Trang BVB1

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Chủ yếu ‘chỉ tại Quốc hội’!

Lãnh đạo Việt Nam tổng kết nhiệm kỳ:
Nói thẳng
Ngày làm việc thứ 2 kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng báo cáo tổng kết nhiệm kỳ trước Quốc hội.
Quốc hội nhận trách nhiệm trước yếu kém của đất nước
Sáng 22/3, trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội, Chủ  tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nêu rõ các kết quả cũng như những yếu kém, hạn chế trong cả nhiệm kỳ hoạt động. Ông đánh giá, thành tựu nổi bật của nhiệm kỳ khóa XIII là Quốc hội đã làm tròn trọng trách ban hành Hiến pháp năm 2013 và căn bản hoàn thành việc cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Với nội dung xem xét quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Chủ tịch khái quát, Quốc hội đã dành nhiều thời gian tập trung thảo luận, lắng nghe, gạn lọc, tiếp thu ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các ngành, các cấp và đồng bào, cử tri cả nước, kịp thời ban hành các quyết sách đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức.
Chủ tịch cũng nêu rõ, Quốc hội nhận rõ phần trách nhiệm trước những tồn tại, yếu kém của đất nước.
Đó là: chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, cơ cấu ngân sách chưa hợp lý, bội chi cao, nợ công tăng, tái cơ cấu kinh tế chậm, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là những vấn đề bức xúc.
Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu. Kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa nghiêm, tình hình tội phạm, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo tiếp tục đứng trước những thách thức mới...
Nhìn lại cả nhiệm kỳ, Chủ tịch đánh giá Quốc hội tiếp tục có nhiều cải tiến, đổi mới hoạt động giám sát. Việc “tái” giám sát được tiến hành thường xuyên, trước hết là xem xét kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu không ít hạn chế, bất cập của hoạt động giám sát. Như việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri chưa đạt yêu cầu. Giám sát việc thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được thực hiện tốt và kết quả thấp.
Bên cạnh đó một số quy định của pháp luật về giám sát như việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chưa có điều kiện thực tế để thực hiện.
Chủ tịch nước giản dị, gần dân, trọng dân
Báo cáo về nhiệm kỳ của mình trước Quốc hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết trong bối cảnh thế giới và khu vực phức tạp, kinh tế trong nước khó khăn, ông đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, MTTQ, bộ ngành địa phương, nhân dân và cử tri cả nước, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Về lập pháp, Chủ tịch nước đã giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu các chức danh lãnh đạo của Nhà nước, ký quyết định bổ nhiệm các thành viên Chính phủ...; chỉ đạo việc tổng kết thi hành Hiến pháp, góp ý dự thảo Hiến pháp, ký lệnh công bố Hiến pháp 2013...; tham gia ý kiến vào các luật về tổ chức bộ máy, quyền con người, quốc phòng an ninh...
"Chủ tịch nước đã tham gia đầy đủ các kỳ họp QH, tiếp xúc cử tri, thẳng thắn tự phê bình và phê bình những yếu kém của đất nước, khẳng định quyết tâm đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...", ông Trương Tấn Sang nói. 
Chủ tịch nước cho biết ông thường xuyên đi công tác địa phương để nắm thực tiễn về các vấn đề dan sinh bức xúc để có ý kiến đóng góp kịp thời với Chính phủ. Ông cũng tham gia ý kiến vào việc sử dụng vốn vay quốc tế và đảm bảo khả năng trả nợ của đất nước.
Là người phụ trách cao nhất công tác cải cách tư pháp, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến việc giảm thiểu oan sai, đền bù bồi thường và xử lý trách nhiệm, tăng cường chất lượng, số lượng các chức danh tư pháp...
Về quốc phòng an ninh, với mối quan tâm lớn là vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước đã làm việc và có ý kiến tại các cuộc họp của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là các bộ Quốc phòng và Công an...
Chủ tịch nước chú trọng việc tăng cường lực lượng vũ trang, quan tâm đời sống quân nhân, chiến sĩ. Trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước đã ký quyết định thăng hàm cấp tướng cho 194 sỹ quan quân đội và 119 sỹ quan công an.
Chủ tịch nước cũng thường xuyên tìm hiểu đời sống của đồng bào trong và ngoài nước mỗi khi đi công tác địa phương và nước ngoài, "lắng nghe và chia sẻ tâm tư nguyện vọng của nhân dân", động viên khối đại đoàn kết dân tộc... Đối ngoại cũng là lĩnh vực Chủ tịch nước tự nhận là tích cực, với các hoạt động đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Trong công tác và sinh hoạt, Chủ tịch nước luôn thể hiện sự gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu Nhà nước, giản dị, gần dân, trọng dân, toàn tâm toàn ý phục vụ Tổ quốc, nhân dân - ông Trương Tấn Sang nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng thừa nhận những hạn chế trong hoạt động của bản thân trong nhiệm kỳ qua.
"Chủ tịch nước có phần trách nhiệm trước những hạn chế, yếu kém của đất nước hiện nay. Là Trưởng ban chỉ đạo Cải cách tư pháp TƯ, Chủ tịch nước có trách nhiệm trước thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của một số cán bộ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu, một bộ phận cán bộ tư pháp nhũng nhiễu, tiêu cực", ông Trương Tấn Sang nói.
Hoạt động của Hội đồng Quốc phòng An ninh mà ông là Chủ tịch cũng còn những vướng mắc. Việc giám sát sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ còn hạn chế.
"Trước một số vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng và bức xúc, Chủ tịch nước chưa thực hiện quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn những vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết, theo quy định của Hiến pháp", ông Trương Tấn Sang nói.
Theo ông, nguyên nhân nằm ở việc còn thiếu những cơ chế cụ thể, đủ hiệu lực để Chủ tịch nước thực hiện quyền này.
Thủ tướng đã nỗ lực cao nhất để thực hiện nhiệm vụ
Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khái quát, trong quản lý kinh tế xã hội, cá nhân ông và Chính phủ đã điều hành chủ động, linh hoạt và phối hợp giữa các chính sách để kiểm soát tốt lạm phát, cơ bản ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và đạt mức tăng trưởng khá cao trong 5 năm 2011-2015.
Bảo đảm mặt bằng lãi suất phù hợp và vốn tín dụng cho nền kinh tế. Quản lý hiệu quả tỷ giá, thị trường vàng, ngoại tệ và bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam cũng được coi là kết quả nổi bật của cả nhiệm kỳ.
Chính phủ cũng đã tích cực triển khai kế hoạch thực hiện và đề xuất 82 dự án luật, pháp lệnh cần sửa đổi hoặc xây dựng mới để thi hành Hiến pháp 2013.
Về lĩnh vực đối ngoại, Thủ tướng nói, trước tình hình diễn biến phức tạp ở biển Đông, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng đã khẳng định rõ lập trường và chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, được đồng bào ta trong và ngoài nước, cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ.
Trong hoạt động, Chính phủ, Thủ tướng luôn tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp trách nhiệm của tập thể với đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của từng thành viên Chính phủ, chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, các quy định của Hiến pháp, pháp luật; thống nhất quản lý thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại, Thủ tướng khẳng định.
Báo cáo cũng nêu rõ, Thủ tướng đã nỗ lực cao nhất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Dù vậy, người đứng đầu Chính phủ cũng nhìn nhận những hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ qua. Theo đó, năng lực dự báo còn hạn chế nên việc xây dựng mục tiêu, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội còn chưa phù hợp; một số cơ chế, chính sách còn thiếu tầm nhìn dài hạn, tính khả thi chưa cao và phản ứng chính sách trong một số trường hợp chưa thật kịp thời.
Theo Thủ tướng, sự phối hợp chính sách và chỉ đạo điều hành trong thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế chưa thật đồng bộ, có mặt hiệu quả chưa cao.
Việc bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước có mặt còn hạn chế, chậm khắc phục tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá và những bất hợp lý trong cơ cấu chi ngân sách, quản lý một số khoản chi chưa chặt chẽ, vẫn còn nhiều lãng phí.
Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, quản lý sử dụng vốn vay ở một số dự án còn kém hiệu quả, khắc phục còn chậm. Thiếu nguồn lực và cơ chế chính sách hiệu quả để xử lý nhanh hơn nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng.
Việc phát triển thị trường trong nước, khai thác thị trường ngoài nước, nhất là những thị trường đã có Hiệp định thương mại tự do, đấu tranh với những rào cản thương mại quốc tế hiệu quả chưa cao.
Công tác quản lý thị trường, giá cả, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn nhiều hạn chế.
Chậm sửa đổi, bổ sung và thiếu những cơ chế chính sách đủ mạnh để huy động, sử dụng hiệu quả cao nhất các nguồn lực và tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư ngoài nhà nước.
Tăng trưởng kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng. Năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh còn thấp, cải thiện còn chậm. Năm 2015 tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008 nhưng bình quân cả nhiệm kỳ vẫn chưa đạt kế hoạch.
Việc thực hiện các đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực gắn với phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nhiều mặt còn hạn chế. Môi trường đầu tư kinh doanh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Minh Thái (Tổng hợp)/ĐVO
---------------

