Trang BVB1

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Nước cờ lợi hại


Theo Reuters, gần hai tuần trước, ngày 18/1, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết, Nga hy vọng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc nắm cổ phần chi phối, sẽ thông qua những khoản vay đầu tiên trong vòng sáu tháng tới.
Không chỉ Nga, mà hàng loạt các quốc gia khác cũng đang chờ AIIB cho vay để có thể có nguồn tài chính phục vụ cho phát triển đất nước trong giai đoạn kinh tế thế giới đang chao đảo do tác động của giá dầu thô giảm mạnh như hiện nay.
Điều này cho thấy AIIB đang được xem như một định chế tài chính cung cấp vốn cho nhiều nền kinh tế, còn Bắc Kinh đang được xem là “bà đỡ” cho nhiều chính phủ, dù AIIB “sinh sau đẻ muộn” so với những định chế tài chính khác trên thế giới như WB, IMF, ADB...
Điều gì làm cho AIIB trở nên quan trọng như vậy, ngay cả khi nó chưa thực sự vận hành để cung cấp các dịch vụ cho thị trường tài chính?
AIIB - một “siêu ngân hàng thế giới”
Dư luận thế giới cho rằng việc AIIB ra đời là do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn “dằn mặt” Tổng thống Mỹ Barak Obama khi bị gạt ra ngoài TPP. Song theo người viết thì việc Trung Quốc cho thành lập AIIB còn do chính phủ nước này thực hiện việc tái cơ cấu nền kinh tế và do chính sự thiếu toàn diện của TPP.
Ban điều hành của AIIB họp lần đầu tiên tại Bắc Kinh, Trung quốc. Ảnh : aiib.org.
Theo tài liệu giới thiệu thì Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) là một ngân hàng phát triển đa phương (MDB) được hình thành nhằm phục vụ cho thị trường vốn trong thế kỷ 21. AIIB được tổ chức và quản trị dựa trên nền tri thức hiện đại, tập trung vào sự phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành sản xuất khác ở châu Á. 
Các dự án mà AIIB ưu tiên cung cấp vốn sẽ nằm trong các lĩnh vực điện và năng lượng, giao thông vận tải và viễn thông, cơ sở hạ tầng nông thôn và phát triển nông nghiệp, cung cấp nước và vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường, hậu cần và phát triển đô thị.
AIIB sẽ bổ sung và phối hợp với các MDB hiện có để cùng giải quyết các nhu cầu vốn về cơ sở hạ tầng tại những quốc gia khó khăn ở châu Á. Sự cởi mở và tính toàn diện của Ngân hàng đã phản ánh tính chất đa phương của nó.
AIIB chào đón tất cả các nước trong khu vực Châu Á và ngoài khu vực, các nước phát triển và các đang nước phát triển – nghĩa là AIIB sẽ đón nhận tất cả những cổ đông có mục đích đóng góp vào sự phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối các khu vực ở châu Á.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã công bố sáng kiến ​​thành lập AIIB trong những chuyến thăm đến các nước Đông Nam Á vào tháng 10/2013. Theo tính toán của của Trung Quốc thì nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng tại Châu Á cần tới khoảng 8.000 tỷ USD, vì vậy Bắc Kinh đã xác định quy mô của AIIB với số vốn đóng góp của các cổ động lên đến 1.000 tỷ USD, theo aiib.org. 
Đến nay, đã có 56 quốc gia trên thế giới tham gia làm thành viên sáng lập AIIB cùng với Trung Quốc và cam kết số vốn góp lên đến 981,514tỷ USD, gần bằng con số như Bắc Kinh dự tính ban đầu. Điều này làm cho AIIB trở thành định chế tài chính lớn nhất thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào thành phần trong danh sách các nền kinh tế tham gia AIIB mới thấy nó là một “siêu ngân hàng thế giới” chứ không chỉ đơn giản là định chế tài chính có quy mô lớn nhất mà thôi. Và nó được xem là công cụ mà Bắc Kinh sẽ sử dụng cho cả mục đích kinh tế và mục đích chính trị của mình trong tương lai.
Những nước thuộc G7 tham gia AIIB có Đức, Anh, Pháp, Italia, Canada. G20 có thêm Nga, Úc, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. EU có thêm: Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bỉ, Séc, Hungary.  
