Trang BVB1

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Hậu Obama: Liệu Mỹ có bỏ cấm vận đối với Cuba?

Trong Thông điệp liên bang cuối cùng của mình, Tổng thống Obama đã nhắc đến mong muốn của ông về việc lệnh cấm vận thương mại lâu đời của Mỹ đối với Cuba sẽ được chấm dứt trong nhiệm kỳ cuối cùng của ông ở Nhà Trắng. “50 năm cô lập Cuba đã thất bại trong việc thúc đẩy dân chủ, cản trơ lợi ích của chúng ta tại khu vực Mỹ Latinh,” vị tổng thống nói, đồng thời thêm rằng “Cần thừa nhận Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt. Hãy dỡ bỏ lệnh cấm vận”.
Obama trước đó đã khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ với chính quyền Raul Castro. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2015, quan hệ ngoại giao đã được khôi phục và Đại sứ quán Cuba ở Washington cùng với Đại sứ quán Mỹ ở Havana được thông báo sẽ mở cửa trở lại. Tuy nhiên, do lệnh cấm vận vẫn bị duy trì, trách nhiệm dường như sẽ được chuyển sang cho vị tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy di sản của Obama và chấm dứt sự cô lập kinh tế của đảo quốc này.
Sự chấp thuận của Quốc hội chính là rào cản lớn nhất đối với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này. Quốc hội được kiểm soát bởi phe Cộng hòa vốn phản đối thay đổi này vì vẫn xem Cuba là kẻ thù. Quốc hội để lại rất ít nghi ngờ rằng Obama sẽ không thể chứng kiến sự chấm dứt lệnh cấm vận trước khi rời nhiệm sở. Dù nhiều vấn đề khác là mối bận tâm hàng đầu của cuộc bầu chọn ứng cử viên đang diễn ra của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, nhưng Cuba là đề tài mà mỗi ứng viên chính đều đã đề cập đến, cho thấy ý kiến của họ về việc giải quyết mối quan hệ giữa Washington và Havana như thế nào.
Cương lĩnh của các ứng viên Đảng Cộng hòa
Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Thượng nghị sĩ Marco Rubio, hai ứng viên trong cuộc bầu chọn của Đảng Cộng hòa, đã đặc biệt lớn tiếng về lệnh cấm vận. Cả Cruz và Rubio đều chống Cuba và cả hai đã từng công khai phản đối kịch liệt chính sách bình thường hóa, kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận của Tổng thống Obama. Cruz gọi chính sách của Obama là một “sai lầm thảm hại”, cho rằng nó sẽ hợp pháp hóa chế độ của ông Castro.
Cruz tin rằng mở cửa thương mại với quốc đảo này sẽ làm hại người dân Cuba đang khao khát nhiều quyền tự do hơn bằng cách để cho chế độ cộng sản ở Cuba tiếp tục tại vị. Quan điểm đó cũng nhận được sự đồng tình từ ông Rubio, một Thượng nghị sĩ từ Florida, bang có đông người dân gốc Cuba nhất. Rubio từ lâu đã là một người chỉ trích chế độ của ông Castro, cho rằng chính sách Cuba của Obama là vô cùng nguy hiểm.
Đối với ông, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận sẽ đe dọa vị thế đạo đức của Mỹ tại khu vực này. Ông cũng tuyên bố rằng nếu ông đắc cử Tổng thống, ông sẽ đóng cửa cả hai Đại sứ quán ở Washington và Havana, và thay vào đó sẽ thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Cuba cho đến khi chế độ của ông Castro bị lật đổ. Điều này đặt ông vào thế bất đồng thậm chí với cả Cruz, người tán thành việc giảm dần các lệnh trừng phạt đối với Cuba dựa trên điều kiện là sự tiến bộ nhân quyền tại nước này.
