Trang BVB1

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Mẹ – Tổ quốc, nỗi đau và niềm kiêu hãnh

Gái Việt đi xuất khẩu lao động
* XUÂN DƯƠNG
Người phụ nữ Việt yêu thương đằm thắm, thủy chung, nhân ái trong gia đình, trong cộng đồng bao nhiêu thì dữ dội bấy nhiêu khi bảo vệ Tổ quốc.
Nói về phụ nữ, người ta hay dùng cụm từ “một nửa thế giới”, thực tế cho thấy do tư tưởng trọng nam khinh nữ, ở châu Á nơi dân cư chiếm 60% toàn thế giới, sự mất cân bằng giới đã khiến câu nói trên chỉ mang tính tượng trưng. 
Ở Việt Nam, ngay tại Hà Nội sự mất cân bằng giới tính đã đến mức báo động, năm 2013, tỷ lệ sinh sản là 114 bé trai/ 100 bé gái, năm 2014 con số này là 116/100. [1]  .
Cũng chính tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã khiến phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi về quyền lợi chính trị, quyền bình đẳng giới, quyền được chăm sóc và bảo vệ…
Gần hai thế kỷ trước, ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt thành phố New York – Hoa Kỳ đã tập hợp nhau kiên quyết chống lại điều kiện làm việc tồi tệ mà giới chủ áp đặt cho họ. 
Phải đến năm 1975 Liên Hiệp Quốc mới chọn ngày 8/3 làm ngày tổ chức kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ (International Women's Day). 
Cũng phải hai năm sau Tổ chức này mới chính thức thông qua một nghị quyết công bố Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế (United Nations Day for Women's Rights and International Peace).
Có một điều lý thú, trong tiếng Anh, từ “Motherland” (đất mẹ) đồng nghĩa với Tổ quốc, còn người Nga năm 1967 đã dựng một tượng đài vĩ đại với tên gọi “Mẹ - Tổ quốc kêu gọi” (Родина-мать зовёт). 
Với người Nga, mẹ cũng đồng nghĩa với Tổ quốc, còn người Việt dù quen nói là “đất cha ông” chứ ít khi nói “đất mẹ” nhưng lại dành tình cảm đặc biệt cho các mẹ khi nhà nước chỉ quy định danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”.
Người Việt từ xa xưa đã có tín ngưỡng thờ Mẫu, Bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh công chúa) cùng với Tản Viên Sơn thánh, Phù Đổng Thiên vương và Chử Đồng Tử hình thành nên Tứ bất tử trong dân gian nước Việt.
Bạn già ở quê
Các nhà sử học cho rằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên) là cuộc khởi nghĩa toàn diện và rộng khắp đầu tiên của cư dân Âu Lạc chống lại bọn đô hộ phương Bắc. 
Hai trăm năm sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (Thị Trinh) và anh trai Triệu Quốc Đạt vào năm 248.
Nếu sử sách lưu truyền Tuyên ngôn độc lậpđầu tiên của nước Việt qua câu thơ “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư...” của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáocủa Nguyễn Trãi thì chính sử cũng ghi lại câu nói khí phách của Bà Triệu: 
“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
Không chỉ dựng cờ khởi nghĩa mới được lưu danh muôn thủa, bằng sự hi sinh thầm lặng hạnh phúc cá nhân, Công chúa Huyền Trân đã góp phần mở mang bờ cõi Đại Việt về phía nam. 
Châu Ô, châu Lý (vùng đất từ bờ Nam sông Hiếu, Quảng Trị đến bờ Bắc sông Thu Bồn, Quảng Nam) chính là sính lễ mà vua Chăm Pa (Chế Mân) dâng cho vua Trần nước Đại Việt để cầu hôn Công chúa Huyền Trân.
Không mất mũi tên hòn đạn mà giúp quốc gia mở rộng bờ cõi như thế chẳng phải là công tích thiên thu hiếm có hay sao?
Triều đình nhà Nguyễn (1802 - 1945) đã lập miếu Đại Đế Vương ở làng Lịch Đợi, phường Đúc, TP.Huế, thờ các vị khai quốc công thần, trong đó có Công chúa Huyền Trân. 
Ngày nay khu du lịch văn hóa tâm linh rộng 28 ha xây dựng tại Huế năm 2007 chính là sự ghi nhận công trạng mà Huyền Trân Công chúa đã mang lại cho nước Việt.
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong thơ ca có lẽ khó tìm thấy nơi nào trên thế giới:
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng…
Và có lẽ hình ảnh “núi Vọng Phu” trong văn học Việt Nam cũng là một nét độc đáo ít gặp. Những năm sơ tán ở Lạng Sơn thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, núi Vọng Phu đã trở thành cảm hứng cho bài thơ “Núi Vọng phu” viết năm 1967, xin kính tặng các mẹ, các chị, các em, các cháu, đặc biệt là bạn đọc nữ của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam:
Ai ngày xưa đứng đó
Mắt dõi tìm chơi vơi
Biển xanh hoà đẫm lệ
Lệ vẫn rơi, còn rơi
Ai ngày xưa đứng đó
Mênh mang một khoảng trời
Chim chiều về non biếc
Sao không về người ơi
Ai ngày xưa đứng đó
Dáng in trong nắng chiều
Thời gian ơi quay lại
Cho nàng tìm người yêu.
Người phụ nữ Việt yêu thương đằm thắm, thủy chung, nhân ái trong gia đình, trong cộng đồng bao nhiêu thì dữ dội, quyết liệt bấy nhiêu trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 
