Phối cảnh Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa |
Công trình như sự nhắc nhớ bao thế hệ người dân Việt Nam về những người đã ngã xuống để cắm mốc
khẳng định chủ quyền của Việt Nam
với Hoàng Sa và Trường Sa.
Sáng nay, 17-1, tại huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi,
Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, phối hợp với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng
Ngãi đã tổ chức buổi lễ đặt viên đá, khởi công xây dựng Khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa”.
Toàn bộ khu tưởng niệm được đặt trên diện tích
khoảng 1,5-2 ha trên đỉnh núi Thới Lới, phía Đông Bắc đảo. Công trình có
tổng vốn đầu tư khoảng 70 tỉ đồng.
Nhiều lãnh đạo trung ương, địa phương cùng đông
đảo thân nhân các tử sĩ quân đội chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ trong
trận hải chiến tại Hoàng Sa năm 1974, cùng hơn 150 người dân Lý Sơn là hậu duệ
của các đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa cũng đến núi Thới Lới
dự buổi lễ.
Bằng chứng
về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam
Ông Phạm Quang Tĩnh (85 tuổi) cùng con trai là
Phạm Quang Viên (53 tuổi) là con cháu của tướng Phạm Quang Ảnh đến từ sáng sớm.
Ông Tĩnh trầm ngâm nhìn về phía biển Hoàng Sa chờ đợi buổi lễ
đặt viên đá đầu tiên khởi công công trình mà cha con ông đã chờ đợi.
Ông Tĩnh cho biết ông là đời thứ tư của tướng
Phạm Quang Ảnh bao đời nay bám biển Hoàng Sa như bao trai tráng Lý Sơn. Dù gặp
thiên tai, địch họa nhưng chưa bao giờ những chiếc tàu cá Việt Nam thôi ra
Hoàng Sa.
“Tui già rồi không đi biển được, giờ chỉ con tui đi
thôi. Nay nghe khởi công Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa nên cha con
lên xem vì cha ông mình cũng từng ra khơi cắm mốc chủ quyền”, ông Tĩnh nói.
Một công
trình ý nghĩa
Công trình như sự nhắc nhớ cho bao thế hệ người dân
Việt Nam về những
người đã ngã xuống để cắm mốc khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của
Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 19-1-1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng
chiếm phi pháp toàn bộ quần đảo này. Nhưng lịch sử đất nước sẽ tạc mãi trong
tâm khảm, những người con Việt đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo.
Họ đã ngã xuống trong mưa đạn, trong nỗi đau khôn cùng
trước chủ quyền biển đảo bị mất.
“Chừng nào Hoàng Sa chưa trở về với Tổ quốc thì Khu
Tưởng niệm sẽ nhắc nhở cho muôn đời con cháu phải làm điều cần làm để non sông
của cha ông thu về một mối”, ông Đặng Ngọc Tùng, chủ tịch tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam nói.
Đây là công trình thứ 2 năm trong chương trình “Nghĩa
tình Hoàng Sa - Trường Sa” do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát động.
Công trình thứ nhất là “Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Gạc Ma” được xây dựng tại bán đảo
Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa vào tháng 3-2015.
Với công trình ý nghĩa này, nhiều tổ chức, cá nhân đã
tham gia ủng hộ số tiền hơn 14 tỉ tỉ đồng, góp sức xây dựng công trình. Đồng
thời trong buổi lễ cũng trao cả trăm phần quà trị giá hàng tỉ đồng cho người
dân, học sinh... có hoàn cảnh khó khăn và ngư dân can trường bám biển.
*
* *
Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa vừa được khởi công
xây dựng trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trùng dịp kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa.
Khu
tưởng niệm sẽ dành để vinh danh tất cả những người Việt Nam đã ngã xuống vì
Hoàng Sa, theo báo trong nước.
Sau trận hải chiến ngày 19/1/1974 làm 74 chiến sĩ
Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng, quân đội Trung Quốc chiếm hoàn toàn quần đảo
này.
Tuy
nhiên cho tới nay, Việt Nam vẫn khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, về mặt
hành chính là huyện đảo thuộc TP Đà Nẵng.
Truyền thông trong nước cho hay sáng Chủ nhật 17/1,
lễ đặt viên đá khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa được tổ
chức tại đảo Lý Sơn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư công
trình khu tưởng niệm với số vốn 70 tỷ đồng.
