Trang BVB1

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Khủng hoảng quan niệm?

Nên nghiên cứu bốn mươi năm qua 
như một giai đoạn hậu chiến

* VƯƠNG TRÍ NHÀN
“30 năm đổi mới - nhìn lại và đi tới”  là chủ đề cuộc trao đổi của một số nhà nghiên cứu , toàn văn  được đăng tải trên Giai phẩm Người Đô Thị xuân 2016 .  Mấy ý kiến phát biểu của tôi trong cuộc trao đổi này đã được ghi lại dưới dạng tường thuật của phóng viên, các bạn có thể theo dõi qua đường link http://www.nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/binh-luan/9045/doi-moi-lan-hai-yeu-cau-cua-cuoc-song-ky-2-.ndt
. Dưới đây tôi  lấy lại nguyên văn đoạn văn này, chỉ bỏ bớt lời dẫn để xem nó như phát biểu trực tiếp của mình và bổ sung mấy ý nhỏ ở cuối.
Nỗi buồn chiến tranh là tựa cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bảo Ninh được trao giải A năm 1991 sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho giới văn nghệ. “Thế nhưng chính những người bỏ phiếu cho Bảo Ninh sau đó lại tự phê phán mình, tự cho rằng mình sai lầm” . Được tiếng là đi đầu “đổi mới” nhưng cũng chính giới văn nghệ sớm quay đầu. Đổi mới nhưng không được phủ định quá khứ cũng giống như vừa uống vừa để dành ly sữa, làm sao có nổi? Vừa rồi  một chuyên gia xã hội học đã nói tới hội chứng mất hứng của con người hiện nay. Tôi thừa nhận nhiều đồng nghiệp của mình sau khi trở về chiến trường đánh mất lý tưởng cũng như không còn khao khát sáng tác mà họ từng nung nấu. Nhiều người viết theo đơn đặt hàng của Nhà nước, vừa an toàn, vừa dễ có giải thưởng, mang lại danh tiếng và tiền bạc. Hoặc viết để chiều chuộng thị hiếu thấp của công chúng. Lớp trẻ bơ vơ không có thực lực cũng đành đi theo lối mòn của các bậc đàn anh. Khi  chỉ  lo kiếm sống, -- khách quan mà nhìn --, hóa ra giới văn nghệ hiện nay quan liêu, xa lạ với hiện thực cuộc sống. Và trong khi vẫn tuyên bố rằng tích cực đổi mới, nhưng họ không đi vào tìm hiểu đổi mới ở tận bề sâu của nó, không dùng ngòi bút tham gia vào quá trình đổi mới đang vận động đầy khó khăn và bất trắc.
             Từ góc độ lịch sử,  tôi muốn đặt quá trình đổi mới  như một giai đoạn hậu chiến, lặp lại tình trạng hậu chiến đã từng diễn ra trong lịch sử dân tộc sau khi chống quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh. Và hãy xem giai đoạn lịch sử hiện nay như những bước đi bập bõm trên con đường hiện đại hóa. Có thể bảo đây chính là giai đoạn hiện đại hóa thứ hai, nó tiếp bước giai đoạn dân tộc hiện đại hóa lần thứ nhất vào đầu thế kỷ XX,  dưới sự hướng dẫn của người Pháp. Ý kiến chính của tôi là chúng ta không có sự tự nhận thức đầy đủ vấn đề này , nên đến giờ xã hội nhiều người không biết dân tộc ta đang ở trong giai đoạn nào trong lịch sử. Ghé thăm Bảo tàng Nam Định, tôi chỉ thấy tỉnh chỉ cho trưng bày những hiện vật Nam Định thời kỳ phong kiến và giai đoạn sau 1945, trắng trơn giai đoạn người Pháp đô hộ, tức là quản lý đất nước này theo những  quy luật của thế giới hiện đại. Đây không phải là kiểu tư duy riêng của Nam Định, đây là kiểu tư duy của cả nước. Chủ quan và kiêu căng  như vậy thì làm sao hiểu được hướng đi cho xã hội hiện nay”.
Trải qua mấy thập niên chiến tranh , đến nay ta vẫn chưa làm được một cuộc tổng kết sòng phẳng. Không biết chiến tranh để lại cho chúng ta những gì. Sau chiến tranh, người ta không nghĩ rằng mình phải làm khác chiến tranh. Nhờ Đổi mới mà xã hội được cởi trói. Nhưng sau một thời gian dài bị giam hãm trong thể chế quân sự hóa, người ta không biết mình đang trong tình trạng như thế nào, không biết đi đâu, chỉ hành động theo thói quen và chỉ có những hình dung rất chung chung và rất cổ lỗ về tương lai.
Về chữ “đổi mới”, khi tra các từ điển tiếng Việt cũ, tôi không thấy có từ ghép này,  nó mới xuất hiện trong  tự điển gần đây (chẳng hạn từ điển do Hoàng Phê chủ biên). Nghĩa của nó quá rộng. Nó không phải là thuật ngữ xã hội chính trị. Nó chỉ diễn tả có cái ý mơ hồ là muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào thì không biết. Tuổi trẻ cuối tuần số ra 27.12 dẫn lời một ông thứ trưởng đại ý nói rằng “nếu chúng ta đi mà không biết đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến ...thì không bao giờ đi nhanh  và bền vững  được” là với ý đó. Chúng ta không chịu chấp nhận rằng mình khủng hoảng về quan niệm. 
           Chiến tranh bào mòn sức lực, trí tuệ của con người ở cả hậu phương lẫn tiền tuyến. Trong một lần du lịch bên Nhật, tôi được giới thiệu cho biết dẹp xong Shogun, những người lính nhận một ít tiền rồi về “vui thú điền viên, các viên tướng thì được thưởng công bằng những khoản lớn hơn rồi cho ra kinh doanh riêng.  Bộ máy quản lý xã hội hậu chiến của vua  Minh Trị là do các nhà trí thức, các quan lại có kinh nghiệm, những nhà kỹ trị... điều khiển. Xứ mình không thế. Ở miền Bắc, khu vực nông thôn trong thời bình bị tàn phá nhiều hơn thời chiến và nay nếu không phải là tan nát thì cũng có nhiều nét phồn vinh giả tạo. Vì sao? Vì đặt vào tay của những người rất nhiệt tình nhưng lại thiếu hiểu biết cần thiết về quản lý kinh tế, nói cách khác là làm kinh tế theo kiểu chiến tranh. Làm thế không những không thể thực hiện được công cuộc phát triển  theo những chuẩn mực chung của thế giới, mà trên một số phương diện còn làm hỏng con người bao gồm cả quan chức lẫn dân chúng. Từ đó, một việc rất chính đáng là đền ơn đáp nghĩa cho những người có công lớn  trong quá khứ cũng rất  khó có cơ sở để thực hiện.
(Vương Trí Nhàn’s Blog)/TTHN
-----------

