Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Hội nghị Mỹ -
ASEAN tại Sunnylands là dịp để ông và các lãnh đạo Đông Nam Á hướng tới tầm
nhìn chung trong các vấn đề quốc tế.
Tại buổi họp đầu tiên, Tổng thống Obama đã đề cập đến
tình hình Biển Đông. Ông cho rằng Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á có thể thúc đẩy
“tầm nhìn chung” về các luật lệ và nguyên tắc để giải quyết tranh chấp hàng hải
một cách hoà bình.
Tổng thống Obama khẳng định, cuộc họp tạo dấu ấn với
việc những lãnh đạo ASEAN lần đầu tiên cùng tới Mỹ đã chứng tỏ cam kết của cá
nhân ông đối với mối quan hệ đối tác mạnh mẽ, bền vững với các nước trong khu
vực.
Obama nói ông đã biết đến Đông Nam Á từ khi còn là một
cậu bé và sống ở Indonesia
cùng mẹ. Sau đó, trên cương vị tổng thống Mỹ, ông đã nỗ lực để nâng cao vị thế
của Mỹ trong khu vực này. Ông Obama cảm ơn nhân dân của các quốc gia ASEAN đã
luôn đón tiếp ông nồng hậu trong mỗi chuyến thăm. Đó là lý do ông quyết định tổ
chức hai cuộc họp ở Sunnylands nắng ấm, chứ không phải tại Washington đang có tuyết rơi.
Theo Obama, ông từng không ít lần nhấn mạnh rằng Mỹ
phải đối đầu với nhiều mối đe dọa cấp bách trên thế giới, chính sách ngoại giao
buộc phải nắm bắt cơ hội mới. “Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tạo cơ hội
nhiều hơn bất cứ khu vực nào khác. Đó là lý do ở giai đoạn đầu của nhiệm kỳ
tổng thống, tôi quyết định rằng Mỹ với tư cách là quốc gia Thái Bình Dương, cần
tái cân bằng chính sách ngoại giao đồng thời đóng vai trò lớn và lâu dài hơn
tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
Obama tự hào là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp gỡ lãnh đạo
của 10 quốc gia ASEAN. “Tới nay tôi đã thực hiện 7 chuyến thăm tới các nước ở
khu vực ASEAN – hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào”. Ông chủ Nhà Trắng cũng nhắc lại
quyết định nâng quan hệ giữa ASEAN và Mỹ lên đối tác chiến lược trong cuộc gặp
gần đây nhất ở Kuala Lumpur (Malaysia ). “Và mối liên kết bền
vững của chúng ta đang cho thấy những thành quả cụ thể, có lợi ích cho tất cả.
Chúng ta có thể tạo đà trong hội nghị lần này”, ông Obama nói.
Về kinh tế, ông chủ Nhà Trắng cho hay, Mỹ - ASEAN có
thể tiếp tục tăng cường mối quan hệ đối tác về thương mại và kinh tế, để tạo
việc làm và cơ hội cho mọi người. “Kể từ khi tôi nhậm chức, chúng ta đã thúc
đẩy thương mại giữa Mỹ và ASEAN đến 55%. Khu vực này hiện là đối tác trao đổi
hàng hóa lớn thứ 4 của Mỹ, trong đó hoạt động xuất khẩu có thể tạo hơn 500.000
việc làm cho người dân Mỹ. “Các công ty Mỹ là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất
tại ASEAN. Đây là một trong nhiều lý do khiến GDP khu vực tăng trong những năm
gần đây, giúp người dân thoát nghèo đói”, tổng thống 44 của Mỹ nói.
“Những năm gần đây, Mỹ đã tăng cường hỗ trợ an ninh
hàng hải với các đồng minh và đối tác trong khu vực, cải thiện năng lực chung
để bảo vệ thương mại hợp pháp. Tại cuộc họp này, chúng ta có thể thúc đẩy tầm
nhìn chung về một trật tự khu vực, nơi mà các luật lệ và tiêu chuẩn quốc tế,
bao gồm quyền tự do hàng hải, được tuân thủ; nơi mà tranh chấp phải được giải
quyết hoà bình và thông qua công cụ pháp lý”, tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Nhận định về những diễn biến ở ASEAN, Tổng thống Obama
hoan nghênh cuộc bầu cử lịch sử ở Myanmar và quá trình chuyển tiếp đã mang lại
hy vọng về một đất nước hoà bình, thống nhất, dân chủ. Ông cũng nhắc lại cam kết
của Việt Nam , Singapore , Malaysia
và Brunei
khi gia nhập TPP đối với tiêu chuẩn lao động và môi trường.
Obama cũng kêu gọi sự hợp tác để đối phó với những mối
đe doạ xuyên quốc gia như khủng bố. “Vụ tấn công ở Jakarta là lời nhắc nhở. Chủ nghĩa khủng bố
yêu cầu chúng ta phải cảnh giác, chia sẻ thông tin nhiều hơn, và cùng hợp tác
để bảo vệ nhân dân chúng ta”, ông nói.
Trong khi đó, bà Susan Rice, trưởng nhóm cố vấn an
ninh quốc gia và từng là đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, nhấn mạnh rằng Hội nghị
Mỹ - ASEAN là sự kiện lịch sử, bởi đây là lần đầu tiên nước Mỹ đón tiếp các nhà
lãnh đạo ASEAN. Hội nghị là thành quả sau những nỗ lực vun đắp quan hệ ngoại
giao ở Đông Nam Á trong suốt 7 năm qua của chính phủ Mỹ nói chung và Tổng thống
Obama nói riêng.
