Trang BVB1

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Sức ép thực tiễn sau Đại hội 12

* LÊ QUẾ LÂM
Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đã kết thúc, sau một chuỗi dài tranh cãi gay gắt, gây sôi nổi trong dư luận trong và ngoài nước. Sự tranh luận ồn ào này chỉ diễn ra giữa những khuynh hướng ủng hộ TT Nguyễn Tấn Dũng để chống TBT Nguyễn Phú Trọng hoặc ngược lại. Còn hai nhân vật chính đã thỏa hiệp với nhau từ hơn một tháng trước khi Đại hội Đảng diễn ra. Ngày 18/12/2015 trong khi Hội nghị TƯ 13 đang họp để “bỏ phiếu biểu quyết đề cử Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII” , TT Nguyễn Tấn Dũng đã gởi thư đến Tổng Bí thư và Bộ Chính trị không xin tái ứng cử. Không có đối thủ, dĩ nhiên ông Nguyễn Phú Trọng được tiếp tục làm TBT trong Đại hội XII và con TT Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị gần 40 tuổi được bầu vào BCH/TƯ Đảng.
Còn dư luận thế giới đối với Đại hội XII như thế nào? TS Nguyễn Xuân Diện đã phỏng vấn TS Đinh Hoàng Thắng (ĐHT) – cựu Đại sứ Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Hòa Lan về vấn đề này.  TS. ĐHT trả lời: “Có nhiều dự báo, ĐCSVN sau dịp này sẽ không là ĐCS trước ngày 28/1 nữa. Đại hội đánh dấu một giai đoạn mới bởi những khác biệt bên trong đảng”. TS ĐHT nhận xét “Truyền thông trong nước và quốc tế, đủ mọi loại lề, tràn ngập thông tin và bình luận về Đại hội ĐCSVN. Ấy là thêm một dịp để thế giới thấy, thể chế VN có thể tụt hậu, nhưng trí tuệ Việt và sự quan tâm đến đất nước này thì không”.
Được hỏi tại sao cả Tây lẫn Tàu lại quan tâm đến VN dữ như vậy? TS. ĐHT trả lời “Lý do quan trọng nhất có lẽ họ cho rằng nước ta có một vị trí đắc địa trong cái “làng toàn cầu” này buộc họ phải để ý. Điều mà ngôn ngữ chính thống thường gọi là “vị thế quốc tế” còn nói nôm na là do hướng đất nhà mình (location) do các của cải ông cha để lại (heritage) mà thế giới quan tâm đến ta”.
Đất nước có được vị trí đắc địa, được TS Nguyễn Xuân Diện ví như “nhà mặt phố” vậy thì “sau Đại hội này, mảnh đất nhà mình xuống giá hay lên giá?” TS. ĐHT trả lời: “Tôi không phải là nhà buôn bán bất động sản nên không biết mảnh đất này lên hay xuống giá, nhưng nhận xét của thế giới là khá đa chiều. Có mặt họ khen, có điểm họ chê, nhưng dù khen hay chê, tôi nghĩ cái nhìn của họ tương đối khách quan, nếu mình chắt lọc từ những nhận xét ấy, có thể rút ra khối điều bổ ích cho công việc”  TS. NXD lại hỏi: “Ý ông là ai chắt lọc? Người dân chắt lọc thì liệu có ích gì?” 
ĐHT trả lời: “Có chứ! Người dân, với tư cách là chủ nhân ông đất nước (cho dù ta chưa đạt cái qui chế ấy, nhưng bao giờ cũng phải ý thức về cái quyền của mình), có thể tác động đến các nhà hoạch định chính sách. Hãy xem từ vị trí là những “con phe”, “con buôn” sau đó trở thành các “doanh nhân” và lần đầu tiên, nay kinh tế tư nhân được xem là “động lực của nền kinh tế”. Đấy chẳng phải là nhờ sức ép là gì? Tương tự tranh luận hàng chục năm nay về kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong khi lãnh đạo ta ra thế giới lại đều yêu cầu các nước công nhận ta có nền kinh tế thị trường đích thực. Tất cả rồi sẽ phải thay đổi dưới sức ép của thực tiễn”.
