Trang BVB1

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG – cuộc chiến sống còn

* TÔ VĂN TRƯỜNG
Không phải chỉ các nhà khoa học đoạt giải Nobel mới hiểu và chứng minh một cách định lượng rằng năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sức mạnh của bất kỳ một nền kinh tế nào mà ngay cả mấy người khai sinh ra lý thuyết về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như Mác, Anghen, hay Lenin cũng đã tốn nhiều giấy mực để chứng minh điều đó.
Vậy mà chúng ta, những kẻ dường như tôn thờ chủ thuyết Mác-Lê và quyết phấn đấu cho một nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” xem ra nói thì nhiều mà làm chẳng được mấy để đưa nền kinh tế thoát khỏi vũng lầy “năng suất lao động thấp” so với phần còn lại của thế giới.
Có rất nhiều nguyên nhân biện minh cho thực trạng tệ hại này. Việc mổ xẻ, phân tích các nguyên nhân đó nhất là các nguyên nhân chủ quan là rất cần thiết để chúng ta có thể lột xác trên con đường hội nhập để tranh thủ những cơ hội một đi không trở lại.
Tình hình chung
Thực tế, chỉ so sánh với các nước trong khu vực, năng suất lao động ở nước ta chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 1/15 so với Singapore. Ở Việt nam hễ nói đến năng suất lao động, nhiều chuyên gia thường đánh giá phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu, sử dụng công nghệ cao, tăng trưởng xanh và đổi mới quản trị (thể chế).
Khó khăn lớn nhất là thống kê về lao động trong từng khu vực thể chế như các loại doanh nghiệp nhà nước, các công ty dịch vụ độc quyền nhà nước (sự nghiệp), các hoạt động hành chính vẫn không được công bố rõ ràng, chính xác nên khó lòng tính toán và đánh giá đúng về năng xuất lao động ở Việt Nam. Nguồn của Niên giám thống kê thì tù mù, dường như chỉ thoả mãn cho các mong muốn chính trị nên dựa vào đó thì chỉ có phán đoán sai. 
Tỷ lệ thất nghiệp cũng mơ hồ, không rõ ràng vì ngay cả định nghĩa của ILO cũng không phù hợp với một nước đang phát triển như Việt Nam. Thí dụ chỉ tự làm 1 giờ trong tuần điều tra là coi như có việc làm là  không hợp lý khi mà nông dân chỉ cần vác cuốc ra đồng 1 giờ là được coi không thất nghiệp.
Ở Việt nam dân số vàng vào năm 2007 nhưng chỉ đến năm 2011 đã giao thoa, đến 2030 sẽ cân bằng già trẻ. Đến năm 2035 Việt nam thuộc loại dân số già. Nhật Bản còn khốn khổ về dân số già, chắc đến lượt Việt Nam thì khó khăn chưa biết đến như thế nào!
Giảm tỷ lệ dân ở tuổi lao động sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế vì kinh tế phát triển dựa vào hai nhân tố: tăng dân số hoặc tăng năng suất lao động.                      
>>  Năng suất lao động Việt Nam thấp nhất Châu Á    
Vì sao năng sut lao động Vit Nam thp?
Để đánh giá chính xác năng sut lao động thp phi kho sát nghiên cu mt cách định lượng thì mi có th biết rõ đâu là nguyên nhân chính và t đó mi đưa ra được chính sách. Tuy vy, năng sut nói chung b nh hưởng bi các yếu t sau:
Th nht là tri thc và tay ngh ca lao động. Giáo dc nói chung có th nâng tri thc nhưng tay ngh thì cn giáo dc ngh nghip. Cái này thì Vit Nam thiếu, các trường dy ngh thay vì được phát trin thì biến thành các đại hc dy tri thc chung. Vì vậy mà có nạn thừa thầy, thiếu thợ, mà nhiều nơi, thầy cũng không ra thầy, thợ không ra thợ. 
Th hai là công c, nói chung là máy móc và k thut tiên tiến. Cái này Vit Nam cũng thiếu vì Việt Nam ch yếu nhp công c, máy móc lc hu t Trung Quc, s dng nhiu nguyên nhiên liệu và lao động và li hay hng hóc nên giá thành đắt. Ngay mới đây, v mua 600 toa xe do Trung Quốc đào thi thì làm sao có được năng sut lao động cao?. Hàn Quc ch yếu nhp k thut và đòi chuyn giao công ngh và hn chế FDI để nm được công ngh. Trung Quc cũng theo hc như Hàn Quc nhưng m rng cho FDI vào mt s ngành ngh. Vit Nam thì ch yếu da vào FDI mà trung gian thc hin (thng thu hay qun lý) là Trung Quc. 
Th ba là th chế nh hưởng có tính chất quyết định đến năng sut lao động. Trung Quc và Vit nam da vào doanh nghip nhà nước, còn Hàn Quc da vào tư nhân. H thng quản trị ở nước ta vừa yếu kém, vừa tham nhũng có tính phổ biến.
Th tư là chính sách vi công nhân cũng là yếu t quyết định liên quan đến năng sut lao động. Tr lương quá thp thì ch thu hút được lao động không chuyên. Xung đột vi qun lý và đình công làm gim sn lượng và tăng giá thành. S lượng đình công Vit Nam ngày càng nhiu.
Giải pháp
Trong qúa trình hội nhập và nhập hội, tác động rất lớn đến năng suất lao động.  Việt Nam không thể là một kẻ lập dị trong một thế giới văn minh phát triển. Muốn vậy, vẫn là muôn thuở, phải luôn tự " nhìn lại mình và vượt lên chính mình ". Hội nhập là thay đổi sao cho dân tộc không còn tách rời với cộng đồng thế giới, và cộng đồng này cũng không thể hờ hững với Việt Nam . 
Năng sut lao động là do các yếu t như  điều kiện tự nhiên và mô hình th chế đem li. V mô hình th chế thì quá rõ khi so sánh trước và sau chính sách Đổi mi. Hin trng ngày nay b máy cng knh gm Đảng, chính quyn và các t chc đoàn thể xã hội ngn đến 35% thu ngân sách là rào cn tăng năng sut lao động. Ch có ci cách th chế để to động lc cho nn kinh tế mi nâng cao được năng suất lao động.
Nếu “mổ xẻ” theo công thức tính năng suất lao động là tỷ lệ giữa GDP với số lao động thì suốt 30 năm đổi mới, Việt Nam mới chỉ giảm được con số 70% lao động nông nghiệp xuống 46% như hiện nay. Trong khi đó, các nước tiên tiến số lao động nông nghiệp chỉ khoảng 5%. Như vậy, số nông nhàn ở Việt nam quá lớn, giải pháp phải làm sao rút xuống con số lao đông nông nghiệp chỉ khoảng 16% trong vòng 10 - 15 năm tới.