Có thể thấy điều đó trong lời bài hát Đất Quê Ta Mênh Mông: “Mẹ vẫn đào hầm từ lúc tóc còn xanh, nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc” hay câu nói của nữ anh hùng Út Tịch “nó đánh mình, mình đánh nó; còn cái lai quần cũng đánh”.
Sau ngày thống nhất hai miền Nam - Bắc, làm kinh tế trở thành nhiệm vụ trọng tâm của cả nước và điều gây ngạc nhiên lớn không chỉ cho người Việt mà còn bạn bè khắp năm châu, doanh nghiệp làm ăn có lãi lớn, có uy tín quốc tế hàng đầu Việt Nam lại là doanh nghiệp do một phụ nữ chèo lái.
 Tần tảo nắng mưa trên đồng
Đó là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk mà bà Mai Kiều Liên là Tổng giám đốc. Bà Liên cũng là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á được Forbes bình chọn năm 2012.
Một doanh nghiệp sữa khác, tập đoàn sữa TH true MILK đứng đầu là bà Thái Hương cũng trở thành thương hiệu được thế giới công nhận.
Năm 2015 này cùng với bà Mai Kiều Liên, bà Thái Hương  là hai nữ doanh nhân Việt Nam lọt vào top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. 
Cũng cần nói thêm là năm 2013 trong danh sách của Forbes, Việt Nam có một đại diện là bà Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch Công ty Dược Hậu Giang. 
Năm 2014 Việt Nam có 3 đại diện là các bà Mai Kiều Liên, Nguyễn Thị Mai Thanh (Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE),bà Nguyễn Thị Nga (Chủ tịch Ngân hàng Đông Nam Á - SeAbank).
Thống kê gần đây của Bộ GD&ĐT [2] cho thấy trong tổng số 841.800 giáo viên phổ thông và đại học, số giáo viên nữ là 584.327 người, chiếm 69,3%. 
Nếu tách riêng khối trường Cao đẳng - Đại học thì con số tương ứng là 23.262 và 12.051, nghĩa là giảng viên nữ chiếm 52%.
Tỷ lệ nữ trong ngành Y có lẽ không thấp hơn ngành Giáo dục, ví dụ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có trên 60% cán bộ nữ; tỉnh Quảng Bình số lượng nữ cán bộ, viên chức, lao động ngành Y chiếm trên 70%; số liệu công khai của Đại học Y Hà Nội cho thấy toàn trường có 1303 cán bộ, số cán bộ nữ là  687 chiếm 53%.
Phụ nữ chiếm đa số nhân lực trong hai ngành Giáo dục và Y tế, có thể nói đó là những ngành của giới trí thức, những ngành có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển đất nước, tầm vóc và trí tuệ người Việt. 
Nếu biết rằng người Việt ngày nay, chỉ riêng rượu bia đã tiêu tốn chừng 3 tỷ đô la, bằng số tiền thu được từ xuất khẩu gạo hẳn chúng ta không khỏi giật mình. Càng giật mình khi biết phần lớn người uống bia rượu là nam giới. 
Một thống kê trong bài “Người Việt uống rượu bia hết 3 tỉ USD/năm” đăng trên Anninhthudo.vn ngày 2/4/2015 cho biết: “Riêng nam giới thì mức tiêu thụ trung bình/năm của nam giới Việt Nam là 27,4 lít, gấp hơn 4 lần mức trung bình toàn cầu. Các nghiên cứu chỉ ra, gần một nửa nam giới Việt Nam có sử dụng rượu bia”.
Gái Việt chở "tuyển chọn" lấy chồng ngoại quốc
Số liệu mà Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền công bố tại buổi tọa đàm “Vai trò của truyền thông nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp” sáng 24/2/2016 cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham chính ở Việt Nam chưa bao giờ vượt quá 30%. Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt mục tiêu là 35%. [3].
Phụ nữ chiếm xấp xỉ 50% dân số, phụ nữ trong hai ngành Giáo dục và Y tế chiếm tỷ lệ hơn 50% vậy tại sao con số đặt ra đối với tỷ lệ nữ tham chính chỉ là 35%? 
Vì phụ nữ không đủ năng lực lãnh đạo hay tư tưởng “trọng nam khinh nữ” không chỉ hiện diện trong suy nghĩ của người lao động bình thường? 
Cần phải thấy rằng điều này thực sự không công bằng với phụ nữ, với những gì mà họ đã cống hiến cho Tổ quốc và dân tộc. Đảng, Nhà nước rõ ràng còn rất nhiều việc phải làm để phụ nữ Việt Nam thực sự bình đẳng với nam giới. 
Nhân ngày 8/3, một sự thật nhức nhối mà người viết không thể không đề cập, vì sao khá nhiều phụ nữ Việt phải lấy chồng Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…? 
Không ít người trong số đó đã phải đánh đổi mạng sống của mình vì một cuộc sống tha hương không có tương lai? 
Vì sao Nhà nước không thể mạnh tay hơn nữa với bọn buôn người trá hình thông qua hình thức môi giới hôn nhân? 
Bảo vệ nhân phẩm người phụ nữ cũng chính là bảo vệ hình ảnh đất nước, cũng chính là cách để duy trì, bảo tồn nòi giống Việt khỏi sự đồng hóa ẩn giấu dưới chiêu bài tinh vi nhưng chẳng có gì là bí mật này. 
Phụ nữ luôn là những người nhận phần thiệt về mình, phần lớn công nhân các công ty vệ sinh môi trường là phụ nữ, phần lớn những người đứng trên bục giảng với đồng lương ít ỏi cũng là phụ nữ. Thực trạng ấy bao giờ sẽ được xóa bỏ?
Phụ nữ Việt Nam là như thế, người mẹ Việt Nam là như thế nên không có gì khó hiểu khi những tình cảm sâu nặng nhất, cao quý nhất của cả dân tộc là dành cho họ.
--------------
Tài liệu tham khảo:
X.D/GDVN
-------------

