Theo một số nguồn tin, tháp tùng ông thủ tướng sẽ là một đoàn đông đảo bao gồm một số Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, trong có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Trước đó, khi thông tin đưa ra là ông Nguyễn Tấn Dũng
không đi, ông Phạm Bình Minh đã được ủy quyền dẫn đầu đoàn.
Các nguồn chính thống từ Hà Nội chưa đưa bất cứ thông
tin gì liên quan tới sự tham gia của Việt Nam tại hội nghị Sunnylands.
Gặp riêng
Obama
Theo tin mà BBC có được, ngoài lịch trình họp chung
cùng lãnh đạo 9 quốc gia Asean khác trong hai ngày hội nghị 15 và 16/2, ông
Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp riêng với Tổng thống Barack Obama.
Hiện chưa rõ tại sao có sự thay đổi kế hoạch của ông
thủ tướng.
Tuy nhiên hôm thứ Sáu 12/2 một nguồn tin cho BBC hay
rằng đã có sự vận động ngoại giao ráo riết của phía Mỹ để ông Nguyễn Tấn Dũng
tham gia.
Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị
thượng đỉnh với các nước Asean và Washington
muốn có sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp nhất.
Tuy không phải nguyên thủ, nhưng ông thủ tướng Việt
Nam là người điều hành chính phủ Việt Nam trong hai nhiệm kỳ nay và chịu
trách nhiệm lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại.
Nhà Trắng vài hôm trước thông báo rằng chủ đề tranh
chấp ở Biển Đông sẽ được đặt cao trong nghị trình, và vì vậy sự có mặt của
ông Nguyễn Tấn Dũng, người trước đây đã có nhiều phát biểu về chủ đề này trên
các diễn đàn quốc tế, được cho là rất quan trọng.
Cũng có nhà bình luận cho rằng yếu tố đối nội đóng
vai trò đáng kể.
Một tuần nay các diễn đàn sôi nổi đồn đoán về sự
nghiệp chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhất là khi ông không xuất hiện
trước công chúng trong hai tuần liền, từ 29/1, một ngày sau khi Đại hội XII
của Đảng CSVN kết thúc.
Tuy tháng Năm tới ông mới mãn nhiệm, nhưng có đồn
đoán rằng ông "buộc phải rời vị trí trước thời hạn".
Chuyến đi của ông tới Sunnylands lần này sẽ xóa bỏ các
tin đồn trên.
Đối tác
chiến lược
Đảng CSVN luôn luôn cố gắng chứng minh rằng không có
"mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ" như các "thế lực bên ngoài tìm
cách tuyên truyền".
Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands theo các quan sát
viên là sự kiện thuộc loại quan trọng nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và khối
Asean từ trước tới nay, khẳng định lại lập trường của Mỹ trong quan hệ với
các nước Đông Nam Á.
Các nghị sỹ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa
Kỳ hôm 12/2 vừa thông qua nghị quyết hoan nghênh thượng đỉnh Sunnylands.
Thông cáo của các thượng nghị sỹ thuộc lưỡng đảng nói
họ ủng hộ nâng tầm quan hệ với Asean lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Văn bản mà BBC có trong tay cũng nhấn mạnh ủng hộ của
Hoa Kỳ cho "nỗ lực của Asean nhằm giải quyết tranh chấp biển và lãnh thổ
thông qua ngoại giao hợp tác kể cả trọng tài quốc tế, theo luật pháp và thể chế
quốc tế" (BBC).
* * *
Ngay sau tết nguyên đán 2016, chính trường Việt Nam đã
phát tín hiệu bốc hỏa.
BBC trở thành hãng tin nhanh nhạy nhất về sự kiện này
khi trong cùng một ngày đã liên tiếp đưa ra hai tin tức trái ngược về việc thủ
tướng NTD vừa ra khỏi Bộ chính trị Việt Nam sau đại hội 12 của đảng cầm quyền – ông
Nguyễn Tấn Dũng – sẽ không thể dự hội nghị thượng đỉnh Asean do Tổng thống Mỹ
Barack Obama tổ chức tại Sunnylands, California ngày 15 và 16/2/2016 với lý do
“bận việc”; nhưng sau đó lại “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự hội nghị thượng
đỉnh Asean ở California,
sau nỗ lực ngoại giao của Mỹ”.