9 nhận xét:

  1. Điều đáng lo nhất hiện nay là khủng hoảng đường lối. Con đường u tối mà nhiều nước trong phe xhcn trước đây đã vứt bỏ thì đảng ta vẫn kiên trì dẫn dắt Dân Tộc loạng choạng mò mẫm . Từ khủng hoảng đường lối dẫn đến khủng hoảng niềm tin. Đảng viên không tin lãnh đạo. Lãnh đạo cũng lại không tin vào chính mình : đến hết thế kỷ không biết đã có chủ nghĩa xã hội hay chưa- tbt NPT. Dân không tin đảng vì trong 40 năm qua , cả nước tiến lên xhcn, thì Đất Nước thua kém xa nhiều nước trong khu vực; nạn chạy chức chạy quyền là nguyên nhân của tệ nạn tham nhũng toàn diện trong chế độ; chính điều này đã làm rối loạn xã hội- một xã hội rừng rú- dùng luật rừng để hành xử.
    Nếu không đẩy mạnh cải cách thể chế theo hướng dân chủ , văn mình thì
    Viêt Nam mãi mãi như một con ngan què.
    Ngan( vịt xiêm), bay cũng được , nhưng thấp tè và cũng không bay xa được. Chạy cũng được nhưng chậm rì , chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ. Bơi cũng biêt nhưng chỉ bám đuôi các loài biết bơi khác. Ngan què, thảm hơn nhiều. Hóa thiên nga hay mãi là ngan què ?

    Trả lờiXóa
  2. Một nhà phê bình văn học giỏi cũng giống như một chuyên viên nếm rượu. Rượu ngon thì khen ngon, rượu dở thì bảo là dở, không cần biết những rượu đó là do ai sản xuất!
    Ở miền bắc XHCN trước giờ, tôi chỉ trân trọng có mỗi nhà phê bình văn học Vương-trí-Nhàn.

