* HUỲNH THẾ DU
Với những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên thế
giới, rất có thể, nhận xét tương tự hoặc gay gắt hơn về chủ nghĩa tư bản (CNTB)
lại xuất hiện.
Trên thực tế, mô hình TBCN luôn tiến hóa và phát triển
để tạo dựng cuộc sống giàu có cho nhiều cộng đồng và tiến bộ nhân loại. Nhìn
vào hai thái cực là thị trường tự do ở Mỹ và xã hội thị trường ở các nước Bắc
Âu cho thấy rất rõ điều này.
Mô hình thị
trường tự do kiểu Mỹ
Hoa Kỳ là một hình mẫu của thị trường tự do với những
trục trặc cứ lặp đi lặp lại (nhất là các cuộc khủng hoảng do sự vị kỷ của con
người gây ra). Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là nước Mỹ liên tục
phát triển và khẳng định vị trí siêu cường của mình.
Nhìn suốt chiều dài lịch sử nhân loại, nhất là trong
ba thế kỷ trở lại đây, Acemoglu và Robinson (trong tác phẩm Tại sao các quốc
gia thất bại) cho rằng: “Có rất ít nghi ngờ rằng trong 50 năm, thậm chí 100 năm
nữa, Hoa Kỳ và Tây Âu, dựa trên các thể chế kinh tế và chính trị dung nạp, sẽ
giàu hơn, khả năng giàu hơn rất nhiều các nước thuộc tiểu vùng Sahara, Trung
Đông, Trung Mỹ và Đông Nam Á”.
Nền kinh tế Hoa Kỳ dựa trên bốn lợi thế cơ bản gồm:
kinh tế, thể chế, nguồn nhân lực và địa chính trị. Thể chế đã được thiết kế để
tạo ra những cuộc đua minh bạch để cuối cùng tài năng hay các nguồn lực xã hội
được khai thác và sử dụng hợp lý.
Mô hình phi tập trung với quyền tự chủ rất cao đến
từng thị trấn nhỏ đã phát huy tác dụng. Các địa phương ở Mỹ luôn phải cạnh
tranh quyết liệt với nhau trong điều kiện không có rào cản và ngày nay còn phải
cạnh tranh với các nơi khác trên thế giới nên những quyết định hợp lý có lợi
cho nhiều người vẫn thường xuyên được đưa ra thay vì hầu hết là các quyết định
chỉ có lợi cho những nhóm nhỏ.
Sức cạnh tranh hay sức hút của những trung tâm kinh tế
của Mỹ như Boston , New York
và Silicon Valley vẫn đang hết sức mãnh liệt.
Đây chính là những cỗ máy tăng trưởng của nền kinh tế dựa trên tri thức hàng
đầu thế giới này.
Một điểm rất quan trọng khác là các tổ chức xã hội
được tự do phát triển và bắt rễ rất chắc ở Mỹ. Trụ cột này có vai trò hết sức
quan trọng trong xã hội Mỹ. Các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng ở Mỹ rất đa
dạng. Chỉ riêng số tiền đóng góp theo kiểu mạnh thường quân đã vào khoảng 2%
GDP (gấp gần hai lần GDP của Việt Nam ). Những nhà đại tư bản như Bill
Gates, Warren Buffett và Mark Zuckerberg đã hiến phần lớn tài sản của mình cho
xã hội.
Tư hữu là động lực phát triển của xã hội. Những nhà
đại tư bản giàu có ở nước Mỹ hay trên thế giới có được những giá trị tài sản
khổng lồ là nhờ việc tạo ra một giá trị lớn hơn rất nhiều cho nhân loại chứ
không phải đi bóc lột của người khác. Hơn thế, họ đang dùng tài sản của mình để
có những việc làm thiết thực cho sự phát triển của xã hội chứ không phải chỉ
giữ khư khư cho mình.
Tuy nhiên, nền chính trị Hoa Kỳ hiện đang có vấn đề
rất nghiêm trọng như Yasheng Huang đã phân tích: “Nền chính trị tiền bạc ở Mỹ
là một vấn đề rất lớn và quả thật nó đang khiến cho chế độ như một cỗ máy hỏng
nặng, không còn vận hành trơn tru... Nó hỏng hóc chính là vì về cơ bản nó đối
nghịch với dân chủ. Nền chính trị tiền bạc là hình thái lệch lạc của dân chủ.