Năng suất lao động ở nông nghiệp nói chung là rất thấp vì số lao động dư thừa. Cho nên muốn tăng năng suất lao động của xã hội nói chung thì phải mở rộng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Và khi tính năng suất lao động thì phải loại trừ hoạt động hành chính và sự nghiệp (vì không thể tính bằng cách lấy GDP chia cho số lao động hay giờ lao động được).
Để có năng sut lao động cao, phi chú ý đúng mc ti trình độ đội ngũ lao động trí thc và các ch đầu tư vì h là người hoch định và t chc thc hin các chiến lược, quy hoch, kế hoch, chính sách.
Lỗ hổng hiện nay là doanh nghiệp nhà nước vẫn còn khoảng 1000 đang phấn đấu giảm xuống khoảng 400 doanh nghiệp và đảy mạnh doanh nghiệp tư nhân lên con số hơn 500 nghìn. Nan giải còn đến 55 nghìn đơn vị sự nghiệp (2 triệu người) ăn lương nhà nước. Trong khí đó hệ thống bảo hiểm y tế mới đạt khoảng 75% (chỉ có 10% là tự nguyện) cho nên nhà nước vẫn phải hỗ trợ đặc biệt cho các hộ nghèo vv…
Bộ máy hưởng lương nhà nước quá lớn, chồng chéo chức năng nhiệm vụ, không chỉ là gánh nặng về ngân sách, mà còn, trong rất nhiều trường hợp, còn là đi ngược lại sự phát triển, cản trở phát triển.
Muốn có năng suất lao động cao, không còn cách nào khác là phải thay đổi nhận thức và thể chế xã hội, kết hợp thay đổi thói quen văn hoá "làng chài" có từ nghìn năm của người Việt đang càn trở sự phát triển.
Thay cho lời kết
Năng suất lao động là cái nút bấm quyết định làm bật dậy toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để cái nút bấm này làm được chức năng của nó, phải có một hệ thống và một mạng liên kết từ chỗ thiết kế cho cái nút bấm này ra đời và đưa nó vận hành được trong cuộc sống.
Chính các yếu tố chủ quan nội tại làm cho năng suất lao động ở Việt Nam rất thấp và ngày càng bị các nước có cùng xuất phát điểm bỏ xa. Đó là thể chế chính trị và kinh tế hiện nay làm cho số đông doanh nghiệp chọn con đường làm giàu dựa chủ yếu vào các mối quan hệ thông qua các nhóm lợi ích bất chính, không có động lực và thiếu điều kiện để phát triển bằng nâng cao trình độ công nghệ và quản lý (là những yếu tố quyết định tăng năng suất lao động). Điều này được thể hiện trong câu nói của dân gian : nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, còn trí tuệ ở cuối cùng. 
Chỉ còn khoảng 20 năm nữa là chúng ta hết những thuận lợi của “cơ cấu dân số vàng”, chúng ta cũng sẽ mất luôn những ưu đãi do việc ký kết những hiệp định kinh tế mang lại. Và nếu không có đột phá về chính trị và kinh tế, về cơ cấu, phương thức lao động mà trước hết là phải thủ tiêu triệt để tệ tham nhũng, cơ hội của các nhóm lợi ích để tạo động lực cho tăng năng suất lao động thì khẩu hiệu ‘nhanh chóng công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại” mà Đại hội Đảng khóa 12 đưa ra, mãi mãi chỉ là “khẩu hiệu”, hay nói cách khác Việt nam là nước không chịu phát triển.
TVT (Tác giả gửi BVB)
-------------

