Trang BVB1

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Nói thẳng thì sợ GS Châu buồn

* TRƯƠNG NHÂN TUẤN
      GS Ngô Bảo Châu nói như vầy trên BBC: "Vì cái chúng ta cần là một xã hội công bằng, phồn thịnh và một cuộc sống cộng đồng gắn bó, nên người lãnh đạo mà chúng ta muốn là một người cổ suý cho nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự".
Tôi nghĩ là có một số "khái niệm" trong phát biểu này cần phải làm sáng tỏ. Nếu không sẽ dễ lâm vào trường hợp nhặp nhằng về khái niệm, dễ gây ngộ nhận.
1/ Về khái niệm "xã hội công bằng".
Xã hội công bằng đã là khẩu hiệu tranh đấu của "giai cấp người vô sản", những người trang bị tư tưởng Mác, từ thế kỷ 19, ở các nước Châu Âu. Ngọn cờ của phong trào cộng sản thế giới được dựng trên nền tảng "công bằng xã hội". Theo những người vô sản, xây dựng một xã hội "công bằng" là xây dựng một xã hội trong đó không có cảnh người bóc lột người. Việc xây dựng một "xã hội công bằng" của phong trào cộng sản đã thất bại. Điều này đưa tới sự sụp đổ của LX và khối XHCN. Từ kinh nghiệm của sự thất bại này người ta nói rằng việc xây dựng "xã hội công bằng" là một "ảo tưởng" (utopique).
Nếu "xã hội công bằng" của GS Châu muốn xây dựng là xã hội này thì sự "phồn thịnh" cũng trở thành ảo tưởng.
Ở các xứ có nền "kinh tế" vận hành theo nhu cầu của "thị trường", người ta không xây dựng một "xã hội công bằng" (trở thành xã hội cào bằng như VN), mà người ta xây dựng một xã hội sao cho mọi thành viên trong xã hội đều được bình đẳng về quyền.
Chắc GS Châu phải nhớ, điều đầu tiên trong bản Tuyên ngôn Phổ cập về Nhân quyền (1948) là nói về sự tự do và bình đẳng về quyền và về nhân vị của mỗi con người : "Tous les êtres humains naissent libres et égaux en dignité et en droits".
VN đã nhìn nhận và ký bản Tuyên ngôn này. Việc cần làm, những người (có uy tín) như GS Châu, là khích lệ lãnh đạo CSVN tôn trọng những điều mình đã cam kết trước quốc tế. Tức là xây dựng một xã hội mà mọi thành tố trong đó trước hết được tự do, sau đó được bình đẳng về "quyền" (hay công bằng về cơ hội) và về "nhân vị".
GS Châu suy nghĩa lại, mình đâu cần (phải nhọc sức) xây dựng một "xã hội công bằng" chi nữa ? Vì nó là "ảo tưởng". Vì nó mà xã hội VN đã bị cào bằng mấy lượt.
2/Về "nhà nước pháp quyền". 
Tôi không biết cái gọi là "nhà nước pháp quyền" mà GS Châu nói ở đây là nhà nước gì ? Nó tương đương với nhà nước gọi là "état de droit" (hay "rule of law") ở các xứ khác hay không ?
Nếu đúng là như vậy, "état de droit", thì ta không thể gọi nó là "nhà nước pháp quyền" được. GS Châu thử nhìn qua các nước khác (có cùng gốc ngữ học như VN) như TQ, Đài Loan Nhật, Đại Hàn... họ sử dụng "nhà nước pháp trị".
Nếu không, GS Châu thử nói rõ, chữ "quyền" trong "nhà nước pháp quyền" lấy từ đâu ? "Pouvoir" ? "doit" ? "juridiction" ? Tôi viết tiếng Pháp cho khỏi "lạc tông" vì GS Châu được đào tạo từ trường Pháp. Tất cả các "thuật ngữ" mà tôi liệt kê đều dịch sang tiếng Việt là "quyền", mà ý nghĩa (lãnh vực luật học hay chính trị) của các thuật từ này hoàn toàn khác nhau.
Một thuật ngữ chuyên môn, chính xác, chỉ cho một mô hình tổ chức nhà nước "état de droit" không thể chuyển ngữ (sang tiếng Việt) bằng một từ "bất định" là "nhà nước pháp quyền". Bất định vì ở VN người ta giải thích rất tự tiện, lúc là chữ "quyền" của "quyền - droit của dân", lúc lại là "quyền lực - pouvoir của nhà nước", lúc thì là "nhà nước của quyền - droit".
Nếu ý kiến của GS Châu, "nhà nước pháp quyền", là tương đương với "état de droit", thì tôi nghĩ GS Châu cần có đôi lời giải thích về ngữ học trước.
Còn nếu "nhà nước pháp quyền" theo ý nghĩa của VN hiện nay, thì đến từ ý kiến của ông Đỗ Mười. Mà nguyên thủy là do ông Hồ (trong bài vè Việt Nam yêu cầu ca, 1919) "Bảy xin hiến pháp ban hành; Trăm điều phải có thần linh pháp quyền".
"Pháp quyền" ở đây có ý nghĩa của "juridiction". Nguyên ý từ bản "Revendications du peuple Annamite" : "Remplacement du régime des décrets par les régimes des lois." Có nghĩa là "thay thế chế độ pháp lệnh bằng chế độ luật lệ".
Vì vậy "nhà nước pháp quyền" ở đây không mang ý nghĩa phổ cập của "état de droit".
"Etat de droit", như GS Châu cũng biết, được định nghĩa là "un système institutionnel dans lequel la puissance publique est soumise au droit", tạm dịch: "nhà nước pháp trị là một hệ thống định chế mà trong đó quyền lực nhà nước phải tuân theo luật lệ. 
Thì trong "nhà nước pháp quyền" của VN, đảng CSVN nắm mọi quyền lực nhà nước nhưng lại đứng trên (hay đứng ngoài) pháp luật. Tức là trong hệ thống nhà nước này, người nắm quyền lực thì không chịu trách nhiệm (trước pháp luật) về hành vi mình đã gây ra. Biết bao nhiêu công trình kinh tê, xã hội, công trường xây dựng... bị thất bại, đem lại nợ nần cho dân hàng chục tỉ đô la. Nhưng rốt cục lại thì không ai chịu trách nhiệm các vụ thất bại này hết. Mọi việc cứ đổ thừa cho "cơ chế" là ổn thỏa hết.
Một hệ thống quyền lực như thế thì làm sao tránh khỏi (quốc nạn) tham nhũng?
3/ Về "kinh tế thị trường"
 GS Châu cũng biết, những vận hành của kinh tế quyết định thể chế chính trị. Qui ước và thực tế xưa nay là như vậy.
Một nền kinh tế lấy "quốc doanh chủ đạo" thì chỉ có thể là "kinh tế XHCN". Một nền "kinh tế" có sự can thiệp của nhà nước tự nó đã mang tính XHCN rồi.
Muốn giữ vững quyền lực đảng CSVN mọi cách phải giữ cái đuôi "định hướng XHCN".
Vì vậy, ý kiến về nền "kinh tế thị trường" của GS Châu chỉ có thể trở thành hiện thực khi cái đuôi XHCN được cắt đi. Mà điều này chỉ có thể khi VN dân chủ hóa chế độ.
4/ Nói thẳng thì sợ GS Châu buồn. Nhưng không nói thì e rằng nhiều người lại lấy lời "vàng ngọc" của GS làm châm ngôn. Điều này xảy ra thì đất nước càng trầm luân trong vòng độc tài đảng trị. Nên phái nói ra. Hy vọng không làm phiền lòng.
(Trương Nhân Tuấn’s FB)
-------------