    Trả lờiXóa
  3. Dân lương thiệnlúc 07:06 4 tháng 2, 2016

    Tôi nhớ một chuyện bi hài: Có một người họ hàng nhà tôi, một nữ nghệ sĩ quân đội, là ĐVCS, sau khi về hưu, nhiều học trò cũ đến thăm bà, nhờ bà hướng dẫn vai diễn của mình và để tâm sự giải sầu.
    Thấy bà rất bận rộn mỗi khi khách đến, khi thì pha trà, lúc pha cafe, lúc thì có đĩa trái cây.
    Thấy bà bận rộn, lại tốn kém vì bị lũ học trò quấy rối, họ khuyên bà: "Cô ơi, nhà mình có mặt tiền đẹp, cô mở quán Cafe đi, chúng em đến vừa là khách vừa là học sinh của cô, cô có thêm thu nhập...."
    Bà nghệ sĩ già nghe theo, mở quán bán Cafe, bà có thêm thu nhập, không khí trong nhà thêm vui... Nhưng ngay lập tức, một lãnh đạo cấp trên bắt bà phải đó của quán vì làm như vậy là bôi xấu chế độ, là mất thanh danh đảng viên. Bà đành đóng cửa quán Cafe.
    Ít lâu sau có lệnh đổi mới, có lời nhắn đến bà: "Mở quán đi, ĐỔI MỚI rồi". Bà nghệ sĩ già mở lại quán và tâm sư: Tôi hồi phục niềm vui an ủi tuổi già của tôi, chứ có đổi mới gì đâu.
    Mấy chục năm trôi qua, bà nghệ sĩ già đã quá già, không mở quán Cafe được nữa, học trò vẫn đến thăm, bà tâm sự với họ:
    ĐỔI MỚI LÚC NÀY LÀ ĐẢNG VIÊN CÓ THỂ ĐI ĂN CƯỚP CÁC EM Ạ. BÁN QUÁN THU NHẬP CHẲNG LÀ BAO

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân oan thời đạilúc 10:06 4 tháng 2, 2016

      Hiện nay có rất nhiều nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, diễn viên điện ảnh .ở quán.
      Đó những nơi giao lưu văn hóa rất hữu ích và rất nhân văn. Họ không chỉ trao đổi hiểu biết và bổ sung kiến thức nghề nghiệp. Ở đó có họ thông báo cho nhau những vụ ăn cướp là sản phẩm của ĐỔI MỚI sản sinh ra

      Xóa
  4. Hiện nay không có nhà văn đúng nghĩa ở VNcs. Họ có thể sáng tác gì hay ho nếu luôn bị bóp cổ lè lưỡi?

    Trả lờiXóa
  5. Các Đảng viên Cộng sản hãy giải tán đi, thành lập một đảng mới lấy tên: NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN GIÁC NGỘ

    Trả lờiXóa
  6. Đảng CSVN đang dẫn dắt toàn dân tộc ta đi trên con đường mộng du tới cõi mô hồ nào đây?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đưa dân tới cõi mơ hồ nào đây, muôn kiếp nô lệ?"

      Xóa
  7. " Tu goc do lich su, toi muon dat qua trinh doi moi nhu mot giai doan hau chien " - Vuong Tri Nhan.

    Tai sao lai co the lam lan 'doi moi' ( thuc chat la sua sai ) voi tai thiet, xay dung lai ( reconstruction ) ?.

    'Doi moi' mot thu gi do ( ve tinh than hoac vat chat ), khong co nghia la thu do la xau, la hong; Ma chi don gian la vi dung lau qua dam chan, nen muon thay cai khac. Tuy nhien cai 'doi moi' cua dang CSVN tuyen truyen, thuc ra la mot su 'Sua sai' nhung toi loi cua ho trong suot thoi gian cam quyen da qua, nhung ho dung chieu tro choi chu de ne tranh su that, dong nghia voi viec phai xin loi dan hoac bi phap luat hoi toi.
    Con 'tai thiet - xay dung lai', la mot cong viec duong nhien phai lam sau mot tham canh do thien tai hoac dich hoa gay ra, khong ai co loi. Vi vay, khong the coi 'doi moi' ( sua sai ) cua Cong San nhu mot giai doan hau chien. Ong Nhan muon chay toi cho dang CSVN ?

    Trả lờiXóa