20 nhận xét:

  1. Đau thương và tủi hờn thế sao ? nghẹn ngào và uất hận ! không thốt nên lời nữa rồi ! VN ơi,VN ! hãy chỉ bảo xem chúng con phải làm sao đây ? làm sao đây ?

    Trả lờiXóa
  2. Khương Hoạt Thảolúc 14:22 8 tháng 3, 2016

    Một đất nước có truyền thống phụ nữ "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" mà con gái trẻ phải đi làm thuê cho nước ngoài, đi lấy chồng Đài, Hàn để kiếm sống và dành tiền gửi về nuôi gia đình, thì các vị lãnh đạo của "đảng vĩ đại", của "đỉnh cao trí tuệ" nghĩ sao? Thấy nhục không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nuôi luôn lãnh đạo ấy chứ, xèng từ đâu ra nào?

      Xóa
    2. Theo lời tuyên bố của Tổng Trọng thì thời đại HCM là huy hoàng nhất lịch sử đấy!!!

      Xóa
    3. VN ta có truyền thống sính từ thư nhất
      2016- xuất khẩu lao động,số 1 Tg
      Mại dâm,lấy chồng nước ngoài,chưa nước nào dám tranh ngôi số 1 với VN
      Ngửa tay xin viện trợ không hoàn lại cũng năm trong top đầu của thế giới
      Vay nợ hơn 60%GDP,khó có nước nào hơn VN
      Hoan hô csvn,thời đại HCM quả thật quá huy hoàng

