Trang BVB1

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Kinh tế chính trị Việt Nam đang ‘tự kìm hãm mình’

* BÙI VĂN BỒNG
Có hai quan niệm: Một là: Thể chế chính trị nào thì tạo ra nền nền kinh tế tương xứng với 'nó'; hai là: Kinh tế -xã hội phát triển đòi hỏi cần có nền chính trị  phù hợp. Cả hai quan niệm đều đi từ căn nguyên đến hiệu quả và ngược lại chính bản thân hiệu quả phải tìm ra căn nguyên, tất yếu phải đi đến tự cải cải cách cho nhằm sát thực tiễn.  Kinh tế chính trị tư bản về gốc rễ xuất phát từ nhu cầu kinh tế sinh ra nền chính trị phù hợp. Kinh tế chính trị Mác-Lenin lại lấy chính trị chỉ đạo kinh tế và (buộc) kinh tế-xã hội phải “chiều’ theo và bị chi phối bởi chính trị.
Theo VOER, môn kinh tế chính trị học phải nắm được: hoàn cảnh ra đời của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh, những đặc trưng, đại biểu điển hình và quan điểm kinh tế cơ bản của kinh tế cổ điển Anh; nắm vững nội dung cơ bản của các học thuyết kinh tế chính trị của Wiliam Petty, Adam Smith và David Ricardo; qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế tư sản cổ điển Anh.
Nội dung chính là: Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh; các học thuyết kinh tế của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh: học thuyết kinh tế của Wiliam Petty, học thuyết kinh tế của Adam Smith, học thuyết kinh tế của David Ricardo; đánh giá chung về các tiến bộ và hạn chế; kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển: Hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển, các đại biểu và đặc điểm chủ yếu của kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển.
=> Một tỉ USD đầu tư của Apple và điểm yếu chí tử của Kinh tế Việt Nam   
Trường phái Kinh tế học cổ điển hay Kinh tế chính trị cổ điển là một trong những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển các luận thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay. Xu hướng tư tưởng của trường phái cổ điển bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 17 và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 18 đến nửa cuối thế kỷ 19.
          Người đại diện đầu tiên và được xem là ông tổ của kinh tế cổ điển là William Petty (1623 – 1687), người Anh. Những công trình khoa học của ông chuyên về lĩnh vực thuế, hải quan và thống kê. Là người được K. Marx đánh giá cao qua các phát minh khoa học kinh tế.
Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-1823), Thomas Malthus (1766-1834), John Stuart Mill (1806-1873). Quan điểm về khoa học kinh tế của họ, giống như các nhà nghiên cứu trước đó, là khoa học về sự giàu có và cách thức nhân rộng của cải lên theo cách lũy tiến kép.
Phương pháp luận chủ yếu là trường phái cổ điển đối lập với chủ nghĩa trọng thương trên nhiều phương diện, trong đó sự khác biệt biểu hiện ở phương pháp luận và đối tượng nội dung các luận thuyết. Thực tiễn giai đoạn phát triển kinh tế công xưởng lên công nghiệp hóa thể hiện sự trỗi dậy của lực lượng doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất công nghiệp, đẩy hoạt động buôn bán và cho vay vào hàng thứ yếu. Với lý do đó đối tượng nội dung của nghiên cứu kinh tế học chuyển từ lĩnh vực giao thương sang lĩnh vực sản xuất. Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc đề xuất các định đề thu nhận từ các quy luật sản xuất có thể quan sát. Có thể nói, trường phái cổ điển biến kinh tế chính trị thành một môn khoa học thực sự, nghiên cứu những vấn đề kinh tế về cạnh tranh tự do. Đóng góp quan trọng của trường phái là đặt phạm trù lao động – lực lượng khởi tạo nền kinh tế, và phạm trù giá trị kinh tế – sự biểu hiện của giá trị chung, vào trung tâm của nghiên cứu kinh tế; đã đề ra ý tưởng tự do kinh tế; nhiều tác phẩm khoa học về các vấn đề giá trị thặng dư, lợi nhuận, thuế, địa tô được trình bày. Chính từ trường phái này đã sản sinh ra môn khoa học kinh tế…
Trong khi đó, kinh tế chính trị Marx-Lenin hay kinh tế chính trị học Marx-Lenin là một lý thuyết kinh tế và là môn khoa học về kinh tế chính trị do Marx, Engels và sau này là Lenin phát triển trong giai đoạn mới, có đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Qua đó vạch rõ bản chất, hiện tượng của các quá trình kinh tế để có cơ sở giải quyết các mối quan hệ liên quan đến học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cốt lõi của kinh tế chính trị Mác - Lênin là học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác.
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người.
Về chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lê nin, mục đích của Marx và Ăng-ghen khi nghiên cứu, sáng tạo ra kinh tế chính trị này nhằm các mục đích sau (đây cũng là chức năng của kinh tế chính trị học Marx - Lenin).
Chức năng nhận thức: Chức năng này thể hiện ở chỗ kinh tế chính trị Mác - Lênin cần phải phát hiện bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật kinh tế một cách có ý thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
Chức năng thực tiễn: Là chức năng nhận thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Chức năng thực tiễn có quan hệ với chức năng nhận thức, ở chỗ từ việc nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình kinh tế của đời sống xã hội, phát hiện ra bản chất, các quy luật chi phối và cơ chế hoạt động của các quy luật từ đó kinh tế chính trị cung cấp những luận cứ khoa học để hoạch định đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế. Đường lối, chính sách và các biện pháp kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn đã nhận thức được sẽ đi vào cuộc sống làm cho hoạt động kinh tế có hiệu quả cao hơn nhiều.
Chức năng phương pháp luận: Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh tế. Những kết luận của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật kinh tế có tính chất chung là cơ sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành và các môn kinh tế chức năng, nó là cơ sở lý luận cho một số môn khoa học khác.
Chức năng tư tưởng: Kinh tế chính trị Mác - Lênin là cơ sở khoa học cho sự hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và tuyên truyền cho đấu tranh giai cấp của tầng lấp công nhân và nhân dân lao động để xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Để xây dựng nên một lý thuyết kinh tế chính trị đặc trưng cho chủ nghĩa Mác, Các Mác và Ăng ghen đã nghiên cứu, kế thừa nhiều lý thuyết về kinh tế học trước đó như các trường phái chủ nghĩa trọng nông (đề cao nông nghiệp), chủ nghĩa trọng thương (đề cao vấn đề thương mại, mua bán, trao đổi...) và chịu ảnh hưởng của kinh tế học cổ điển Anh với các đại biểu như Adam Smith, David Ricardo hay William PettYy.
Trên cơ sở đó, Mác và Engels đã làm cuộc cách mạng sâu sắc trong kinh tế chính trị trên tất cả các phương diện về đối tượng và phương pháp nghiên cứu, nội dung, tính chất giai cấp... của kinh tế chính trị. Kinh tế chính trị Mác Lênin là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, dựa vào phép biện chứng duy vật và đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế của xã hội tư bản. 
Kinh tế chính trị của Mác và Ăng-ghen xây dựng có khác so với các lý thuyết trước đó ở chỗ các học thuyết, lý thuyết trước Mác và Ăng-ghen chủ yếu tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề kinh tế, các quan hệ kinh tế đơn thuần và tập trung cho mục đích kinh tế và hoạt động kinh tế, hay hiệu quả kinh tế, các phương pháp kinh doanh... trong khi đó lý thuyết của Mác và Ăng-ghen thì gắn chặt kinh tế với chính trị dùng kinh tế để giải thích chính trị, vạch ra các bản chất của chính trị-xã hội (theo tư duy của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử).
Những nội dung cơ bản là: Kinh tế chính trị Mác-Lê nin tập trung nghiên cứu, mổ xẻ các quan hệ kinh tế trong lòng xã hội tư bản và nghiên cứu sâu về các quy luật của nền sản xuất này, cụ thể là:
- Đề cập về hàng hóa, sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa (trong chủ nghĩa Tư bản)
- Tập trung mổ xẻ quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản mà cốt lõi là việc sản xuất giá trị thặng dư
- Phân tích sự vận động của tư bản cá biệt và tái sản xuất tư bản xã hội
- Xem xét các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
Nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (phần này do Lenin có công đóng góp rất lớn)
Từ những nội dung cơ bản mà Mác và Ăng-ghen đã xây dựng nên một hệ thống những phạm trù có liên quan một cách đồ sộ như: tái sản xuất xã hội, phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, tư bản lưu động, tư bản có định, tư bản bất biến, tư bản khả biến, giá trị, giá trị sử dụng, hàng hóa sức lao động, sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, tư liệu sản xuất.....
Từ những phân tích lý luận nêu trên, điều cần nhận diện là giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong bản thân hàng khóa nhưng lại tách rời về mặt không gian và thời gian. Cụ thể là:
- Nếu xét ở góc độ là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị xã hội thì các hàng hóa  đều là sự kết tinh của lao động , hay là lao động đã được vật hoá.
- Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian: giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng.
Và từ phát hiện này, Các Mác tiếp tục có phát hiện quan trọng thứ hai có liên quan.
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa cũng hình thành từ những yếu tố như: Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt: Một mặt nó vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể) mặt khác nó lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu tượng). Và chính cái mà người công nhân, người lao động bị bóc lột là cái lao động trừu tượng của họ chứ không phải là lao động cụ thể, những việc làm cụ thể, thời gian cụ thể và chính vì tính trừu tượng như vậy nên khó nhận ra sự bóc lột, đặc biệt là sự bóc lột tinh vi, sự ăn cắp, tham nhũng ngày càng tràn lan khó kiểm soát, thậm chí giai tầng lãnh đạo có quyền tự cho mình 'hành vi bóc lột', không muốn cho ai kiểm soát mình. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội qua lao động của người sản xuất hàng hóa, trong đó xuất hiện sự lẫn lộn về 'quyền sở hữu và quyền sử dụng', 'quyền quản lý và quyền chiếm đoạt'...
Trong các nghị quyết của đảng CS Việt Nam từ Đại hội 7 đến nay đã phủ nhận xu hướng tập trung cho kinh tế thị trường bằng cách gắn thêm cái đuôi: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy là đi ngược cả lý luận kinh tế chính trị của tư bản (từ cổ điển đến hiện đại) và làm trái cả quy luật đã ‘mặc định’ của kinh tế chính trị Mác-Lenin. Cách làm của Việt Nam như hai con ngựa kéo một cỗ xe nhưng chạy hai hướng ngược nhau, tất yếu cỗ xe bị banh nát. Và cũng không khác nào hai người trên thuyền chèo thao hai hướng ngược nhau, dễ bị 'chìm xuồng'. Cái gốc của hậu quả này là kiến trúc thượng tầng lạc hậu không phù hợp với nhu cầu phát triển quan hệ sản xuất theo xu hướng hiện đại, tiên tiến. Do đó mà nền kinh tế Việt Nam luôn luôn rơi vào trạng huống liên tục mâu thuẫn với chính trị, 'tự kìm hãm chính mình', 'không chịu phát triển' dẫn tới tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thực tế, Việt Nam đã thực sự tụt hậu do phát triển ‘lạc điệu’.
BVB
-----------