7 nhận xét:

  1. cuốc hội do dân bầu ra
    cuốc hội sai là dân sai / kêu ca than thở cái gi?

    Trả lờiXóa
  2. CT nước kể công "đã ký thăng cấp cho hơn 300 tướng" ! Đó không phải công mà là tội với dân với nước đó ông nội!
    CCB đáng Tàu

    Trả lờiXóa
  3. Không được,còn vô số những vấn đề cốt lõi của đất nước không được đề cập đến một cách thẳng thắng,khách quan,nói lướt qua,sơ sài,vẫn mang tính nói dối vv !Nói tóm lại,nói để nói,chẳng có giá trị gì !

    Trả lờiXóa
  4. Đã gọi là quan cộng sản thì chỉ có MỘt truyền thống Tham Nhũng , Lãng phí . Tâm Đức hèn Kém , Làm thì Láo Báo cáo thì hay chung qui là Dối Trá Kết quả cuối cùng là HẠI NƯƠC HẠI DÂN ./.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng,tôi đúng ý với quí bạn, ông chủ tịch Trương Tấn Sang là kẻ phá hoại xuyên qua việc thăng hàm tướng cho 300 người ! Ông làm chi vậy ông Sang ???

    Trả lờiXóa
  6. Báo cáo của chính phủ Việt Nam 21/32016 tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII cho thấy nợ chính phủ đã vượt giới hạn quy định, chiếm 50,3% GDP.
    Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo nợ Chính phủ đã vượt giới hạn quy định - 50,3% GDP so với quy định không quá 50%.
    (Theo chiền thống KM, con số thực tế chắc chắn cao hơn!)

    Trả lờiXóa