61 nhận xét:

  1. Nói xin lỗi các vị, GS Châu có thể hiểu biết rành rẽ trong toán học, còn trong cuộc sống,nói ra ngại GS buồn, anh ta cũng chỉ là một GS trẻ con.
    tác giả chỉ bảo như vậy cho anh GS thật là khiêm nhường,
    cặn kẽ,anh Châu cũng nên suy nghĩ chín chắn trước khi phát ngôn bởi vì anh là người có ảnh hưởng dẫn dắt công chúng.
    Cám ơn Tác giả đã cho chúng tôi hiểu được tường tận các khái niệm quan trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Châu phát biểu dạng nửa người nửa "cừu" (theo nghĩa của ông ấy dùng). Ông lại nói đến nhiều lĩnh vực, mà có không ít lần đã bị công chúng phản ứng. Nhưng ông không có tự trọng và cũng không uốn lưỡi trước khi nói như ông bà đã dạy?

      Xóa
    2. toi thay giao su ngo bao chau la nguoi rat co tam voi dat nuoc.van veo nhau chu nghia lam ji toi mong ong the hien nhieu hon nua tren cac dien dan vi 1 loi cua ong co tac dung = ca trieu nguoi khac de thuc tinh lop tre

      Xóa
  2. GS Châu chỉ dám làm politically correct thôi ...vì còn nhiều liên hệ với VC ... nói rõ sợ mất lòng mấy quan ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GS Châu không sợ mất lòng mấy ông quan . Mà sợ mấy ông quan thu lai cái nhà đã cấp cho GS Châu ...Vậy thôi .

      Xóa
    2. GS Châu sợ mất lòng mấy quan chứ, vì còn cha mẹ ở VN mà.

      Xóa
    3. da cap roi thi ko the thhu lai ,nha cap do la tien cua nhan dan ong cu dung ve quyen loi cua nhan dan la duoc

      Xóa
  3. Tác giả hãy Thông cảm với giáo sư Ngô Bảo Châu vì : giáo sư chỉ giỏi Toán .còn các mặt khác có lẽ là chung chung nên chưa cụ thể như tác giả phân tích . Nói như Nhân Dân chúng tôi thì muốn có Tổ quốc Tươi đẹp Dân Ấm No Hạnh phúc thì chỉ có chung lòng Xóa bỏ ĐCS Việt Nam hoặc Đa Đảng . Nhìn ra các nước tiên tiến có Tự Do ... mà thèm .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người có hiểu biết thì cái gì biết thì nói không biết thì thôi, thế mới biết mình hiểu biết. Ông bà đã dạy: "Biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe". Còn ông Châu này cái gì cũng xía vào cả nhưng có cái chẳng đâu ra đâu, nên nhiều lần quá mất uy tín mà cũng chẳng có lòng tự trọng.

