Trang BVB1

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

“Chính phủ lẽ ra đã làm tốt hơn nếu biết lắng nghe”

Một buổi họp phiên thường kỳ của Chính phủ
Đó là ý kiến của bà Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn ĐBQH Hà Nội sáng 23/3 khi thảo luận tại tổ về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ...
Theo đánh giá của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, Quốc hội khóa XIII có một sự đổi mới vượt bậc về công tác lập pháp. Hệ thống pháp luật được xây dựng, hoàn thiện trong khóa này lớn hơn rất nhiều so với các khóa trước. Đặc biệt, chỉ có khóa XIII này mới có hành lang pháp lý khá rõ ràng về tạo điều kiện cho các ĐBQH chủ động xây dựng hệ thống pháp luật.
Bà Khánh cho rằng, chưa có nhiệm kỳ nào nhiều ĐBQH đề xuất, trình sáng kiến xây dựng pháp luật nhiều đến thế. Tuy vậy, Quốc hội vẫn chưa có sự tin tưởng lắm với sáng kiến xây dựng luật của một số ĐBQH. 
“Đơn cử như Luật Hành chính công do tôi đề xuất xây dựng, sau 4 năm từ khi đề xuất Chính phủ đã ủng hộ, các cơ quan của Quốc hội đã ủng hộ nhưng khi trình ra vẫn chưa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ khiến tôi phân vân lắm”, bà Khánh nói.
>> Bầu cử gì khi tệ từ luật  
Theo bà Khánh, nhiệm kỳ khóa XIII diễn ra trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới, khu vực diễn biến phức tạp. Những kết quả mà nước ta đạt được trong 5 năm qua là sự nỗ lực lớn của toàn Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.
"Dù vậy, Chính phủ lẽ ra có thể làm tốt hơn nếu biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các ĐBQH tại các kỳ họp góp ý về những bất cập của Chính phủ", bà Khánh cho biết.
 ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn ĐBQH Hà Nội
Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Khánh, nhiệm kỳ này, các thành viên Chính phủ sau khi được lấy phiếu tín nhiệm đã có sự nỗ lực, đạt kết quả tiến bộ vượt bậc, được Quốc hội ghi nhận, nhân dân đánh giá cao.
“Về báo cáo nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, tôi đánh giá cao. Có nhiều hoạt động nổi bật như về cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế, đối nội đối ngoại, vai trò của Chủ tịch nước đã được phát huy cao, để lại được dấu ấn. Dù vậy, tôi mong rằng ở cương vị này Chủ tịch nước cần gần dân hơn, đi vi hành nhiều hơn nữa, hiểu dân hơn thì sẽ làm tốt hơn”, bà Khánh nêu ý kiến.
Còn theo đánh giá của ĐBQH Bùi Thị An, trong nhiệm kỳ qua vấn đề dân chủ nghị trường đã được phát huy cao độ, tranh luận trong nghị trường đã được nâng lên, những ý kiến tranh luận được tiếp thu, thậm chí có những luật đã được ban hành nhưng sau đó có ý kiến vướng mắc, Quốc hội cũng thẳng thắn nhìn nhận, tiếp thu để chỉnh sửa kịp thời.
Theo nữ ĐBQH này, công tác giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày càng phát huy hiệu quả, từ giám sát trực tiếp ra kết luận rõ ràng, kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân rõ ràng đến giám sát bằng hình thức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội. Qua đó giúp các đồng chí được lấy phiếu tín nhiệm nghiêm túc nhìn lại mình để nỗ lực hoàn thiện, đạt kết quả công tác tốt hơn.
Đề cập đến báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ, bà An cho rằng, tính dự báo chưa tốt, chính từ dự báo chưa tốt cho nên các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra chưa phù hợp.
“Chẳng hạn trong các vấn đề biến đổi khí hậu, hạn hán, nước mặn xâm lấn hay vấn đề quản lý thị trường, điều tiết thị trường… chưa lường hết được những diễn biến phức tạp, cần phải chỉ rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ ngành. Hơn nữa, vấn nạn tham nhũng, lãng phí còn rất lớn nhưng cũng chưa quy rõ được cá nhân nào mà chỉ nói chung chung nên khó có thể có phương thuốc hữu hiệu”, bà An nêu ý kiến.
Còn nữ ĐBQH Phạm Thị Hồng Nga của đoàn Hà Nội thì đánh giá, vai trò của Quốc hội trong việc quyết định các vấn đề lớn có tầm trí tuệ cao, có phản biện rõ ràng với một số quyết sách mà Chính phủ đưa ra nhưng chưa thật hợp lý. Tuy vậy, bà Nga cho biết, còn băn khoăn về chất lượng làm luật của Quốc hội, vai trò làm luật của Quốc hội. 
Theo bà, hiện nay Quốc hội vẫn còn phụ thuộc lớn vào dự thảo luật của Chính phủ, vì thế tuổi thọ, sức sống của luật chưa cao, một số luật chưa có hiệu lực đã phải sửa.
“Về báo cáo của Chính phủ, phần hạn chế của Chính phủ, tôi băn khoăn là năm nào, nhiệm kỳ nào Chính phủ cũng nhận ra hạn chế về năng lực dự báo chưa cao, việc xây dựng các chỉ tiêu chưa phù hợp… song không khắc phục được”, bà Nga nói.
Xuân Tùng/Infonet
------------

