Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói sẽ không có một yếu tố
'giọt nước làm tràn ly' duy nhất trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt tại Hà Nội vào
đầu tháng Hai, ông Ted Osius cũng bình luận về nhân sự Đại hội 12 cũng như chủ
đề nhân quyền Việt Nam.
- BBC: Tổng
thống Obama nói rằng "TPP cho phép Hoa Kỳ - chứ không phải các quốc gia
như Trung Quốc – soạn ra luật lệ và lộ trình trong thế kỷ 21, đặc biệt quan
trọng trong một khu vực năng động như khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Liệu có khả thi để đưa ra các luật chơi tương tự nhằm đối phó với các vấn đề
như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hay không?
- Trong cả hai trường hợp, chúng ta đang nói về việc
tăng cường pháp quyền và tạo ra luật lệ để khu vực được thịnh vượng hơn. Trong
trường hợp Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông, đó là đảm bảo
rằng luật pháp quốc tế được tuân thủ.
- BBC: Hoa Kỳ
đã kêu gọi dừng cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo tại các khu vực có tranh chấp
chủ quyền ở Biển Đông. Hoa Kỳ cũng đã đưa tàu chiến vào khu vực mà Trung Quốc
tuyên bố chủ quyền. Vậy ông nghĩ liệu có yếu tố 'giọt nước làm tràn ly' hay
không?
- Tôi không nghĩ rằng sẽ có một biến cố giọt nước làm tràn
ly duy nhất. Đã và đang có ba khía cạnh diễn ra. Thứ nhất là về pháp lý. Đã có
vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế ở The Hague. Tôi nghĩ rằng yếu tố này sẽ góp
phần tác động tới tiến trình ngoại giao. Thứ hai là tiến trình ngoại giao liên
quan đến việc bảo đảm rằng tất cả các quốc gia trong khu vực cam kết hệ thống
pháp luật chứ không phải ỷ mạnh hiếp yếu. Và thứ ba là có quá trình xây dựng
năng lực cho các quốc gia trong khu vực.
Việt Nam
đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình, Philippines đang xây dựng năng lực
an ninh hàng hải của mình. Và chúng tôi đang ở khu vực này. Hoa Kỳ hiện diện
trong khu vực này. Chúng tôi sẽ không đi đâu cả. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi
tàu và hoạt động trong khu vực này theo luật pháp quốc tế.
- BBC: Ông có
theo dõi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 không? Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh vừa có các khuôn mặt mới trong lãnh đạo Đảng tại các thành phố này
và họ ít nhiều là giới kỹ trị. Một số người tỏ ra khá bất ngờ trước kết quả bầu
chọn lãnh đạo cấp cao trong kỳ Đại hội Đảng. Liệu cá nhân ông có thấy “ngạc
nhiên” về dàn lãnh đạo mới của Việt Nam?
- Chúng tôi theo dõi Đại hội Đảng vừa qua rất cẩn
trọng và với sự quan tâm rất lớn. Điều khiến tôi thấy quan tâm nhiều nhất trước
hết là đã có các quyết định sớm về việc nhất trí cho chính sách hội nhập quốc
tế. Thứ hai là việc tán
thành TPP.
Tôi nghĩ cả hai quyết định về chính sách đó là các yếu
tố để tôi tiếp tục lạc quan rất nhiều về quỹ đạo của mối quan hệ của chúng tôi
với Việt Nam.
Xét về mặt nhân sự, tôi nghĩ rằng mối quan hệ song
phương thì lớn hơn bất kỳ các cá nhân nào. Vì vậy, thực tế là có những thay đổi
về thế hệ mới vừa khởi sắc chỉ là điều tốt đẹp mà thôi. Và thực tế rằng Đảng
Cộng sản Việt Nam rất rõ ràng khi ủng hộ TPP và tiếp tục hội nhập quốc tế chỉ
có thể là điều tích cực cho mối quan hệ với Hoa Kỳ.
- BBC: Giới
cổ súy cho nhân quyền và dân chủ nói về thực trạng "có vấn đề" ở Việt
Nam, cụ thể như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do tôn giáo... Nhân
quyền dường như là một trong những trở ngại chính ngăn cản Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác
toàn diện hơn. Ông lạc quan ở mức nào rằng chủ đề nhân quyền này có thể được
cải thiện hoặc được thay đổi?
- Tôi đồng ý rằng nhân quyền là vấn đề cản trở trong
quan hệ song phương. Tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác của chúng ta không thể đạt
được đầy đủ tiềm năng trừ khi có sự tiến bộ tiếp tục và bền vững đối với việc
tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Chẳng hạn như việc chuẩn thuận TPP do Quốc
hội Hoa Kỳ sẽ không thể là việc cứ đương nhiên được thông qua.