Mặc dù về danh nghĩa, Thủ tướng Dũng vẫn còn đương
chức đến ngày 22/5/2016 là thời điểm Quốc hội Việt Nam tổ chức bầu cử khóa 14,
nhưng trên thực tế ai cũng hiểu là tất cả những nhân vật đã ra khỏi Bộ chính trị
không còn giữ được thực quyền, và thời gian từ sau đại hội 12 đến bầu cử quốc
hội chỉ mang tính “chuyển giao quyền lực”.
Đại hội 12 là một cuộc đấu cực kỳ gay go về quyền lực.
Trước đại hội này, Thủ tướng Dũng bất ngờ “xin rút”. Ngay cả vòng giới thiệu
ứng cử viên cho Ban chấp hành trung ương của hơn 1,500 đại biểu dự đại hội cũng
chỉ xác nhận 41% ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng “đi tiếp”. Không đủ số, ông Dũng đã
bị loại.
Tuy nhiên mọi sự vẫn chưa yên ấm. Dù bị loại khỏi Bộ
chính trị, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn phải đối mặt với một nguy cơ “hồi tố” nào đó
từ phía những người đồng chí không đồng lòng. Ngay sau đại hội 12, dường như đang
xuất hiện một cuộc “thanh lý” mới nhằm vào ông và có thể cả với những nhân sự
dưới quyền đã từng ủng hộ ông trong suốt nhiều năm trước.
Cùng với việc ông Đinh La Thăng – tân ủy viên bộ chính
trị và là một nhân vật người Bắc – được bổ nhiệm vào giữ chức bí thư thành ủy
Sài Gòn, thế cục đang trở nên bất lợi hẳn cho những người có gốc gác Nam Bộ. Trong
số 19 ủy viên bộ chính trị hiện nay, chỉ có 5 người Nam. Trong khi ở khóa trước,
tỷ lệ Nam Bộ cao hơn khi có 7 người Nam trong số 16 ủy viên bộ chính trị.
Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng đang nghĩ gì và có thể làm gì?
Một dấu hiệu đáng chú ý là sát giờ giao thừa tết
nguyên đán 2016, một tác giả ẩn danh là “Người cấp tiến” đã gửi đến trang mạng
Ba Sàm hai tài liệu thanh minh cho ông Nguyễn Tấn Dũng – một của Ủy ban kiểm
tra trung ương đảng, và một của ông Lê Hồng Anh – ký với tư cách Thường trực Bộ
chính trị. Hai tài liệu này giải thích cô Nguyễn Thanh Phượng – con gái của ông
Dũng – “không có quốc tịch Mỹ”, cùng một số nội dung khác.
“Người cấp tiến” cũng là tác giả đã cung cấp bức thư
chấn động dài đến 9 trang đánh máy trước đại hội 12, được cho là của Thủ tướng
Dũng gửi cho Bộ chính trị, thanh minh về 12 điểm mà ông Dũng bị cáo buộc.
Có một khả năng là hai tài liệu mà “Người cấp tiến”
gửi cho trang Ba Sàm vào thời điểm cận tết liên quan trực tiếp đến chuyến đi
của ông Nguyễn Tấn Dũng đến California.
Cũng có một khả năng một lực lượng chính trị trong
đảng không muốn cho ông Dũng xuất hiện trong cuộc gặp sắp tới với tổng thống
Mỹ. Thay vào đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được cử
tham dự hội nghị này.
“Nhưng đến cuối ngày thứ Sáu 12/2, các nguồn tin tiết
lộ Việt Nam thông báo với
phía Mỹ rằng Thủ tướng Việt Nam
sẽ dẫn đầu đoàn. Được biết một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ đã điện đàm
với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 12/2. Trước đó, Đại sứ Mỹ Ted Osius cũng
xin gặp phía Việt Nam
để thuyết phục” – BBC đưa bản tin có lẽ chưa phải cuối cùng.
Hậu đại hội 12, cuộc chiến quyền lực có lẽ vẫn chưa
kết thúc.
Lê Dung/ (SBTN)/TTHN
--------------
Mộng "guền lực" của ông này đã kết thúc.
Trả lờiXóaNói thêm, mặt mũi Lê Hồng Anh (và Fóng) trông kinh bỏ mẹ!
Comt này hay nhất tuần!
XóaSống dối trá là bản năng để tồn tại... trong thời gian ngắn.