      Xóa
  4. Tôi và chắc chắn nhiều người không nghĩ như ông Trương Nhân Tuấn về câu nói của GS Toán học Ngô Bảo Châu. Thứ nhất: GS Châu là giáo sư toán, chứ ko phải nhà lý luận chính trị. Thứ hai: GS Châu đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, chứ ko phải ở VN, nên những gì ông viết là điều mong mỏi là làm sao cho VN mình vươn dậy, nhân dân được sống trong một xã hội mà trong đó, tất cả mọi người đều có quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ như nhau, biết yêu thương và gắn bó để cùng nhau phát triển. Nên cần chọn một người lãnh đạo thiên về kinh tế thị trường (chứ GS có nói thêm đuôi XHCN đâu), tôn trọng các tổ chức xã hội dân sự và tất nhiên phải thượng tôn pháp luật, để bất kỳ ai đứng trước pháp luật cũng được xét sử công bằng, chứ không kiểu quan tham nhũng vài ngàn tỷ như ông nguyên Chánh thanh tra Chính phủ thì chỉ bị "khiển trách" vì đã trả lại một ít trong số tài sản cướp được của nhà nước và tham nhũng. Còn dân ăn cắp hai con vịt thì bị xử tổng cộng 13 năm tù như hiện trạng VN bây giờ
    Có khi tại bác nhiều chữ nghĩa quá, nên mới bắt bẻ vậy. Chứ người dân VN họ hiểu đơn giản từ tấm lòng xót xa cho Tổ quốc trong câu chuyện dẫn dắt trước đó của vị giáo sư rất trẻ mà tài năng này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Ngô Bảo Châu đã được đảng dùng tiền thuế của dân nuôi ăn học. Kể từ khi ông thành danh đến nay có ai thấy ông ấy có đóng góp gì thiết thực đáng kể cho VN chưa? Nếu có danh dự và trách nhiệm với quê hương đất nước thì ông đã đấu tranh vì tương lai của đất nước đã ưu đãi cho ông ăn học để ông có ngày nay và ở lại xứ người để " xót xa" cho xứ mình? Nghe không thông.

      Xóa
    2. cach nhin cua ban khuc thi tinh rat dung toihoan toan nhat tri

      Xóa
    3. Bạn Nặc danh 19:10 Ngày 20 tháng 01 năm 2016 Có mỗi chuyện bàn luận về yêu nước, mà còn sợ vãi tè, ko dám ra mặt. Lại còn hỏi một giáo sư sau khi học có trở về làm gì cho đất nước chưa, mà ko thấy sượng sùng ư? hay là DLV nên cứ gì cũng chửi cho đã? Xin trả lời: Giáo sư đã từ chối bao nhiêu lời mời làm việc lương cao, bổng hậu ở Mỹ để tr̉ về, nhưng sau cuộc đón tiếp ầm ĩ chủ yếu để tuyên truyền cho chế độ đã "nuôi dưỡng và dạy dỗ" lên một vị Giáo sư giỏi và trẻ thế, là những gì? Có bao giờ bạn hỏi: Chính quyền đã sử dụng người tài thế nào? Một chế độ ra sao mà để những người tải lần lượt bỏ ra đi hay học xong ko muốn trở về, ngay cả con các ông to trong chính quyền cũng vậy ko? Nếu biết tự đặt câu hỏi, và tự tìm lấy câu trả lời bằng sự thật đang hàng ngày xảy ra chung quanh bạn, thì bạn đã ko hỏi những côu ngớ ngẩn như thế này, để chứng tỏ mình ngu nữa.
      Còn lòng yêu nước thì bất cứ là ai, ở đâu đều có quyền bày tỏ, xót xa cho Tổ Quốc mình trong cơn nguy biến. Ko cần người đó đã "đóng góp được gì" cho nơi họ đã từng sinh ra hay là cội nguồn của họ. Riêng sự quan tâm tới tình hình chính trị đất nước và dám bày tỏ, nói lên sự thật đã là "làm được gì" cho đất nước hơn những kẻ chỉ biết xu nịnh, hèn nhát như bạn, hay thờ ơ với vận mệnh dân tộc rồi đấy bạn ạ.
      Bởi vì, những người dám nói lên sự thật thối tha của chính quyền là những người yêu nước thực sự, họ muốn chính quyền "rửa mặt" mới chỉ cho họ vết nhơ trên trán. Còn những kẻ nịnh bợ chuyên khom lưng như bạn, thì vì quá khom lưng, nên chỉ thấy cái mông đít của lãnh đạo trước mắt, thấy mẩy là đã khen lấy khen để rồi, làm sao biết cứt đang dính tùm lum trên mặt họ mà chỉ. Thêm nữa, nếu có thấy thì vì hèn, và nịnh mà khen "ui cha trông sếp thật hoàn hảo"> Thằng lãnh đạo nào mà dương dương tự đắc vì nghe những câu xu nịnh đó, vểnh mặt cao hơn, hánh diện ra đường là thằng đó cũng ngu ko kém thằng khen. Bạn hiểu ra chưa?

      Xóa
  5. những kẻ làm tuyên giáo cs là chúa lợi dụng tiếm nghĩa nhập nhằng chữ nghĩa để che đậy bản chất lừa lọc lưu manh của chế độ. việc hiểu sai ngộ nhận của người dân làm người dân bị đảng cs lừa mấy thế hệ nay đi đến thảm trạng nước Việt hiện nay.
    Mong rằng, gs Châu cũng tỉnh táo để đừng bao giờ mắc bẫy lũ Gơ-ben cs.

    Trả lờiXóa
  6. Theo tôi,có lẽ,do gs Châu không phải là một nhà chính trị chuyên nghiệp hoặc nghiên cứu về chính trị sâu sắc nên không thể dùng từ hoặc thuật ngữ một cách chi li,chính xác như bác Tuấn phân tích.
    Về thuật ngữ "xã hội công bằng",có lẽ ý của gs là một xã hội bình đẳng chứ không phải "công bằng" theo nghĩa của mấy ông tuyên giáo của đcs chuyên đem ra để mị dân.
    Về "nhà nước pháp quyền",chắc ý của gs là "pháp trị" như bác Tuấn phân tích chứ không phải "pháp quyền xhcn" như lão Trọng lú và đệ tử thường xuyên rêu rao.
    Tấm lòng yêu nước,lo lắng cho vận mệnh tổ quốc của gs Châu thật đáng trân trọng.Việc ông ấy dùng từ,thuật ngữ chính trị không chi li,chính xác như thế thì chúng ta nên...mừng,vì nếu ông ấy "chuyên nghiệp" về chính trị như thế thì tâm trí đâu mà nghiên cứu toán học nữa.