Cương lĩnh của các ứng viên Đảng Dân chủ
Trong khi các thành viên đảng Cộng hòa có xu hướng ủng hộ lệnh cấm vận, nhiều thành viên đảng Dân chủ lại đứng về phe Obama, xem lệnh cấm vận là một thất bại ngoại giao và kêu gọi bình thường hóa quan hệ với Cuba. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã phát biểu công khai rằng ông phản đối lệnh cấm vận và ủng hộ bình thường hóa quan hệ, đồng thời để tương lai Cuba cho người dân Cuba quyết định. Ông hy vọng đảo quốc này sau cùng sẽ trở thành một thể chế dân chủ và từng bỏ phiếu cho các đạo luật có lợi cho Cuba. Năm 2014, Sanders đã đồng bảo trợ cho một dự thảo luật trình lên Thượng viện về việc cho phép người dân đi lại giữa Mỹ và Cuba.
Người dẫn đầu cuộc đua của đảng Dân chủ là cựu Ngoại trưởng và Thượng nghị sĩ bang New York Hillary Clinton. Bà Clinton đã công khai phát biểu ủng hộ lời kêu gọi của ông Obama về bình thường hóa quan hệ, bất chấp việc trước đây bà từng nghiêng về các lệnh trừng phạt. Gần đây, bà đã tuyên bố rằng lệnh cấm vận là một “con chim hải âu” (điềm gở)  trên đầu nước Mỹ trong quan hệ với Mỹ Latinh và chính sách ngoại giao của Mỹ không còn cần phải được xem xét “thông qua lăng kính Chiến tranh Lạnh lỗi thời”.
Clinton cũng đồng thời tỏ rõ lập trường nếu đắc cử, bà sẽ thúc đẩy Quốc hội dỡ bỏ lệnh cấm vận hoặc sử dụng quyền lực hành pháp của mình để giảm các hạn chế đi lại và tăng cường thương mại. Bà khẳng định trong thời gian làm Ngoại trưởng, bà đã yêu cầu ông Obama xem xét chấm dứt lệnh cấm vận. Tuy nhiên, tiến trình bình thường hóa chỉ bắt đầu sau khi nhiệm kỳ Ngoại trưởng của bà kết thúc.
Clinton đã phải bảo vệ cho lập trường hiện tại của mình về Cuba vì nó mâu thuẫn với quan điểm trước đó của bà vốn từng ủng hộ lệnh cấm vận trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008. Thậm chí trong thời gian là Đệ nhất phu nhân dưới thời Tổng thống Bill Clinton, bà đã nghiêng về các biện pháp tăng cường cấm vận, chẳng hạn như Đạo luật Helms – Burton 1996. Trong khi bà Clinton được phép thay đổi quan điểm của mình về các vấn đề chính sách, một câu hỏi được đặt ra là bà có thực sự ủng hộ những chính sách như thế hay chỉ đang tìm cách làm hài lòng những cử tri ủng hộ việc bình thường hóa trong nỗ lực giành được đề cử của đảng Dân chủ.
Bất chấp lập trường của các ứng viên về lệnh cấm vận Cuba, hầu như vẫn sẽ không có gì xảy ra chừng nào Quốc hội vẫn tiếp tục phản đối việc chấm dứt nó. Với việc Raul Castro sẽ thoái lui vào năm 2018, những năm tiếp theo đó sẽ vô cùng then chốt trong lịch sử Cuba. Việc chúng ta (các cử tri) có muốn nước Mỹ trở thành một phần của lịch sử đó hay không sau cùng vẫn phụ thuộc vào chính chúng ta.
(Nguồn: Matthew Barbari, “The Cuban Embargo after Obama: The Presidential Candidates’ Platforms”, Foreign Policy Analysis¸12/02/2016.
Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp)/NCQT
---------------
** Có thể bạn quan tâm:
----------------

