Trang BVB1

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Định hướng của Thụy Sĩ là ‘lo cho dân’


Không có một biện pháp nào bảo vệ sức mạnh và sự tồn tại của chế độ chính trị, của nhà nước hữu hiệu bằng việc chăm lo đời sống cho người dân. Không phải hô hào 'định hướng XHCN' ầm ĩ, hào nhoáng gì cả!
 Ngày 30/1 báo Independent của nước Anh đưa tin, tháng 7/2016 chính quyền Thụy Sĩ sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc công dân nước này sẽ được nhận 2.500 franc Thụy Sĩ (2250 euro)/tháng, không phân biệt thu nhập của họ hoặc họ có làm việc hay không. Người chưa thành niên sẽ nhận được 625 franc/tháng.
Ngay lập tức, sự kiện này đã khiến dư luận thế giới hướng về Thụy Sĩ với những ánh mắt đầy ngưỡng mộ và thán phục. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, phải chăng xã hội mà người dân được “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”là đây. Tuy nhiên, đó chỉ mới là đề xuất, còn phải chờ kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.
Song theo người viết thì ý nghĩa của vấn đề lớn lao hơn, sâu sắc hơn rất nhiều. Nó không chỉ nằm ở việc toàn dân Thụy Sĩ được trả lương tối thiểu hay được hưởng thụ nhu cầu vật chất mà không phụ thuộc vào năng lực làm việc, cho dù việc đề xuất ý tưởng và được chính quyền Thụy Sĩ chấp nhận xem xét đã trở thành một sự kiện đặc biệt trong lịch sử nhân loại.
Ý nghĩa nào mà lớn lao quá vậy? 
Thụy Sĩ có thể là quốc gia đầu tiên thực hiện 
chế độ tiền lương tối thiểu cho toàn dân. Ảnh: Independent.
Gieo hy vọng
Thật ra, dư luận thế giới không quá ngạc nhiên nếu nhà nước Thụy Sĩ có thể thực hiện việc trả lương tối thiểu cho toàn dân bởi điều đó không vượt quá khả năng của chính phủ nước này. Và có người cho rằng như thế thì người dân ở những nước nghèo, những kém phát triển hay bị kìm hãm phát triển làm sao mà dám hy vọng vào “thiên đường nơi hạ giới”như vậy được?
Sự việc không hẳn như vậy, mà ngược lại đề xuất trả “lương toàn dân” tại Thụy Sĩ đã gieo hy vọng cho nhân dân ở tất cả các quốc gia thế giới về khả năng hiện thực hóa những nguyên lý bất biến trong quá trình nhà nước thực hiện chức năng điều hành và quản lý xã hội của nó. Và từ đó lợi ích của người dân sẽ dược đảm bảo tốt nhất bởi chính quyền.
“Nếu kế hoạch được thông qua, Thụy Sĩ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp thu nhập cơ bản hàng tháng một cách vô điều kiện cho người dân. Thụy Sĩ là quốc gia đầu tiên bỏ phiếu về vấn đề này”, theo Independent.
Một trong những nguyên lý đó là mối quan hệ trao - nhận giữa nhà nước và nhân dân là mối quan hệ tương đương chứ không phải là mối quan hệ chính – phụ. Nghĩa là người dân trao cho nhà nước nước quyền lực thì nhà nước phải trao lại cho người dân những gì tương xứng với những gì họ nhận từ nhân dân. 
Do đó, tất cả những gì mà nhà nước làm cho dân là trách nhiệm của lực lượng đại diện quyền lực nhân dân chứ không phải đó là những thứ chính quyền ban phát cho dân. Thực ra, nhà nước luôn luôn nợ nhân dân, bởi lẽ khi một nhà nước ra đời là được nhân dân ủy nhiệm – tức là nhà nước đã “ứng” trước lợi ích của nhân dân để làm nền tảng cho sức mạnh của mình.
Vì vậy nhà nước luôn phải tìm những giải pháp tối ưu nhất, những chính sách tốt nhất để đảm bảo đáp ứng tối đa lợi ích của nhân dân, chứ không phải bắt người dân phải chấp nhận tất cả bất kể những gì họ nhận được là nhiều hay ít, tốt hay xấu, phù hợp hay không phù hợp. Nhà nước có quyền từ chối nhân dân nếu những đòi hỏi của họ vượt quá những gì mà họ trao cho nhà nước.