23 nhận xét:

  1. Ông Lê Nin đã khẳng định chế độ này hơn chế độ kia chính là năng suất lao động. VN xuất phát điểm không thua các nước trong khu vực nhưng nay lẹt đẹt tụt hậu rất xa chứng tỏ thể chế không phù hợp, không giống ai. Phải cải tổ cả hệ thống mới hy vọng chục năm nữa có thể đuổi kịp một số nước còn lạc hậu , chưa nói đến các nước phát triển. Lỗi tại ai?

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết hay, phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, hình minh họa rõ ràng dễ hiểu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. theo tôi, giải pháp là; xóa điều 4 hiến pháp, để quyền tư hữu, không bị quyết định của "lực lượng lãnh đạo nhà nước vã xã hội" (chỉ huy lập pháp, tư pháp và hành pháp) chi phối!

      Xóa
  3. Nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động VN quá thấp là tham nhũng, biên chế quá cồng kềnh, trùng lặp, dân nuôi không nổi. Nói rõ hơn chính là do thể chế quá lạc hậu, chỉ giỏi hô khẩu hiệu sáo rỗng, làm như mèo mửa. Tại sao không học các mô hình của các nước đã phát triển thành công mà cứ đi mò mẫm, tù mù làm gì để khổ cả dân tộc.

    Trả lờiXóa
  4. VN nhìn tấm gương con rồng Châu Á như Singgapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hổ thẹn đã đành nhưng năng suất lao động thua xa cả Thái Lan, Indo, Malaixia vv...còn nhục hơn nữa. Lãnh đạo chỉ giương cao chủ thuyết mơ hồ Mác Lê, bắt toàn dân phải theo để củng cố toàn trị, không sử dụng người tài giỏi thì lạc hậu là đúng quá rồi. Đừng mơ năng suất lao động lên cao trong thể chế này.

    Trả lờiXóa
  5. VN là một trong số ít các nước làm chơi ăn thiệt, nghỉ lễ, nghỉ Tết, hội hè lu bù khắp cả nước. Công chức, viên chức , đoàn thể ăn bám ngân sách đến kiệt quệ. Không biết 2 vị tân bí thư của 2 thành phố lớn nhất cả nước Hoàng Trung Hải và Đinh La Thắng có đủ sức để làm đầu tầu đổi mới cho cả nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có cả 19 vị như 2 ông này cũng thế thôi, năng suất thấp là do nguyên lý bộ máy chạy bằng "hơi nước" chứ nếu thay được bằng động cơ "vĩnh cửu" không khí thải không nhiên liệu , không ô nhiễm đoc hại thì mới có hy vọng!

      Xóa
  6. Xem Discovery thấy robot làm việc hùng hục thậm chí 3 ca, gấp 100 người và không sai phạm thì biết tại sao xã hội người ta phát triển như vũ bão.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi đến cơ quan của người bạn thấy khá nhiều người đến muộn giờ làm, trưa đi ăn ở ngoài về một số người mặt đỏ say, lại chè lá hỏi ra đó là chuyện thường ngày thì làm sao có năng suất lao động cao. Công trình đội vốn, kéo dài ICOR cao nhất trong khu vực

    Trả lờiXóa
  8. TPP sắp đến rồi, sung sẽ rụng vào miệng , năng suất lao động đã có đảng và nhà nước lo rồi.

    Trả lờiXóa
  9. Nông dân cả nước đang khốn khổ về biến đổi khí hậu, ruộng đất manh mún, được mùa mất giá, nhiều nơi đất bỏ hoang lên thành phố kiếm sống. Ấy thế mà mỗi khi khủng hoảng người ta lại đổ xô về quê ăn bám nông dân.