11 nhận xét:

  1. Có một điều lạ là mọi nước trên thế giới cứ la làng như bị chọc tiết,chửi Mỹ om sòm khi bị nó cấm vận.việc gì phải chửi ? Nó cấm vận mình,thì mình cấm vận nó,sợ gì chứ ?cứ như vậy,thì đủ thấy loài người chơi thiếu thành thật,không công bình, tôi không đồng ý chơi vơi Cuba trong lúc này,tiếp tục CẤM VẬN ! ( chế độ độc tài đảng trị khốn kiếp,gian dối,lừa đảo,phi nhân và ngu ngốc có thể còn thua loài vật !)

    Trả lờiXóa
  2. Dân La Havana cũng hoan hỉ đón Tổng thống Mỹ không thua gì dân Hà Nội!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tới đây tôi và bạn bè cũng rủ nhau về Hà nội để đón Obama
      Xin hỏi các bác ở Hà nội liệu chúng tôi có chỗ đứng ở vỉa hè để đón ông ấy không các bác ?

      Xóa
    2. Vào web dưới nầy ở Cuba thì biết.
      Liệu mà biểu tình nhá
      BREAKING NEWS
      Cuba arrests dozens of human rights protesters before Obama's arrival

      http://www.cnn.com/videos/politics/2016/03/21/president-obama-cuba-visit-wrap-acosta-dnt-lead.cnn/video/playlists/top-news-videos/

      Xóa
  3. Cứ từ từ từng bước, tiến trình của Cuba thuận lợi hơn VN vì bọn Chệt ở quá xa. Xin chúc mừng các bạn trước

    Trả lờiXóa
  4. Lame-duck president chơi lấy tiếng TT đương nhiệm đầu tiên tới Cu Bố trong 88 năm đấy thôi

    Trả lờiXóa
  5. Trước hết, sau khi lật đổ chế độ Fulgencio Batista vào năm 1959 và tiến hành cách mạng Cộng Sản, chế độ Fidel Castro đã quốc hữu hóa doanh nghiệp ngoại quốc - và tăng thuế suất hàng nhập nội - nên gây thiệt hại cho doanh nghiệp Hoa Kỳ. Khoản thiệt hại ấy là bao nhiêu tính theo lãi kép trong gần 60 năm (!) và làm sao thanh toán? Quốc Hội Hoa Kỳ chứ không phải tổng thống Mỹ mới có tiếng nói về hồ sơ rắc rối này.
    Thứ hai, đạo luật Helms-Burton năm 1996 (Cuban Liberty and Democratic Solidarity Act) còn nâng tiêu chuẩn cấm vận kinh tế lên mức khó vượt hơn vì nạn vi phạm nhân quyền và đàn áp dân chủ của anh em Castro. Ngày nay, sau khi là bộ trưởng Quốc Phòng Cuba từ thời cách mạng cho đến khi lên làm chủ tịch thay Fidel từ năm 2008, Raul Castro còn vi phạm nặng hơn nên chẳng giúp gì cho Tổng Thống Obama và một số dân cử thuộc cánh tả.
    Trong khi ấy, vì sự phá sản của nước chi viện là Venezuela khi dầu thô sụt giá, Chế độ Castro II phải cải cách kinh tế mà vẫn muốn nắm dao đằng chuôi. Có “đổi mới” kinh tế nhưng đổi mới nửa vời, với hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và với hai hối suất song hành của đồng peso. Thực tế thì phải 23 peso mới ăn một Mỹ kim, nhưng chính thức vẫn là một đổi một.
    Nếu áp dụng quy luật thị trường để giải phóng kinh tế và thu hút đầu tư ngoại quốc sau khi Hoa Kỳ thiết lập bang giao và dần dần tháo gỡ việc cấm vận thì hai nước sẽ phải làm những gì? Câu hỏi ấy dẫn đến hai chuyện thực tế cho thấy chính quyền Obama chỉ muốn tìm một thắng lợi biểu kiến, một bông hoa nhựa gắn lên cái mão chính trị của mình.
    Làm sao định giá tài sản của doanh nghiệp nhà nước, đôi khi thành hình từ việc trưng thu tài sản ngoại quốc sau khi Castro I tiến hành cách mạng? Theo hối suất nào? Nếu áp dụng hối suất thực tế là 23/1 thì kinh tế bị lạm phát, hàng nhập cảng vọt giá lên trời và gánh nợ phải thanh toán cho việc bồi thường tất nhiên vượt khỏi khả năng của xứ này. Người dân sẽ khổ! Cho nên, quan hệ kinh tế giữa hai nước và tình hình sinh hoạt của Cuba chỉ có thể cải tiến từng bước khi hai hối suất nhập một, theo áp lực đa chiều từ cả hai phía.
    Chuyện thứ hai là trên bước đường giải tỏa tiệm tiến ấy, chính thức thì các phủ bộ và chuyên gia của Cuba có thẩm quyền quyết định, có thể là với sự viện trợ ngầm về kỹ thuật của chính quyền Obama, nhưng thực tế “xã hội chủ nghĩa với màu sắc Cuba” lại khác hẳn. Các công thần của chế độ Castro II - giới tướng lãnh đang dương danh ái quốc và độc lập - mới thực sự nắm quyền và nắm tiền. Trên cùng là Tướng Luis Rodriguez, con rể của Raul Castro. Rất chu đáo, một đạo luật “Cải Cách Doanh Nghiệp” năm 2014 đã quy định việc ấy.
    Quy luật kinh tế cũng là chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là đám quân phiệt Cuba vẫn giữ vai trò quan trọng về độ “xiết mở” kinh tế và kinh tài. Ðấy là hiện tượng “cộng sản thân tộc,” mặt trái của đồng bạc “tư bản thân tộc.”
    Nghĩa là doanh nghiệp Mỹ nào mà muốn qua ải Rodriguez thì phải ngã giá chè lá. Nhưng tham gia việc tham ô như vậy lại phạm luật Chống Tham Nhũng tại Ngoại Quốc (Foreign Corrupt Practices Act) do chính quyền Jimmy Carter ban hành năm 1977. Nhiều phần thì họ phải quay về vận động Quốc Hội khóa 115 sẽ nhậm chức đầu năm tới.
    Nhìn rộng ra ngoài, đời sống của dân Cuba chưa có cải tiến khi Hoa Kỳ chưa gây áp lực cải cách mạnh hơn về cả hai mặt kinh tế lẫn chính trị.