Nhà mặt phố rất thuận lợi cho việc kinh doanh làm ăn phát đạt. Còn đối với đất nước, mặt phố là khu vực các quốc gia Á châu Thái Bình Dương, đây là nơi phát triển mạnh nhất của thế giới trong thế kỷ 21. Trước mặt VN là biển Đông bao la, tài nguyên phong phú về thủy sản, dầu khí và là tuyến đường hàng hải quan trọng thứ hai của thế giới (sau Địa Trung Hải), mang lại phồn thịnh cho các nước trong khu vực. Có khoảng 90% hàng hóa của Mỹ và đồng minh chuyên chở qua biển Đông. Với Trung Quốc, 50% xăng dầu nhập và 70% hàng xuất đều qua biển Đông. Với Nhật, thì 70% lượng dầu nhập và 42% hàng xuất khẩu cũng qua biển Đông.
Do vị thế đắc địa ở biển Đông, sự chuyển biến chính trị ở VN tùy thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa HK và TQ.  Hơn hai năm trước, ngày 2/5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. Theo dự trù, giàn khoan HD 981 hoạt động đến giữa tháng 8/2014, nhưng sau một nghị quyết của Thượng viện Mỹ, TQ đã cho rút giàn khoan vào giữa tháng 7/2014. Trong thời gian này, TBT Nguyễn Phú Trọng đã năm, bảy lần điện thoại xin gặp Chủ tịch TQ, nhưng Tập Cận Bình đều từ chối. Một năm sau, TBT Nguyễn Phú Trọng được TT Obama đón tiếp tại phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc.
Trong cuộc hội đàm với vị lãnh đạo cao cấp nhất của VN ngày 7/7/2015 TT Obama nhấn mạnh HK hết sức coi trọng mối quan hệ với VN và đề cao vai trò của VN ở khu vực Á châu /TBD. Còn ông Trọng thì khẳng định: coi trọng việc phát triển quan hệ với HK là chủ trương nhất quán lâu dài của VN. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ra “Tuyên bố tầm nhìn chung” khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ “sâu sắc, lâu bền và thực chất” dựa trên cơ sở “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Hai nước cam kết sẽ cùng các bên đàm phán khác nhanh chóng hoàn tất hiệp định đối tác xuyên TBD (TPP). Đặc biệt, VN cam kết “thực hiện bất kỳ cải cách nào cần thiết” để đạt tiêu chụẩn cao của hiệp định TPP, trong đó có cam kết về các quyền của người lao động.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của TPP đối với sự phát triển của khu vực, góp phần tăng trưởng và ổn định toàn cầu. Từ đó tạo xung lực mới, quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác giữa HK với khu vực Á châu/TBD. TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết VN ủng hộ việc nâng cấp quan hệ HK-ASEAN lên đối tác chiến lược và sẽ phối hợp với HK và các nước khác liên quan khác nhằm phát huy vai trò của ASEAN. Trong bản tuyên bố Tầm nhìn chung, HK và VN cho rằng những hành động của TQ nhằm xác quyết chủ quyền của họ trên biển Đông, đặc biệt là các công trình xây đảo nhân tạo ở Trường Sa “đã gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và đe dọa phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định”.
Sau cuộc hội đàm với TBT Nguyễn Phú Trọng, đến ngày 24 và 25/9/2015 TT Obama hội đàm với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Đây là lần thứ tư, ông Tập gặp gỡ TT Obama kể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo hồi tháng 3/2013. Trước khi ông Tập đến Mỹ để “vạch ra đường hướng sắp tới của quan hệ Mỹ-Trung” ông Dương Khiết Trì – nguyên Ngoại trưởng và nay là Ủy viên Quốc Vụ Viện phụ trách Ngoại giao của TQ đã tuyên bố với tờ báo nhà nước China Daily: Trung Quốc cam kết một giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên biển và các xung đột khác, đồng thời đòi hỏi những bất đồng không thể được giải quyết bởi các nước đứng về một bên nào đó. Ông nói: “Nếu có những bạn hữu của Trung Quốc muốn trở thành bạn bè của Hoa Kỳ hoặc ngược lại, cả hai nước cần đón nhận, và chúng ta sẽ có nhiều bạn chung hơn”. Điểm trên cho thấy vì “mối quan hệ Mỹ-Trung” mà Bắc Kinh đã chấp nhận Hà Nội hợp tác và làm bạn với HK
Theo giới bình luận quốc tế thì ông Tập đến Mỹ lần này là vì vấn đề kinh tế: Bắc Kinh đang ở thế rất yếu, sau lần phá giá tiền tệ và hai lần thị trường chứng khoán suy sụp nặng nề, đồng nhân dân tệ mất giá từng ngày, quỹ dự trữ ngoại tệ cạn dần. Trước khi chủ tịch TQ đến Mỹ, ngày 17/9/2015 Ngân hàng Trung ương Mỹ hay Cục dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định không tăng lãi suất. Lý do theo bà Janet Yellen -Thống đốc FED là vì kinh tế TQ và các nước đang phát triển đều yếu, Mỹ không tăng lãi suất để tránh không làm cho kinh tế thế giới trong đó có TQ bị chao đảo thêm.
Hành động trên cho thấy HK đã gián tiếp cứu nguy TQ. Có lẽ Tập Cận Bình đã hiểu được thiện ý của Mỹ, nên trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 25/9/2015, chủ tịch TQ có thái độ ôn hòa về biển Đông. TT Obama nói đến mối quan ngại của Mỹ khi TQ bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang tranh chấp “khiến cho các nước trong vùng càng khó mà đạt đến một giải pháp hòa bình cho các bất đồng”. Vì thế ông Obama nhấn mạnh đến tự do hàng hải, hàng không và thương mại và Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép. Đáp lại, chủ tịch TQ tuyên bố các đảo ở biển Đông là lãnh thổ của TQ từ thời cổ đại và TQ có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích biển hợp pháp của mình…Tuy nhiên, TQ cam kết tôn trọng và tán thành quyền tự do hàng hải, tự do bay mà các quốc gia khác được hưởng theo luật quốc tế. Ông Tập xác định các hoạt động xây dựng mà TQ đang tiến hành trên các đảo ở phía nam quần đảo Trường Sa (Nam Sa) không nhằm và không ảnh hưởng đến bất kỳ quốc gia nào và TQ không có ý định quân sự hóa. Ông thừa nhận Mỹ và TQ có rất nhiều lợi ích chung ở biển Đông và kêu gọi các nước liên quan trực tiếp sẽ thảo luận các khác biệt thông qua đối thoại, thực thi đầy đủ và hữu hiệu DOC và sớm hoàn tất COC dựa trên tinh thần xây dựng và đồng thuận.
Để thực hiện thái độ không thừa nhận việc TC bồi đấp, xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông, ngày 27/10/2015 HK đã điều khu trục hạm USS Lassen có trang bị hỏa tiễn đi vào vùng biển cách bãi đá Xu Bi khoảng 6 hải lý trong khu vực quần đảo Trường Sa. Xu Bi là một trong những bãi đá, đảo chìm mà TQ đã và đang bồi đấp, mở rộng thành đảo nhân tạo và xây dựng các cơ sở hạ tầng, kể cả các phi đạo. Đến giữa tháng 12/2015, khi đang thực hiện nhiệm vụ thường kỳ, HK lại “vô tình” đưa B52 bay trong phạm vi 2 hải lý quanh một đảo nhân tạo của TQ.
Sau chuyến công du HK, Chủ tịch TQ đến VN hồi giữa tháng 11/2015 và đọc diễn văn trước Quốc hội VN. Đây là một việc bất ngờ, hiếm khi xảy ra trong các nước cộng sản. Mở đầu bài phát biểu, ông Tập nói: “Quốc hội VN là cơ quan nhà nước cao nhất đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân VN. Tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi đứng trên diễn đàn này. Dùng sự kính trọng lớn nhất bày tỏ sự biết ơn đối với những người bạn đã có cống hiến quan trọng trong nỗ lực giữ gìn tình hữu nghị TQ-VN trong thời gian từ trước đến nay”. Sau đó ông Tập hứa với TBT Nguyễn Phú Trọng là TQ sẽ viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ cho VN trong vòng 5 năm để bổ sung khoản vay ưu đãi 250 triệu Mỹ kim cho dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông.
Lời hứa viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ của Tập Cận Bình là số tiền quá khiêm nhượng, khoảng 150 triệu USD. Như vậy số tiền này chỉ là biểu tượng để nhắc TBT Nguyễn Phú Trọng nhớ lại hồi đầu thập niên 1960 khi CSVN tiến hành chiến tranh giải phóng MN. Lúc đó TBT Đặng Tiểu Bình đã đề nghị CSVN khước từ viện trợ của Liên Xô, đứng về phía các nước trung lập phi liên kết, TQ sẽ giúp 1 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ VN thực hiện cuộc chiến giải phóng MNVN vì nghĩa vụ dân tộc, thống nhất đất nước. Rất tiếc, CSVN khước từ đề nghị của TQ, sau đó đất nước gánh chịu biết bao thảm họa.
Và ngày nay, TQ đã chấp nhận VN làm bạn với Mỹ, họ chỉ mong muốn VN phải trung lập trong mối quan hệ với Mỹ và TQ. Điểm này đã được TT Nguyễn Tấn Dũng đề cập trong diễn văn khai mạc tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 31/5/2013. Thủ tướng VN đã cổ vũ việc hợp tác quốc tế, xây dựng khu vực Châu Á/Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển, dựa vào ASEAN và vai trò lớn của hai cường quốc. Đó là Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và Hoa Kỳ -một cường quốc Thái Bình Dương. Về phần mình, TT Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố VN đứng về ASEAN và khẳng định: “Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và cũng không liên minh với nước này để chống nước khác”.
Chọn con đường trung lập là giải pháp giúp VN vừa làm bạn với Mỹ, gia nhập TTP vừa giữ được tình hữu nghị với TQ như Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ trước Quốc hội VN ngày 6/11/2015. Mâu thuẫn giữa Thủ tướng Chính phủ và Tổng bí thư Đảng kéo dài suốt khóa XI đã được giải quyết êm đẹp. TT Nguyễn Tấn Dũng không xin tái ứng cử để ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục lãnh đạo Đảng là để duy trì tình hữu nghị giữa hai Đảng cộng sản VN và TQ trong bối cảnh vận hội mới của Dân tộc đã bắt đầu.
Vai trò của Đảng đã dàn xếp xong, còn vai trò của Chính phủ trong những ngày sắp tới? Dù không còn hiện diện trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn là thủ tướng điều hành đất nước cho đến tháng 7/2016. Lúc đó Quốc hội dân cử khóa 14 sẽ bầu chọn thủ tướng mới. Trong giai đoạn chuyển tiếp, TT Nguyễn Tấn Dũng có sứ mạng quan trọng là tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5/2016 như đã dự liệu.
Trước đây, để tiến hành Đại hội Đảng lần thứ 12, BCH/TƯ đã họp Hội nghị TƯ 9 để thảo luận thể thức bầu cử trong Đảng và đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TW ngày 9/6/2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng. Quyết định này đã được thi hành nghiêm chỉnh trong việc tổ chức Đại hội XII. Nay trong cuộc bầu cử Quốc hội, Chính phủ cũng sẽ có Quyết định về quy chế bầu cử trong dân. Quyết định này cũng sẽ được thi hành triệt để trong việc tổ chức bầu cử Quốc hội sắp tới.
Các dự báo cho rằng sau Đại hội Đảng lần thứ 12 “Đảng CSVN không còn là Đảng CS như trước ngày 28/1”. Có phải Đảng sẽ không còn tác động đến quyền tự do ứng cử và bầu cử của nhân dân như Hiến pháp đã quy định? Không còn cảnh “Đảng cử dân bầu” như trong các cuộc bầu cử Quốc hội trước đây. Đó là cách tôn trọng ý dân và Quốc hội khóa 13 cũng đã biểu quyết thông qua Luật Trưng cầu Ý dân.
Trong diễn văn bế mạc Đại hội XII, Tổng Bí thư tái đắc cử đã tuyên bố “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Người viết tin tưởng vận hội mới của Dân tộc xuất phát từ hai ý tưởng này.
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, có phải là mục tiêu của Đảng đã thay đổi? Trước tiên là đổi danh xưng Đảng CSVN thành Đảng Dân chủ Xã hội VN để xây dựng CNXH? Chủ nghĩa CS đã cáo chung ở nơi đã sản sinh ra nó và hoàn toàn không phù hợp với xã hội VN từ khi được du nhập vào nước ta…Nhưng xã hội “xã hội chủ nghĩa” là một lý tưởng cao đẹp, trong đó không có cảnh người bốc lột người, mọi người đều tự do bình đẳng, cùng có chung mục tiêu vì phúc lợi, an sinh xã hội. Ý tưởng này phát triển từ thế kỷ 18 trong giai đoạn Cách mạng khoa học kỹ nghệ, chủ nghĩa tư bản ra đời… Cùng với cuộc Cách mạng chính trị dân chủ do những tư tưởng cấp tiến của những nhà chính trị xã hội Pháp như Voltaire, Montesquieu, Jean J. Rousseau và nhất là ảnh hưởng của Cách mạng 1776 ở Hoa Kỳ.
Karl Kautsky (1850-1938) lãnh tụ đảng Dân chủ Xã hội Đức, đã cùng Karl Marx (1818-1883) thảo bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản năm 1848. Marx thành lập Quốc tế I năm 1866, hô hào giai cấp công nhân đoàn kết và nổi dậy thành lập nhà nước vô sản. Công xã Paris 1871 bị thất bại nặng nề, Quốc tế I cáo chung. Kautsky cũng là bạn thân của Frederick Engels (1820-1895) lãnh tụ Quốc tế II thành lập năm 1889, sau khi chứng minh sự lỗi thời của học thuyết Marx, không còn phù hợp với tình hình xã hội mỗi ngày có sự thay đổi lớn. Karl Kautsky chủ trương: “Kết hợp cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với nền chính trị dân chủ của các nước văn minh tiến bộ, coi con đường tiến tới quyền lực phải bắt buộc thông qua các cuộc bầu cử”. Ông cực lực phản đối chủ trương Cách mạng bạo lực và Quốc tế III của Lê-nin. Ông lên án chế độ độc tài do Lê-nin thành lập ở Nga sau Cách mạng Tháng 10 (1917) là “Sản phẩm của một quốc gia chậm tiến không có truyền thống dân chủ”.
Chủ nghĩa CS Quốc tế III đã cáo chung từ lâu. Ngày nay thảm họa của dân tộc xuất phát từ tham vọng bành trướng của người đồng chí vĩ đại của CSVN. Đã đến lúc, Đảng CSVN  phải phát huy sức mạnh của toàn Dân tộc và xây dựng xã hội “xã hội chủ nghĩa” với nền chính trị dân chủ, thông qua các cuộc bầu cử tự do dân chủ chớ không phải độc tài chuyên chính của chủ nghĩa Mác-Lênin với các cuộc bầu cử “Đảng cử Dân bầu”.
Qua các cuộc bầu cử dân chủ tự do sẽ tạo ra một “Chính quyền của Dân, do Dân và vì Dân”. 153 năm trước, Hoa Kỳ đã xây dựng Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia ở Gettysburg, tiểu bang Pennylvania, vốn là chiến trường đẫm máu đã kết thúc cuộc nội chiến Bắc Nam. Trong bài diễn văn ngắn chưa tới 300 chữ, TT Abraham Lincoln khẳng định cuộc nội chiến là cuộc đấu tranh không riêng cho Liên bang mà còn “sản sinh một nền tự do mới” sẽ mang đến cho mọi công dân một sự bình đẳng thực sự. Cống hiến Nghĩa trang Chiến sĩ Quốc gia Gettysburg cho đất nước cũng để vinh danh các chiến sĩ Nam Bắc đã hiến dâng mạng sống cho cuộc đấu tranh nhằm bảo đảm rằng “Chính quyền của Dân, do Dân và vì Dân sẽ không bao giờ lụi tàn khỏi mặt đất”.
             Ngày trước TBT Lê Duẩn đã tuyên bố “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”. Và ngày nay, trước sự đe dọa của TQ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến Mỹ và khẳng định: coi trọng việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ là chủ trương nhất quán lâu dài của VN. Một “Chính quyền của Dân, do Dân và vì Dân” sẽ bắt đầu khai hoa nở nhụy ở VN để phát huy sức mạnh của toàn thể dân tộc “bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ”.
L.Q.L(Sydney ngày 29/01/2016)/BaSam
-------------

10 nhận xét:

  1. Sau khi quay tay lên đỉnh cần nghỉ ngơi ngủ nhá

    Trả lờiXóa
  2. "Sức ép thực tiễn sau Đại hội 12":KHÔNG CÓ! Xin đừng hoang tưởng.