Và ngược lại, nhân dân cũng có quyền từ chối những gì nhà nước trao cho họ mà họ nhận thấy không phải là những gì họ mà cần phải được nhận, mà chỉ là những thứ, những điều không mang lại lợi ích cho họ. Nhân dân và nhà nước ngang bằng nhau về vị thế trong quan hệ, chứ không phải nhân dân phải chạy theo nhà nước để xin ban phát, ban ơn.
Có thể thấy rằng, trong niềm hy vọng này, nhà nước thể hiện đúng với bản chất là cơ quan đại diện cho quyền lực nhân dân. Nhà nước chỉ là đại diện chứ không phải là sở hữu quyền lực. Nhà nước chỉ là lực lượng được ủy thác sử dụng các công cụ để phát huy sức dân vào việc phát triển đất nước.
Người dân Thụy Sĩ có thể được nhận lương tối thiểu,
cho dù có làm việc hay không. Ảnh: BBC.
Nhà nước được nhân dân ủy nhiệm khai thác những gì thuộc về nguồn lực của quốc gia để phục vụ nhân dân thông qua cơ chế tối ưu hóa lợi ích đôi bên: Nhà nước – Nhân dân. Vì vậy, những lực lượng tham gia cầm quyền phải có khả năng vận hành cơ chế ấy và phải mong muốn cơ chế ấy vận hành tốt nhất để tạo ra những kết quả tốt nhất cho lợi ích của nhân dân.
Từ đó đặt ra yêu cầu người lãnh đạo đất nước, lực lượng nắm chính quyền phải là tập hợp những người có đủ Tâm và đủ Tầm trong việc thực hiện những nhiệm vụ thuộc về chức năng của nhà nước, hiện thực hóa bản chất của thực thể quan trọng nhất trong hệ thống chính trị. Vì vậy, nhà nước không phải là nơi cho những lực lượng bất tài, kém đức phô diễn thủ đoạn.
Một nhà nước chỉ có thể đảm bảo và đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho nhân dân nếu nó được xây dựng trên một thể chế chính trị ưu việt -  một chế độ chính trị được vận hành quay quanh trục lợi ích nhân dân – chức năng nhà nước. Mọi chức năng của nhà nước có nền tảng là ý nguyện của nhân dân và được xác lập đều hướng về việc phục vụ lợi ích nhân dân.
Một nhà nước chỉ là đại diện và đại diện tốt nhất cho quyền lực nhân dân nếu nó được hình thành và hoạt động theo đúng cơ chế ủy nhiệm nhân dân. Nhà nước không phải là công cụ quyền lực của đảng phái chính trị. Nhà nước luôn phải hoạt động xoay quanh trục quyền lực nhân dân, đó là bản chất nhà nước.
Không một lực lượng nào có thể tạo ra bản chất, vẽ ra chức năng cho nhà nước theo ý muốn nhằm phục vụ mưu đồ của họ. Bản chất và chức năng của nhà nước được xác lập một cách hết sức tự nhiên trên nền tảng lợi ích và quyền lực nhân dân.
Do vậy trong quá trình tồn tại của nhà nước, nhiệm vụ của lực lượng cầm quyền là phải đảm bảo cho nhà nước hoạt động đúng với chức năng và bản chất của nó.
Chính quyền càng bám sát chức năng và bản chất của nhà nước thì chế độ chính trị càng ưu việt, nhà nước càng vững chắc và sức mạnh của chính quyền luôn được củng cố. Nhà nước chỉ cần đảm bảo quyền lợi cho nhân dân thì nhân dân sẽ đảm bảo sức mạnh cho nhà nước.
Việc đề xuất chế độ "tiền lương toàn dân” tại Thụy Sĩ thể hiện rõ rệt nhất chức năng và bản chất của nhà nước trong mối quan hệ: Nhà nước – Nhân dân. 
Sáng tương lai
Từ hy vọng dựa trên đề xuất và chấp nhận đề xuất trả lương toàn dân tại Thụy Sĩ, nhân dân thế giới có thể nhìn thấy trong tương lai từng đất nước, từng dân tộc, sự phát triển của xã hội đều sẽ phải vận hành theo quy luật, những gì không theo quy luật hay phản quy luật đều sẽ dẫn đến sự cáo chung.
Thụy Sĩ – nơi gieo hy vọng vào một tương lai tươi sáng 
cho người dân trên toàn thế giới. Ảnh: The Telegraph.
Do chức năng và bản chất của nhà nước đều là thuộc tính cố hữu của quyền lực nhân dân, nghĩa là nó hình thành và tồn tại một cách tất nhiên và khách quan. Lực lượng nắm quyền là đại diện cho ý nguyện của nhân dân, có nhiệm vụ tạo cơ chế để nhà nước vận hành dựa trên những thuộc tính cố hữu ấy.
Biểu hiện của cơ chế là những chính sách của nhà nước hướng tới người dân.
