Trang BVB1

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Đã đến lúc trả lời phỏng vấn "đài địch"

Với tư duy đã bị ‘bê tông hóa’: “Trả lời phỏng vấn các đài RFA, VOA, BBC... là trả lời giặc”!?
Dù không khí “mở miệng” trong nước có đỡ bị bóp nghẹt so với những năm trước, trong vài năm gần đây đài RFA vẫn chỉ tiếp cận được những quan chức phần nào đại diện cho lực lượng vũ trang nhưng đã nghỉ hưu như Thiếu Tướng Lê Văn Cương - nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, Bộ Công An, và Thiếu Tướng Lê Mã Lương - nguyên giám đốc Bảo Tàng Quân Sự Việt Nam,…
Nhưng chỉ ba tuần sau Đại Hội 12 của đảng cầm quyền, một quan chức cao cấp còn đang làm việc của đảng là Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, đã toát lộ một biểu cảm chưa từng có tiền lệ: Trả lời phỏng vấn đài RFA.
Một tín hiệu mới? Dù gì chăng nữa, cuộc trả lời phỏng vấn trên vẫn là một hiện tượng “chuyển hóa tư tưởng” rất đáng phân tích.
Từ nhiều năm qua, trong số các đài Việt ngữ quốc tế, RFA luôn bị bị xem là “đài địch” đầu bảng. Không hiếm việc những tờ báo đảng sắt son nhất với sự nghiệp “bảo vệ thành quả cách mạng” như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân... đã nhiều lần lôi tên RFA như một kẻ tử thù và mạt sát không thương tiếc.
Trong một lần bắt giữ trái phép rồi hỏi cung nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng vào giữa năm 2015, cơ quan an ninh điều tra - công an ở Sài Gòn - còn khẳng khái tuyên bố: “Trả lời phỏng vấn các đài RFA, VOA, BBC... là trả lời giặc.”
Nhưng không những trả lời “giặc,” dường như Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Vũ Ngọc Hoàng còn không né tránh những câu hỏi nhạy cảm của RFA.
Khi được hỏi, “Đảng đã đề cập rất nhiều đến chuyện kiểm soát quyền lực, một bộ trưởng đề cập thẳng ở đại hội chuyện độc lập giữa ba nhánh chính của nhà nước. Vậy cụ thể sẽ có gì mới trong việc kiểm soát quyền lực sắp tới?”, ông Vũ Ngọc Hoàng trả lời: “Kiểm soát quyền lực là việc nhất thiết phải làm. Đại hội 12 vừa rồi đã khẳng định như vậy. Trong đó, theo tôi nghĩ, cần thiết và quan trong hàng đầu là việc phân quyền giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cho hợp lý nhằm bảo đảm độc lập tương đối và thực hiện kiểm soát quyền lực lẫn nhau để hạn chế tối đa các sai sót hoặc sớm phát hiện và sớm điều chỉnh khi có sai, bảo đảm sử dụng quyền lực đúng quyền hạn và đúng mục đích, không lạm quyền, không lộng quyền, không để tha hóa quyền lực.”
Cũng là lần đầu tiên, cụm từ “độc lập tương đối” được một quan chức cao cấp của đảng phác tả về cơ chế kiểm soát quyền lực ba nhánh, tuy vẫn chưa nói thẳng về tính “tam quyền phân lập” mà phương Tây đã áp dụng hữu hiệu rất nhiều thế kỷ trước.
Điều gì đang xảy ra?