    Trả lờiXóa
  7. Gs Châu giỏi toán nổi tiếng là đúng rồi nhưng việc ứng dụng ở Vn như thế nào thì dân chưa biết nhưng không ít lần phát ngôn bị ném đá phải đóng cửa FB một thời gian. Tốt nhất ông nên lo làm toán và sử dụng kinh phí hơn 100 tỷ đồng tiền thuế của dân sao cho có hiệu quả vì nước ta còn nghèo lắm. Ông Tuấn bắt bẻ, chẻ chữ con chấy cắn làm đôi, cũng thấy kỳ quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi bác, không biết người ta phân tích rành rẽ cho mình không cảm ơn cảm phục lại kêu bắt bẻ chữ nghĩa con chấy cắn đôi, tôi mới thấy bác kỳ cục!

      Xóa
    2. Tôi lại thấy GS Châu là một trí thức ngay thẳng, ông dám nói ra những điều mà người khác ko dám nói, nên đám đầu đấn, DLV và lưu manh đỏ, lẫn bọn bồi bút mới "ném đá" ông thôi. Ông quá bận, lại khinh lỹ ngu, ko muốn mất thời gian mới đóng cửa face, chứ ko phải sợ bị lũ mọi rợ "ném đá". Người quân tử và có học thức họ xử sự văn minh như thế đấy. Vì tôi là kẻ ít học hơn ông nên mới rảnh trả lời kẻ ngu như bạn. Còn Toán học ứng dụng, là thứ mà cần có thời gian mới triển khai nổi khi người ta lập ra đề án. Nó còn phụ thuộc vào việc nhà nước đủ năng lực, đủ tiền để triển khai hay ko nữa. Hơn 100 tỷ cho một công trình nghiên cứu khoa học có là bao so với hàng ngàn tỷ họ đổ vào xây tượng đài và chi phí cho việc quảng cáo đại hội hả bạn? Đừng nói những câu ngớ ngẩn, sẽ ko ai biết bạn ngu.

      Xóa
  8. Dân lương thiệnlúc 05:23 20 tháng 1, 2016

    Có thể tác giả Trương Nhân Tuấn hơi quá khắt khe với cách dùng từ ngữ tiếng Việt của Gs Ngô Bảo Châu để mổ xẻ các cụm từ "bình đẳng" "công bằng xã hội" hay "Nhà nước pháp quyền" ... đã được dùng trong một status nắn mà Gs Châu đã viết ra.
    Tôi không biết tiếng Pháp và cũng không phải là một nhà nghiên cứu Xã hội học, càng không phải là Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, nên không dám bình luận về những phân tích của Tác giả Trương Nhân Tuấn. Tôi chỉ là một người đã lớn tuổi hơn, nhìn người trẻ tuổi Ngô Bảo châu ( có học vị Gs Toán học chứ không phải Gs đa ngành ) đã có điều kiện sống và làm việc sung sướng ở nước ngoài, nhưng vẫn có những mối đồng cảm rất "đồng bào" với những thanh niên nghèo khổ sinh trưởng ở một miền quê hẻo lánh nào đó, đã nỗ lực đến hết sức của họ, để được đi lao động ở nước ngoài, mong tìm được điều kiện sống tốt hơn cuộc sống bần hàn cơ cực nơi làng quê họ được sinh ra và lớn lên.
    Đơn giản vậy thôi tác giả Trương Nhân Tuấn ạ.
    Xin đừng nhìn những người trẻ tuổi với con mắt quá khắt khe và càng không nên ganh tỵ với họ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài viết của Gs. Châu, vì ông là người danh tiếng, tôi đọc vài lần, nhưng thấy trong bối cảnh này mà viết chung chung, tản mạn, nước đôi...dẫn liệu và lý giải yêu nước như thế, ai mà chẳng biết từ lâu rồi! Không thấy có gì mới, tiết thực, ít sâu sắc! Gs cũng né nói thẳng!

      Xóa
    2. Thưa bác Dân Lương Thiện, ở nước ngoài người ta tranh luận đúng sai là thường, không thể gọi là khắt khe với tuổi trẻ, mà cũng không ai có cái ý niệm lạ: tranh luận là ganh tỵ. Gán cho người khác cái nết ganh tỵ để người ta ngại mà phải nín thì không nên. Thưa bác, dùng chữ đúng, sai rất quan trọng, dân nên hiểu rõ. Nhà nước này bẻ quặt quẹo chữ trong luật rất hay, xoay thế nào thì luật cũng binh kẻ mạnh và dân cũng thua. Cho nên ông Trương Nhân Tuấn có ý kiến phản bác ông Ngô Bảo Châu về chữ nào đúng chữ nào sai là đúng. Ông Châu có toàn quyền phản bác trở lại.
      Bài của GS Châu, thật không có điều gì mới. giáo sư dùng nhiều chữ mong muốn, muốn, và muốn... người lãnh đạo cần nên, nên , và nên... rất nhã nhặn. Tôi không thấy thể hiện một tâm lòng đau xót tha thiết như ở rất nhiều người xa xứ khác. GS mong muốn nhưng nhà nước không làm ... thì thôi, thật an toàn!
      Sở dĩ tôi viết vậy, là vì tôi mong đợi một lập trường mạnh mẽ hơn từ một người trí thức. Theo tôi biết, GS Châu nhận bổng lộc khá nhiều, nhà, và một ngân quỹ lớn hàng năm từ nhà nước, tức từ tiền thuế của dân. Trong tinh cảnh đất nước tan nát thê thảm, GS cũng có quan tâm cho đẹp, nhưng là một cách quan tâm phải đạo làm ai cũng mát ruột khi nghe ông nói. Cho dù ông nói những điều ai cũng đã biết rồi. Kính bác

      Xóa
  9. Nhin chung, 'tri thuc' VN XHCN khac tri thuc the gioi o cho hen nhat mot cach kheo leo, khong bao gio dam noi thang ma rat quanh co, voi nhung ngon tu cao sieu lat leo, kho hieu, tranh lam mat long nha cam quyen de vua bot can dut luong tam, nhung vua duoc an toan.