Khi những chính sách phù hợp - mà thể hiện ra là lợi ích của nhân dân được đảm bảo - thì đất nước thanh bình, nhân dân yên bình, xã hội thái bình, quốc gia phát triển hài hòa và bền vững.
Những chính sách ưu việt giúp cho quyền lợi của người dân được đảm bảo thì cũng đồng thời sức mạnh nhà nước được tăng cường qua việc người dân góp sức xây dựng và bảo vệ chính quyền.
Như vậy, nhà nước hướng tới việc nâng cao mức sống cho người dân, đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể trong xã hội thì đương nhiên người dân sẽ hướng tới việc tạo điều kiện cho hoạt động nhà nước được thực tiễn hóa với việc khẳng định những giá trị ưu việt cũ, thẩm thấu những giá trị mới trong quá trình khẳng định tính ưu việt của nó.
Nghĩa là sức mạnh nhà nước chỉ được thể hiện và khẳng định bởi nhân dân chứ không phải bởi công cụ sức mạnh nhà nước. Về điều này, trong lịch sử đã có những lực lượng cầm quyền nhận thức sai lầm, không hiểu tính tất yếu của nguyên lý, tính khách quan của quy luật, từ đó có những hành động cực đoan nhằm nắm giữ quyền lực một cách chủ quan.
Thoạt nhìn vào những hành động thể hiện quyền uy như thực hiện thiết quân luật, ban bố tình trạng khẩn cấp hay ra sắc lệnh ngăn cấm, nghiêm cấm những hành vi chống đối…, khiến nhiều người có thể cảm tưởng rằng đó là sản phẩm xủa một chế độ có sức mạnh và đang được củng cố bằng công cụ chuyên chính của nó.
Thực ra những hành động ấy chứng tỏ chính quyền đang rất yếu và những biện pháp ấy sẽ đưa nhà nước đến chỗ suy yếu và có thể bị lật nhào hoặc phải cáo chung, chấm dứt sự tồn tại. Phải thấy rằng, không có một biện pháp nào bảo vệ sức mạnh và sự tồn tại của chế độ chính trị, của nhà nước hữu hiệu bằng việc chăm lo đời sống cho người dân.
Chính quyền chỉ cần thực hiện những biện pháp đảm bảo quyền lợi nhân dân thì đương nhiên sức mạnh nhà nước được khẳng định. Đó chính là đảm bảo nhà nước vận hành theo nguyên lý, hoạt động theo quy luật.
Không thể dùng ý muốn chủ quan để phủ nhận giá trị và sức mạnh của nguyên lý, của quy luật.
Vì vậy, nhìn vào việc chính phủ Thụy Sĩ chấp nhận xem xét đề xuất trả lương tối thiểu cho toàn dân ai cũng cho rằng đó là nhà nước lo cho lợi ích của nhân dân.            Nhưng thực ra chính quyền Thụy Sĩ đang khẳng định sức mạnh của mình bằng những biện pháp hết sức mềm nhưng cực kỳ hiệu quả.
Vì nhà nước là đại diện cho ý nguyện của nhân dân nên những chính sách nhà nước đưa ra trước tiên phải thể hiện tính nhân văn của nó.
Tóm lại, việc nhà nước lo cho dân là chức năng và bản chất của nhà nước, là tất yếu chứ không phải là ân huệ dành cho nhân dân và điều đó hết sức tự nhiên. Vì vậy, tâm lý của người dân Thụy Sĩ hết sức bình thường khi tiếp nhận thông tin về việc chính phủ nước này có thể trả lương cho họ mà không xem xét đến hoạt động của họ trong đời sống xã hội.
“Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Viện Demoscope cho thấy, đa số người dân Thụy Sĩ sẽ tiếp tục làm việc, hoặc vẫn tìm kiếm một công việc, ngay cả khi đề xuất đảm bảo thu nhập tối thiểu được phê duyệt. Cuộc khảo sát cho thấy chỉ có hai trăm người dân có thể ngừng làm việc”, Independent cho biết.
Qua việc chính phủ Thụy Sĩ xem xét đề xuất trả “lương toàn dân”, cho thấy mọi chế độ chính trị khi xem lợi ích của nhân dân là đích hướng tới của mọi chính sách thì ở phía ngược lại, bảo vệ sức mạnh cho chế độ, cho chính quyền cũng là ý nguyện của nhân dân. Nhân dân và nhà nước hướng về nhau bằng những lợi ích tối ưu nhất – đó là nền tảng của một chế độ chính trị ưu việt, một xã hội công bằng và văn minh. 
Ngọc Việt/GD
--------------