      Xóa
  3. Phụ nữ VN phải gạt nước mắt,xa gia đình,đi khắp thế giới để làm culi,ở đợ,đẻ thuê,làm đĩ...nhằm kiếm chút USD gửi về cho mấy tay chóp bu đãng trả nợ,phá hoại :
    Khi còn làm vua xứ Huế,"anh hùng" Hồ Xuân Mãn đã tìm mọi cách để chạy vốn ODA,xây cho được một cái bệnh viện đặt ngay quê hương của hắn (huyện Phong Điền),trị giá 38 triệu USD.Dự án này,đám con cháu của hắn "ăn" ít nhất là 8 triệu USD.Nhưng,do xa trung tâm,khó kết nối với các cơ sở vệ tinh,đi lại khó khăn...nên dù đã đi vào hoạt động 3 năm nhưng không ai bén mảng đến.Và hôm nay,phải sát nhập vào bệnh viện T.Ư Huế để ké thương hiệu,mới mong có "khách",vì lâu nay vẫn do tỉnh quản lí.
    Hiện tại,hắn vẫn là đãng viên đcs.
    Và,vẫn còn rất nhiều "cựu","lão thành","cán bộ tiền khởi nghĩa"...cảm thấy rất vinh dự,tự hào khi đang đứng chung hàng ngũ với hắn.
    Có "lão thành" còn giận dỗi vì các đồng chí của Hồ Xuân Mãn...phát huy hiệu trễ nữa.
    Vì rứa,gái Việt còn phải đi làm đĩ nhiều nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đoàn quân VN đi...Rời Iraq suýt chết sang Hàn Quốc/ Kiếm đồng Đô vun thém đưa về quê/Vì đo-la ta quyết không về/ Tiến mau ra thương trường...

      Xóa
    2. Chỉ có những người thiếu hiểu biết, lấy nhục làm vinh thì ngày nay còn tự hào là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CSVN.
      vì cái đảng đó đã tạo ra những bất công xã hội lớn nhất trong lịch sử VN cũng như trong lịch sử thế giới hiện nay: người dân (trong đó có phụ nữ) bị csVN tước đoạt hết quyền sống, quyền bình đẳng giữa con người với con người, tước đoạt quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do. Người dân VN thực tế phẩm giá không được coi trọng bằng một con bò ở Úc.
      CCB diệt lính bố đẻ ra csVN (lính cs Tàu 1979)

      Xóa
  4. Nước Độc lập, Dân(đi)làm Nô lệ
    Muôn phương trời Âu, Á, Mỹ , Phi...
    Đau lòng cất bước ra đi,
    Ngoái trông Non Nước bĩ suy, nghèo nàn !
    Ai gây nên cảnh điêu tàn,
    Mẹ sang nước Hàn, con ở với ai ???!\

    Xin được chia sẻ và cảm thông với những chị em phụ nữ và những người đang ở độ tuổi lao động, vì kế mưu sinh trong cuộc sống muôn vàn khó khăn khốn khổ ...mà phải dứt áo ra đi làm thuê, làm kiếp đầy tớ và làm vợ bất đắc dĩ ở những phương trời xa lạ khắp bốn biển năm châu !
    BỐN BIỂN NĂM CHÂU, ĐÂU ĐÂU CŨNG THẤY NGƯỜI DÂN NƯỚC VIỆT LẦM THAN VỚI NHIỀU VẤN NẠN ! (theo con số thống kê của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Người Việt Nam sống và lao động ở trên 110 nước trên thế giới trong Tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ của toàn thế giới !

    " XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG LÀ ĐIỀU NHỤC NHÃ CỦA MỘT DÂN TỘC !"
    (Lời của Giáo sư Trần Văn Thọ, viết trong cuốn sách của Ông - CÚ SỐC VÀ THỜI GIAN KINH TẾ VIỆT NAM ).

    Em xin cảm ơn Anh Bùi Văn Bồng, Đại tá, Nhà văn&nhà thơ !

    Trả lờiXóa
  5. Nếu biết rằng người Việt ngày nay, chỉ riêng rượu bia đã tiêu tốn chừng 3 tỷ đô la, bằng số tiền thu được từ xuất khẩu gạo
    3.000.000.000 đô la mỗi CÔ DÂU ĐÀI LOAN giá khoảng 3.000 đô la thành 1.000.000
    (bằng số tiền 3 tỷ đô la, bằng số tiền thu được từ xuất khẩu gạo 3.000.000.000 đô la !!!! )
    NÀNG KIỀU THỜI ĐẠI bán mình chuộc Cha NUÔI EM giúp CHA đỡ MẸ phải thành NÀNG CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN Thời Đồ đểu NGÀN DẶM RA ĐI

    hẳn chúng ta không khỏi giật mình. Càng giật mình khi biết phần lớn người uống bia rượu là nam giới.