Vì vậy, nhân quyền là một vấn mà tôi quan tâm nghiêm
túc và tôi dành rất nhiều thời gian để làm việc về vấn đề này. Tổng thống Obama
nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục rằng nhân quyền kể như một
phần định hình ra người Mỹ và rằng người Mỹ nói rằng chúng tôi rất coi trọng tự
do ngôn luận, tự do thờ phụng, tự do báo chí và rằng Việt Nam cần tiếp tục
trông đợi chúng tôi quan tâm và đề cập tới những chủ đề này với sự nhiệt thành
và có tính lâu dài.
Thực ra là người đã theo dõi những gì đã và đang diễn
ra ở Việt Nam
trong 20 qua thì nay tôi nghĩ rằng có nhiều chiều hướng chung diễn ra tốt. Tôi
chỉ muốn lấy một ví dụ là khi tôi đến thăm Tây Nguyên lần đầu tiên cách đây 20
năm thì thấy một chủng viện trống vắng ngoại trừ có ba tu sỹ lớn tuổi ở đó.
Cách đây vài tháng tôi có tới thăm lại nơi này thì ở đó toàn người trẻ. Có khoảng
150 chủng sinh từ cộng đồng thiểu số sống gần đó, rồi có các tu sỹ trung niên,
và các linh mục lớn tuổi hơn, và có rất nhiều các lớp giảng đạo tại đây.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng có nhiều điều đáng quan ngại
nhưng tôi cũng nghĩ rằng theo thời gian thì đã và đang có một số tiến bộ. Và vì
vậy chúng tôi ngoài lập trường cứng rắn thì thực ra cũng phải thừa nhận sự tiến
bộ khi chứng kiến sự tiến bộ này.
-----------
Mỹ đổ quân vào Việt Nam năm 1964 cũng giống như đổ quân vào Kuweit, Iraq, Afghanistan... để chống cái xấu thôi.
Trả lờiXóaNhưng VNcs không hề dám nói Mỹ xâm lược Kuweit, Iraq, Afghanistan...?
Ông này ở Việt Nam lâu mà chả hiểu gì.
Trả lờiXóaThứ nhất,làm gì có biển Nam Trung hoa,Trung quốc nó phịa ra mà cũng nghe theo.
Thứ hai,đồng bào Thiên Chúa ở Tây Nguyên năm 1975 đã di tản và chuyển vùng và vượt biên hết,thì vắng là tất nhiên.
Thứ ba, về nhân quyền thì Mỹ và Việt Nam như nhau cả,cũng độc đảng cầm quyền,Tuy 2 đảng về hình thức nhưng chỉ là một.Hệ thống an ninh Mỹ dày đặc,còn hơn Việt Nam,cựa là bóp chết ngay.Xã hội thì Việt Nam ghét là đâm nhau,Mỹ thì cả đâm và bắn nhau,hàng vạn vụ năm.Tai nạn giao thông thì Mỹ hơn Việt Nam.Hành pháp thì tham ô hối lộ như nhau,một bên thì tham ô tập trung còn Việt Nam thì phân tán.Lãnh đạo thì như nhau cả vừa ù ơ vừa ba phải.
Xâm lược là tiến công và lập một chính phủ do mình điều khiển,trái ý là giết.Còn tiến công để giúp nước khác đánh bại đối phương không ai gọi là xâm lược.
Nói Mỹ xâm lược Việt Nam là nói oan cho Mỹ,nước Mỹ nhân quyền đầy mình thì làm sao đi xâm lược? Sự đánh nhau ở Việt Nam là Mỹ rèn luyện quân,học kỹ chiến thuật,đại khái coi như trường trên đại học quân sự thôi.
Học chán mà nay thấy quân Trung cộng trên biển Đông mà sợ thì hơi lạ.Trung cộng chọc ngoái ở Hoa Đông và Hàn quốc mà Mỹ chỉ chống lại qua loa phát thanh.
Việt - MỸ nói gì cứ nói,hết chuyện thì thôi,đem cái NHÂN QUYỀN ra, e rằng cả hai nước đều xấu hỗ như nhau cả.
Dân chủ kiểu anh LÚ và Mỹ giống nhau như đúc,đưa một bầu một.một bên thì làm màu để quảng cáo,một bên thì trắng trợn.
Thế thì chơi với anh tập bác tàu tương lai hơn nhiều nhờ>
XóaBác tìm hộ thằng nào dân chủ hơn VN hộ tôi với ?
XóaNgang ngua với Mỹ thì tôi chịu thua rồi
Khùng vừa thôi - côngsơn!
Xóa