Trả lờiXóaÔng Thủ tướng Dũng có DŨNG HAY KHÔNG DŨNG chính là lúc này.
Trả lờiXóaBộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh là người ông có thể tin cậy được.
Tin
Trả lờiXóaThủ tướng Pháp Manuel Valls kêu gọi Nga ngừng tấn công dân thường trong các cuộc không kích ở Syria và nói đây chính là chìa khóa của hòa bình.
Cuối tháng trước, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria đặt tại Anh nói ít nhất 1.015 người dân đã thiệt mạng trong các vụ không kích của Nga.
Nhân dân VN hoàn toàn không có hy vọng gì ở Đảng CSVN cũng như các nhân vật lãnh đạo chính quyền này .Ông Dũng hay ai cũng thế mà thôi
Trả lờiXóaChuyến đi naỳ của TTg Dũng là một “cuộc đấu”!
Trả lờiXóa“Cuộc đấu” này không phải là cuộc đấu đá lẫn nhau trong nội bộ như vừa qua. Đây là cuộc đấu trong Bộ Não của TTg. Đây là bước ngoặt trong cuộc đời thường của TTg. Bởi vì: là Con Người. Dù làm gì và ở vị trí nào thì đến giai đoạn nào đó cũng có những phút “dành” cho minh, nghĩa là quay lại với “Con Người Thực” để được sống mình giữa mọi người. Như vậy được thì sẽ thấy mình không đơn chiếc, thân gia mình không lẻ loi. Đó mới là hạnh phúc cuộc đời. Hạnh phúc cuộc đời không phải là vật chất và quyền lực, lại càng không phải là sự bảo tồn sinh mạng của mình trước bất cứ sự đe dọa nào. Vậy Hạnh phúc hay bất hạnh là điều rất cần cân nhắc. Là người đồng niên với TTg, tôi mong TTg cân nhắc diều này.
Chúc TTg 1 chuyến đi đem lại Hạnh phúc cho bản thân và Nhân dân tôi mong chờ!
Xem ra, thực ra 3D cũng phải cân nhắc. Nói,làm trái ý đảng sẽ ảnh hưởng đến 2 'thái tử' đương chức đương quyền là tầng lớp lãnh đạo của đảng!
XóaĐảng CsVn chỉ đổi mới kinh tế mà không đổi mới hệ thống chính trị,bỏ điều 4 trong hiến pháp là TỰ SÁT.!!!
Trả lờiXóavâng. chỉ tắm thôi, không rửa mít
XóaCó khi BCT "cho" ông 3D đi rồi ...đi luôn cho đỡ rách việc, như cụ Hồ đã cho cố vấn Vĩnh Thụy "leo dây" ở Trùng Khánh 1946?
Trả lờiXóaCòn hai thái tử thì bà con khỏi lo, chắc bố con ô. 3D tính hết rùi!
Một vài DLV của ông Dũng bộc lộ sự quá khích.Một bà nội chợ 50 tuổi nói với tôi như sau:Không biết những người muốn ông Dũng làm Goocbachep có hiểu gì không? Ông Gooc thì học hành cơ bản, từ xưa đến nay không thấy báo chí nói về sự tham lam quyền lực và tài sản, con cái họ hàng...vì thế ông ta mới dám làm cái điều nhiều người VN mong ước. còn ông Dũng đẹp mã nhưng học hành lởm khởm, tính cách ba trợn. tham quyền, lo vun vén cho con cái, họ hàng, tham nhũng đệ nhất VIệt Nam , trí tuệ ông ta để vào đó cả rồi còn đâu lo cho dân cho nước. Mặt khác ông ta giữ vị trí hàng đầu chính phủ gần hai mươi năm vì thế nền kinh tế khánh kiệt, đóng vai trò tạo nên khoảng cách giàu nghèo vào hàng đầu thế giới, ở VN nhiều tệ nạn phát triển vượt bậc...cho nên những ai kể cả nước ngoài đừng lừa dân tôi nữa.còn nghi người này theo giặc, người kia theo Tàu thuần túy thế thì dân VN đánh còn dễ hơn giặc nhà. Ông cha có câu: giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. còn để một tên lưu manh làm vua nó làm khổ dân mà dân không làm sao đươc...
Trả lờiXóakhông biết ý bà nội chợ có đúng không , các bạn nghĩ xem?