20 nhận xét:

  1. Ông Đặng Xương Hùng, người vừa định cư tại Thuỵ Sĩ, vô tình được tới "CNCS" trước ông Trọng - làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Không phải đợi tới cuối TK 21.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản cái L mẹ bọ lừa bịp cướp giật csVN- chỉ nói thì như thánh nhưng lừa bọn ngu thôi- những người có mạng internet người ta đéo tin bọn bè lũ trọng lú nữa rồi.

      Xóa
    2. Nếu Người dân Thụy Sĩ có thể được nhận lương tối thiểu,cho dù có làm việc hay không thì Thụy sĩ sẽ là đất nước CSCN rồi: làn theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
      Thế mới biết không cân có đảng CS lãnh đạo mà người ta vẫn đạt được CNCS, Trọng lú và bè lũ CSVN ngu dốt và thối nát hãy sang Thụy sĩ mà xem nhé.
      NGU THẬT, NGU ĐẾN THẾ LÀ CÙNG BỌN CSVN!!!

      Xóa
    3. Ông Trọng nói là đến cuối thế kỷ 21 không biết có CNXH hay không?
      Còn Nặc danh12:11 nói là CNCS ở Việt Nam chắc phải đợi đến cuối thế kỷ 22, Lúc đó cả thế giới đã lên các hành tinh khác ở rồi, chỉ còn trơ khấc bọn CSVN ngu ngơ ở trái đất tăm tối CSCN của chúng!