62 nhận xét:

  1. "Nhân dân không quan trọng. Quan trọng là bè lũ tham nhũng chúng mình"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đạo chích "csVN" sẽ không bao giờ tự thay đổi, nếu người dân còn hèn nhát không đồng lòng cùng đứng dậy mà cứ chờ người khác hy sinh (bị đánh, bị bắt, bị triệt đường sống...) thay cho mình để mình hưởng- đảng đạo chích csVN luôn hy vọng triệt tiêu mọi sự chống đối của người dân bằng bạo lực nhà tù giết chóc và sự hăm dọa.

      Xóa
  2. Ngoại trừ một số ít cuồng tín,lú lẫn,đần độn như lão Trọng,hầu hết bọn chóp bu đãng đều thừa biết tính chất phản động của cái gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xhcn.
    Nhưng chúng vẫn ra sức kêu gào nào là duy trì và phát huy,nào là gìn giữ và phát triển...
    Vì cái thứ phản động đó còn tồn tại thì bọn chúng và đám con cháu chắt chút chít còn phè phỡn,còn ăn chơi đập phá,còn tha hồ vơ vét bòn rút xương máu đồng bào,còn sống như vương giả...
    Và,cái thứ phản động đó cũng chính mồi nhử,là động lực để dụ thanh niên vào đãng,dụ trung niên đàn áp bất đồng chính kiến và dụ mấy tay lão thành suốt ngày ca ngợi "đãng ta" là vĩ đại,là quang vinh,là đỉnh cao trí tuệ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài viết lý giải, dẫn liệu có lý, hay!