8 nhận xét:

  1. Quan chức VN đa phần là lũ vô học, xu nịnh, luồn cúi, chạy chức chạy quyền mà lên, vậy đừng hy vọng chúng lắng nghe.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu biết lắng nghe thì chính phủ không phải là của chế độ CS . Là thiên tài , là đỉnh cao trí tuệ , là trên hết tất cả thì việc gì phải nghe ai . Kiêu ngạo là biểu tượng của CNCS , " lắng nghe " là một thứ xa xỉ với người CS . Riêng nhan đề của bài viết có đến 3 cụm từ quá khứ " đáng tiếc " : " lẽ ra "," đã làm "," nếu biết " ! Nói tóm lại là chúng tôi không hoàn thành nhiệm vụ . Xin lỗi cả làng !. Hãy cho tôi cái quyền được " NẾU " , tôi cam đoan sẽ lấy lại Hoàng Sa trong vòng 1 phút , tôi sẽ biến 350 tr người Mỹ trở thành Ôsin của VN , vv và vv ! NẾU ? hà , hà ! Giấc mơ viển vông !

    Trả lờiXóa
  3. Trương Minh Tịnhlúc 20:49 24 tháng 3, 2016

    1/-Tôi ghét nhất mấy ông bà hay nói "tình hình thế giới diễn biến phức tạp". Như là cách để bàu chữa cho cái ngu dốt của mình. Nếu phức tạp thì ở đâu cũng phức tạp.Tại sao người ta làm được mình làm không được?-Cái chế độ độc tài độc đảng không ra gì thì nói đại đi.
    2/-Tôi đồng ý với Nặc Danh 20:38.Chế độ nầy đâu phải của dân VN mà lắng nghe dân VN.Có nghe chăng là lắng nghe Tập Cận Bình bên Tàu kìa.

    Trả lờiXóa
  4. Chế độ xhcn Việt Nam là chế độ thối nát ngu xuẩn nhất của mọi thời đại

    Trả lờiXóa
  5. Đâu chỉ riêng CP không biết lắng nghe! Toàn bộ hệ thống CT VN ,mọi cấp ....đều không có khả năng vô cùng quan trọng này. Họ chỉ biết áp đặt một cách ngu xuẩn nhất!
    CCB đánh Tàu.

    Trả lờiXóa
  6. Ta la dinh cao tri tue nen khong can phai lang nghe. Bon Tu Ban tri tue thap moi biet lang nghe de hoc hoi> the day... ro kho.

    Trả lờiXóa
  7. Thưa các vị đại biểu QH đang họp phiên chợ chiều, đảng quyết hết rồi, tổng Trọng xếp ghế hết rồi, bây giờ nói ai nghe nữa. Điều quan trọng là quý vị hãy sử dung một lần cuối cùng cái mà dân ủy quyền cho quý vị là không chấp nhận Chủ tịch nước và Thủ tướng từ nhiệm, không chấp nhận bầu Chủ tịch nước và Thủ tướng khóa mới, vì làm như thế sẽ không giống ai trên quả đất này, vì làm như thế quý vị sẽ tự vả vào mặt mình, tự bôi tro trát trấu vào cái danh hiệu đại biểu nhân dân. Muốn có Chủ tịch, Thủ tướng mới thì để khóa mới bầu, mắc mớ gì quý vị phải bầu. Nhân sự mới mà làm được việc thì đó là công của đảng, nhân sự mới không ra hồn gì thì đó là lỗi của quốc hội cũ, không phải quốc hội mới.

    Trả lờiXóa
  8. Sao không nói thẳng ra là Đảng mà chỉ giới hạn ở vị trí chính phủ ? Khi Đảng lãnh đạo cả cái chính phủ CHXHCNVN này ! Toàn quyền đẻ ra cái Chính phủ này !

    Cái rõ ràng , nhãn tiền hôm nay Nhà nước sinh trước Quốc hội . Quốc hội mới , phải đợi tới tháng năm để bầu . Nhưng nhà nước với ba chức danh cao nhất thì hôm nay đã được Đảng đẻ ra rồi .

    Một ngày nào đó môn lịch sử VN sẽ có bài học Đảng đã sinh ra Lạc Long Quân và Âu Cơ , từ đấy dân tộc Việt mới có trên quả đất này . Đảng là hình ảnh của tiên , của phật , của đức chúa cha lẫn cả đức chúa trời kiêm luôn cả Quan âm và Đức mẹ đồng trinh !

    Càng ngày chỉ thấy Đảng ta càng tâm thầm phân liệt , càng biến thái trầm trọng . Bó tay rồi , bó luôn cả hai tay luôn .

    Trả lờiXóa