Nó phá hoại và làm mất giá trị một trụ cột chuẩn mực của dân chủ - một người
một phiếu”.
Thêm vào đó, bất bình đẳng gia tăng cũng là một vấn đề
nghiêm trọng khác của Mỹ. Những người giàu đang có được phần nhiều hơn trong
miếng bánh xã hội. 1% số người có thu nhập cao nhất của Mỹ chiếm đến 18,3% tổng
thu nhập; và trong giai đoạn 2009-2012, thu nhập của nhóm này tăng đến 31%,
trong khi 99% còn lại chỉ tăng 1% và 90% thu nhập bị giảm.
Sự giằng co trong các vấn đề liên quan đến luật bảo
hiểm y tế mới của Mỹ mà nó có lợi cho hầu hết người nghèo hay sự cực đoan đến
mức đề xuất cấm cửa những người theo đạo Hồi ở Mỹ của ứng viên Đảng Cộng hòa
Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016 sắp tới cho thấy những vấn đề của nước
Mỹ.
Mô hình các
nước Bắc Âu
Chỉ có khoảng 25 triệu người nằm ở các rẻo đất hẹp,
nhưng mô hình nhà nước phúc lợi ở các nước Bắc Âu rất được chú ý. Trong gần như
tất cả các xếp hạng về mức độ phát triển của các quốc gia trên thế giới, nhìn
chung họ đều thuộc nhóm có vị thứ cao nhất.
Nghiên cứu vào năm 2007 của Viện Nghiên cứu kinh tế
Phần Lan đã chỉ ra rằng: “So sánh một cách tổng thể với các nước khác, các nước
Bắc Âu tốt hơn khi kết hợp hiệu quả kinh tế và tăng trưởng với thị trường lao
động nhân bản, phân phối thu nhập công bằng và cố kết xã hội. Mô hình này tạo
ra nguồn cảm hứng cho nhiều người tìm kiếm một hệ thống kinh tế - xã hội tốt
hơn... Ở chiều ngược lại, điều làm cho nhiều người ngạc nhiên là tại sao các
nước Bắc Âu có thể trở nên thịnh vượng và tăng trưởng tốt với các khuyến khích
kinh tế được xem là yếu đi cùng với thuế suất rất cao, một hệ thống an sinh xã
hội hào phóng và chế độ phân phối bình quân”.
Theo logic thông thường, sưu cao thuế nặng (khoảng
50%) sẽ làm giảm động cơ làm việc của người lao động và phúc lợi xã hội cao mà
không phải làm gì khiến người ta lười hơn. Tuy nhiên, người dân ở các nước Bắc
Âu vẫn chăm chỉ làm việc để đưa quốc gia của họ đi đến phồn vinh. Các khoản
thuế đang được sử dụng rất hiệu quả tạo ra một hệ thống an sinh và phúc lợi xã
hội hào phóng. Dường như chủ nghĩa tư bản vị kỷ và chủ nghĩa xã hội vị tha đang
tồn tại ở đó.
Chính sách mỗi nước là rất khác nhau, nhưng tựu trung,
có năm yếu tố then chốt tao ra sự thành công của các nước Bắc Âu gồm:
Thứ nhất, tuân thủ các quy luật của thị trường tự do. Trường
phái ủng hộ thị trường tự do luôn có những vị trí quan trọng trong chính phủ.
Sự phân bổ nguồn lực theo các quy luật của thị trường được tận dụng tối đa, các
doanh nghiệp tư nhân có quyền cạnh tranh bình đẳng với các nhà cung cấp của
chính phủ.
Thứ hai, trọng dụng nhân tài. Ví dụ, ngay từ năm 1840, Thụy
Điển đã bãi bỏ các ưu tiên cho tầng lớp quý tộc vào các chức danh của nhà nước
và tạo ra một dịch vụ dân sự trọng dụng người tài và không có tham nhũng. Rất
nhiều người tài đã vào làm việc tại khu vực công ở các nước này và đây được xem
là vinh hạnh của họ.
Thứ ba, tính thực tế và ý chí sắt đá là nền tảng tạo ra một
chính phủ minh bạch và trung thực. Khi phát hiện ra trục trặc thì cả hệ thống
chính trị đã được huy động để tìm giải pháp và điều chỉnh sao cho hợp lý hơn.
Các đồng thuận mới có thể thay thế những nguyên tắc cũ kỹ, lỗi thời một cách dễ
dàng. Kết quả, mô hình phát triển luôn được điều chỉnh và cập nhật.
Thứ tư, vốn xã hội làm giảm chi phí giao dịch. Sự kết hợp của
địa lý và lịch sử đã tạo ra hai nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong xã hội đó là
sự tin tưởng vào người lạ và niềm tin vào các quyền tự do cá nhân. Đây là vốn
xã hội rất quý mà nó giúp giảm thiểu đáng kể các chi phí giao dịch - một rào
cản rất lớn làm giảm hiệu quả kinh tế.
Thứ năm, tự chủ cá nhân là một trong những yếu tố then chốt.
Sự kết hợp của một quy mô nhà nước lớn với chủ nghĩa cá nhân có vẻ gì đó phi lý
đối với nhiều người, nhưng ở các nước Bắc Âu lại không phải là vấn đề lớn.
Người dân ở đó cho rằng vai trò của chính phủ là thúc đẩy quyền tự chủ cá nhân
và sự vận động của xã hội. Mỗi người được đeo đuổi những mục tiêu ưa thích của
mình và không bị ràng buộc hay phụ thuộc vào người khác.
Công thức thành công của các nước Bắc Âu không có gì
là bí mật. Tôn trọng các quy luật của thị trường tự do, tôn trọng tự do của các
cá nhân và một nhà nước hữu hiệu vì lợi ích của người dân là chìa khóa thành
công. Tuy nhiên mô hình này rất khó bắt chước. Hơn thế, mô hình này hiện đang
gặp nhiều thách thức với tiến trình toàn cầu hóa, người nhập cư gia tăng làm
cho tính đồng nhất trong xã hội ở các nước này giảm đi.
Tóm lại, CNTB đang vận động và tiến hóa để tạo dựng những
xã hội hay cộng đồng ngày một văn minh và nhân văn hơn. Tư hữu là động lực của
sự phát triển và tiến bộ nhân loại. Do vậy, để có thể trở nên phát triển, Việt Nam
cần nhìn nhận vấn đề này một cách biện chứng.
"Tư bản" là "vốn/tiền tệ" đấy. Không có nó con người chết lâu rồi!
Trả lờiXóaĐặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người.
Tác giả yêu cầu VN phải tư hữu thì đúng là...suy thoái đạo đức chứ còn gì nữa.
Trả lờiXóaViết bài này,Anh Du không sợ MỸ ....
Trả lờiXóaAnh DU làm mất lòng các bạn Việt Tân đang đấu tranh cho riêng mình.
Xin nói thêm,
Tư hữu và công hữu,tư bản và xã hội,lợi ích Nhà Nước và công dân...luôn hài hoà và có thế nói là thoả hiệp trong từng giai đoạn.
Ví như,Nhà nước hết tiền do xài quá ló,dân góp qua thuế,khi đủ và dư thì giảm thuế.Dân và doanh nghiệp là cái kho và nhà điều tiết tốt vạn lần cái bộ tài chính.
Hiện nay,lẽ ra các vị lãnh đạo nhà nước và đảng phải nhận thức đúng đắn hơn trong dương lối kinh tế xã hội của đất nước,nhưng còn hạn chế quá,nguyên nhân là quá quan liêu,không gần dân như trước đây,phần lớn nghe báo cáo qua loa,nên càng lâm tình trạng như rối.
Ví dụ,các công ty cổ phần và cổ phần nhà nước nắm giữ chi phối...vậy phải chăng là vừa tư hữu vừa công hữu công bằng,vậy chăng là sở hữu đa quốc gia và nó là động lực phát triển kinh té nước nhà.Đúng như vậy mà nó vẫn bị các nhà làm luật luôn hạn chế và kiềm hãm nó.ROOM là khái niệm mơ hồ nhưng lại có sức kiềm hãm vô lý,một biện pháp hành chính sai,nhà nước nắm chi phối không bán thì ai mua cổ phần của anh được...
Bao nhiêu thứ qui định đánh mất danh hiệu quốc gia,bao nhiêu chính sách bất công để gây ra bất mãn triền miên.Đó là cái sai.
Sự làm việc quan liêu quan lại sẽ tiêu tan một chế độ.Dù Thánh cũng không thể ngăn sự thay đổi.Hơn triệu quân súng đạn dữ giằng vẫn đổ,đó là bài học cho muôn đời và cho các thế hệ.
CS
Tất cả mọi học sinh lớn lên dưới "mái trường Xã Hội chủ nghĩa" đều bị nhồi sọ một mớ lý thuyết xuyên tạc bôi nhọ Chủ nghĩa tư bản.
Trả lờiXóaKhoảng năm 1983 có một người, hình như là Gs Hồ Ngọc Đại, dám nói ra trong một cuộc "Nói chuyện" ở diện hẹp, đại ý : "Cống hiến lớn nhất của Chủ nghĩa Tư bản cho loài người là phát hiện và nuôi dưỡng CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, Chế độ Phong kiến không có chủ nghĩa cá nhân, con vua ngu dốt vẫn là Hoàng tử và nối ngôi vua, Chủ nghĩa Xã Hội cũng không coi trọng chủ nghĩa cá nhân, tất cả đều dựa vào tập thể, thành công của cá nhân cũng không được thưởng xứng đáng, thất bại đã có tập thể gánh cho, bởi thế mới trì trệ và không có phát minh sáng tạo lớn.
Chỉ có chế độ tư bản mới coi trọng quyền lợi và trách nhiệm của mỗi con người, nhờ đó mà xã hội phát triển không ngừng."
Nghe nói hồi đó vì Gs HNĐ là một phò mã, nên không ai dám gây phiền toái cho Gs , nhưng người ta cấm Đoàn Thanh niên ở các cơ quan không được mời ông đến nói chuyện nữa.
Ông Hồ Ngọc Đại là con rễ trưởng của cụ Lê Duẫn,chứ làm gì mà là phò mã.
Trả lờiXóaLợi dụng cha vợ đi nói đại,nói lung tung thì cấm là quá phải.
Trong chủ nghĩa cộng sản,tôn trọng tài năng cá nhân hơn tư bản nhiều chứ các bạn.Có điều anh có tài không hay tự tôn tự vẽ ra.Hay khi anh có tài và cống hiến rồi thì anh tự đứng trên ĐCSVN.
Đánh giá là phải khách quan.
Thì lấy 'công chúa' là Phò mã, con rể 'Vua Duẩn' gọi là Phò mã đúng chứ sao?
XóaNặc danh -032 là ai vậy nhỉ: Chủ nghĩa Cộng sản tôn trọng tài năng????? Ha ha
XóaTài năng ăn cướp, luồn cúi, ninh hót ư?
Đúng là một tên "khùng" Thế nào là lung tung,thế nào là tôn trọng tài năng mà bao nhiêu người 'đi không thèm về".
XóaLại thêm 1 nạn nhân của chính sách nhồi sọ mà đãng đã đầu độc dân Việt suốt mấy chục năm qua.Ca nay khá nặng.
XóaCác bạn mải cãi nhau về vấn nạn của ta quên cả thế giới đang bỏ lại VN sau lưng , xin mời các bạn vào ngay Báo Kiến Thức , phần kinh doanh nhà , đất ." Tận mục những kiến trúc đẹp lạ ở Triều Tiên " để xem họ xây dựng trung tâm cho trẻ mồ côi , chứ còn nói chuyện chế độ CSVN đuổi theo tư bản Mỹ thì đó là việc của . . . kiếp sau !
XóaXin lỗi vì đã cắt ngang hưng phấn tranh luận của mọi người !
Con rễ của chủ tịch nước có thể ví von là phò mã mà thôi.
Trả lờiXóaTông bí thư ĐCSVN không và không bao giờ là ngang bằng chủ tịch đảng được,và không thể ví von như vậy .
ĐCSVN chỉ duy nhất là chủ tịch Hồ Chí Minh,đây là quy định tuyệt đối của DCSVN mà các đảng trên thế giới không có và không thể có.
Tại sao các bạn không tìm hiểu điều này,một khi đi con đường đối lập và đối kháng với ĐCSVN.?
CS
Khùng CS có câm mồm đi không? như một thằng điên xổng trại !
Trả lờiXóaĐã đến cái thời ăn không đươc,ngủ không được,thì muốn cai gì cũng không được,nóng nảy phỏng có ích gì,thưa quý vị.
Trả lờiXóa