      Xóa
    2. "Về lý luận, ngay trong đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa"
      -- Ấy vậy, nhưng những vị 'lãnh đạo Vẹt' vẫn coi thường kinh tế thị trường theo cách thức hiệu quả cao của tư bản mà chỉ chăm chắm lo "định hướng XHCN" rất siêu hình, nặng về chạy theo thành tích, hô khẩu hiệu.

      Xóa
    3. Theo AFP, ngày 23/03/2016 khi đang ở thăm Trung Quốc, trong bài phát biểu trước các sinh viên ở Thượng Hải, tổng thống Đức Joachim Gauck đã mạnh mẽ lên án chế độ cộng sản với dẫn chứng được ông đưa ra là chế độ Cộng Hòa Dân Chủ Đức trước đây.
      Trước các sinh viên trường đại học Đồng Tế, Thượng Hải, ông Joachim Guck đã gợi lại cuộc sống cá nhân của ông dưới chế độ Đông Đức cũ mà ông lên án đó là một chế độ độc tài, lạm quyền. Ông nói, dưới thời cộng sản Đông Đức, « phần đông mọi người không cảm thấy hạnh phúc hay tự do ». Ông kể lại, đó là chế độ « không có cuộc bầu cử tự do công bằng nào, các phiếu bầu đều được định trước. Kết quả là người dân mất lòng tin cùng với sự ngờ vực lẫn nhau giữa người cai trị và bị trị ».
      Tổng thống Đức nhấn mạnh, chế độ cộng sản Đông Đức, « là một Nhà nước, với tư cách là thành viên của liên minh cộng sản lệ thuộc Liên Xô, đã bắt dân phải im lặng, cô lập và hạ nhục những ai không chịu nghe theo ý chí của những người lãnh đạo ».
      Những phát biểu như trên của tổng thống Đức, ở đất nước như Trung Quốc nơi đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo từ năm 1949 đến nay, được đánh giá là can đảm.
      Tổng thống Đức cũng bày tỏ những quan ngại về những thông tin liên quan đến việc trấn áp các tổ chức xã hội dân sự gần đây tại Trung Quốc.
      Theo một thống kê mới nhất, từ tháng 7 năm 2015 đã có khoảng 250 luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền, xã hội bị chính quyền Bắc Kinh bắt giam.(Anh Vũ/RFI)

      Xóa
  3. Những nhà lãnh đạo không có trình độ kinh tế-chính trị theo đúng các luận thuyết căn bản, hệ thống, mà họ học chỉ nhằm có ghế để tham nhũng, vơ vét và đi hô khẩu hiệu. Tuyên giáo thì chỉ lo 'Tuyên bố giáo điều' để chiều lòng lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Chức năng thực tiễn là chức năng nhận thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả"...Đảng CSVN hiện thời đã rất sáng tạo vận dụng chức năng này: Chống tham nhũng là coi như "tự sát", "Dân chủ xã hội" sẽ khó mà tham nhũng, mất quyền toàn trị!

      Xóa
    2. "Chức năng thực tiễn là chức năng nhận thức để phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả"...Đảng CSVN hiện thời đã rất sáng tạo vận dụng chức năng này: Chống tham nhũng là coi như "tự sát", "Dân chủ xã hội" sẽ khó mà tham nhũng, mất quyền toàn trị!

      Xóa
    3. Năng lực nổi trội của lãnh đạo VN là cố tình đi ngược quy luật kinh tế-chính trị cơ bản, nhằm 'ăn nhiều mag chẳng sao cả". Họ rất " vô tư" khi vi phạm nghiêm trọng về nguyên lý cung - cầu quyết định giá cả hàng hóa. Do đó, các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam như điện, nước, xăng dầu... được "độc quyền hóa", do nhà nước quản lý, không do cung cầu trên thị trường quyết định, thậm chí vàng và đô-la cũng có lúc bị vi phạm quy luật cung cầu.

      Xóa
  4. 'Kinh tế-chính trị' ở VN là kinh tế phục vụ chính trị, còn chính trị phục vụ tham nhũng, lý luận là "Nghiêm chỉnh thực hiện Chỉ thị 15".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở VN chính trị kéo lùi kinh tế!

      Xóa
    2. Ở VN chính trị kéo lùi kinh tế!

      Xóa
    3. Nền kinh tế chính trị 'Vịt Què', tự hào VN ta bước tới 'chân trời tối om'!

      Xóa
    4. Lãnh đạo Việt Nam không cần 'phạm trù', không cần 'quy luật', chỉ cần vơ vét vinh thân phì gia, làm mạnh các 'Nhóm lợi ích'. Làm sai, cố tình làm trái lại được 'Kỷ luật nâng hất lên, chức cao hơn', béo ngậy!

      Xóa
    5. Đây cũng là cách “vận dụng” phạm trù, quy luật của đảng, nhà nước Việt Nam: Bộ Công thương, Bộ Tài chính tranh cãi nảy lửa vụ xăng dầu đút túi nghìn tỉ:
      http://infonet.vn/bo-cong-thuong-tai-chinh-tranh-cai-nay-lua-vu-xang-dau-dut-tui-ngan-ty-post194296.info

      Xóa
    6. Kinh tế chính trị 'Quần ngư tranh thực' là rõ nét!

      Xóa
  5. Em Lệ Thủy yêu của anh hai hôm nay tiếp tục viết bài hay rồi đấy ! Rất hay là đàng khác !(chấc hôm nọ bị anh hai đét cho một roi chí mạng,nên hôm nay biêt sợ rồi phải không ?- bài KIều ấy mà,lấy những ý niệm trong chuyện Kiều mà suy tưởng về vài nhân vật cộng sản,nhớ không ? //giỏi,không sợ cộng sản-nhưng phải sợ anh hai chứ,đúng không ?)

    Trả lờiXóa
  6. Đại tá,nhà thơ-nhà văn Bùi văn Bồng viết bài hay quá ! tớ phục sát đất đấy !

    Trả lờiXóa
  7. 'Ní nuận'kinh tế của lãnh đạo VN từ xã phường lên Trung ương là: Càng nhiều dự án túi riêng càng đầy, càng chiếm đoạt nhiều đất tư gia càng nguy nga, càng làm liều càng lên chức!