    Thực tiễn ư: Sau ĐH Đảng XII CHỈ CÓ NGUY CƠ - MẤT NƯỚC .
    Sức ép Ư (???: TRƯỚC ĐH ĐÃ CÓ: HẢI đã nằm trong BCT; SẼ CÓ VÀO CUỐI KHÓA XII: HẢI PHẢI LÀ TBT khóa XIII - BÍ thư Đảng bộ VN THUỘC ĐCS DẠI HÁN TQ (!!!).

    Trả lờiXóa
  3. Lại nữa rồi, các bác suốt ngày cứ chơi chữ! 'Dân chủ xã hội chủ nghĩa' nó là thế nào nhỉ? Xưa nay chỉ có dân chủ hoặc không dân chủ nay các bác sáng tác ra từ mới để lươn lẹo tí, cho nó có vẻ hợp với xu hướng thời đại. Khi nào các bác không chịu đi theo trào lưu chung của thế giới mà cứ chơi chủ kiểu 'kinh tế thị trường định hướng XHCN', 'dân chủ xhcn', 'con người mới XHCN', ... Thì còn lâu đất nước này mới phát triển được. Thử hỏi những thứ đơn giản như sản xuất đũa tre mà các bác còn phải nhập từ nước ngoài thì thử hỏi các học thuyết, mô hình cao siêu đó thì làm sao mà các bác làm được? Thôi cứ học theo những gì đã có trên thế giới mà làm, đừng sáng tác nữa làm gì! Dân đen chúng em đã khổ lắm rồi!

    Trả lờiXóa
  4. Làm gì có chuyện ông Lê Duẩn tuyên bố ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô Trung quốc.
    Năm 1964,Liên Xô xét lại không có xu nào còn phá đám.Cụ Duẩn sang Trung quốc,chúng đầu độc hụt,lại đòi đánh hau với Trung quốc,Mao và Đặng ngồi đối diện với cụ Duẩn nó nổi điên,về tay không.
    Vì sao vì nó đặt điều kiện mất quyền tự chủ,về nhà các cha cơ hội đía vào,cụ có nói ý là ta đánh Mỹ đâu chỉ cho ta mà chúng còn hưởng lợi,chúng lại đặt những điều kiện không thẻ chấp nhận,và có ý đó.Thế là các cha nội phịa ra nói xấu cụ Duẩn.
    Khi cụ Duẩn về tay trắng,thấy khó cụ Lê Đức Anh qua gặp cụ Mao.rù rì thế nào cụ Mao cho hẳn 40 triệu đô và ít súng cắt bụp bùm,khi về Trung ương cục thì có đủ như lời hứa.Cụ Mao cho chuyển thẳng đến Nam Vang...Do vậy,sau này nghỉ tình,cụ Anh để đàn vịt tự nhiên đi qua Thái.Anh em nổi khùng la đổng,nói xấu cụ.Nhưng rồi cũng thông cảm cả.
    Ghét thì ghét nhưng nói xấu cụ thì phải nói rõ,hoàn cảnh nào nói với ai.Tam sao thất thọc gậy là trò đểu thường có tại Việt Nam. Cả 2 chế độ đều có trò này,như nói cụ NHU nghiện thuốc phiện,cụ bà Nhu bồ bịch với đại sứ MỸ...toàn là đám đểu cả.
    Bài này bạn Lê Quế Lâm ngiên cứu cũng sâu,nhưng có bóp méo chút,
    Dưới sự chỉ đạo của nhóm anh Trọng,đúng là nội bộ đảng CSVN bị tước quyền dân chủ mà xưa nay hiếm.Đây là chuyện nội bộ đảng sẽ giải quyết,không thể tồn tại như thế được,vì bản chất QĐ 244/TW là triệt hạ đan chủ trong đảng nhằm huỷ hoại đảng.Và đương nhiên ảnh hưởng lớn đến Dân tộc vì nước ta chỉ có một đảng tồn tại.
    Còn nói đệ tam quốc tế giành chính quyền bằng máu,và ĐCSVN cũng theo gương đó...Vấn đề này không thể nói càn tại một bài ngắn được.Nhưng tình hình vu cáo cho những người cộng sản thì hơi quá.
