cách nói "hay ho" về sự học tiếng Anh từ tuổi mầm non (thực ra là nói hươu nói vượn!)

    Trả lờiXóa
  7. CHÚNG TA CÓ GÀO THÉT TÊN CHỬI TO LÊN THÌ THẰNG TRỌNG LÚ NÓ VẪN ÔM KHƯ KHƯ CÁI CHỦ NGHĨA MACLENIN MÀ THẾ GIỚI ĐÃ VỨT VÀO SỌT RÁC . VÌ BỌN CHÚNG NÓ ĂN TRÊN ĐẦU TRÊN CỔ NHÂN DÂN

    Trả lờiXóa
  8. CHÚNG TA CÓ GÀO THÉT TÊN CHỬI TO LÊN THÌ THÌ TRỌNG LÚ VẪN ÔM KHƯ KHƯ CÁI CHỦ NGHĨA MACLENIN MÀ THẾ GIỚI ĐÃ VỨT VÀO SỌT RÁC . VÌ BỌN CHÚNG NÓ ĂN TRÊN ĐẦU TRÊN CỔ NHÂN DÂN

    Trả lờiXóa
  9. Trường fulbright nghe kí tận giữa năm ngoái rồi, đặt tại SG nhưng chắc tắc vì cái này rồi nhỉ, thế thì Harvard nào dám vào. Người mở kẻ chận. Nguồi làm kẻ phá, biết bao giờ khá nổi

    Trả lờiXóa