    Trả lờiXóa
  8. ..."chính vì tính trừu tượng như vậy nên khó nhận ra sự bóc lột, đặc biệt là sự bóc lột tinh vi, sự ăn cắp, tham nhũng ngày càng tràn lan khó kiểm soát, thậm chí giai tầng lãnh đạo có quyền tự cho mình 'hành vi bóc lột', không muốn cho ai kiểm soát mình. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội qua lao động của người sản xuất hàng hóa, trong đó xuất hiện sự lẫn lộn về 'quyền sở hữu và quyền sử dụng', 'quyền quản lý và quyền chiếm đoạt'...
    > Kinh tế định hướng XHCN rất trừu tượng, chính xác là như thế bác Bồng ơi, có vậy lãnh đạo mới dễ tham nhũng. Cảm ơn Đại tá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính sách tiền tệ trong thời kỳ 2009-2010 lại được mở ra cũng hết sức dồn dập, và “quyết liệt” (trừ việc tăng một điểm phần trăm các loại lãi suất của NHNN cuối năm 2009), với mục đích mà, theo như tác giả nhận định, là để “hỗ trợ tăng trưởng và ổn định vĩ mô”. Nhưng chính sách tiền tệ nới lỏng như vậy thì đương nhiên chỉ có tác dụng “hỗ trợ tăng trưởng” chứ không thể “ổn định vĩ mô” được, nếu hiểu ổn định vĩ mô là phải có lạm phát thấp, ổn định. Cũng vì nới lỏng quá nhanh như vậy nên đã dẫn đến sự bùng nổ của thị trường tài chính với sự trở lại của các bong bóng tài sản, để rồi giai đoạn sau đó lại phải thắt chặt chính sách tiền tệ, dẫn đến sự suy sụp của thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, sự mở rộng quá mức của chính sách tài khóa, thể hiện ra ở chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất, an sinh xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng và nhà ở xã hội… cũng là một nguyên nhân cho sự bất ổn vĩ mô và sự trồi sụt của thị trường tài chính.

      Xóa
  9. Về giá trị xã hội, lao động đã được vật hoá. Còn về giá trị đạo đức, lãnh đạo trong CNXH không cần lao động, mà trở thành 'động vật hóa'.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về giá trị vật chất không do lao động mà từ tham nhũng mà có tức là đã được "chuột hóa". Lãnh đạo bao che tham nhũng được "bình hóa". Ha...ha...

      Xóa
  10. Kinh tế , chính trị xã hội Việt nam kém phát triển vì đi trái quy luật tự nhiên xã hội . Quy luật do tạo hóa tạo ra là có sẵn , giới cầm quyền vì hai lý do dốt nát và ích kỷ nên không hiểu các quy luật hoặc cố tình làm trái quy luật. Đi trái quy luật tất yếu bị quy luật đào thải , họ đang chôn vùi kinh tế , xã hội Việt nam . Vấn đề là tại sao 9o triệu dân Việt lại để cho cho một nhóm người sống phè phỡn , chôn vùi tương lai của chính mình , gia đình con cháu mình một cách ngang nhiên như vậy .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiều Minh Giảnglúc 10:24 24 tháng 3, 2016

      Chính xác, "ba bài học quy luật" mà ông Trường Chinh tỉnh ngộ đưa ra tại Đại hội 6 đã bị các lãnh đạo từ thời Đỗ Mười đến nay vứt sọt rác, cố tình làm trái quy luật để sáng tạo ra quy luật mới: "Quy luật giá trị vô đạo đức"!

      Xóa
    2. Ở đây lại có người khen ông Trường Chinh. Hay ghê!

      Xóa
  11. Trong bài, Đại tá BVB viết: "Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội qua lao động của người sản xuất hàng hóa, trong đó xuất hiện sự lẫn lộn về 'quyền sở hữu và quyền sử dụng', 'quyền quản lý và quyền chiếm đoạt'..."
    > Đúng như vậy, nền kinh tế Việt Nam đã vi phạm nguyên lý về sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chúng ta đều biết rằng, đất đai là sở hữu toàn dân, không phải là tư hữu đất đai. Điều này làm biến dạng và đảo lộn hoàn toàn tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
    Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó chính là nền tảng cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Nó là gốc rễ cho hoạt động nông nghiệp, là cơ sở (mặt bằng, một yếu tố quan trọng của sản xuất, kinh doanh) cho các hoạt động kinh doanh. Đất đai không phải là sở hữu tư nhân, không được đưa vào thành thị trường nhà đất bình thường, không được định giá theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà bằng sự 'tùy tiên định giá của nhà nước'; vậy là đảng vạch ra đường lối kinh tế VN đã đi ngược quy luật thị trường dẫn tới những hậu quả vô cùng nặng nề về kinh tế, và cả về xã hội, vi phạm chế độ tư hữu về đất đai là vi phạm nguyên lý quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế VN đều bị bóp méo và biến dạng bởi yếu tố này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiệp hội ngân hàng đi ngược qui luật kinh tế khách quan, thể hiện ở chỗ chính Hiệp hội Ngân hàng lại đi kêu gọi các ngân hàng hành động theo hướng tạo ra mối quan hệ không bình đẳng, áp đặt, gây thiệt hại cho khách hàng nói riêng và người dân nói chung vì lãi suất không bù đắp được trượt giá do chỉ số CPI cao hơn mức lãi suất thực của ngân hàng. Điều này chính chính phủ cũng đã nhìn thấy và giả sử như lãi suất có tăng cao gây ra một số khó khăn nhất định trong hoạt động của nền kinh tế thì cũng là tất yếu của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong giai đoạn suy thoái hiện nay. Nhưng chúng nhận lại cái được là chúng ta đi đúng hướng và giải quyết được những vấn đề hết sức cơ bản và thiết thực cho nền kinh tế của chúng ta. Ở đây tôi không phân tích sâu. Đúng là tôi không hiểu nổi cách giải quyết vấn đề của Hiệp hội ngân hàng là dựa trên logic nào (CC3)

      Xóa
  12. Lãnh đạo về kinh tế chính tri, nhưng kiến thức quá hạn hẹp, đầu óc như con tép, lại bảo thủ giáo điều, đi ngược quy luật, vận hành kiểu đèn cù. Ấy vậy mà tự cho mình "sáng suốt", biết "tìm lối đi riêng". Lối đi nào? Cắp rá đi vay khắp thế giới, kinh tế đất nước trì trệ, tụt hậu, bị lệ thuộc về kinh tế dẫn tới nhục quốc thể, 'thấp cổ bé họng' trước thiên hạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cố tình đi ngược quy luật sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát. XHCN kiểu này sẽ bị nát đầu tiên, nát như tương!

      Xóa
    2. Cái câu này mấy ông Cộng Sản dạy cho à???