    Ngồi Paris Thử Tưởng Tượng .. .. Quán Bia Ôm !


    «Đứng cách con tê giác mười thước !
    Cách con voi hai mươi thước !!
    Cách thằng say ba mươi thước !!! «
    Ngạn ngữ Việt Nam


    https://www.youtube.com/watch?v=uO7vHvPgI1M


    Hà Nội 50 năm chưa về !
    Đà Nẵng 29 năm chưa về !
    Sài Gòn 22 năm chưa về !
    Ngồi Paris thử tưởng tượng .. ..
    Trăm ngàn quán bia ôm
    Mọc trên Đất Nước hôm nay như nấm độc
    Khách hàng thượng vàng hạ cám :
    Quan đỏ
    «Cò » đủ loại lưu manh
    Tây ba lô
    Vịt kiều về cố hương tưởng chừng như chỉ có vậy !
    bầy cá mập kên kên .. ..

    * * *

    Cô tiếp thị bia luôn miệng tươi cười
    Như hoa hồng hoa trinh nữ nở
    phản xạ không có điều kiện
    Câu hỏi dịu dàng:
    "Anh ơi !
    Em mời anh dùng bia nhé !
    Uống vài chai ủng hộ nhé anh !!
    Anh uống bia của «hãng em !»
    Anh nhé !»
    "Cụ" khách Vịt kiều phân tâm
    Gật đầu hói muối tiêu cái rụp
    Chú Tây ba lô lớ ngớ chẳng hiểu gì
    Tưởng chừng như con chim hoàng oanh hót !
    Như con chó thèm chảy nước dãi
    Khi nghe tiếng rung chuông
    Phản xạ có điều kiện
    Như cặp mắt «con heo» nheo lại
    Ngài giám đốc bụng to đầu nhỏ
    Thèm khát đến mắt có đuôi núi kéo
    Khi nhìn ngoại hình .. ..
    nhân viên nữ tiếp thị bia
    đôi vú núi lửa căng phong giả tạo
    đôi mông bốc lửa chiếc váy vừa ôm vừa ngắn đôi mông
    ôm quá quá ôm nên có «thuật ngữ» bia ôm

    https://www.youtube.com/watch?v=5zix09ot4pY


    Phản xạ có điều kiện
    Cặp mắt «con heo» nheo lại
    Thèm khát đến mắt có đuôi núi kéo
    Ngài giám đốc «bụng to» đầu nhỏ
    "Anh ơi !
    Em mời anh dùng bia nhé !
    Uống vài chai ủng hộ nhé anh !!
    Anh uống bia của «hãng em !»
    Anh nhé !»
    Câu mời khách dùng bia
    Sử dụng trong ngày không dưới mấy trăm lần
    Điệp khúc duy nhất tủi buồn
    Đáp lại bằng nhiều cách khác nhau :
    Cái gật đầu lạnh nhạt .. ..
    Khách hàng vô cảm lãnh đạm
    Lời từ chối tử tế.. ..
    Chú trai mới nhớn
    Khuôn mặt ánh mắt ăn mặc rất việt kiều
    Cái nhìn khinh rẻ .. ..
    Tay khách quen hàng ngày ghé quán
    Bàn chuyện làm ăn móc ngoặc chụp giật địa ốc
    Kiếm hàng trăm triệu cú áp phe
    Lời trêu cợt khó nghe ...
    Cụ Vịt kiều "tầm gửi" về hưu non hay ăn trợ cấp tiền già !
    Về mỗi đầu chớm đông tránh lạnh
    Như con dơi ngủ suốt mùa Đông !
    Chỉ tỉnh giấc sau khi ghé quán bia ôm nóng bỏng


    https://www.youtube.com/watch?v=G2_uRWxIDdY


    Môi trường bia ôm
    Môi trường bia bọt
    Sản phẩm xã hội hôm nay cho gần gũi
    Đủ loại khách hàng "thượng đế"
    Trong thời đại công nghệ dịch vụ
    Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế
    Đủ loại khách hàng "thượng đế"
    Thượng đế thỏa thích ăn uống
    Thượng đế thỏa thích tiệc tùng
    Thượng đế thỏa thích cười nói với nhau
    Thượng đế thỏa thích vô tư thoải mái .. ..