"Hội nghị cho thấy mối quan hệ Mỹ - ASEAN đang
đạt tới trạng thái cao nhất. Là khu vực chiếm gần một nửa dân số thế giới, 1/3
GDP toàn cầu, một số quân đội mạnh nhất và một số hệ sinh thái quan trọng nhất
địa cầu, châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành trung tâm về chính trị và kinh
tế của thế giới. Vì thế, ngay từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama ưu tiên chủ
trương hướng về châu Á, công nhận rằng khu vực này sẽ là trọng tâm đối với các
lợi ích của Mỹ trong thế kỷ 21", bà phát biểu.
Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho rằng ASEAN là
trung tâm của châu Á, là đối tác tự nhiên của Mỹ trong chiến lược xoay trục
sang châu Á - Thái Bình Dương.
Quan hệ giữa Mỹ và ASEAN phát triển mạnh trong 7 năm
qua, theo bà Rice. Năm 2009, hai bên ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Mỹ tham
gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á rồi trở thành đối tác đối thoại đầu tiên của
ASEAN thành lập phái bộ ngoại giao, chỉ định đại sứ tại Ban thư ký ASEAN ở
thành phố Jakarta .
Hợp tác kinh tế Mỹ - ASEAN cũng đang bùng nổ. Kim ngạch
thương mại hai chiều đạt 250 tỷ USD, tăng 55% so với năm 2009. ASEAN là thị
trường xuất khẩu lớn thứ tư đối với Mỹ. 500.000 việc làm tại Mỹ đang phụ thuộc
vào quan hệ mậu dịch với ASEAN. "Chỉ riêng trong năm ngoái, các công ty
tại bang California
đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 11 tỷ USD tới ASEAN. Trên thực tế, các công
ty tại 50 bang của Mỹ tham gia hoạt động thương mại với khu vực Đông Nam Á.
Giới doanh nghiệp Mỹ cũng là lực lượng đầu tư lớn thứ hai tại ASEAN. Tổng số
vốn mà họ đầu tư ở đây lên tới hơn 226 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm
2009", bà Rice trích dẫn vài con số.
Lịch trình hội nghị được giới chức Mỹ công bố cho
biết, các lãnh đạo sẽ thảo luận trong ngày đầu tiên về những vấn đề kinh tế và
thương mại, bao gồm Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà 4 quốc gia
ASEAN đã tham gia. Vào ngày 16/2, họ sẽ thảo luận sâu hơn về các vấn đề hàng
hải, bao gồm tình hình Biển Đông. Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Obama sẽ đưa
ra thông điệp cứng rắn đối với Trung Quốc, rằng mọi tranh chấp phải được giải
quyết bằng biện pháp hoà bình, chứ không thể bằng vũ lực hoặc đe doạ.
Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN là lần đầu tiên sự kiện
được tổ chức trên lãnh thổ Mỹ. Điều này thể hiện sự coi trọng của cả hai bên
đối với quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Mỹ và sẽ bàn về phương hướng cũng
như biện pháp triển khai quan hệ này, đưa hợp tác đi vào thực chất và cụ thể
hơn. An ninh hàng hải, hội nhập kinh tế và những vấn đề xuyên quốc gia nằm
trong chương trình nghị sự của hội nghị lần này.
(zing)
---------------
Mỹ cao thủ chính là chỗ này: Giúp cho mỗi nước ASIAN mạnh lên thì Mỹ mạnh lên và gắn bó với Mỹ chặt chẽ hơn.
Trả lờiXóaKhông giống như ĐCSTQ: Xâm chiếm lãnh thổ, gậm cho cạn kiệt tài nguyên của từng nước, đầu độc cho dân chết chọc bệnh tật để cho các nước kiệt quệ....
Vậy đâu là nơi ta nên chọn?
ĐCSVN có biết chọn không?
Ngưu thì tầm ngưu.
XóaTrung Quốc cộng sản ganh ghét lắm đây! không biết TQ dùng gậy gì để chọc vào bánh xe US và ASIAN đang bắc đầu lăng đây!
Trả lờiXóaXã hội (quốc gia) muốn an bình phải có lực lượng cảnh sát trong sạch & mạnh mẽ để giữ gìn trật tự an ninh;
Trả lờiXóaQuốc tế muốn hòa bình phải có các cường quốc có trách nhiệm đủ sức răn đe các quốc gia du côn.
Phải chấp nhận sự tồn tại đan xen giữa cái xấu và cái tốt là quy luật khách quan (chắc các bậc "thầy" Mác-Lê thừa sức hiểu điều này).
Vấn đề là phải biết phân loại và lựa chọn cách ứng xử với từng đối tượng vì lợi ích và danh dự của quốc gia, dân tộc (các hệ tư tưởng, tôn giáo chẳng qua chỉ là phương tiện đánh lừa ảo tưởng của nhân loại).
Lịch Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016
Trả lờiXóa20/2 – Bầu sơ bộ của Đảng Cộng hòa tại South Carolina, bầu cử trong Đảng Dân chủ tại bang Nevada
23/2 – Bầu sơ bộ tại bang Nevada (Cộng hòa)
27/2 - Bầu sơ bộ tại South Carolina (Dân chủ)
1/3 – “Super Tuesday” – 15 bang và vùng tại Mỹ bầu sơ bộ
18-21/7 – Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng Hòa, chọn ứng viên chính thức
25-28/7 - Hội nghị toàn quốc của Đảng Dân chủ, chọn ứng viên chính thức
8/11 – Bầu chọn ra tổng thống Mỹ mới