Những nước OPEC tham gia AIIB có thêm Iran, Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE. ASEAN có thêm Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Như vậy, có 5/7 nước G7, 15/20 nước thuộc G20, 16/28 nước thuộc EU, 5/13 nước thuộc OPEC và có 9/10 nước thuộc ASEAN, là thành viên của AIIB. Nghĩa là hầu hết những cường quốc kinh tế, những quốc gia phát triển trên thế giới quy về dưới trướng Bắc Kinh. Vì vậy, giới quan sát cho rằng AIIB là một “siêu ngân hàng thế giới của Trung Quốc”.
Và ngày 16/1 vừa qua AIIB đã chính thức đi vào hoạt động với vốn đóng góp đợt đầu của các thành viên là 10% của vốn cam kết, tức là khoảng gần 100 tỷ USD. Với hơn 29% vốn góp, Trung Quốc đóng vai trò chi phối hoạt động của AIIB. Trụ sở của AIIB đặt tại Bắc Kinh và Chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng này là người Trung Quốc – ông Kim Lập Quần, theo aiib.org. 
Qua việc thành lập AIIB người ta có thể nhận ra đây là một trong những bước đi của Trung Quốc trong việc chi phối, tiến tới thống trị nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 – điều mà Mỹ quyết tâm ngăn chặn. Liệu Trung Quốc có thể làm được điều ấy và sẽ thực hiện theo cách nào?
AIIB – công cụ Bắc Kinh chặn đầu chặn đuôi Washington
Do Tổng thống Barak Obama chuyển hướng trọng tâm trong chiến lược quan hệ quốc tế sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên đã khởi động Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, Mỹ đã gạt Trung Quốc ra ngoài TPP để tránh hậu họa là Bắc Kinh trở thành bá chủ thế giới trong thế kỷ 21, theo The NewYork Times ngày 4/12/2015.
Có thể thấy rằng, TPP là một hiệp định thương mại tự do giữa các đối tác hai bên bờ Thái Bình Dương. Đấy chỉ là hiệp định thuần túy về thương mại. Mục đích của hiệp định này nhằm hướng tới việc tự do và bình đẳng trong quan hệ thương mại giữa các thành viên tham gia hiệp định. 
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương có 12 nước tham gia gồm Mỹ, Nhật, Canada, Úc, New Zealand, Singapore, Brunei, Peru, Chile, Mexico, Malaysia và Việt Nam, theo ustr.gov/tpp  
Có thể hiểu một cách đơn giản là, việc các quốc gia được hưởng lợi là nhờ giảm thủ tục và áp thuế suất ưu đãi cho những hàng hóa trao đổi giữa các thành viên, trong đó có nhiều mặt hàng thuế suất bằng 0. Nói một cách nôm na là bán hàng giá rẻ và mua hàng giá cũng rẻ.
Như vậy, người dân và doanh nghiệp của các nước tham gia TPP là những đối tượng chịu sự ảnh hưởng trước tiên và trực tiếp nhất bởi hiệp định này.
Khi TPP vận hành thì có thể mang đến cả lợi ích và thiệt hại cho các thành viên. Việc lợi nhiều hay thiệt nhiều là do sức mạnh của nền kinh tế cũng như những chủng loại hàng hóa mà quốc gia có thể xuất khẩu được và những mặt hàng mà người dân và doanh nghiệp có thể tiêu thụ được. Nghĩa là lợi và hại là rất tương đối và tùy theo lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, muốn được lợi và tránh thua thiệt thì điều kiện cần và đủ là phải có hàng để bán và có tiền để mua hàng sử dụng. Nghĩa là phải có tiền, có hàng hóa thì mới có thể thấy được lợi ích của TPP.
Song TPP chỉ thuần túy là hoạt động thương mại, chứ không liên quan đến dịch vụ tài chính – một yếu tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hoạt động thương mại có thể diễn ra.
Một ví dụ đơn giản là Việt Nam tham gia TPP nên mặt hàng may mặc của Việt Nam được hưởng lợi khi xuất khẩu vào thị trường Úc với thuế nhập khẩu của Úc là 0% chẳng hạn, nhưng nếu không đủ vốn để phát triển sản xuất thì lợi thế đó chẳng có ý nghĩa gì. 
Ngược lại, Việt Nam giảm thuế nhập khẩu hàng nông sản từ các nước TPP bằng 0% chẳng hạn và New Zealand sẽ xuất khẩu gạo vào Việt Nam vì giá của họ rẻ hơn, gạo ngon hơn.