    * * *

    Môi trường bia ôm
    Môi trường bia bọt
    Sản phẩm xã hội hôm nay cho gần gũi
    Đủ loại khách hàng "thượng đế"
    Cả Thượng đế «đứa con hoang» trở về
    Tìm lại không khí quán ba xưa thời chiến
    Tìm vui da thịt trinh non thời mở cửa
    Với cái giá rẻ mạt .. ..
    lại biết nghe biết nói giữa cố hương !
    hổ lốn mọi thứ rẻ nhất trên đời tổng cộng lại
    Làm sao không lắm thằng trở lại !
    Kinh tế thị trường
    Giá một trời một vực
    sau một chuyến không trình trở lại
    Cố hương trường cũ mái nhà xưa ngàn quán bia ôm !

    https://www.youtube.com/watch?v=Xvf2bW1O4Os

    Thử tưởng tượng mỗi ngày cô nhân viên tiếp bia
    Phải tiếp xúc với biết bao khách hàng say
    Trong rượu bia chứa đầy Sự Thật !
    Có khách uống say khóc cười như điên như dại
    độc thoại với khoảng không chân không
    kể chuyện với bức tường trước mặt:

    ĐỌC TIẾP TẠI


    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=12&idpoeme=67

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngu dân bằng bia rượu và những gu mốt ăn chới"sành điệu""đẳng cấp" để thanh thiếu niên quên đi nỗi nhục bất công xã hội, quên đi họa mất nước gần kề, và câu giờ để csVN đánh nốt canh bạc vơ vét cuối khi còn đang làm tay sai cho csTQ.

      Xóa
  6. Niềm đau và nổi nhục nhuộm thắm cả quê hương !

    Trả lờiXóa
  7. Đảng nhà nước "lo cho dân" như thế khác nào một gia đình đông con, bố mẹ lười nhác, ngu đần, nghèo mạt, lại ăn chơi cờ bạc, phải cho con đi ở đợ và đi 'bán vốn tự có' đem tiền về.

    Trả lờiXóa
  8. Phụ nữ VN cứ đi, cứ đi... Họ được tặng 8 chữ vàng (anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang) nhưng không có 2 chữ kim cương: CHUNG THUỶ. Bởi vậy họ tha hồ đi ... để tìm cái chưa có ở đâu đó và thế là chung thuỷ rơi vãi khắp nơi, với nhiều người!!!.

    Trả lờiXóa
  9. Tư liệu sống còn đâu mà
    Thế nên em phải đi xa lấy chồng (ngoại)

    Trả lờiXóa
  10. [Người Việt từ xa xưa đã có tín ngưỡng thờ Mẫu, Bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh công chúa) cùng với Tản Viên Sơn thánh, Phù Đổng Thiên vương và Chử Đồng Tử hình thành nên Tứ bất tử trong dân gian nước Việt.]

    Hãy thôi đi! Đừng lảm nhảm :tứ bất tử. Chết mà còn thây/xác phải đem chôn thì sao gọi là bất tử.
    VN chỉ có Nhị Bất Tử, đó là Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Gióng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thánh Gióng đánh giặc Ân ở Quảng Đông, TQ ngày nay. Bạn qua đó sẽ thấy dân Quảng Đông thờ Thánh Gióng rất nhiều. Đó là lý do vua Quang Trung kéo quân qua đòi lại Quảng Tây, Quảng Đông, nhưng không được. Ngài cũng không hy vọng "Con cháu chúng ta sẽ đòi lại" như 1 gã nhớn phát ngôn năm ngoái.

      Xóa
  11. "Nhân ngày 8/3, một sự thật nhức nhối mà người viết không thể không đề cập, vì sao khá nhiều phụ nữ Việt phải lấy chồng Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…?
    Không ít người trong số đó đã phải đánh đổi mạng sống của mình vì một cuộc sống tha hương không có tương lai? " (TRÍCH)

    Cái nầy gọi là " NHỜ ƠN BÁC, NHỜ ƠN ĐẢNG"
    Híc, híc.

    Trả lờiXóa
  12. So với Kampuchia của Hun Xen thì còn thua vì nước
    này có luật "Cấm phụ nữ Miên lấy ngoại kiều" !
    Ít ra họ cũng còn TỰ TRỌNG biết bảo vệ Quốc Thể !

    Trả lờiXóa