    Trả lờiXóa
  10. Nhin chung, 'tri thuc' VN XHCN khac tri thuc the gioi o cho hen nhat mot cach kheo leo, khong bao gio dam noi thang ma rat quanh co, voi nhung ngon tu cao sieu lat leo, kho hieu, tranh lam mat long nha cam quyen de vua bot can dut luong tam, nhung vua duoc an toan.

    Trả lờiXóa
  11. - Cụ Rùa Hồ Gươm đã qua đời.
    - Ngày 19/1/2016, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) phát đi thông cáo yêu cầu Việt Nam tổ chức bầu cử đa nguyên và chấm dứt độc đảng.

    Trả lờiXóa
  12. Toán học đòi hỏi sự chính xác 101%!
    và Chính trị đòi hỏi sự lươn lẹo 101%!
    Ông Châu có lẽ nên chọn một trong hai.

    Trả lờiXóa
  13. Người ta tranh đấu để chống bất công. Chứ "công bằng" chỉ là đầu môi chót lưỡi.
    Nhưng mang tính lừa đảo vĩ đại nhất là thủ thỉ vào tai dân nghèo hãy tin vào "tươi lai tươi sáng"!?
    ("Ngày mai khách hàng sẽ được ăn miễn phí!")

    Trả lờiXóa
  14. Ông Ngô Bảo Châu chỉ phiếm thôi

    Trả lờiXóa

  15. Hãy hiểu lời giáo sư nói bằng trái tim chân tình yêu quê hương, sẽ chẳng thấy có điều gì cần bắt bẻ hết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Bằng trái tim chân tình yêu quê hương" một là im lạng đợi thời cơ, hai là đứng thẳng và thẳng thắn nói không quanh co và bớt LẤP LIÊM, NGUỴ BIỆN.
      Cám ơn

      Xóa
    2. Trương Minh Tịnhlúc 08:02 20 tháng 1, 2016

      Tôi đồng ý với Bạn.
      Ngô bảo Châu viết để tình cãm.Không phải cho lý luận. Mình cần tình cãm hơn lý luận.Sợ lý luận của Nguyễn Phú Trọng lắm rồi.

      Xóa
  16. Bài viết rất hay. Trong khoa học khó nhất là định nghĩa các khái niệm. Bác Tuấn đã cho mọi người hiểu rõ hơn nhưng khái niệm mà lâu nay chúng ta vẫn còn mù mờ. Cảm ơn bác Tuấn.
    Nếu có thể bác Tuấn viết rõ hơn thế nào là trong cụm từ "bình đẳng về quyền" mà bác đã đề cập.
    Cảm ơn một lần nữa

    Trả lờiXóa
  17. Toi thay tu tuong cua gs Chau co long voi dan toc VN nang hon han cac thanh nien Viet hien sinh song tai My!Truoc moi hiem hoa cua dat nuoc va dan toc chung ta nen di den mot doi hoi quyet liet la nhan dan Viet phai tien toi nen chinh tri tu do va dan chu ,de thoat khoi su le thuoc ac on va tan bao cua Trung Hoa.

    Trả lờiXóa
  18. Nhân vô thập toàn. Gs Châu giỏi toán , nhưng cũng chỉ giỏi một "góc" nào đó của toán vì toán cũng mênh mông lắm. Chỉ có điều mong Gs cẩn thận kẻo bị bọn vô học nhưng rất thích danh vọng chúng lợi dụng để kiếm chác tiền thuế dân thôi.
    CCB đánh Tàu.

    Trả lờiXóa
  19. Phân tích từ ngữ để vận dụng trong cuộc sống, nếu hiểu sai thì thực hiện sẽ sai...
    Theo phân tích của tác giả thì "Pháp quyền" và "pháp trị" là 2 khái niệm khác nhau:
    Pháp quyền là nhà cầm quyền,dùng quyền lực để cai trị dân đen... người nắm quyền lực nhà nước đứng ngoài vòng pháp luật "ngồi xổm trên luật pháp" có nghĩa là pháp luật dùng để trị dân không dùng để trị quan, ví dụ anh ta vi phạm pháp luật nhưng không bị xử lý trước pháp luật. (Việt Nam hiện nay đang duy trì chế độ pháp quyên). Còn Pháp trị nghĩa là cai trị đất nước bằng luật pháp. Mọi người dân đều phải sống và làm việc theo luật pháp. Ai vi phạm pháp luật (bất kỳ lớn bé, quan hay dân đều bị xử lý như nhau) Đảng ta đang đánh trái khái niệm này để phục vụ cho lợi ích của đảng.
    Tôi tán thành ý kiến của tác giả.
    Hà Tú Bà.

    Trả lờiXóa
  20. Cảm ơn bác Tuấn đã cắt nghĩa vài khái niệm cho chuẩn, và có lời khuyên (GS Châu) rất chân tình.
    Các cụ ta ít chữ nhưng đã để lại lời dạy con cháu "học ăn, học nói; học gói, học mở" - cho nên bác nào muốn làm "sư phụ" thiên hạ thì trước hết, mình phải hiểu rõ những khái niệm mình nêu ra, để khỏi phiền thiên hạ hiểu lầm.
    Kể ra thì những khái niệm rất cơ bản như "vợ", "chồng" tra cứu từ mấy cái từ điển, tiếng Việt có, tiếng Hoa có, tiếng Anh có,... mà tui cũng chưa thấy thỏa mãn đó là cái quan hệ như thế nào (tình cảm, tình dục, kinh tế, pháp luật,...); huống hồ mấy thuật ngữ chính trị, pháp luật,...rất chi là tù mù (hay được dùng để ...đánh lừa) lại được chuyển ngữ qua tiếng Việt (khá ...tùy tiện) thì anh em "ít chữ" cũng xin ...vái!