      Xóa
  13. Không chỉ là Nhà báo sâu sắc, bây giờ tôi còn được biết Bác Bồng phân tích Kinh tế chính trị sâu sắc.
    Những phân tích phản biện của Bác chặt chẽ hơn hẳn những ông Giáo sư trong lĩnh vực này, như: Tổng thư ký HD lý luận TW PGS,TS.Nguyễn Viết Thông, hay GS,TS.Hoàng Chí Bảo...
    Trên một con thuyền, mà những người ngồi trong đó chèo theo hai hướng khác nhau thì chỉ có lật, chứ không thể đi xa được.
    Lý thuyết Kinh tế chính trị của Marx áp đặt mô hình kinh tế, Nhà nước làm thay mỗi người dân.
    Trong khi thực tế vận hành nền kinh tế đòi hỏi chính trị phải thích ứng với sự phát triển.
    Nền kinh tế Việt Nam không CHỊU PHÁT TRIỂN là ở chỗ này đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. An An 13:02 đã chí lý. Kinh tế đòi hỏi phát triển theo kịp thế kỷ 21, chính trị Việt vẫn 'chây ì' đầu TK 20, học thuộc mấy câu cương lĩnh ông Trần Phú viết từ thời cổ hũ là có bằng Tiến sĩ!
      Thế giới sôi động nhạc pop, rok, VN vẫn ý ởi, í hì hi múa may chèo, ư hự ca trù, "lảo đảo bóng cô đồng" (Nguyễn Duy).

      Xóa
  14. Việt nam thu nhật bình quân đầu người khoảng hơn 2000 usd . Tôi ví như đứa trẻ mới biết bò . Đảng cs nói "Đấy là nhờ sự đảng lãnh đạo tài tình sáng suốt của đảng nhé , chứ 30-40 năm trước dân mình khổ cực , làm không đủ ăn cơ mà" . Nhưng đảng không biết LÀM DÂN ĐÓI KHỔ , LÀM ĐẤT NƯỚC CHẬM PHÁT TRIỂN LÀ TỘI ÁC CỦA đảng cs VN. Lãnh đạo đảng cs VN không mở mắt nhìn Hàn quốc . Họ như là vận động viên thi olimpic , chứ không phải là đứa trẻ biết bò như VN dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cs.

    Thôi cứ đất nước phát triển nhàng nhằng thế này . Nhưng cán bộ đảng sung sướng bằng tham nhũng cũng được . Mặc cho xã hội đồi bại , xuống cấp . nhưng miễn sao cứ duy trì sự cai trị của đảng cs là được !!!. ĐẤY CHÍNH LÀ LÍ DO ĐẢNG cs VN KHÔNG MUỐN XA HỘI DÂN CHỦ và CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ !

    Trả lờiXóa
  15. Trịnh Duyên nói hay,bị nghiền nát nhưng chúng có biết sợ đâu !(giống như loài súc vật ấy mà,trước khi chết nó vẫn đòi làm tình rất hăng !=> tội nghiệp cho nó mà đau đớn cho chúng ta !)

    Trả lờiXóa
  16. VIỆT SỬ CẬN ĐẠI thật là BẤT HẠNH !!!!!


    May mắn tiếp xúc với PHÁP và MỸ mà Việt Nam đã bỏ lỡ CƠ HỘI MỞ CỬA như NHẬT BẢN !!!



    Hai Chàng Ngự lâm Pháo thủ bên Đôi bờ Thế giới Mới



    https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3f/Gilbert_du_Motier_Marquis_de_Lafayette.PNG

    Bên cạnh Quốc phụ Mỹ Hoa Thịnh Đốn
    Chiến đấu trọng thương phá thành công đồn
    Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cùng soạn
    Với Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson

    https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/61/Washington_and_Lafayette_at_Mount_Vernon,_1784_by_Rossiter_and_Mignot,_1859.jpg

    Còn bao chuyện nhưng chừng ấy cũng đủ
    Đất Mỹ khắp nơi Anh hùng Lập quốc Tượng đồng
    Quyết định sinh tử hai lần Cách mạng Pháp
    Cùng Cách mạng Mỹ bên Quốc phụ Washington
    Vinh danh Pháp-Mỹ mang tên rất nhiều thành phố
    Ngự lâm Pháo thủ La Fayette mãi Sử Hồng

    https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/04/JulesBrunet1890.JPG

    Tốt nghiệp Trường Bách khoa ngành Pháo thủ
    Chiến trận Nhật - Mễ Tây Cơ khói đạn mịt mù
    Từ Đế quốc Pháp đến khai sinh Cộng Hòa Nhật
    Rồi lại dấn thân vào Cộng hòa Pháp trùng tu
    Brunet hiện đại hóa Hải quân Hoàng gia Nhật
    Hóa thân Hiệp sĩ đạo lập bao chiến khu

    http://www.sakura-house.com/blog/fr/files/2014/07/JulesBrunetAlone1.jpg

    Giúp Minh trị Thiên Hoàng canh tân Đất Nước
    Về lại Quê cũ Xứ Mặt trời mọc giã từ
    Chỉ huy cuộc Chiến tranh Pháp - Đế quốc Phổ
    Ngự lâm Pháo thủ Brunet mãi mãi Sử thư
    Hai Chàng Ngự lâm bên Đôi bờ Thế giới
    Tâm huyết tâm tình Mỹ-Nhật sáng lập đầu tư

    TỶ LƯƠNG DÂN

    La Fayette và Jules Brunet là hai Chàng Ngự lâm Pháo thủ Phú Lăng Sa
    đã sáng lập bên cạnh Quốc phụ Hoa Thịnh Đốn của Hoa Kỳ và Quốc phụ Minh Trị của Nhật Bản Hiện đại.
    Jules Brunet là nguồn cảm hứng thành Nhân vật Nathan Algren trong phim
    Người Hiệp Sĩ Đạo Cuối Cùng
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=12&idpoeme=11

    La Fayette
    https://en.wikipedia.org/wiki/Gilbert_du_Motier,_Marquis_de_Lafayette
    Jules Brunet https://en.wikipedia.org/wiki/Jules_Brunet

    Trả lờiXóa
  17. Tôi thấy mọi người chửi mấy ông lãnh đạo Đảng, Nhà nước ngu; chẳng biết làm gì, chỉ được cái ăn chơi phè phỡn; đường lối trái quy luật, ắt sẽ đến ngày diệt vong, đó như là điều tất yếu; nhanh thôi; xã hội sẽ văn minh, tươi sáng không xa, rất gàn thôi. Tôi chờ xem có đúng không!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Điều đó chắc chắn sẽ đến bạn ạ nhưng nhanh hay chậm là tùy thuộc bạn , tôi và mọi người dân Việt