    Tóm lại hầu hết các cuộc cách mạng tư sản nào cũng đầy máu trên khắp nẻo và các đường phố,chiến tranh liên miên cho đến nay,và còn tiếp diễn,không biết chừng sẽ đùng đùng trước cái mũi nước ta nay mai thôi.Khi đó chúng ta không thể ngồi yên mà cũng phải nhanh chân tham gia,chúng ta không kịp bụp anh cộng sản bạn thì cục xương của ta mất toi,và nó chả dại thọc cổ họng nước ta.
    Và đó cũng sẽ là cuộc chiến cách mạng đấy,máu cũng phải đổ,tất nhiên cố đổ ít nhất.Mất Hoàng Sa là mất Trường Sa,sợ chạy không kịp đấy chứ.
    Bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng có bạo lực.Điều đáng nói là mức độ bạo lực vừa phải,và không được giết bừa bãi người không cầm vũ khí,người đầu hàng,tra tấn vừa vừa thôi,
    ĐCSVN từng sai lầm bể người,chứ đâu chỉ cái Đại hội như nguỵ vậy.Mỹ thả nát Hà Nội năm nào cũng chính là một sai lầm nhỏ đấy,Mùa Hè đỏ lửa cũng là sai lầm chiến thuật,lui dần lên núi năm 1973 cũng là sai lầm điếng người...
    Điều quan trọng là sai lầm lại đứng lên vì trả giá quá đậm.
    Nay anh Trọng và nhóm của anh không nhận ra sớm thì chúng tôi sẽ đưa Hạm đội 5 và hạm đội 7 vào đứng chân tại Vịnh Bắc Bộ.
    Chúng tôi đủ tư cách mượn đỡ của Mỹ vài năm.Và thực tế hiện nay Mỹ thấy sai lầm quá độ nên cứ trông chúng tôi mượn hoài.
    Ngày nay cách mạng phải là chiến hạm đấy anh Lâm à.Súng trường dại bác xưa lắm rồi.
    Công Sơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - "Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta" - Lê Duẩn (Theo Vũ Thu Hiên, "Đêm giữa ban ngày" MXB Văn Nghệ, 1997)
      - "Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh" - Lê Duẩn 1976
      - "Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?" - Lê Duẩn
      - "Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể". - Lê Duẩn 1977

      Xóa
    2. Lê Đức Anh lúc đó là cái thằng vô danh tiểu tốt ai biết đến trong đảng mà bảo Lê Duẩn không thuyết phục được Mao còn y thì làm được.

      Xóa
  5. Phát ngôn là phát ngôn , hành động là hành động , kể cả hành động cũng chưa hẳn là thực tiễn , phải chờ xem kết quả của hành động ra sao . Thiếu gì kiểu làm , làm lấy lệ , qua loa , che mắt , hoặc hàng mã để lừa , kiểu như các cụ xưa thường nói :" dán bùa l.. mèo " . Bài này vì tác giả viết quá dài , và nếu để ý thì thấy có mâu thuẫn : Trong cuộc hội đàm với TT Obama , tuyên bố chung khẳng định : " Tôn trọng độc lập , chủ quyền , thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau " , qua câu này ta thấy Mỹ đã chấp nhận chế độ CS và không có quyền gây sức ép , ĐCS thắng điểm khi được Mỹ bật đần xanh ! Những gì xảy ra ở VN là công việc của người VN , OK ?! Đoạn kết ý tác giả nói quan hệ với Mỹ thì VN sẽ có " Chính quyền của Dân , do Dân và vì Dân " ? ở đâu ra cái thứ xa xỉ đó khi ĐCS vẫn làm mưa làm gió ở VN mà Mỹ không thể can thiệp theo tinh thần tuyên bố chung ?
    Trời cứ lạnh và tuyết cứ rơi thì hoa nào nở được . Chờ đến TẾT !

    Trả lờiXóa
  6. Bài này nói phét nhiều quá ,tin sao đc? Chả có lực nào tác động đủ mạnh mà nói "suc ép" ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với bác ND.02:16.
      Tác giả LQL.là người thân Mỹ,kể cả sợ Mỹ và
      phục Mỹ nên suy diễn làm sao có lợi cho Mỹ &
      đồng minh hay đối tác của Mỹ !

      Xóa
  7. Dân bị đơ rồi. Chưa biết bao giời mới đứng lên ép...

    Trả lờiXóa