Khu tưởng niệm nằm trên diện tích khoảng 2ha, trên
đỉnh núi Thới Lới, đông bắc đảo.
Lý Sơn, cách Hoàng Sa chừng 200 hải lý, là nơi có hải
đội Hoàng Sa thời nhà Nguyễn.
Nơi đây cũng có nhiều ngư dân xưa nay vẫn coi vùng
biển quanh Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của mình, cho dù những năm gần
đây bị Trung Quốc xua đuổi, thậm chí bắt giữ và đánh đập.
Buổi lễ đặt viên đá khởi công sáng 17/1 có sự tham
gia của thân nhân các tử sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa trong trận hải chiến
Hoàng Sa cũng như hơn 150 người dân Lý Sơn, theo báo Tuổi Trẻ.
Trung tâm của khu này là tượng đài Người mẹ thắp lửa
cao 16m của kiến trúc sư Trần Văn Dũng, mô tả người phụ nữ Việt Nam đứng trên
bờ biển thắp đèn ngóng vọng chồng con trở về.
Bao quanh tượng đài là một "bức tường lịch
sử" chạy từ chân đồi lên đỉnh đồi, dự định ghi lại lịch sử Hoàng Sa.
Toàn thể Khu tưởng niệm có hình dáng như một con tàu
hướng mũi về Hoàng Sa.
(TTO và BBC)
------------
** Nguyễn
Thông: “Nhân đây, tôi đề nghị cơ quan an ninh điều tra ngay xem có thực kẻ viết
cái stt mà tôi kèm ảnh dưới đây đúng là người mà dư luận gọi là Quang lùn hay
không. Lỡ ra không phải, do có kẻ giả danh thì tội nghiệp người ta, dù cái tư
cách của người ta lâu nay cũng đã kém lắm. Nhưng nếu đúng, đề nghị xử lý, bắt
ngay, không thể để một kẻ hung hăng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phỉ
báng chủ trương hòa giải hòa hợp dân tộc, gác lại quá khứ của đảng và nhà nước
ngang nhiên tác oai tác quái vậy được. Đây mới chính là thế lực thù địch, là
quả bom nổ tung chế độ đương thời chứ không phải bọn thù địch mơ hồ nào cả...".
>/ Trần Nhật Quang không 'làm việc' cho Tàu Cộng, thì là lính của ai? Ai cho phép nó lộng hành công khai giữa Thủ đô, ai nuôi hắn?/:
---------------
Thế này là tốt rồi.
Trả lờiXóaTôi thấy một điều là họ xây trên đảo thì ai ra thăm viếng được,sao không xây trong đất liền.chắc họ được chỉ đạo chỉ cho dân đảo tưởng niệm thôi,gây khó khăn cho dân khi thăm viếng.
XóaTrông phối cảnh Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa thật sâu đượm, mang tầm Tổ quốc. "Trung tâm của khu này là tượng đài Người mẹ thắp lửa cao 16m, mô tả người phụ nữ Việt Nam đứng trên bờ biển thắp đèn ngóng vọng chồng con trở về".
Trả lờiXóaChỉ xin nhấn:"LÀ TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI MẸ, MÔ TẢ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM"- ĐẤY MỚI LÀ BIỂU TƯỢNG VĨNH CỮU, TRƯỜNG TỒN CÙNG DÂN TỘC (!).
THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM CÁC NGHĨA SĨ HOÀNG SA ĐÃ HY SINH ANH DŨNG TRONG NHỮNG CUỘC CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA TỔ QUỐC !
Trả lờiXóaTHÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM CÁC CÁN BỘ CHỈ HUY VÀ CHIẾN SỸ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ CHIẾN ĐẤU NGOAN CƯỜNG VÀ HY SINH OANH LIỆT TRONG TRẬN CHIẾN CHỐNG BỌN GIẶC TẦU MAO ĐÁNH CHIẾM QUẦN ĐẢO HOÀNG SA Ngày 19 tháng Giêng năm 1974 !
Trân trọng và biết ơn trước việc làm trọn đạo nghĩa, sáng đẹp , nêu cao tinh thần đoàn kết Dân tộc của Tổng Liên đoàn Lao động Viêt Nam và Chính quyền cùng với nhân dân tỉnh Quảng Ngãi : Xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa !
Moi doc them :
Trả lờiXóaHttp://www.ijavn.org/
Http://www.ijavn.org/2016/01/vntb-quang-ngai-at-xay-dung-khu-tuong.html
17.1.2016-VNTB : Quang Ngai dat da xay dung khu tuong niem NGHIA SI HOANG SA va khac ten 74 linh VNCH.
Trong mot dien bien khac, mot thanh nien 9x ( duoc cho la SVDH CanTho ), tung Video tu quay len mang, doa se dung bua dap bo 74 ten chien si khac tren bang, va danh bom pha huy khu tuong niem nay, vi thanh nien nay cho rang nam 1974 khong co tran HAI CJIEN HOANG SA ( Cong san nhoi so lop tre kinh that ! )
Tôi thấy yên lòng , nhưng mắt vẫn dưng dưng vì các thân nhân của các anh hùng liệt sĩ vẫn còn nhiều khó khăn ...
Trả lờiXóaCCB đánh Tàu 83.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của những người anh hùng bảo vệ Hoang Sa.
Trả lờiXóaTổ Quốc-Mẹ Việt Nam đời đời ghi nhớ công lao của các Liệt Sĩ đã anh dũng hy sinh vì quần dảo Hoàng Sa.
Quần dảo Hoàng Sa là của Việt Nam.
KHu Tưởng niệm nghĩa sỹ Hoàng Sa (nghĩa quân thời Nguyễn) chứ không phải tưởng niệm 74 lính ngụy VNCH. Đây "LÀ TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI MẸ, MÔ TẢ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM"- LÀ BIỂU TƯỢNG VĨNH CỮU, TRƯỜNG TỒN CÙNG DÂN TỘC. Lũ chộng và những kẻ xét lại cào bằng xương máu cha ông đừng hí hửng
Trả lờiXóaĐầu óc của ND 22:57 hẹp hòi, nông cạn quá đến khó tin. Đây là một thừ lú nữa chưa có thuốc.
XóaBất cứ ai đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc này thì hành động vào thời điểm đó đều phải được tôn vinh.
“Chừng nào Hoàng Sa chưa trở về với Tổ quốc thì Khu Tưởng niệm sẽ nhắc nhở cho muôn đời con cháu phải làm điều cần làm để non sông của cha ông thu về một mối” - Đặng Ngọc Tùng, chủ tịch tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói.
Trả lờiXóaLại được lão Tùng dở hơi giống lão Đam . Giờ có sức mạnh không giành lại Hoàng Sa lại đùn đẩy cho con cháu .
Có ai về cho tôi gửi một viên gạch để góp xây tương đài với!!
Trả lờiXóaNhắn tin đi bạn, góp 15 viên luôn hehe
XóaĐọc bài báo này thấy còn có niềm an ủi , vẫn còn có những lương tri của đất Việt .
Trả lờiXóaNhưng khi đọc qua tin tức ở trang mạng khác , thấy có những người đi Vũng Tàu thắp nhang làm lể tưởng niệm những con dân Việt Nam đã hy sinh trong trận chiến chống lại cuộc chiến xâm lăng HS 19/1/ 1974 mà bị Côn an xách nhiểu , ngăn chận , giật phá vòng hoa thì thấy rất phản cảm , thật là đau lòng .
Mức độ Hán hoá đã rất sâu đậm trong chế độ hiện tại .
Ví như sau này chế độ CS không còn tồn tại nhưng chắc chắn chế độ dân chủ tiếp theo vẫn sẽ tưởng niệm đàng hoàng những chiến binh CS đả hy sinh trong trận chiến xâm lăng biên giới 1979 chứ không hề phân biệt , vì họ là con dân VN đã hy sinh cho đất Việt .
Đây là buổi lễ do nhà nước tổ chức. Có 2 điểm đáng lưu ý:
Trả lờiXóa1. Ngày tổ chức 17 tháng 1 - là ngày khởi chiến TC - VNCH tại HS
2. Nhiều lãnh đạo trung ương, địa phương cùng đông đảo thân nhân các tử sĩ quân đội chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ trong trận hải chiến tại Hoàng Sa năm 1974, ... cũng đến núi Thới Lới dự buổi lễ.
Những chuyện chưa hề xảy ra, nhưng đã nhanh chóng thuyết phục lòng người!