    Trả lờiXóa
  6. Hiện tại,người dân Cuba vẫn chưa được phép mua bán nhà,ô tô,rất ít điện thoại di động và gân như mù Anh - tẹc - nét.Nó hao hao VN thời bao cấp.Và đúng bản chất của mọi chế độ độc tài cộng sản : bưng bít thông tin,đàn áp dân chủ,nhồi sọ ngu dân và...đói.
    Quái thai của thế kỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Thủy cứ bình tĩnh mà còm. Đừng quá khích. Cuba học hành và chữa bệnh miễn phí 100%.

      Xóa
  7. Nặc danh 07:54 là dư luận viên của cộng sản ? Lệ Thủy nói chính xác 100%,tôi đã ở Cuba dưới thời Fidel Castro nhiều năm !(muốn hiểu thêm,xin mời bạn đọc La vie cachee de Fidel Castro của một cận vệ trưởng của ông ta trong hơn một thập kỷ thì rõ, quyển sách này ở VN không có,nhưng có rât nhiều ở các tiệm sách Paris- thủ đô cộng hòa Pháp- chào bạn)

    Trả lờiXóa
  8. https://www.youtube.com/watch?v=cb2PdbJGRko&ebc=ANyPxKpmceeYXONBoeHSMvkZAksA2dW8uovByTg8XeybZbdHDCkLV4m9NPM7dEQV_dtcUTwVh373It2E9pijrnhsfEnYC42Eyg


    President Obama dancing the Tango at the Argentina State Dinner

    TT Obama nhảy tango trong Quốc tiệc Dạ yên ở Thủ đô Á Căn Đình Argentina TRƯỚC GIỜ chuyển TRỤC qua Đông Thái Bình Dương !!!


    Trả lờiXóa