Nông dân và doanh nghiệp kinh doanh gạo Việt Nam sẽ thua thiệt nều không có vốn cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng để không mất thị trường nội địa – nghĩa là không để người Việt Nam ăn gạo New Zealand.
Điều đó cho thấy. những bên tham gia vào TPP chỉ tạo ra sự thuận lợi cho đối tác và cũng khai thác tối đa sự thuận lợi mà đối tác tạo ra cho mình. Ở đây không có sự tương trợ, hỗ trợ giữa các đối tác, thậm chí còn ngược lại để có thể được lợi nhiều hơn – nghĩa là phải cạnh tranh sòng phẳng với phương châm: mạnh thì thắng, yếu thì chết (chứ không chỉ là thua). 
Vì vậy, sẽ có đối tác thua thiệt rất nhiều khi tham gia TPP nếu như tài chính công và tài chính doanh nghiệp yếu, sức mạnh kinh tế nội địa kém hơn so với các đối tác khác.
Đây chính là sự thiếu toàn diện của TPP mà Trung Quốc nhắm tới khi xúc tiến việc thành lập AIIB. Có thể mục tiêu của AIIB là cho giúp cho Châu Á thoát nghèo, nhưng tác động vào TPP mới là mục đích của Bắc Kinh, theo The New York Times ngày 4/12/2015.
Trong số 12  nước tham gia TPP thì có tới 7 quốc gia là cổ đông và cổ đông sáng lập của AIIB, điều đó cho thấy khi TPP vận hành thì AIIB có sự chi phối tới nhiều chủ thể của nó. Nghĩa là tiền của AIIB sẽ làm nên hàng hóa cho TPP  - dịch vụ tài chính của AIIB có sự chi phối hoạt động thương mại của TPP.    
Như vậy dù không được tham gia vào TPP, thậm chí bây giờ có thể nói là không cần tham gia, nhưng Trung Quốc đã có ảnh hưởng trực tiếp tới TPP và được hưởng lợi khi TPP vận hành.
Do vậy, trước đây Trung Quốc có thể có ý định ngăn cho TPP chậm được các nước thông qua, thì nay Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy TPP nhanh chóng khởi động và vận hành.
Song Trung Quốc sẽ không chỉ “ngồi mát ăn bát vàng” mà Bắc Kinh sẽ sử dụng AIIB như một công cụ tác động mang tính chi phối tới TPP, mà mục đích là chặn hướng đi của Washington tới Châu Á – Thái Bình Dương hay nói cách khác là buộc người Mỹ đi theo hướng của Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, khi Tổng thống Obama khởi động TPP thì cũng đồng thời xem nhẹ quan hệ với những đối tác truyền thống ở các khu vực khác, trong đó có EU. Thế là Bắc Kinh thấy đây là cơ hội trời cho nên đã nhanh chân thay thế Mỹ, trở thành đối tác quan trọng của những “người bạn cũ” của Mỹ, theo BBC ngày 20/10/2015.
Với thành phần cổ đông và cổ đông sáng lập của AIIB thì có thể thấy rằng, những đối tác mà Mỹ “buông” đã nằm trong sự chi phối của Bắc Kinh thông qua lợi ích từ AIIB và cơ chế hoạt động của nó.
Có thể thấy rằng, nếu TPP không mang lại hiệu quả như Mỹ mong muốn thì Washington cũng không còn cửa quay lại với những đối tác truyền thống vì Bắc Kinh đã thay thế họ mất rồi.
Lúc này thúc đẩy cho TPP khởi động là nhiệm vụ tối quan trọng của chính quyền Tổng thống Obama, nhưng khi nó vận hành thì người được hưởng lợi đầu tiên nhất không phải là Washington mà lại là Bắc Kinh.
Và Trung Quốc sẽ tác động vào TPP theo hướng chi phối nó ngày càng nhiều trong tương lai, mà mục đích hướng tới là khống chế Mỹ.  
Như vậy, Bắc Kinh đã chặn cả đường tiến lẫn đường lùi của Washington trong một thế trận được họ bày ra với việc sắp đặt lại những quân cờ mà có thể Mỹ đã vội vàng cho là “vô dụng”, thông qua dịnh chế AIIB.
Tuy nhiên, cùng với kênh thị trường hàng giá rẻ và tỷ giá tiền tệ có điều tiết, thì dịch vụ tài chính của AIIB cũng chỉ là công cụ phục vụ cho những kế hoạch mang tính sách lược của Trung Quốc mà thôi.
Việc Bắc Kinh nuôi mộng bá chủ thế giới được Tập Cận Bình xây dựng bằng một chiến lược mang tên “Con đường tơ lụa mới” mà khi phân tích về nó, người ta sẽ hiểu được lý do tại sao Bắc Kinh quyết tâm gây hấn tại Biển Đông cũng như gây ảnh hưởng ngày càng lớn tại Trung Đông và thực hiện “đồng hóa” tại Châu Phi.
Tất cả các công cụ đều được sử dụng nhằm phục vụ cho ý đồ của Bắc Kinh nhằm thống trị thế giới.
Ngọc Việt/GDVN
-------------