    Trả lờiXóa
  10. VN đất chật người đông, trọng bằng cấp rởm như kinh tế, luật, chính trị cao cấp để tiến thân, tham nhũng tràn lan, công nghệ nhập toàn thứ lạc hâu , nói như rồng cuốn làm như mèo mửa thì bàn đến năng suất lao động cho phí lời.

    Trả lờiXóa
  11. Đất nước chỉ phát triển khi cả dân tộc từ người lãnh đạo đến dân chúng đều thấy nhục vì tình cảnh đất nước đang trong vòng xoắn khủng hoảng ngập nợ, thâm thủng ngân sách, năng suất lao động bê bết nhất trong vùng trũng của thế giới.

    Trả lờiXóa
  12. Văn kiện đại hội đảng 12 vẫn coi trọng chủ nghĩa Mac-Lê, doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, doanh nghiệp tư nhân là con ghẻ thì năng suất lao động sẽ cứ tà tà chui "xuống hố cả nút" (XHCN)

    Trả lờiXóa
  13. Đứa cháu bảo sáng nay xin nghỉ làm, sẽ làm bù sau để đi tham dự kỷ niệm các chiến sĩ và đồng bào hy sinh biên giới 1979. Tôi vẫn tin vào thế hệ trẻ sẽ làm đổi thay đất nước ngày tươi sáng hơn.

    Trả lờiXóa
  14. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài viết về TPP rất hay. Nếu làm đúng như nội dung ông viết tình hình kinh tế đất nước sẽ chuyển mình mạnh mẽ.

    Trả lờiXóa
  15. Kinh tế thị trường định hướng XHCN , nửa dơi nửa chuột, không công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai , tư liệu sản xuất thì cần gì năng suất cao cho người khác hưởng.

    Trả lờiXóa
  16. Lười biếng, ăn ắp, đang là lối sống "phổ cập" ở VN! Rất đau lòng khi phải thấy việc này!

    Trả lờiXóa
  17. TS Nguyễn Quang A đưa ra cương lĩnh tranh cử đại biểu quốc hội trong đó đề cập đến quyền tự do và kinh doanh của người dân rất mong ông trúng cử nghị sỹ đại diện cho tiếng nói của dân và góp phần thúc đảy kinh tế VN phát triển.

    Trả lờiXóa
  18. Nực danh 08:39 bình luận chuẩn không cần chỉnh

    Trả lờiXóa
  19. Lê Nin nhận thấy con đường đi lên CNXH còn nhiều sai lầm nên đã tiến hành chính sách tân kinh tế nhưng rất tiếc ông mất sớm khi mới có 54 tuổi không kịp thi hành tư tưởng đổi mới của mình. Lãnh đạo VN phần lớn chỉ ăn theo nói leo, lú lẫn làm sao mà hiểu được tầm vóc vĩ đại của Lê Nin

    Trả lờiXóa


  20. Dân Xứ Nghệ, Quê Bác chen lấn làm thủ tục sang Lào, Thái Lan....làm lao nô như Bác thuở xưa …



    https://www.youtube.com/watch?v=MzHmN87sJGQ


    Dân Xứ Nghệ có 23 uỷ viên Trung ương Đảng (1)
    Chúng đang chen lấn làm thủ tục sang Lào, Thái Lan....
    Làm lao nô như Bác thuở xưa …trên tầu thủy qua Pháp
    Trái với lời đồn của ''bọn xấu'' sự thật bẽ bàng :|
    Người Nghệ An chen chúc làm thủ tục xuất ngoại
    Ngay ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Bính Thân

    https://www.youtube.com/watch?v=JZDsMLxJLEA


    Hàng ngàn người dân đen nghèo đến Phòng Xuất cảnh
    Tha hồ béo bở phong bì bỏ túi bọn Côn.. g an Nghệ An
    Chưa kể người dân bị ''cò'' mồi lừa giá cao chặt chém
    Chụp ảnh thẻ và photo cái chứng mình giá bàng hoàng !
    Làm hộ chiếu giấy thông hành làm lao nô sang Lào, Thái Lan....


    TRIỆU LƯƠNG DÂN


    (1) Hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh có tới 23 uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII.



    Trả lờiXóa
  21. 20 triệu hssv nhồi sọ từ bé, đảng to hơn nước, hàng triệu giờ học lịch sử đảng , mac le, chỉ là lãng phí , thế mới hiểu tại sao Việt Nam nghèo và năng suất lao động chỉ bằng 1/15 singapore, tiếng anh thì phọt phẹt hỏi đi sánh vai cường quốc thì cường quốc ấy là gì, nói về búa liềm thì hay nhưng thử hỏi còn mấy ai nghe chuyện búa liềm nữa

    Trả lờiXóa