      Xóa
    4. Việt Nam mình không nên mắc bẫy của Thụy sĩ, tụi nó đang dùng chiêu bài diễn biến hòa bình bằng thu nhập đó. Ta cứ theo đường lối của đảng CSVN quang vinh mà đi nhé, lương ra trường của kỹ sư là 5 triệu đồng/tháng (200 euro) nhưng vinh quang hơn hẳn tiền 2250 euro cho không của bọn tư bản Thụy sĩ nhé. Bà con cứ yên tâm chưa chắc đến cuối thế kỷ này đã có CNXH đâu, còn CNCS à? còn lâu, phải đến cuối thế kỷ 22, 23 đó, nhưng cứ yên tâm theo đảng nhé, đảng sẽ cho ta "SÁNG MẮT SÁNG LÒNG" (Đói vàng mắt mà lòng rỗng không!).

      Xóa
    5. Thụy Sĩ được đánh giá là một trong những nước an toàn nhất thế giới, tình trạng tham nhũng, tham ô cửa quyền gần như không có, năng lực điều hành của chính phủ cực tốt, môi trường sống vô cùng trong lành và mọi dịch vụ đều ở mức hoàn hảo. Với những điểm này, bạn thử hỏi tại sao người dân Thụy Sĩ lại không tự hào về đất nước mình mà nói mình là người hạnh phúc nhất thế giới.

      Xóa
  2. Y tuong nao qua cao ca va dot ngot, thi de gieo vao long nguoi ta mot noi bat an mo ho. Giong nhu y tuong cao dep cua ba Merkel 'mo toang cua EU' cho nguoi ty nan Siria, de roi bay gio lai phai tu tu khep dan lai.
    Toi nghi, nha nuoc co nhieu cach lo cho dan 'an toan' hon.

    Trả lờiXóa
  3. Dân VN đọc tin này có cảm tưởng như câu chuyện ở xứ thần tiên , truyện cổ tích thần thoại . Nhưng thật ra tuy thấy xa vời nhưng không phải là không có thể . Đầu tiên phải có người minh chủ lãnh đạo như Phác chính Hy của Hàn Quốc , Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật . Dĩ nhiên những người này phải theo chế độ dân chủ , còn nếu đất nước theo chế độ CS , một chế độ độc hại , luôn đem lại bi thảm cho dân nước đó , thì dẫu có trăm ông tài giõi như hai ông này thì đất nước cũng chỉ làm đầy tớ cho thế giới mà thôi .

    Trả lờiXóa
  4. Thụy Sĩ là tư bẩn nên mình không nên theo . Mình là đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa, là đối lập -tức ngược lại- với tư bẩn, tư bẩn là "lo cho dân", còn "quang vinh CS" thì lo vinh thần phì gia, mặc kệ dân!

    Trả lờiXóa
  5. Theo tôi đươc biết, khi Chủ Nghĩa Cộng Sản thành công, mỗi gia đình Việt Nam sẽ được phát một máy in tiền. Ai muốn tiêu gì cứ việc in tiền ra, xài thoải mái! So với cách trả lương cho từng người dân của bọn Tư bản Thụy Sĩ, chế độ CSCN VN vẫn ưu việt hơn!

    Trả lờiXóa
  6. chính trị ươu việt làm sao so sánh được với chính trị người việt mình đang yêu(ươu)? vói sự lảnh đạo đỉnh cao trí tệ(tuệ) của dcs? XH công bằng văn minh làm gì bằng XHCN? NHÀ NƯỚC của dân, lo cho dân làm sao so sánh được với NHÀ NƯỚC của dân nhưng lo cho đảng và phục vụ đảng chứ?
    BỌN tư bản giãy chết này thật không biết trời cao dất rộng là gì mà!

    Trả lờiXóa
  7. Bắc Hàn đã xử tử tổng tham mưu trưởng quân đội Ri Yong-gil, theo truyền thông Hàn Quốc.
    Tin này chưa được xác nhận, nhưng báo chí Hàn Quốc nói Tướng Ri bị tử hình đầu tháng này vì tội tham nhũng và bè phái.