19 nhận xét:

  1. Dưới sự cai trị tàn bạo của đcsTQ thối nát , xã hội TQ ngày nay là một đống rác rưỡi, người ta dùng mọi thủ đoạn , kể cả giết người để mưu lợi về mình. Một cái thứ bầy nhầy ghê tởm này mà đòi làm bá chủ thế giới ư? Chỉ khi nào nhân dân TQ tự quyết định vận mệnh của mình thì lúc đó mới có hy vọng . Một TQ dân chủ , văn minh là mong ước của nhân dân toàn thế giới. AI lãnh đạo thế giới không quan trọng , mà quan trọng là có một thế giới hòa bình, thịnh vượng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy hôm nay, tuyên giáo đảng csVN lại ra sức lừa bịp:
      http://xuandienhannom.blogspot.com/2016/02/quyen-luc-thuoc-ve-dan.html
      cũng cái thằng khốn nạn "ngọc việt" (Gơ-belcs, tuyên giáo ngụy trang) này viết bài "QUYỀN LỰC THUỘC VỀ DÂN!" để làm ra điều "đảng vẫn đề cao quyền lực của người dân";"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" ;"tất cả vì hạnh phúc của nhân dân"...- tiên sư nó, nói thì tưởng như phật thánh để"định hướng"(lừa) dân chúng hãy tin vào đảng tay sai của Tàu ở VN-đảng csVN, hãy để đảng dắt mũi đi lên "thiên đường"?.
      Tôi thù lũ lừa dân chuyên nghiệp, làm ngu dân : tuyên giáo đảng cs

      Xóa
  2. Dân lương thiệnlúc 20:23 2 tháng 2, 2016

    Đã gọi là
    VÁN CỜ LỢI HẠI
    thì chỉ những người giỏi chơi cờ hãy nên tham gia, nhất lại là
    CHƠI CỜ ĂN TIỀN.
    Thủ thuật của các nhà hồ là cho anh thắng vài ván, dử cho những kẻ tham, đến lúc say máu lên là chỉ có chết.