Những người sống trong nội bộ đều nằm lòng: Không một đảng viên nào có quyền “qua mặt” đảng Cộng Sản. Không một bài viết hay cuộc trả lời phỏng vấn cho báo đài nước ngoài nào mà không được báo cáo cho chi bộ và cấp ủy theo các quy định khắc nghiệt bằng văn bản và cả quy định bất thành văn nhưng ai cũng phải tự hiểu.
Không hiếm trường hợp những cán bộ A, B... bị thi hành kỷ luật chỉ vì trả lời phỏng vấn của đài BBC Việt ngữ khá trung dung về quan điểm chính trị, chưa nói đến một đài “chống cộng” như RFA.
Hẳn thời thế đang đổi khác và diễn biến khôn lường. Đời thay đổi khi “chúng ta” - giới quan chức xu thời và kể cả những quan chức có tiếng thủ cựu - buộc phải thay đổi. Cách tốt nhất để “hội nhập quốc tế” là hội nhập truyền thông. Cách can đảm nhất để hội nhập truyền thông là bình thường hóa quan hệ với các đài VOA, BBC, RFI, báo chí quốc tế và cả đài RFA. Nếu cả Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lẫn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đều chẳng mệnh hệ gì sau khi trả lời phỏng vấn BBC thì mọi đảng viên đều có quyền bình đẳng ngang nhau.
Tuyên giáo trung ương - cơ quan hàng đầu về tư tưởng của Việt Nam - càng có trách nhiệm gương mẫu đi đầu. Chẳng gì thì trước và trong đại hội 12, không phải bất kỳ tờ báo nhà nước nào mà những trang mạng xã hội luôn bị coi là “địch” như Ba Sàm, Dân Luận, Tin Tức Hàng Ngày mới là địa chỉ được “chọn” để công khai hóa về nhiều khuất tất tài sản và tham nhũng trong nội bộ đảng.
Vũ Ngọc Hoàng = Nguyễn Phú Trọng?
Câu chuyện chuyển hóa tư tưởng ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn.
Ngay trong thời gian diễn ra đại hội 12, ông Vũ Ngọc Hoàng đã trả lời phỏng vấn báo Người Lao Động, mà theo báo này tường thuật thì ông Hoàng “tỏ ý tin tưởng nếu quyết tâm, tích cực, chủ động thì có thể tiến tới bầu trực tiếp tổng bí thư tại đại hội đảng.”
Trước câu hỏi của báo Người Lao Động “Ông có cho rằng thực hiện tranh cử trong đảng sẽ giúp đánh giá, lựa chọn chính xác hơn những người giữ trọng trách?”, ông Vũ Ngọc Hoàng bộc lộ: “Tôi nghĩ về lâu dài, công tác bầu cử trong đảng nên có tranh cử để nhiều người lên trình bày phương án của mình trước đông người, nói rõ dự định nếu trúng cử vào vị trí đó sẽ làm gì... Sau đó, các ứng cử viên tranh luận với nhau một cách công khai. Đó là một cơ chế tốt, tiến bộ, cần tích cực chuẩn bị nhằm sớm triển khai.”
Có thể cho rằng, đây là lần rất hiếm hoi một tờ báo nhà nước dám vượt qua rào cản tuyên giáo để đặt câu hỏi về vấn đề tranh cử trong đảng - mà thực chất là “tranh cử kiểu phương Tây.” Nhưng là lần đầu tiên, một quan chức có trách nhiệm và lại là lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung Ương - cơ quan nổi tiếng là xơ cứng và giáo điều - không phủ nhận tính cần thiết của cơ chế tranh cử trong đảng, cho dù vẫn chưa hứa hẹn khi nào đảng Cộng Sản sẽ thực thi cơ chế này.
Trước đại hội 12, ông Vũ Trọng Hoàng bất chợt nổi bật trên tạp chí Cộng Sản như một cây viết chống trả và hạ bệ các nhóm lợi ích, những kẻ tham vọng quyền lực. Nhiều dư luận cho rằng đích nhắm của ông Hoàng là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhóm “sân sau” gắn liền.
Được xem là cánh tay mặt của tổng bí thư, phát ngôn của Ban Tuyên Giáo trung ương khá thường mang tính “định hướng” về những việc mà đảng Cộng Sản có thể thực hiện trong tương lai, dù chưa biết tương lai ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Logic có thể hình dung là nếu não trạng của ông Vũ Ngọc Hoàng có thể “chuyển” thì điều đó có nghĩa là tư duy của ông Nguyễn Phú Trọng đã có hơi hướng thay đổi.
Nhưng thay đổi theo hướng nào?
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?
Trước và trong đại hội 12, một hiện tượng đáng chú ý khác là cụm từ “xã hội chủ nghĩa” xuất hiện với tần số ít hơn hẳn các đại hội đảng trước đây. Thay vào đó, dường như giới quan chức tuyên giáo đang gắn tư tưởng Hồ Chí Minh chặt chẽ hơn với những gì đã diễn ra cách đây bảy chục năm - nghĩa là Hiến Pháp năm 1946.
Cũng đang xuất hiện một luồng quan điểm trong đảng muốn đưa đảng Cộng Sản trở về tên đảng Lao Động thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cho tới lúc này, hình như gần hết giới quan chức đương nhiệm và về hưu đều nhận ra chủ nghĩa xã hội là một cuộc đuổi bắt bất tận của những cái bóng.
Những lãnh đạo trẻ tuổi như tân ủy viên bộ chính trị Võ Văn Thưởng càng ít đá động tới chủ nghĩa xã hội, cho dù tốt nghiệp ngành Mác-Lê.
Vậy ẩn ý gì của Nguyễn Phú Trọng khi sắp xếp Võ Văn Thưởng vào vị trí trưởng ban tuyên giáo trung ương?
Mặc dù bị xem là người có quá ít kinh nghiệm về công tác tư tưởng, đặc biệt trong việc chỉ đạo và quản lý trí thức và văn nghệ sĩ cây đa cây đề và cả khụng khiệng ở Bắc Hà, Võ Văn Thưởng không bị xếp vào hàng bảo thủ không nhìn qua sống mũi của mình.
Nếu Nguyễn Phú Trọng muốn mở ra một sự thay đổi về tư tưởng, dù là nhỏ, Võ Văn Thưởng sẽ là một cành ô liu. Cấp dưới của ông Thưởng - phó trưởng ban thường trực Vũ Ngọc Hoàng - tất nhiên là người có nhiều kinh nghiệm hơn để đi những nước cờ mang tính mạo hiểm nhưng còn thể hiện đôi chút bản lĩnh như việc trả lời phỏng vấn “đài địch” RFA mới đây.
Vài biểu hiện mang hơi hướng “thoát Trung” gần đây của Bộ Chính Trị đảng, cùng chuyến công du Việt Nam Tháng Năm tới đây của tổng thống Mỹ, sẽ khiến Tổng Bí Thư Trọng được nâng cao thể diện lần thứ ba liên tiếp, sau Tháng Bảy, 2015 ở Washington và Tháng Giêng năm nay với “Tôi bất ngờ” tại đại hội 12 của đảng cầm quyền.
Tôn tạo thể diện và tập trung quyền lực hơn bao giờ hết, Nguyễn Phú Trọng đang có những điều kiện lớn để tự thay đổi và thay đổi, nếu ông muốn thế.
“Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” có thể là một trong những kịch bản đổi thay ấy.
Phạm Chí Dũng/(Người Việt)/TTHN
------------

22 nhận xét:

  1. Rượu cũ bình xưa cũng rứa thôi

    Trả lờiXóa
  2. Chẳng qua là thủ đoạn bịt mồm bịt miệng dân đen mà thôi. Cái gì cũng tự cho mình là đúng, là nhất.
    Câu chuyện thời cổ đại (nông nô) bên tàu (sưu tầm trên mạng).
    Chu Lệ Vương thi hành chính sách tàn bạo ác độc, người dân oán thán. Thiệu Mục Công, là người thân cận, tâu rằng : "Dân chúng không chịu nổi chính sách áp bức tàn khốc, nói lời oán thán bệ hạ !". Lệ Vương nghe vậy nổi giận, tìm một thày cúng giúp việc ngầm dò xét, để tìm ra những người dám nói lời trách cứ mình. Qua mật báo của thày cúng, bắt những người nói xấu vua đem đi giết, không cần nêu lý do. Vì vậy, mọi người không dám nói chuyện , trên đường gặp nhau, chỉ trao đổi với nhau qua ánh mắt. Chu Lệ Vương rất đắc ý nói với Thiệu Công rằng: "Ta có thể ngăn chặn việc nhạo báng, bây giờ dân chúng còn dám nói nửa lời chống lại.". Thiệu Công trả lời : "Bệ hạ có thể chặn miệng của người dân, nhưng để ngăn chặn miệng của người dân, cũng ví như việc ngăn chặn lũ ở sông, đó là việc không hề dễ. Sông do sự tắc nghẽn sẽ tạo ra chỗ vỡ, nó sẽ làm tổn thương rất nhiều người. Nếu người dân bị chặn miệng, hậu quả sẽ như vỡ đê khi lũ. Như vậy rõ ràng trị lũ, chỉ nên loại bỏ tắc nghẽn làm lưu thông dòng chảy. Việc quản lý quốc gia chỉ nên tạo điều kiện cho dân bày tỏ ý kiến, nhờ đó, nhà vua xử lý các việc của quốc gia. Cũng như quan chức các cấp dâng thơ ngụ ngôn; nghệ sĩ cung cấp hò vè, ca dao trong dân; sử quan đưa ra tài liệu tham khảo ghi chép trong lịch sử; thiếu sư thì đọc những lời răn; người mù ngâm vịnh thơ; người lòa dâng lời can ngăn; từ quan trưởng quản cho đến quan nhỏ đều dâng lời can gián; dân thường cũng nêu được ý kiến của mình đến nhà vua. (từ đó) Các trọng thần có trách nhiệm theo phép tắc. Họ hàng nội ngoại của nhà vua sửa chữa sai sót, xem xét việc đúng sai. Nhạc sư cùng sử quan lấy lời hát, (mà) sách sử thêm những lời dạy dỗ tốt đẹp. Các bậc thầy vọng trọng nhờ đó tiến thêm một bước trong việc tu bổ, chỉnh lý kinh sách. Sau đó vua có sự lựa chọn và quyết định, rồi đưa ra thi hành. Do đó vấn đề chính trị của đất nước, không có lý do gì không thực hiện được. Dân chúng có một cái miệng, giống như mặt đất có sông núi, của cải vật chất được sản xuất trong xã hội phụ thuộc vào nó; và như, vùng cao nguyên và vùng đất thấp đều có những mảnh ruộng màu mỡ, con người dựa vào nó để sản xuất thực phẩm và của cải. Người ta dùng miệng bàn luận, chính sách thành công hay thất bại sẽ hiện ra rõ ràng. Mọi người nghĩ rằng tốt sẽ cố gắng thực hiện, và sẽ cố gắng để tránh những sai lầm. Vì vậy, của cải của xã hội sẽ ngày càng đầy đủ, không ngừng nhiều thêm. Suy nghĩ của con người nhờ miệng mà biểu đạt ra. Triều đình cho rằng làm được cứ theo đấy mà làm (việc bịt miệng dân chúng không cho nêu ý kiến). Làm thế nào có thể ngăn chặn nó (miệng dân)? Nếu nhà vua chặn miệng của người dân, có thể ngăn chặn trong bao lâu? ".
    Chu Lệ Vương đã không lắng nghe ý kiến của Thiệu Công. Dân chúng sợ không ai dám nói lời tố cáo vua. Sau ba năm, cuối cùng dân chúng nổi dậy trục xuất bạo chúa đến đất Trệ.

    Trả lờiXóa
  3. Tớ ủng hộ "Đổi Cũ"! Có nghĩa đem lại tất cả những gì xảy ra thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa . Nếu đổi cũ, nước mình sẽ bắt kịp Bắc Triều Tiên chỉ trong vòng 5 năm .

    Ôi, bao giờ cho tới ngày xưa!

    Trả lờiXóa
  4. Đã đến lúc xoá khỏi bộ nhớ những gì đãng đã nhồi sọ suốt mấy chục năm qua.
    Rất nhiều "cựu","lão thành"...vẫn còn tin,nghe theo những thứ dối trá đó.
    Đó chính là cội nguồn của mọi tai hoạ mà cả dân tộc đã và đang ghánh chịu.
    Hãy tỉnh ngộ,đừng tiếp tục u mê nữa!

    Trả lờiXóa
  5. Dạo này càng thấy nền hậu dân chủ của Mỹ (tức American post-democracy) đang rơi vào khủng hoảng. Điều kiện hậu dân chủ ở Mỹ là không mới. Như đã khẳng định trước đây thì dân chủ của Mỹ là nền dân chủ tốt nhất mà tiền có thể mua được.
    Song, tình trạng đang xấu đi một cách đáng lo. Nó được thể hiện rõ trong cuộc tranh cử cho chúc vụ Tổng Thống đang diễn ra hiện nay. Tranh cử này vừa vớ vẩn vừa buồn. Nó phản ánh quá nhiều vấn đề trong chính trường của Mỹ mà sẽ được đề đề cập ở đây. Ở một bên có một kẻ mị dân, một kẻ phân biệt chủng tộc chả biết cái gì. Ông này có nhiều quan điểm hết sức xấu và nguy hiểm cho cả Mỹ lẫn nhân loại. Ông Ted Cruz cũng vậy.
    Ở bên kia có Bà Hillary R. Clinton (HRC), một người mà thế mạnh lớn nhất hiện này chắc chắn là bà không phải là D. Trump. Lý do tôi không nhiệt tình về Bà Clinton là vì bà ấy cùng với phái ‘dân chủ mới’ ở hết trong túi của những tập đoàn ngân hàng lớn. Cũng có những lý do khác, chẳng hạn như sự vô trách nhiệm khi đang làm chức Bộ Trưởng Ngoại Giao.
    Sao mà trong một xã hội 300 triệu dân không thiếu người có tài mà ta lại chỉ có lựa chọn như này. Vì trên thực tế việc có lựa chọn này chỉ phản ảnh những điểm xấu nhất của điều kiện hậu dân chủ của Mỹ: sự ảnh hưởng quá đáng của tiền bạc. Nó không chỉ ăn cướp nền dân chủ của Mỹ mà hạ thấp liên tục chất lượng của sự đàm luận chính trị trong nước qua nhiều thập kỷ. Là một người không hề ảo tưởng về những hạn chế của dân chủ của Mỹ, tôi thực sự đang lo về tương lai chính trị của đất nước mình.
    Trong khi đó, ở Việt Nam, tranh cãi về quy trình đề cử cho Quốc Hội đang nêu rõ những câu hỏi lớn về ý nghĩa của dân chủ ở Việt Nam. Ở đây sẽ không bàn nhiều, mà chỉ xin chia sẻ một ý: Ai mà cho rằng việc tự đề cử là hành động chống đối thì không nên nói từ dân chủ nữa. Xem toàn cảnh tôi thấy càng sớm cả nước Việt Nam ôm lấy tình thành dân chủ đa nguyên (chọn khuôn khổ nào là việc của Việt Nam), càng sớm đất nước sẽ phát triển một cách mạnh, công bằng, và văn minh. Làm thế là cách duy nhất mà có thể bàn các vấn đề của đất nước một cách xây dựng, minh bạch, công khai.
    Đừng ảo tưởng về dân chủ của Mỹ. Đừng ảo tưởng về dân chủ ở Việt Nam. Mỹ có những thể chế dân chủ nhưng nó hỏng. Việt Nam chưa có những thể chế dân chủ nhưng nói ‘dân chủ’ đã thành một thời chăng? Ở bất cứ nước nào, một cơ chế dân chủ đúng nghĩa yêu cầu người dân có tiếng nói. Mất cái đó, mất dân chủ luôn. Thế thôi.(Jonathan London)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GS J. London tôi có cảm tưởng là 1 người "loay hoay, tự làm khó mình". Ông ta hình như chưa định hình cái gì ra hồn trong vai 1 nhà bình luận chính trị.

      Xóa
    2. Giọng lên mặt dạy đời của 17:43 không biết của ai? nhưng tôi nghi là của lão Nguyễn Quốc Thước, hay của thằng Trần nhật Quang thì phải.
      ĐMCS"Đổi Mới Cuộc Sống !"

      Xóa
    3. Một kiểu lý luận "huề vốn" hay "huề cả làng",cào bằng
      tất cả.Có điều cần phải bàn thêm tên,họ của người góp
      ý tự xưng Karewr Milel.
      Tên người Mỹ cũng giống như Họ người Việt là những chữ
      cố định,dễ trùng nhau và quen thuộc.Nếu tên Mỹ là Peter, Susan v.v.thì họ người VN.là Trần,Lê v.v.Ngược lại Họ ngưòi Mỹ giống như tên người mình nhiều vô số và khó trùng nhau.
      Nhưng ở đây thì không phải : tên qúa hiếm có là Karewr
      mà người Mỹ không hề có ! Đóng vai dỏm qúa ?