      Xóa
  18. Có ba loại người :
    _ Loại thứ nhất thông minh : không hoặc rất ít phạm phải sai lầm
    _ Loại thứ hai bình thường : Phạm sai lầm nhưng khi người khác góp ý đúng thì sửa ngay .
    _ Loại thứ ba ngu đần : Làm sai nhưng khi người khác góp ý đúng còn cãi lại và tiếp tuc phạm phải sai lầm . Nhà cầm quyền hiện nay thuộc vào loại thứ ba này . Tại sao vậy ? Những lý giải sau đây để chứng minh cho điều đó :
    Các quy luật tự nhiên và phát triển xã hội là do tạo hóa tạo ra và có sẵn , loài người chỉ phát hiện ra nó và làm theo nó , ứng dụng nó . Các định luật toán hoc , vật lý , hóa học , sinh học v.v... đều theo phương thức này . Các quy luật phát triển xã hội trong xã hội phong kiến , xã hội tư bản cũng tuân theo phương thức này .
    Loài người đã chứng minh chủ nghĩa Mac Lê nin sai lấm trong lý thuyết và thất bại trong thực hành . Loài người cũng đã tìm ra quy luật phát triển kinh tế xã hội và ứng dụng rất thành công ở các nước tư bản hiện nay .
    Vậy mà chính quyền Việt nam vẫn đưa đất nước đi theo cái sai đã bị loài người vứt vao sọt rác ( chủ nghĩa Mác) , từ chối cái đúng ( đường lối phát triển kinh tế xã hội ở các nước văn minh ) dẫu cho trong nước , quốc tế góp ý rất nhiều cũng bỏ ngoài tai thì không phải là loại người ngu đần thì là cái gì .
    Nhưng vấn đề chính lại là không phải họ là loại người ngu đần ( vì tạo hóa đã sinh ra họ như vậy )mà là tại sao dân tộc Việt nam được thế giới coi là dân tộc có trí tuệ lại dễ dàng để cho một lũ người ngu như vậy dẫn dắt đi vào con đường tăm tối trong một thời gian dài , điều đó có nực cười không . Chúng ta hãy tự vấn mình nhất là ở cuộc bầu cử quốc hội sắp tới .

    Trả lờiXóa
  19. Hiệu quả rõ nét của nền kinh tế-chính trị-xã hội XHCN ở VN là: "Cấm điều tra, trinh sát đảng viên tham nhũng", "đánh cho kỳ gục những đảng viên đấu tranh vì dân chủ", phát triển nhanh và mạnh các 'bầy sâu', các lũ chuột "ăn của dân không từ một thứ gì" , và nhất là lũ lãnh đạo không có năng lực, ngu dốt, không lao động mà 'hưởng theo nhu cầu'...

    Trả lờiXóa
  20. "Kinh tế chính trị Mác Lênin là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng, dựa vào phép biện chứng duy vật và đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế của xã hội tư bản"...
    >Thế mà hiện nay VN lại đứng trên lập trường của giới cầm quyền, coi thường người lao động, chiếm đoạt thành quả của người lao động, coi thường g/c công nhân - "sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi"! Thế mới "khách quan, biện chứng" chứ...giỏi đến thế là cùng!

    Trả lờiXóa
  21. Đoàn Khánh Nguyênlúc 18:15 24 tháng 3, 2016

    Để xây dựng nên một lý thuyết kinh tế chính trị đặc trưng cho chủ nghĩa Mác, Các Mác và Ăng ghen đã nghiên cứu, kế thừa nhiều lý thuyết về kinh tế học trước đó như các trường phái chủ nghĩa trọng nông (đề cao nông nghiệp), chủ nghĩa trọng thương (đề cao vấn đề thương mại, mua bán, trao đổi...) và chịu ảnh hưởng của kinh tế học cổ điển Anh với các đại biểu như Adam Smith, David Ricardo hay William PettYy.
    > Vì thế, càng thấy rõ Đỗ Mười ngu dốt hung hăng đánh tư sản, cải tạo công - thương sau 1975!

    Trả lờiXóa
  22. Khâm phục!
    Bác Bùi Văn Bồng đã khái quát Kinh tế chính tri Mác-Lê và dẫn dắt người đọc đến một kết luận: Thành quả duy nhất của Chủ Nghĩa Cộng Sản là tạo ra " Một lũ ăn bám có quyền hành tuyệt đối". Số nhân dân còn lại là " Những kẻ nô lệ tuyệt đối".
    Chẳng ai chịu mãi kiếp nô lệ ấy, họ sẽ vùng lên!
    Cảm ơn bác Bùi Văn Bồng!

    Trả lờiXóa
  23. Trong buổi thảo luận sáng nay (24/3) về tình hình kinh tế - xã hội, Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TP. Hồ Chí Minh) nhận định, báo cáo của Chính phủ trình ra Quốc hội tại kỳ họp này nêu nhiều hạn chế, nhưng không thấy đánh giá về nguyên nhân.
    “Tại sao có những vấn đề nói nhiều, nói gay gắt mà không giải quyết được, thí dụ như đó là vấn đề phát triển bền vững, nông nghiệp lạc hậu. Chúng ta có nhiều người ưu tú, nhiều chuyên gia mà tại sao không giải quyết được? Nguyên nhân là sự tiếp thu, cầu thị chưa được tốt, hạn chế cứ lặp đi lặp lại”, bà Tâm đặt ra câu hỏi: Có chi phối bởi lợi ích nhóm không? Nghị quyết Đại hội Đảng, rồi trong Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư cũng đề cập. Lợi ích nhóm ở đâu, mức độ nào, tại sao ta nói mà không chỉ ra được? Lợi ích nhóm có chi phối, lũng đoạn chính sách không, tới diễn đàn Quốc chưa, có nhận diện được lợi ích nhóm không? Đây là câu hỏi mà tôi trăn trở. Có phải là nguyên nhân khiến chúng ta không tiếp thu được ý kiến, hiến kế không dẫn tới những tồn tại kéo dài?”
    Đảng ta đã thẳng thắn đánh giá rằng, nhân dân giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Suy giảm niềm tin là ở chỗ triển khai thực hiện nghị quyết, áp dụng vào thực tế, giữa nói và làm không đi đôi với nhau.
    Nếu làm phép tính đơn giản, xem lại nghị quyết của từng kỳ Đại hội Đảng trước đây, từng kỳ đều nói nhân dân giảm sút niềm tin, vậy nếu bây giờ cộng dồn lại coi xem như thế nào? Nhiệm kỳ này đánh giá là dân giảm sút niềm tin, nhiệm kỳ sau lại đánh giá là dân giảm sút niềm tin, vậy kỳ trước giảm mức nào và bây giờ giảm mức nào? Nếu còn giảm nữa thì sẽ như thế nào? Giảm sút mãi, thành mất hết rồi à?
    "Trong những lãng phí thì lãng phí nguy hiểm nhất là lãng phí niềm tin của nhân dân", bà Tâm nhấn mạnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng, nghe cũng chí lý!