    Với Trung Quốc thì không có gì là hiền lành cả.
    Hãy thận trọng.

    Trả lờiXóa
  3. Ngọc viết là ai vậy ông ta là chuyên gia về cái gì mà phán như thần vậy, chắc G7 và mỹ bị trung quốc lắm đầu hết à? xin thưa họ không ngu như vậy đâu ông ngọc việt. trung quốc ngoài đông dân+ xưởng gia công cho các tập đoàn tư bản lõi đời với giá nhân công rẻ mạt và làm hàng đểu họ chẳng có gì thực sự nổi bật cả, tiền của của người dân trung quốc tích góp được phải đổi bao nhiêu sự mất mát mới có được, để cho những bọn người như họ tập mang làm công cụ loè bịp thiên hạ mà thôi. Để rồi xem bọn giẫy mãi không chết nó có bị lừa không, hay với 29% số vốn ấy chỉ là lấy mỡ nó dán nó thôi. Có chăng bị lừa chỉ có Việt nam là dễ nhất thôi còn những thằng khác chỉ bị một lần là nó khôn lên ngay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi xem bài viết này của ông "ngọc việt" có luận điệu của một tên tuyên giáo được đặt hàng của Tuyên giáo trung ương nhằm "định hướng"(lừa) dân Việt tin tưởng vào thằng bạn vàng của csVN?
      trung quốc chỉ có tài khôn vặt chứ không có trí khôn để làm thủ lĩnh.
      với định chế độc đảng toàn trị như Trung quốc thì sớm muộn nó sẽ sụp đổ.
      Dù là nền kinh tế lớn nhất, nhưng bình quân đầu người của TQ hiện nay chỉ bằng 1/6 của Mỹ và dù là công xưởng thế giới nhưng công xưởng đó sản xuất hàng nhái, hàng rởm rẻ tiền là chủ yếu chứ nếu có sản phẩm nào có thương hiệu đứng đầu thì cũng đều của Tư bản phương tây thuê đất và người ở TQ để sản xuất mà thôi chứ đâu phải của TQ?.
      những đồng tiền ăn cướp của người dân mà đảng cstQ có được hiện nay dù lớn cũng không có nhiều trong ngân sách nhà nước, nó nằm trong túi tham của các quan chức (cũng giống như ở VN mà thôi)-một kiểu tư bản hoang dã cho vay nặng lãi sẽ được những tên cướp trong csTQ núp danh AIIB để thôn tính những thằng khát tiền như csVN và vì là giống lợn nên hễ có cám cò là đớp chứ biết có tăng trọng hay không đâu.
      Nền kinh tế TQ dù lớn nhì hay nhất thế giới thì cũng là nền kinh tế bóc lột người lao động nhất thế giới, nên nó đâu có sản phẩm nào có giá và văn minh trên thế giới? nó chỉ dựa vào việc cho thuê đất, thu thuế xuất nhập khẩu của tư bản nước ngoài và bóc lột người dân trong nước để hưởng lợi. một khi những nhu cầu thuê đất ấy của Tư bản nước ngoài không còn vì sinh lời không cao mà các nhà tư bản ra đi thì trung quốc rỗng đít hết nói phét. một khi định chế chính trị thối nát ấy sụp đổ và chế độ tư bản cạnh tranh lên ngôi thì may ra TQ mới đáng gờm với các cường quốc hiện nay.
      Còn cs thống trị độc tài như VN ở TQ thì TQ không sớm thì muộn cũng sẽ chết, dù tham vọng của các tên tư bản đỏ của Tàu có ngông cuồng đến đâu.

