Trang BVB1

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Bà Bùi Thị Hý – Tổ nghề gốm sứ Chu Đậu tài hoa

Ban biên tập trang thông tin điện tử HHLN Việt Nam xin được khắc họa lại hình tượng một người phụ nữ đã đi vào lịch sử như một điểm sáng về tài năng vượt trội, người phụ nữ ấy là hội tụ của một trí thức Nho học, một nghệ sĩ xuất sắc chế tác đồ gốm, một doanh nhân buôn bán trên phạm vi quốc tế, một nữ hàng hải. Người phụ nữ ấy là nghệ nhân tài hoa Bùi Thị Hý.
BUITHIHY.jpg
Chân dung tượng gốm của Bà Bùi Thị Hý được Bảo tàng lịch sử Quốc gia đưa lên áp phích
triển lãm – “ Di sản Văn hóa Biển Việt Nam”  -   5/2012
Sự nghiệp của bà, người nghệ nhân với những chế tác đồ gốm hoa lam đặc sắc “mỏng như giấy, trong như ngọc, kêu như chuông” mà người đời vẫn thường ca ngợi. Bà Bùi Thị Hý đã tạo dựng và làm rạng rỡ cả một dòng gốm thời bấy giờ và cho tới tận ngày hôm nay. 
Kế thừa sự thanh thoát, uyển chuyển của gốm thời Lý, vóc dáng khoẻ khoắn của gốm Trần và được nghệ nhân làng nghề gốm Chu Đậu – Nam Sách, thổi vào tác phẩm hồn dân tộc, phản ánh sinh động thiên nhiên và cuộc sống của cư dân ở vùng châu thổ sông Hồng nên đã tạo được nét độc đáo riêng. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, gốm Chu Đậu có thời gian tưởng như đã bị mai một và mất hẳn đi. Vậy là sau 3 thế kỷ nằm im lìm, gốm Chu Đậu đã “đội đất” chui lên khẳng định một dòng gốm tuyệt tác của Việt Nam.“Việc phát hiện dòng gốm Chu Đậu, đang trả lại cho Việt Nam một chương trong di sản nghệ thuật mà người ta từng nghĩ đã hoàn toàn biến mất". Hiện nay, gốm Chu Đậu được người chơi đồ cổ trên thế giới săn tìm và được quốc tế xem như tinh hoa văn hoá vật thể của Đông Nam Á. Bà Bùi Thị Hý còn được biết đến là một doanh nhân kinh tế, một nữ hàng hải xuất sắc của thế kỉ XV. Bà và chồng đã tổ chức sản xuất sản phẩm và tự chở sản phẩm ra nước ngoài tiêu thụ. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, đã có một con đường gốm sứ trên biển từ Chu Đậu đi trực tiếp đến các thương cảng từ xa xưa. Trong quá trình thông thương, sản phẩm gốm sứ Chu Đậu đã có mặt đến 32 nước trên thế giới. Đến nay còn nhiều cổ vật quý giá đang được lưu giữ ở khắp các châu lục, có mặt ở 46 bảo tàng danh tiếng trên thế giới từ châu Á sang châu Âu trong đó tại bảo tàng Topkapi Saray – Ixtanbun – Thổ Nhĩ Kỳ có trưng bày chiếc bình hoa lam quý giá có ghi dòng chữ Hán: “Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị hý bút” (nghĩa là: Năm Thái Hoà thứ tám (đời vua Lê Thánh Tông 1450), thợ gốm họ Bùi, người châu Nam Sách, vẽ chơi).
images.jpg
Ảnh: Chiếc bình hoa lam quý giá trưng bày tại bảo tàng Topkapi Saray – Ixtanbun – Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày rằm tháng tám âm lịch vừa qua, Hiệp hội làng nghề Việt Nam kết hợp với Hội sử học tỉnh Hải Dương, UBND xã Đồng Quang đã  tổ chức chương trình vinh danh phong tặng danh hiệu Tổ nghề cho bà Bùi Thị Hý với mong muốn tôn vinh tài năng và thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với một cổ nhân làng nghề tài ba.
IMG_2531 copy.jpg
Đại diện: HHLN Việt Nam, Hội sử học tỉnh Hải Dương, Đảng ủy - HĐND – UBND xã Đồng Quang – Huyện Gia Lộc tại lễ phong tặng danh hiệu Tổ nghề gốm sứ Chu Đậu – Nam Sách –Hải Dương cho bà Bùi Thị Hý
Tượng Bùi tHị Hý.JPG
Chân dung bà Hý (Thế kỷ XV) 
ẢNH BÀ HÝ(1).jpg
Bản sao tượng chân dung bà Hý
bang phong tang danh hieu(2).JPG
Bằng vinh danh danh hiệu Tổ nghề gốm sứ Chu Đậu, Nam Sách, Hải Dương cho bà Bùi Thị Hý
 Bà đã để lại cho đời nhiều giá trị tinh hoa quý giá, mang đậm văn hóa Việt. Dù đã qua đời cách đây rất lâu, nhưng hình tượng của bà Bùi Thị Hý mãi mãi tỏa sáng trong thời đại hôm nay, bà là minh chứng muôn đời cho sự tài giỏi và thành đạt của người phụ nữ Việt Nam.
Cao Hường/Làng nghề Việt Nam

2 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 04:38 8 tháng 3, 2016

    Phụ nữ chúng tôi vinh dự được làm con cháu của bà

    Trả lờiXóa
  2. Nếu như trong bài thì đâu phải là Bùi Thị Hý vì bản dịch:Bùi Thị hý bút,nghĩa là người đàn bà họ Bùi vẽ chơi(hý bút)?

    Trả lờiXóa