    Trả lờiXóa
  8. Còn VN mình cũng có định hướng ,nhưng chỉ lo cho quan thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bậy
      tay thụy sĩ lanh tranh học đòi học mót xứ vệ
      riêng khoản lo dân thì an nam nhất quả đất, từ suy nghĩ nghị quyết đến khẩu hiệu dán đầy ngoài đường

      Xóa
    2. Nặc danh19:23 Ngày 11 tháng 02 năm 2016
      bậy

      Xóa
  9. 2500 mỗi tháng của Thuỵ sỹ quá tầm thường,
    Nước ta khi xây xong CNXH thì tất cả mọi người làm việc thì tuỳ khả năng, còn hưởng thụ thì THA HỒ THOẢI MÁI, ai thích đi du lịch sao Diêm vương sao Bắc đẩu sao Chổi ... đều tự do mỗi tháng mấy lần cũng được, mà khi đó chúng ta không xài tiền nữa, mà chỉ cần có thẻ CĂN CƯỚC có dòng chữ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM là vào siêu thị thích lấy cái gì thì lấy, vào quán “MẮC” thích ăn gì thì cứ chỉ tay là bồi bàn mang đến tức thì luôn, nhà cửa thì mỗi gia đình có vài ba cái biệt phủ ở Hải vân vài ba cái ở sao Hoả.
    Thử hỏi các ngươi còn muốn gì nữa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế bao giờ là ta xây xong cái xã hội ấy hở bác? Liệu hết thế kỷ này hay hết thế kỷ sau hay thiên niên kỷ kế tiếp hả bác? Chắc bác đang làm đầy tớ của nhân dân hở?

      Xóa
  10. Tôi lại nghĩ đây cơ hội hốt bạc khôn tiền khoáng hậu.
    01.Nguyên nhân:Đỉnh ta công tử liêu bạc,mồm rộng,quên cây lúa,củ khoai;bán chác,mua đổi,mượn mõ nào ngó con ốc vít,nhiên ma nhà Chổm thúc trống ngũ liên cớ siết nhầm hơn sót bỏ cả hài nhi đến anh cụ cửu-Dân tộc ta cơ lao nô tiệt chủng nghé sẻ đàn tan.
    02.Mục đích:Kiếm xèng cúng mồ ma cụ tổ Chổm,sám hối mon người khứ tội liếm láp triệt hạ gia sản Tổ tông hầu cứu giang san xã tắc 04 thiên năm lẻ.
    03.Biện pháp:+ Cử ngay đội chưn giầy các sao bố tổ,cớ du nịch(Mượn đường diệt quắc) mon Sĩ thụy-Tư vấn dự án đương,zùi xin tich nhập.
    +Bước nhị:Nhiên các sao li ti(Cỡ 4-5 triệu) hành binh sở tại nhập gia tùy tục(Làm điều không cấm,nuật thông phép-Con theo ba mớ).
    +Đoạn chót chút chít tịch nhập-Nhiên ngụ ông bà vãi,pháp nuật nhà Thụy nghiêm lắm(Nhố nhăng Sem đầm túm cổ hành za bã ngây).Cả Tộc mình tha thẩn vãn cảnh chén pho mát,khợp xúc xích-Đuổi không về,zè xẻn găm Eu rô tĩ tã nút hầu bao(Độ dăm tháng),hậu đó triệt thoái từng bộ phựn(Điều kiện ưu đãi) zề quê,gom ngân cúng quỷ Chổm,xua quầng Thái bạch...

    Trả lờiXóa
  11. Chính phủ Hoa Kỳ có ám hiệu với dân nhập cư rằng: "Người Mỹ muốn giàu phải nỗ lực. Nhưng muốn nghèo cũng không được, vì xã hội Mỹ sẽ luôn cứu giúp người khó".
    Đó là căn nguyên của khẩu hiệu GIẤC MƠ MỸ - AMERICAN DREAM, của nhân loại.

    Trả lờiXóa
  12. Định hướng của Việt Nam là LO CHO ĐẢNG.....Khà khà...

    Trả lờiXóa