      Xóa
    2. rat suat sat, rat dong y voi NAC DANH 20;58. Ngoc Viet ong/ba la ai vay??? rat tham thuy. MY va EU tinh do hon nen ho tra luong cho dan ho bang GIO. con QT tinh hay hon nen cho dan QT nhan luong bang thang, bang nam.

      Xóa
  4. Tàu không bao giờ có thể là cường quốc thế giới

    Trả lờiXóa
  5. Ông Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt... không học hành nhưng họ lại thông minh thật sự. Nhưng việc họ làm với khẩu hiệu "lật đổ đế quốc phong kiến, giải phóng dân tộc" việc làm của họ đơn giản là nói cho người dân tin tưởng cái xã hội mà họ sẽ xây dựng vì thế nhân dân tưởng bở mới không tiếc gì xương máu nhiều đời giúp cho các ông giành được chính quyền. Khi giành được chính quyền rồi họ không biết làm gì với một đất nước nghèo nàn, còn dân tình thì dốt nát , lạc hâu vào bậc nhất thế giới. Khổ nổi vì dốt nên không có người nào viết sách về vấn đề này chỉ cho dân thấy để họ tự lo nên ông Nguyễn Văn Linh mới nói "hãy cứu mình trước khi trời cứu". Đang loay hoay thì các ông lần lượt đi gặp Các Mác, Lê Nin.
    Thế rồi khi tranh chức tranh quyền cánh Lê Khả Phiêu đem cả một đất nước ấn vào tay ông Nông Đức Mạnh một cán bộ trung cấp trồng rừng và ông Nguyên Tấn Dũng một y tá trong chiến tranh chống Mỹ. Nhiều lúc đọc báo mọi lề thấy tội cho ông Mạnh và ông Dũng, không biết làm chả lẽ không biết phá hay sao các bạn thân mến! Tội là các tay trùm khủng bố đem một dân tộc giao cho bọn chỉ biết phá còn kêu ca nỗi gì? Mặt khác họ học Mác Lê mà châm hiểu cái xã hội các ông tưởng tượng ra đó chính ông Lê Nin nói "không có ai làm mẫu cho chúng ta" có nghĩa là ông ta cũng bế tắc.Kinh tế xã hội là vấn đề lâu dài, đòi hỏi phải có trí tuệ hơn nhiều nói dối dân để cướp chính quyền. Muốn phát triển tốt nhất là tìm nhân tài giao cho họ điều hành, học bọn tư bản giẫy chết mà theo chứ ông Lê Nin chết rồi mà còn sống ông ấy cũng dốt về kinh tế xã hội đúng không? Thôi bạn có thời gian viết bài tôi cũng tôn trọng bạn và anh BVB còm mấy chữ cho vui vậy./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cho rằng, cái tốt LD, VVK, VNG... cũng chỉ là do những người ngây thơ áp đặt...

      Xóa
  6. Xem bài viết của tác giả này thì thấy cả lũ 5/7 nước G7, 15/20 nước G20 "ngu" quá ta. Chứng tỏ VN ta rất "sáng suốt", chơi "bắt cá hai tay" luôn - kiểu gì thì cũng ...thắng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì họ vẫn quay tay rằng họ là "đỉnh cao trí tuệ " đấy thôi !

      Xóa
    2. "VN ta" là ai đấy hả Bác? đấy là thằng đảng csVN chứ đâu phải là dân VN mà bác bảo "VN ta"?

      Xóa
    3. thắng trong thế thua! thua trong thế thắng!
      Đại loại nhóm Lú luôn là vậy!

      Xóa
  7. GIÁO SƯ NGUYỄN ĐÌNH CỐNG TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNG CSVN:
    Một "đảng viên nhưng mà tốt" đã đủ dũng khí rời bỏ đống phân csVN:
    Nguyễn Đình Cống - Tôi là Nguyễn Đình Cống, sinh năm 1937. Tôi vào Đảng Cộng sản VN năm 1985, tại đảng bộ Đại học Xây dựng, lúc 48 tuổi và đã được phong chức danh Phó giáo sư, tiến sĩ, hiện nay là Giáo sư.