    Trả lờiXóa
  21. Tôi là dân thường nên tôi ủng hộ GS NBC. Đây không phải học viện, cũng không phải lúc triết tự, dịch thuật tiếng này tiếng nọ...Tôi có thể hiểu NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN là: một đảng hay nhiều đảng thì pháp luật là cao nhất và mọi người trong xã hội lấy đó làm chuẩn, không người nào, tổ chức nào được vượt qua pháp luật để làm điều luật pháp không cho phép.Có như thế thì xã hội sẽ có công bằng-công bằng không phải cào bằng.Một nhà toán học với nhà chính trị xã hội cải nhau thì lại gây lẫn lộn rồi. Sự lẫn lộn này làm cho người cầm quyền ở các nước độc tài ung dung vượt qua luật pháp để thực hiện ý đồ của họ . Nếu các vị tranh đua thì vào trường học.Nhiều cấp chính quyền sai trái bị dân tố cáo, họ tổ chức cuộc họp rồi bố trí người cãi lại và họ công bố: người tố cáo đang bị mọi người phản bác... GS Tuấn nên cất công tìm hiểu thực tế này.Tôi ủng hộ GS Châu vì trong bối cảnh này mà một người được nhiều ân huệ của chính phủ VN lại cất tiếng đòi NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN LÀ TỐT ĐẤY, vì lẽ ra ông ta phải bênh CP như nhiều người đang làm. Nhiều người muốn GS Châu nói thẳng tức là lu loa chửi bới... người trí thức họ không làm thế. Các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...cũng muốn cho dân giàu nước mạnh... nhưng không vào rừng tập hợp những người quá khích để lật đổ chế độ suy tàn mà các cụ muốn nhân dân hiểu biết văn minh , đoàn kết để đấu tranh thay đổi xã hội. Các bạn muốn xã hội dân sự hay đội quân chuyên chính vô sản?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GS Trần đại Nghĩa , GS Trần hữu tước , Tôn Thất Tùng và nhiều vị khác cũng từng ở Pháp về , rồi vào rừng ở đấy . Xin hỏi từ " Rừng " ở đây là thế nào , xin nói cho rõ nghĩa . Ngày xưa Vua Lê cũng ở rừng mãi cùng Nguyễn Trãi , có là quá khích không .Cụ Nguyễn Trãi có là trí thức không - Theo bạn .

      GS viện sỹ Hoàng Xuân Phú từng tham gia các cuộc biểu tình chông TQ xâm lược và ông từng viết nhiều bài rất hay , rất trí tuệ về phản biện xã hội , được nhân dân đón nhận và trân trọng , dù tôi thấy ông không hề lu loa chửi bới , tất nhiên không ai rủ ông vào rừng để viết ( Mà vào rừng vừa ngắm phong cảnh vừa viết càng hay chứ sao ) . Như vậy không nên đánh đồng sự phản biện và việc lu loa chửi bới .

      Ví dụ : GS Ngô Bảo Châu hoàn toàn có thể tham gia cùng nhân dân và các trí thức trong và ngoài nước phản đối hành động xâm lược của TQ trên biển đông – Tùy theo cách suy nghĩ của GS , và bằng nhiều tùy chọn khác nhau ( Tận dụng uy tín , tên tuổi của mình ….) thông qua các hoạt động , bài viết phản biện , lên án ……Việc này thiết thực cho đất nước hơn là sa đà vào so kè câu chữ lan man .
      Lòng yêu nước là tự thân của mỗi người , tùy theo sức lực và hoàn cảnh để thể hiện theo nhiều cách khác nhau . Dân VN có 90 triệu , trong đó rất nhiều nhân sỹ , trí thức yêu nước đang thể hiện lòng yêu nước trên nhiều phương diện . Thêm một người sẽ làm tăng thêm ý chí , nhưng thiếu một người – Ý chí ấy không thể mất đi .

      Đôi lời ngỏ . Chúc bạn mạnh khỏe , vui và còm hay .

      ĐGCĐ

      Xóa
  22. Tuyên ngôn độc lập được Ho Chi Minh chủ tịch nước vndcch đọc tại hội trường Ba đinh ngày 2-9-1945 :
    "Mọi người đều sỉnh ra có quyền bình đẳng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được..."cái cao quý nhất cần nhất vốn có theo lẽ tự nhiên là quyền bình đẳng ,quyền được sống .quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.. chứ không phải cái công bằng của cải cách ruộng đất. Cải tạo công thương nghiệp ở miền nam sau 1975 mà đang cs của "chúng ta" đã thực hiện

    Trả lờiXóa
  23. Chẳng ai có đủ thời gian để tài giỏi hết tất cả mọi chuyện. Tôi kính trọng Gs Ngô Bảo Châu vì ông đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình, đem vinh quang về cho Tổ quốc!
    Mấy nhà chính trị như Nensơn Man đê la, Gang- đi cũng được nhân loại học hỏi tôn vinh. Quyền lực và tiền bạc đầy mình như Sa đam, Kađaphi hỏi có ai tôn trọng?
    Thầy Thân ở Bình Thuận đáng kính trọng gấp tỉ lần những thằng quan tham to đùng! Sắp tới, nước ta có dân chủ XHCN, tha hồ mà sướng!

    Trả lờiXóa
  24. Tôi cho rằng Tác giả Trương Nhân Tuấn không hiểu thiển ý của GS Châu. Ý GS Châu nói cần xây dựng một nước Việt Nam công bằng, phồn thịnh với một nền kinh tế thị trường đầy đủ, và mọi người có quyền ngang bằng nhau trước pháp luật dù anh là ai. Người lãnh đạo đất nước phải là người đi theo định hướng đó. Đa phần người dân hiểu vấn đề đơn giản như thế. Còn Tác giả Trương Nhân Tuấn thì phân tích bác học quá, người dân làm sao có thể hiểu cặn kẽ được như thế. Tôi thấy tác giả Trương Nhân Tuấn phân tích rất đúng. nhưng chắc chắn đa phần người dân bình thường hiểu câu nói của GS Châu như tôi đã diễn giải.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đọc bài này hôm qua , từ lúc chưa có nhận xét nào , giờ thấy nhận xét của bạn và một số khác là hợp ý tôi . GS Toán học không nhất thiết cứ phải là nhà lý luận chính trị , khuôn mẫu quá làm cho nó thêm cứng nhắc , gò bó . hãy hiểu ý kiến GS một cách đơn giản như ý muốn chúng ta , chỉ đọc một lần là tôi hiểu CG Châu muốn nói gì , nhưng tác giả TNT lại không hiểu ý bình dân của GS nên đã phân tích quá máy móc , mặc dù không có sai .
      "Trong cuộc đời này , mọi thứ càng đơn giản bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu "
      Mikhail Kalashnikov .

      Xóa
  25. Giáo Sư Châu cứ lo làm toán ở Mỹ đi, thế là đóng góp lớn lắm rồi, đừng tham gia các chuyện khác mà thấy rởm đời lắm.

    Trả lờiXóa
  26. Rất dễ làm trò hề nếu cứ nói chung chung, không mất lòng ai. Người ta gọi là Ba Phẩy.

    Trả lờiXóa
  27. GS Châu nói „xã hội công bằng“. Ông Trương Nhân Tuấn tự suy diễn rằng khi nói vậy là GS Châu nói về CNXH để phê phán GS Châu thì thật vô lý. Ông tỏ ra khiêm nhường nhưng thực tình lại chụp mũ cho GS Châu.

    Trả lờiXóa
  28. Một người nào đó đã lẫn lộn pháp quyền và pháp trị rồi. PHÁP QUYỀN LÀ : Pháp luật là tối thượng. Còn Pháp trị là người cầm quyên đề ra pháp luật để trị người theo ý của họ! Ví dụ ( tuy không chuẩn) Ông NPT bỏ qua Điều lệ đảng cộng sản VN , đề ra nghị quyết 244 bắt ban chấp hành trung ương phải theo. Ở một mức nhất định thì pháp quyền và pháp trị giống nhau. Tức là đều dùng pháp luât để cai trị. Nhưng khi nhà cầm quyền đề ra luật theo ý mình thì không còn giá trị pháp quyền nữa. Ví dụ nữa : hiến pháp mới có hiệu lực là đảng và nhà nước xây dựng theo ý của họ để dùng nó trị những ai làm trái./.

    Trả lờiXóa
  29. bọn ngu muội chửi " tư bản giãy chết" nói " Việt Nam có tự do triệu lần tư bản" đúng là nhồi sọ , lừa đảo, con chúng chắc cũng nằm hết ở xứ tư bản giãy chết, Việt Nam cũng chỉ mong bằng bọn giãy chết như Nhật anh đức, chứ chẳng mong cái thiên đường xhcn như Triều tiên, dân xem phim hàn quốc cũng bị tử hình, như venezuela , xhcn mà mua giấy chùi đít cũng phải xếp hàng

    Trả lờiXóa
  30. GS Châu còn trẻ người non dạ. Ông rất muốn tham gia bàn luận chính trị, nhưng, và nhưng ... . Cũng là GS toán, nhưng GS Hoàng Xuân Phú nói về chính trị thì có chính kiến rõ ràng, thể hiện sự chín chắn, sâu sắc hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  31. Đã là "người của công chúng" thì cần phải nói năng cẩn trọng. GS Ngô Bảo Châu là "người của công chúng".

    Trả lờiXóa
  32. Lạ & Buồn !
    1. Có lẽ giống Người Việt nó thế. Một ý nói thì 10 ý chửi hoặc chê bai, xỉ nhục. Gs Ngô Bảo Châu (trí hơn, nhưng ít tuổi) nêu ra ý như thế, cũng là đủ và đúng. Thế mà các bác "cậy" là cây đa, cây đề...hiểu biêt "ném đá" thì thật buồn. Điều quan trọng là Gs Châu (ít tuổi) nói thực suy nghĩ và ước vọng của mình với những người cầm quyền và nhân dân Việt về một nhà nước pháp quyền, chế độ dân chủ và xã hội của người dân (tức là chính quyền của người dân, do nhân dân và vì nhân dân như các nước phát triển trên trái đất này). Ý tưởng đó, các nhân sĩ, trí thức...người Việt trong nước và ở ngoài nước góp sức nên làm thế nào cho có trên thực tiễn (kể cả loại bỏ đảng CS). Vấn đề là vậy, sao các bác nhiều chữ (Tây, Tàu, Ta...) phê phán Gs Châu nhiều dzậy?
    2. Có lẽ cũng cần nêu lại Tiêu chí lúc đầu là "Bình đẳng, Tự do, Bắc ái" được công bố trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ngày 26/8/1789 ở Nước Pháp là như dzậy. Đó là đúng nhất, có bình đẳng mới có tự do; không có bình đẳng cho mọi người thì chưa có Tự do của mọi người và sẽ không có tình thương yêu, ái hữu và giúp nhau của mọi người. Cái đáng nói, về sau này những người theo quốc tế 3 (CS) đã đảo lại Tiêu chí trên thành ra: "Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Thế là làm đảo lộn trật tự gia đình và xã hội dẫn đến "vô chủ, vô tình, vô trách nhiêm" trong gia đình, xã hội và đất nước như hiện nay. Bởi vậy, rất mong các Gs, Ts, Trí thức, học giả (học thật) là người Việt hãy góp thêm ý tưởng và biện pháp để thúc đẩy và khai sáng (giác ngộ)cho những người cầm quyền Việt Nam đi theo con đường tiến bộ và phát triển cùng nhân loại: Chính quyền của dân, do dân và vì dân; chính quyền điều hành đất nước do dân ủy quyền. Chính quyền lạm dụng sự ủy quyền thì sẽ bị Nhân dân truất phế khỏi chức vụ và thù hồi quyền hành.
    Như dzậy thôi. Các vị đừng khoe nhiều chữ, biết nhiều thứ tiếng Pháp, Anh, Tàu, Italia....mà phản bác câu chữ như các ông đồ thời xưa!