      Xóa
    2. Các Cụ nói từ lâu rồi. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.

      Xóa
    3. Bà Tâm đặt ra câu hỏi: "Có chi phối bởi lợi ích nhóm không? Nghị quyết Đại hội Đảng, rồi trong Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư cũng đề cập. Lợi ích nhóm ở đâu, mức độ nào, tại sao ta nói mà không chỉ ra được? Lợi ích nhóm có chi phối, lũng đoạn chính sách không, tới diễn đàn Quốc chưa, có nhận diện được lợi ích nhóm không? Đây là câu hỏi mà tôi trăn trở. Có phải là nguyên nhân khiến chúng ta không tiếp thu được ý kiến, hiến kế không dẫn tới những tồn tại kéo dài?”
      > Dưng mà, tôi thấy bà Tâm cũng là lãnh đạo ở cấp t.p , bà biets rõ rồi, nói toạc móng heo ra, còn đi đặt câu hỏi làm gì, đó cũng là tránh né, tìm cách nói khéo để khỏi nói thẳng. Lãnh đạo mình để giữ ghế, khỏi mếch lòng ai, khỏi bị cấp trên nghị ngờ, đánh giá, thường có cái kiểu "khôn" thế!

      Xóa
  24. "Tiếp tục hoàn thiện thể chế Kinh tế thị trường định hướng XHCN", cứ thấy nghị quyết nào cũng hô "tiếp tục hoàn thiện", vậy bao giờ mới hoàn thiện, Tổng Trọng nói đến hết TK 21 chưa chắc hoàn thiện. Các bạn nghĩ sao?

    Trả lờiXóa
  25. Nặc danh 18:21 tóm tắt một mệnh đề chắc như bắp ! hay lắm ! // và bạn Quang Ngọc 18:45 mới xuất hiện,đúng không ? nhưng cũng đáng nể lắm ! chúc bạn vui và viết thật nhiều nhá !

    Trả lờiXóa
  26. Nguyễn Hà Phươnglúc 20:37 24 tháng 3, 2016

    "Kinh tế thị trường định hướng 'quan phải giàu nhanh' mà an toàn" theo Chỉ thị 15!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan tham 'trúng số lớn' với lô "xổ toẹt" mang số CT 15! Khà...khà...Sướng 3-4 đời!

      Xóa
  27. Trương Minh Tịnhlúc 20:59 24 tháng 3, 2016

    Thật ra thì VN hiện nay không theo (và không có) lý thuyết (hay ý niệm kinh tế) gì cả.VN là một chế độ độc tài (dựa vào Tàu mà sống còn). Vậy thôi.
    Mấy ông thừa biết và biết rõ hơn ai hết.Cho nên ăn mà gục mặt xuống.Mắc cỡ không dám ngẫng lên.

    Trả lờiXóa
  28. 'Định hướng XHCN' tuân thủ theo quy luật 'độc đảng toàn trị chuyên quyền, tham quyền cố vị, vi hiến, phi dân chủ' . Điều này Tổng Trọng đang cùng Hội đồng lý luận Trung ương đúc kết nâng lên thành lý luận để làm cơ sở xây dựng nên học thuyết độc đoán phổ truyền cho toàn thế giới.

    Trả lờiXóa
  29. Phát triển kinh tế trì trệ , xã hội suy đồi . Đảng cũng biết cả đấy . Nhưng cán bộ đảng đang sung sương như vậy, thì làm sao chúng nó cải cách !!!

    Trả lờiXóa
  30. VN bây giờ ngoài thì tung hô học thuyết này nọ ,trong lại âm thầm phá ngang. Nói một đằng , làm một nẻo. Coi dân chúng như đàn cừu. Mỗi nơi mỗi phách , quân hồi vô phèng. Nịnh trên nạt dưới. Mang tiếng là có QH, có CP , có luật pháp...TG có gì VN có tuốt. Nhưng quan thì tham nhũng , bè cánh , nịnh trên nạt dưới , đạo đức suy đồi,...dưới thì bảo thủ, a dua , dựa dẫm,...Một XH xám xịt như không còn sức sống!

    Trả lờiXóa
  31. Con đường đi của Việt Nam hướng đến nền kinh tế thị trường đang gặp nhiều trở ngại do những rào cản nội tại trong nền kinh tế.
    Nói kinh tế thị trường mà còn định hướng XHCN nghe đã mâu thuẩn rồi,hai mệnh đề này tự nó đã kìm hãm nhau.
    Trong nền kinh tế thị trường vai trò Nhà nươc là vai trò kiến tạo.Trong nền kinh tế thị trương Nhà nước không dùng biện pháp hành chinh can thiệp theo ý chí vì bản chât kinh tế thị trương là CẠNH TRANH.Mà cạnh tranh thì phải bình đẳng.
    Điều quan trong nhất là phân bổ nguồn lưc cũng phải tuân theo quy luật kinh tế thị trương chứ không phải Nhà nươc dùng biện pháp hành chinnh để can thiêp vào phân bổ nguồn lực từ tài nguyên,đât đai,khoáng sản,từ tài chính,ngân hàng,từ nhân sự,con người v.v..Cứ xem lại bao nhiêu năm xây dưng chủ nghĩa xã hội Viêt Nam ta tiến bộ như thế nào thì hãy hy vọng vào tương lai săp đến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhét vào cái đuôi "định hướng XHCN" để Tàu Cộng vừa ý, cũng là chứng minh đảng lãnh đạo còn oai lắm, vai trò của đảng còn lớn lắm. Nhưng để ở đuôi mà ưu tiên lại hàng đầu, cho nên xem nhẹ kinh tế thị trường. Vấn đề này trong bài Đại tá Bùi Văn Bồng đã chỉ rõ. Nhưng tôi muốn nói thêm rằng, một trong những nguyên nhân làm kìm hãm nền kinh tế, tự trói mình là Nhà nước đã dấn tới cố giữ những "quả đấm thép" (các Tập đoàn, Tổng Cty nhà nước) để chứng minh đi đúng "định hướng", thành ra làm rỗng kho bạc, thâm hụt ngân khố cũng vì "cái đuôi định hướng" bảo thủ, giáo điều, lạc điệu ấy. Ôi, chỉ có mấy chữ cù nhầy đó mà đất nước đã nghèo càng nghèo thêm!