    Tôi vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế hiện tại của VN là sự độc tài toàn trị của Đảng. Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức Đảng góp ý kiến về việc từ bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy vọng đại hội sẽ có chuyển biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH 12 vẫn kiên trì CNML và đường lối chính trị cũ. Tôi thấy không còn lý do để tiếp tục ở trong Đảng, cũng là để tỏ thái độ dứt khoát với CNML và sự độc tài toàn trị của ĐCSVN.

    Vậy tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách.
    (xem bình luận http://danlambaovn.blogspot.com/2016/02/thong-bao-tu-bo-ang.html)

    Trả lờiXóa
  8. Bài viết của bạn này giống của bọn tuyên giáo cs nâng bi trung cộng quá.trung quốc giàu nhờ thói lưu manh,gian dối,hàng giả,hóa chất độc hại vv...nên nhớ những cái đầu lãnh đạo của các nước tư bản là do tranh cử,dân bầu.Không như trung quốc,dac biệt là tổng lu của Vn ,những đồng tiền thuế của dân họ biết sử dụng để phát triển đất nước,họ không có ngu như bạn nói đâu

    Trả lờiXóa
  9. Với ai thì mặc họ nhưng với VN ta thì AIIB là một cái bẫy ẩn chứa vô vàn hiểm nguy. Nếu ta bập vào, TQ sẽ cho vay rồi đưa người tràn sang đầu tư, đường sá cầu cống, khu dân cưv.v. từ Nam chí Bắc, đặc biệt các con đường chiến lược thọc thẳng vào HN từ Lao cai, Lạng Sơn, v.v.Mong Ban lãnh đạo mới của đất nước hãy tunhr táo, chớ có vì "cùng ý thức hệ "mà mở cửa cho TQ dùng BIIB tràn ngập lãnh thổ. Khi đó một thời kỳ Bắc thuộc sẽ thực sự bắt đầu!...

    Trả lờiXóa
  10. Hay cái con mẹ gì chứ,thằng giặc Tàu sắp tan xác thì ngân hàng của nó là gì chứ !

    Trả lờiXóa
  11. bao chi VN van con ton tai nhung ngoai viet nhu Ngoc Viet, dan toc VN minh chung nao moi phat trien day?????

    Trả lờiXóa



  12. Ủng hộ Mỹ tuần tra Hoàng Sa vẫn là Điều kiện cần nhưng chưa đủ !








    https://www.youtube.com/watch?v=qYNM5K9UNeY

    Mỹ gửi tầu chiến vào gần đảo Tri Tôn như Quà Tết cho
    Toàn Dân Việt
    Chiến hạm Curtis Wibur đã đi vào vùng 12 hải lý của đảo
    Tri Tồn, thuộc quần đảo Hoàng Sa vào sáng thứ Bảy 30/01/2016



    Ủng hộ Mỹ tuần tra Hoàng Sa
    Là Điều kiện cần nhưng chưa đủ !
    Phải bảo vệ Ngư dân lẫn Quê ta
    Hà L..ội cần như Thời 'chống Mỹ'
    Bảo vệ Vành đai Trung Cộng hết ga !
    Bắc Kinh giờ nổi cơn thịnh nộ với Mỹ
    Chiến hạm Hoa Kỳ quanh Tri Tôn tuần tra
    Chỉ phản ứng nhẹ nhàng mặc nhiên ủng hộ
    Mỹ mở chiến dịch nơi Hoàng-Trường Sa
    Tự do hàng hải trên Đường biển Huyết mạch
    Sao không vận dụng Vận hội này tối đa
    Hãy phải có sự chọn lựa rõ ràng cấp bách
    Bạn-Thù cần phân định dựa trên Chính-Tà
    Mau rời khỏi Quỹ đạo Đại Hán ma quỷ
    Đây là Dịp may Cơ hội của Dân Việt ta ! !









    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa