Trang BVB1

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Việt Nam gửi công hàm về Biển Đông lên Liên Hợp Quốc

Trung Quốc xây 'đảo nhân tạo' ở Trường Sa
* LINH PHONG
Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm để phản đối tuyên bố chủ quyền sai trái và những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong công hàm số 344/HC-2015 đề ngày 29/12/2015, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nêu rõ rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc và luật Biển 1982.
Công hàm nhắc lại rằng Việt Nam cương quyết bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông, cũng như lập luận của Trung Quốc rằng chủ quyền và những quyền liên quan của Trung Quốc ở Biển Đông đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử. Việt Nam phản đối những hoạt động tôn tạo, xây dựng mà Bắc Kinh đang thực hiện đối với các đảo trong Biển Đông.
“Những lời tuyên bố và khẳng định của Trung Quốc không hề có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tế”, công hàm nhấn mạnh.
Nội dung công hàm cũng khẳng định rằng Việt Nam, với tư cách là một quốc gia ven biển và tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, bảo lưu mọi quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Công hàm của Việt Nam được gửi lên Liên Hợp Quốc là để đáp trả công hàm trước đó của Trung Quốc về tình hình biển Đông số CML/79/2015 gửi ngày 11/12/2015.
Bộ Ngoại giao Việt Nam từng nhiều lần phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Hôm 8/5/2015, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói: “Những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, bao gồm ASEAN”.
Sau khi Trung Quốc thông báo họ sắp hoàn tất quá trình bồi lấp các đảo, bãi đá ở Biển Đông, ngày 25/6/2015, ông Lê Hải Bình nêu rõ: “Những hoạt động xây dựng, mở rộng đảo, đá quy mô lớn của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp; không thay đổi được thực tế là Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có những hành động làm phức tạp tình hình, thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.”
Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến dịch bồi đắp quy mô lớn ở ba bãi đá, bãi cát chính thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – gồm Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Bắc Kinh cho cải tạo một khu vực có diện tích 8 km2 – tương đương 90 sân bóng – trong chưa đầy hai năm.
Hồi tháng 9/2015, trong chuyến thăm Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa các đảo ở Biển Đông. Song nhiều ảnh từ vệ tinh cho thấy họ đang xây ba đường băng có khả năng phục vụ cả phi cơ ném bom trên những đảo nhân tạo bồi lấp trái phép. Quy mô và tốc độ bồi đắp đảo của Trung Quốc ở Trường Sa khiến những nước có lợi ích ở Biển Đông lo lắng.
Bắc Kinh từng thông báo hồi tháng 6/2015 rằng quá trình tạo đảo (bằng cách đưa trầm tích từ đáy biển lên bãi đá) sẽ sớm kết thúc. Từ đó tới nay, bằng bê tông đúc sẵn từ đất liền, Trung Quốc tập trung vào xây dựng các công trình. Họ đã xây cảng, các tòa nhà quân sự, sân bay trên vài đảo. Một số ảnh gần đây cho thấy Bắc Kinh đang xây thêm hai đường băng, New York Times nhận định.
Dù các đảo nhân tạo không đủ lớn để các đơn vị quân đội lớn có thể đồn trú, chúng sẽ vẫn cho phép Trung Quốc tuần tra trên biển và trên không ở Biển Đông. Giới chức Mỹ từng thông báo họ phát hiện Trung Quốc đưa các cỗ pháo cơ động tới những đảo này. Nhóm đảo nhân tạo cũng cho phép Trung Quốc tăng mức độ kiểm soát đối với hoạt động khai thác hải sản ở Biển Đông.
Các phương tiện của Trung Quốc phá nhiều bãi đá để làm nền cho những đảo mới. Quá trình phá các bãi đá gây thiệt hại lớn đối với hệ sinh thái biển quanh nhóm đảo. Frank Muller-Karger, giáo sư bộ môn Sinh học hải dương của Đại học South Florida ở Mỹ, giải thích rằng trầm tích có thể lắng trở lại đáy biển, tạo nên những cột bụi có khả năng gây nên tác động xấu đối với sinh vật biển. Trầm tích cũng có thể mang theo kim loại nặng, dầu và các loại hóa chất khác từ các tàu và những công trình mà Bắc Kinh xây trên đảo. Những cột trầm tích dưới biển đe dọa những bãi đá có mức độ đa dạng sinh học cao thuộc quần đảo Trường Sa.
L.Ph/ZingNews
----------

18 nhận xét:

  1. Dứt khoát PHẢI ĐƯA ĐƠN nơi tòa án hình sự quốc tế La Haye để kiện giặc Tàu Ô xâm lược,mặt khác đưa tàu chiến tuần tra Biển Đông thường xuyên.

    Trả lờiXóa
  2. Người quan sátlúc 17:29 2 tháng 1, 2016

    Dân lương thiện đã comment với Ts Nguyễn Thanh Giang:
    - Hôm nay Việt Nam đã chính thức lên tiếng với lên hợp quốc về chủ quyền Biển Đông trong đó có Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với đầy đủ chứng lý và bác bỏ những tuyên bố láo xược của Trung Quốc.
    - Ngày mai Việt Nam có thể nộp lên Tòa án Quốc tế Hồ sơ chứng lý về chủ quyền của mình để kiện TQ. ( việc này chính phủ đã làm xong từ năm 2014 nhưng Bô chính trị ĐCS không cho kiện TQ )
    - Tuần sau sẽ tổ chức trọng thể Lễ Mở cửa cảng quân sự Quốc tế Cam Ranh và Tầu quân sự Nhật sẽ đến tham gia "mở hàng", sau đó là các tầu quân sự Mỹ, Úc... ra vào theo yêu cầu tiếp nhiên liệu.

    Thủ tướng 3D đã chuẩn bị chu đáo những việc này, nhưng ông bị ép buộc phải nương tay với anh cả phương Bắc.
    Lúc này chúng tôi hoan nghênh những việc làm chính nghĩa, thiết thực, để bảo vj Tổ quốc
    Xin hãy mạnh dạn làm đi.
    Xin đừng nghe theo lệnh của bọn bán nước Nguyễn Phú Trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giá mà biết đc cụ thể " BCT không cho kiện" cụ thể là ai thì tốt biết mấy?

      Xóa
    2. Con hoi? Tong NPT cho ai?Nen ky nay NTD moi danh"van bai"de cho Tong Trong biet the nao la.......dong chi, vi NPT co y ket be, lap nhom de loai NTD la ung vien hang dau chuc vu TBT cua DH XII.TT DUNG lam rat la dung.Phai vi chu quyen, lanh tho cua dat nuoc la tren het.Toi ung ho NTD lam TBT do.

      Xóa
    3. Người quan sát đừng bị ru ngu nữa
      lũ chúng nó cùng một giuộc thôi
      vì tiền vì ghế ... chả bao giờ vì dân vì nước

      Xóa
  3. dù nói gì đi nữa , ngoại trừ bọn bán nước được quá nhiều , còn đối với đại đa số dân việt thì mĩ vẫn tốt chán và được cả thế giới thừa nhận, Chế linh được hát ngay trung tâm hội nghị quốc gia, còn bọn nịnh tàu ô ở tp hcm cấm cản, hn vẫn văn minh hơn

    Trả lờiXóa
  4. Cương quyết bằng mọi biện pháp,cách thức,phương tiện chặn đứng âm mưu của lũ cướp nước và bè lũ nào cam tâm bán đứng dân tộc,bán đứng đất đai của ÔNG CHA đã bao thế hệ đổ xương máu mới có ngày nay.Nên nhớ rằng dân tộc này tuy nhỏ bé,nhưng khí phách kiên cường chống ngoại xâm thì không có thế lực nào cướp nước và cam tâm bán nước thực hiện được đâu.Lịch sử dân tộc sẽ muôn đời nguyền rủa những TRẦN ÍCH TẮC,LÊ CHIÊU THỐNG và những kẻ trong tương lai muốn đi theo các vết nhơ bẩn thỉu đó

    Trả lờiXóa
  5. Chúng ta ghi nhận một thắng lợi quan trọng của phe "thoát Trung",trong đó, Bộ Ngoại giao trực tiếp ghi điểm lòng dân. Chiến lược dối ngoại đã rõ: không liên minh với nước nào để chống nước nào, không đối đầu với TQ nhưng cần liên kết với nhiều quốc gia để bảo vệ BĐ dựa theo luật pháp quốc tế.không được phép lùi nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng phải ghi nhận những tiếng nói phản biện của các bậc trí thức , cựu công chức tướng lĩnh ...cùng những người VN yêu nước trong và ngoài nước đã thể hiện được kết quả khả quan ban đầu. Thành quả này càng khích lệ tình đoàn kết "con giồng cháu tiên" kiên trì đấu tranh bằng mọi hình thức hòa bình.

      Xóa
    2. Mục đích của liên minh không phải để đi gây sự , ăn hiếp nước khác , liên minh là để có thêm sức mạnh chống xâm lược . Không phải thứ lý luận về liên minh của CS " không liên minh với một nước để chống lại nước thứ 3 :? mục đích và ý nghĩa của liên minh nhiều vô kể , không hề có một quy định nào bắt buộc liên minh là chỉ để chống lại nước thứ 3 cả . Luận điệu về liên minh của CS là rất mơ hồ , và cứ nói thẳng ra là nhu nhược cho nó dễ hiểu .
      Câu cú trong chính trị là phải phân tích kỹ , nếu không thì tự nhiên biến thành cổ động viên không công , đi hò hét cho những mưu đồ bẩn . Mấy hôm nay đọc trang của bác Đại tá đăng nhiều bài mà đọc kỹ thấy các tác giả cũng " cài cắm " ngụ ý tinh vi lắm , chứng tỏ là 2 phe đã có mặt ở đây để thăm dò sự ủng hộ của dư luận , vậy là chúng ta đang nằm trong bán kính của cuộc hỗn chiến , cận thận kẻo vỡ đầu oan !

      Xóa
    3. Nguyễn Đông Hộilúc 04:24 3 tháng 1, 2016

      Nói lắt léo, vòng vo, giả tạo, che giấu mục đích sinh ra vô nghĩa: Không chống lại nước thư 3 thì liên minh làm chó gì?