      Xóa
    4. Thực tế là bài lên mặt dạy đời của một tên dư lợn viên nào đó của đảng csVN , không cãi được sai thành đúng thì cãi thành hòa?
      đó là kiểu lý lợn của những tên trùm lừa tuyên giáo đảng csVN.

      Xóa
    5. Karewr Milel là tên của 1 người lai Eskimo, Mông Cổ va Mặt Trăng. Hắn ta paste ý kiến của GS Jonathan London - 1 người chủ trưng đấu tranh bất bạo động cho Việt Nam. Nhưng rõ ràng ông London khá bạc nhược, ông ta còn khen cờ đỏ sao vàng "trông đẹp ra phết nhể?"?!

      Xóa
  6. chỉ là dương đông kích tây, 1 trò bịp bợm cua cs nhằm đánh lạc hướng

    Trả lờiXóa
  7. Vậy thì ông Trọng sang Mỹ, nói chuyện với TT Mỹ là sang thăm bọn địch rồi, đi theo thế lực thù địt rối, nếu theo luận điện của bọn tuyên láo này!!!

    Trả lờiXóa
  8. Địch nhưng ăn ngay nói thẳng,có sao nói vậy,chân thành,không ăn gian nói dối,không lừa đảo.không cướp bóc,không nhảy múa trên niềm đau và nổi khổ của đồng loại !=>Cho nên địch mà được mọi người yêu thích !

    Trả lờiXóa
  9. những người đảng ghét, dân yêu;
    ngẫm ra chỉ thấy toàn siêu anh tài,
    những thằng được đảng vổ vai
    xét ra chỉ thấy toàn loài bât lương

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ám chỉ tớ đấy à?
      (Loa Boss kêu to)

      Xóa
  10. Hãy vì đất nước vì dân tộc mà đừng ăn gian nói dối nữa,đừng dùng luật rừng nữa,đừng tham ô lãng phí nứa,đừng âm mưu bán nước nữa !

    Trả lờiXóa
  11. "địch" hỏi toàn câu khó, đảng lừa không trả lời được thì chửi

    Trả lờiXóa
  12. "Địch" thì làm NGAY-nói THẲNG; đảng "ta"làm thì LÀM BẬY, nói thì NÓI HAY

    Trả lờiXóa
  13. Chỉ thị của bọn cầm đầu đảng csVN: CÔNG AN KHÔNG CÓ QUYỀN TRINH SÁT KẺ THAM NHŨNG LÀ ĐẢNG VIÊN-Đây là chỉ thị do bộ chính trị khóa X ban hành ngày 7/7/2007, dưới thời tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Theo đó, những vụ án tham nhũng lớn liên quan đến đảng viên phải do nội bộ đảng xử lý trước. Lực lượng CA chỉ được điều tra sau khi có quyết định chính thức của đảng cộng sản- chỉ thị này đến nay vẫn được tổng bí lừa Ng phú trọng duy trì để bảo kê cho sự vơ vét tham nhũng của cán bộ lãnh đạo đảng csVN.
    http://danlambaovn.blogspot.com/2016/03/ca-khong-uoc-quyen-trinh-sat-ang-vien.html

    Trả lờiXóa
  14. Tôi lắng nghe ý tứ của bài này, cũng có cái hay. Mỹ tranh cử bằng nhiều tiền. VN tranh cử không mất tiền ! Ai tiến bộ hơn ??? Nhấn mạnh tiền thì là đi mua ghế. Không mất đồng xu nào dễ vô tách nhiệm ??? Sẽ có cách tranh cử lai ghép cả 2 cách trên là thực sự có uy tín miệng nói tay làm ra lợi ích vật chất tinh thần cho nhân dân trước cử chi mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VN có đấy, không mất tiền đố vào được danh sách, đó trúng cử, đố được phân chức quyền. Tiền nào quyền ấy!

      Xóa