    Trả lờiXóa
  33. Nhà nước pháp quyền, là không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật.
    Ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc "Chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rãi". Những luật đó được thông qua và thực thi theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự cai trị độc đoán, dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo. Chính vì vậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ.
    Thực tình ông Châu có muốn diệt chế độ độc tài hay không? Hay ông cho rằng VNcs "dân chủ gấp vạn lần tư bản"?!

    Trả lờiXóa
  34. Tôi thấy ông này giống ông DuongTrungQuoc

    Trả lờiXóa
  35. Ông Châu trả lời SV: "Trước những câu hỏi về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của thanh niên với bảo vệ chủ quyền biển đảo, giáo sư Ngô Bảo Châu đã góp ý cho các bạn sinh viên việc bảo vệ biển đảo, chủ quyền đất nước là quá trình lâu dài, nên trước mắt các bạn hãy nâng cao tri thức của mình để phát triển đất nước. Đồng thời, muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì nghiên cứu về lịch sử, địa lý, luật pháp Việt Nam cũng như quốc tế cũng là điều cần thiết. Khi chúng đã đã có đủ tri thức, đất nước vững mạnh thì sẽ không có quốc gia nào dám xâm phạm lãnh thổ." Khi đó đất nước mất rồi thì ngồi đó mà học?

    Trả lờiXóa
  36. Đất nước đã và đang bị kẻ thù gặm nhấm,cắt xén từng mảnh nhai nuốt ừng ực..!Dân tộc đã và đang còng lưng cõng thuế,đi làm thuê ở đợ khắp bốn phương trời,dân oan bị cướp mất nhà cữa, đi đòi công lý bằng đòn cui,đấm đá bầm dập..!Cương vị một nhà gs trí thức sao nỡ làm ngơ tất cã,lại còn phát kiến những ngôn từ bã mía chung chung kiểu ba phải nữa mới thât là kỳ..!Vậy mà cũng lắm kẻ hùa hơi..?

    Trả lờiXóa
  37. Tôi không biết ông Trương Nhân Tuấn là ai, trình độ thực đến đâu (dù ông ti toe vài thuật ngữ tiếng Pháp) nhưng ông bắt bẻ Ngô Bảo Châu theo kiểu " chẻ sợi tóc làm tư", " bới bèo ra bọ" thì thật khó ngửi!Ngô Bảo Châu phát biểu vì trăn trở với hiện tình của đất nước, vì sự đồng cảm với người dân VN hiện tại, vì bức bối trước những cái xấu, cái tồi tệ của xã hội VN hiện nay...Tóm lại, qua những ý kiến của NBC ta thấy được tấm lòng của anh ấy. Còn, TNT càng bắt bẻ càng bộc lộ cái thói GATO, bắt bẻ chữ nghĩa nhưng thực chất là đánh tráo khái niệm, ví như anh Châu nói " công bằng" thì tráo sang " cào bằng". Mà, anh Châu nói công bằng là rất chính xác, công bằng không có nghĩa là bình quân, cào bằng mà công bằng chính là người có năng lực làm việc thì được làm đúng năng lực sở trường và được hưởng thụ tương xứng với những đóng góp của mình...
    Nói nôm na là vậy, đi vào thảo luận, tranh luận từng vấn đề thì dài và không cần thiết. Cái chúng ta nhìn nhận là tấm lòng, là sự nhìn nhận thực tế, là cách ứng xử với đất nước... của người phát biểu. Còn, với cách bắt bẻ vẹo vọ của những người như TNT thì rất đáng khinh!

    Trả lờiXóa
  38. Chuyện của châu xưa như diễm chả có gì mới cả. Bác Tuấn chỉ ra cho rõ thêm thôi.

    Trả lờiXóa
  39. Nếu đem so sánh những bài viết của hai ông làm tính. Về đề tài chính trị giữa Xuân Phú và bảo châu thì như đại bàng và chim sẻ. Xuân Phú bội phần tinh tế và sắc xảo.

    Trả lờiXóa
  40. Nhiều người cảm thấy khó chịu vì cho rằng GS Châu nói kiểu tuyên giáo, VTV. Vì "vị trí" của ông ta đang đứng. Giá như ông là 1 "giáo sư oan" thì khác đấy.
    Trên các phương tiện truyền thông 9 thống, cũng nói toàn lời hay ý đẹp. Rất "có lòng" đấy, phải không?
    Nhưng dân VN cảm thấy đó chỉ là ĐẠO ĐỨC GIẢ!
    (Dân oan)

    Trả lờiXóa
  41. Gs Châu viết chung chung vô thưởng vô phạt còn ông Tuấn phản biện theo kiểu chụp mũ, cả hai đều dở ẹt, lặng im còn hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn làm tôi nhớ câu trong giới quảng cáo:
      - Câu quảng cáo vốn đã dở. Phản đối câu quảng cáo là việc dở hơn!

      Xóa