      Xóa
  6. Ủa , tưởng gì thì Trung cộng - Tập cận Bình cũng nên nể ông CTQH nước CHXHCNVN , UV bộ chính trị đảng CSVN một chút chứ , chẳng gì " Hùng hói " cũng vừa cùng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội VN sang diện kiến " thiên triều " về mà . Sao lãnh đạo Trung cộng lại " ị " vào mặt cái đám " đại biểu cấp cao quốc hội VN " tàn nhẫn vậy ? " tình hữu nghị , anh em một nhà " gì mà khốn nạn vậy ? . Thôi , có lẽ BCT đảng CSVN lại chuẩn bị một đoàn " cấp cao " nữa sang " chầu thiên triều " tiếp đi là vừa . Thật nhục cho ông tổng Trọng cùng cái nhà nước này , cố nhẫn nhịn , lê lết đến hết mức mà Trung cộng cũng chẳng đoái hoài ! Cứ cái trò " người phát ngôn bộ ngoại giao cực lực phản đối ..." nghe cứ như c...sủa ngoài rào ! Nhục thay .

    Trả lờiXóa
  7. "Đối tác chiến lược" với lại mấy chục chữ vàng cho lắm vào. Rặt bọn ngu lâu và hèn như thỏ đế! Mong sao cho mất mẹ nó nước đi cho khỏi tức mình...

    Trả lờiXóa
  8. Chúng nó hèn vì sợ mất của cải có được do ăn cắp ngân quỹ quốc gia!

    Trả lờiXóa
  9. Em thì em tin và sự quang vinh, vĩ đại và sáng suốt của Đảng mình lắm.

    Trả lờiXóa
  10. Một trọng những thế mạnh của trang anh BVB chính là chấp nhận thảo luận, chia sẻ quan điểm đa chiều, không áp đặt, không cực đoan. Cá nhân tôi hiểu,quan hệ giữa các nước có những cấp độ khác nhau, trong đó có" đối tác chiến lược","đối tác chiến lược toàn diên", "liên minh chính trị,liên minh quân sự "v.v.mỗi cấp độ có những yêu cầu và mục tiêu,nội dung khác nhau dô các bên thỏa thuận, không phải thích giải thích thế nào cũng được. Sự phức tạp trong chính trị chính là ở chỗ: mỗi QG, dân tộc, tầng lớp, tổ chức chính trị,cá nhân, phe nhóm v.v đều xuất phát từ lợi ích của mình để xử lý các mối quan hệ với thế giới xung quanh. Từ đó tất yếu dẫn đến những mánh khóe, thủ đoạn, kể cả "nói vậy mà không phải vậy". VN cũng không ngoại lệ. Nếu cứ hăng máu vịt,nghĩ gì nói nấy, xông lên chống hết nước này đến nước kia thì trong con mắt của thiên hạ, VN sẽ có còn bạn bè? Ngay cả cái người mà các vị muốn dựa vào là HK để tuyên bố công khai chống TQ cũng sẽ không dám hưởng ứng đâu. Họ tính toán kỹ lắm vì họ có nhiều lợi ích kinh tế chung với TQ hơn với VN nhiều lần . Vì vậy chớ dại đứng ra làm lính đánh thuê cho bất kỳ ai. Khôn ngoan nhất là liên kết với nhiều nước có quyền lợi chung ở BĐ để hình thành lực lượng hải quân hỗn hợp cùng tuần tra bảo vệ,trong đó VN cho mượn Cam ranh làm căn cứ. Khi đó, bố thằng Tầu khựa cũng không dám đánh nhau với môt lúc mấy nước liền. Đó là kế sách rất hay,sao lại gieo nghi ngờ?

    Trả lờiXóa
  11. Hoàn toàn nhất trí với ý kiến đúng đắn của anh Nặc danh 21:05. Xin cám ơn

    Trả lờiXóa
  12. Nếu là Tư lệnh Hải quân Việt Nam tôi sẽ làm ngay 1 số việc sau :
    1. Mua nhiều tàu CSB đủ lớn để cơ động hoàn thành nhiệm vụ ở mọi hoàn cảnh.
    2. Thiết lập hệ thống và chủ động liên lạc trực tuyến với tất cả thuyền bè ngư dân đang đánh cá tại lãnh hải Việt Nam để :
    a. Năm vũng số lượng và phân bố thuyền đánh cá của ngư dân để bố trí lực lượng CẢNH SÁT BIỂN theo dõi, hương dẫn ngư dân hoạt động đúng quy định Quốc tế về đánh bắt cá.
    b. Ngăn chặn các nguy cơ, cứu nạn ngư dân VN trước nguy cơ tấn công từ các tàu ngoại quốc.
    c. Cảnh báo về hoạt động của tàu bè nước ngoài, cảnh báo báo giông cùng các nguy cơ thiên tai.
    d. Thiết lập mối quan hệ cùng xây dựng, thực thi các nguyên tắc chung về Luật Biển Quốc tế với các nước có chung vùng biển.



    Trả lờiXóa