      Xóa
  32. 16:38 là đàn em của lưu manh và lừa đảo, được cử vào nghe ngóng các CCB phân tích chính trị ở diễn đàn này, thi thoảng cũng đưa vào một vài ý nhận xét để định hướng câu giờ, dạng như cmt 16:38 là để làm cho người đấu tranh nản chí, buông xuôi cho bọn cướp csVN còn có thể tiếp tục câu giờ vơ vét tất cả những gì còn vơ vét được trong nhiệm kỳ còn lại.

    Trả lờiXóa
  33. Tại sao.... không chống, không giải quyết được
    là vì còn độc đảng toàn trị, tam quyền nhất đảng lập (điều 1 hiến pháp của loài chó sinh ra)
    Vì độc đảng mà không có cạnh tranh lãnh đạo xã hội, không đa đảng, dân không được tự do lựa chọn bằng lá phiếu tự do nên không thể có cạnh tranh để phát triển các lĩnh vực khác.
    cs là dân tộc không phát triển được.

    Trả lờiXóa
  34. Trong một thế kỷ rưỡi qua, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa Mác đã chia rẽ nhân loại. Cuốn sách này sử dụng thuật ngữ “tư tưởng” để chỉ “hệ thống các suy nghĩ và niềm tin mà các cá nhân và nhóm người dùng để giải thích hệ thống xã hội của họ vận hành như thế nào và theo những nguyên tắc nào” (Heilbroner, 1985,tr.107). Cuộc tranh luận giữa ba học thuyết này xoay xung quanh vai trò và tầm quan trọng của của thị trường đối với việc tổ chức xã hội và các hoạt động kinh tế.
    Mặc dù các học giả đã có nhiều lý thuyết giải thích về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, nhưng ba học thuyết này nổi bật và có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới học giả và các công việc chính trị.
    Theo một cách đơn giản hóa, có thể nói rằng chủ nghĩa dân tộc kinh tế (hay trước đây gọi là chủ nghĩa trọng thương), xuất phát từ hành vi của các nhà lãnh đạo nhà nước trong giai đoạn đầu cận đại. Tư tưởng này cho rằng chính trị quan trọng hơn kinh tế. Đây là một học thuyết về xây dựng nhà nước và cho rằng thị trường phải là thứ yếu so với mục đích theo đuổi lợi ích của nhà nước. Học thuyết này cho rằng các yếu tố chính trị quyết định, hay ít nhất nên quyết định các quan hệ kinh tế.
    Chủ nghĩa Tự do, xuất phát từ Kỷ nguyên Khai sáng trong những tác phẩm của Adam Smith và một số tác giả khác, là một sự phản kháng chống lại chủ nghĩa trọng thương và đã được thể hiện trong kinh tế học chính thống. Chủ nghĩa này cho rằng kinh tế và chính trị tốt nhất là tồn tại tách biệt nhau. Chủ nghĩa này đưa ra ý tưởng rằng thị trường, nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả, phát triển, và sự lựa chọn của người tiêu dùng, cần không bị chính trị can thiệp.
    Chủ nghĩa Mác, xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 như là một phản ứng chống lại chủ nghĩa tự do và kinh tế học cổ điển, cho rằng kinh tế chi phối chính trị. Các xung đột chính trị nổi lên giữa các giai cấp vì sự phân chia của cải. Do đó, các cuộc xung đột chính trị sẽ chấm dứt khi thị trường và các giai tầng xã hội bị loại bỏ. Bởi vì cả chủ nghĩa dân tộc và Chủ nghĩa Mác trong thời hiện đại đều phát triển chủ yếu chống lại các quan điểm của kinh tế tự do, nên bắt đầu việc thảo luận và đánh giá ba dòng tư tưởng này từ chủ nghĩa tự do về kinh tế…(!)
    Mỗi một quan điểm có những điểm mạnh và điểm yếu. Mặc dù không quan điểm nào cung cấp một cách hiểu đầy đủ và thỏa mãn về bản chất và sự vận động của kinh tế chính trị quốc tế, nhưng cả ba quan điểm cùng với nhau lại mang lại những cách nhìn hữu ích...(Gilpin).

    Trả lờiXóa
  35. Lạm phát đã trở lại vào quý một năm nay, với tỉ lệ 1,25%, đó là thông tin được Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hôm qua, 24/03/2016.
    Trả lời AFP, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn nhận xét : « Đây không phải là một dấu hiệu tốt, bởi vì xu hướng này cho thấy những yếu kém của nền kinh tế, với sự phát triển không liên tục ». Nhiều chuyên gia dự đoán, tỷ lệ lạm phát năm nay sẽ vượt quá con số 5%, sau khi xuống thấp đến mức kỷ lục 0,63% trong năm 2015, mức thấp nhất trong 14 năm.
    Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với mức lạm phát cao cho đến những năm 2000. Kiềm chế giá cả trong một thời gian dài được coi là ưu tiên của chính phủ.
    Tăng trưởng giảm trong quý một
    Cùng lúc với lạm phát bắt đầu trở lại, tăng trưởng quý một của Việt Nam sụt giảm nhẹ theo công bố chính thức hôm nay (5,46% so với 6,12% cùng kỳ năm ngoái). Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống Kê, mức sụt giảm này là do « lạnh ở miền bắc, khô hạn ở miền trung và mặn xâm nhập vào đồng bằng Cửu Long… khiến nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng ».
    Mục tiêu tăng trưởng của chính phủ Việt Nam là 6,5 đến 7% năm nay (sau tỉ lệ 6,68% năm ngoái, mức cao nhất trong năm năm). Kinh tế gia Lê Đăng Doanh khuyến cáo cần gia tăng cải cách kinh tế, nếu muốn đạt mục tiêu này. Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương do mức nợ công cao, khu vực kinh tế công không hiệu quả và nạn tham nhũng trầm trọng.

    Trả lờiXóa