Trang BVB1

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Ứng xử với quá khứ

Hình ảnh treo băng-rôn  trên Ô Quan Chưởng
Tôi đi qua Ô Quan Chưởng và ngạc nhiên khi thấy một cái băng-rôn màu đỏ rất rộng, che phủ gần kín cổng chính, hai bên là những khẩu hiệu khác màu vàng, để chào mừng một sự kiện của đảng bộ địa phương (quận Hoàn Kiếm), vài dây cờ nhiều màu được chăng dọc ngang trên cửa ô cổ kính. Dưới những băng rôn ấy là một tấm biển bằng đá "Ô Quan Chưởng, Di tích lịch lịch sử đã xếp hạng". Không hiểu những người treo những cái băng-rôn và khẩu hiệu ấy lên có thấy sự phản cảm không?
Đầu tháng 4-2015, Hội Khoa học kỹ thuật và Kinh tế Biển TP Hồ Chí Minh đã gửi một văn bản đến các cơ quan hữu quan, khi nhận thấy cái nôi của ngành đóng tàu Việt Nam, và cũng là của cách mạng Việt Nam - Nhà máy đóng tàu Ba Son - sẽ biến mất khi khu dân cư mới sắp mọc lên. Nhà máy Ba Son vốn được xây dựng ở chính nơi vua Gia Long đã lập Xưởng Chu Sư năm từ năm 1774, nơi đây có những ụ tàu đầu tiên, đóng những con tàu đầu tiên ở Việt Nam. Ba Son cũng được biết đến là một cái nôi của cách mạng Việt Nam, nơi các nhà cách mạng như Tôn Đức Thắng, Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chính, Đoàn Văn Bơ, Nguyễn Thị Nhỏ,...đã từng làm việc. Ba Son là nơi đã đóng con tàu hàng quốc nội đầu tiên mang tên toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut, là cái nôi của hàng hải Việt Nam, điểm quan trọng trong tiến trình hình thành nên đô thị Saigon.
Chừng ấy thứ, cộng với khát vọng hôm nay về một nền kinh tế biển, một giấc mơ về chinh phục đại dương, xứng đáng để những gì còn lại của Ba Son sẽ được giữ lại và làm nên một bảo tàng của ngành hàng hải, đóng tàu và trưng bày về sự hình thành của Saigon.
Nhưng Ba Son và những di tích ấy sẽ biến mất, chỉ có một khu đất nhỏ độ 600m2 được giữ lại, vài mô hình của những ụ tàu và nhà xưởng được trưng bày...
Mấy tuần trước, tôi dừng chân ở một thị trấn nhỏ cách San Francisco khoảng 250 dặm về phía Bắc, ở trong một khách sạn nhỏ chỉ có 12 phòng và một nhà hàng, mà khách hàng chính là những người dân địa phương. Khách sạn được mở cửa lần đầu vào năm 1890 và vẫn được giữ như những ngày đầu ấy, kể cả cách mà ông chủ khách sạn chào đón khách ở phòng ăn sáng, gọi tên của từng vị khách, chào hỏi và nói những câu chuyện vui vẻ. Ông nói với tôi "dễ dàng nhất là bán nó đi hoặc xây một khách sạn mới, nhưng tôi nghĩ mình còn phải giữ khách sạn này cho Ferndale", không có tấm biển nào xếp hạng di tích, nhưng toà nhà Victoria Inn là một trong những toà nhà cổ được xây dựng trong thị trấn mô hình ở công viên Legoland California...
Du khách đến Hà Nội sẽ cần một tấm biển rõ ràng, sạch sẽ giới thiệu về Ô Quan Chưởng chứ không phải những băng rôn khẩu hiệu và cờ xí chăng vô lối như thế. Một bảo tàng hàng hải ở Ba Son với những ụ tàu hàng trăm năm tuổi sẽ không chỉ giúp mọi người dân hiểu về quá khứ để trân trọng tương lai, mà còn là một điểm thăm quan đủ sức hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.
Thái độ của chúng ta với quá khứ không chỉ để giữ lại cho mai sau những dấu tích giúp họ hiểu về nguồn cội, mà còn giúp cho chính thế hệ hôm nay hiểu mình hơn và xây đắp sự tự hào, tự tôn.
Không chỉ trân trọng, đã đến lúc phải học cách giữ gìn quá khứ, giữ gìn lịch sử, trước khi chúng ta xoá đi tất cả mọi thứ của quá khứ, để dựng nên những huy hoàng không nguồn cội.
Phạm Quang Vinh/Infonet
----------

6 nhận xét:

  1. Vẫn chưa bị giật sập là mừng rồi. Ở Nam Hàn, rất nhiều di tích lịch sử đều thuộc dạng tái dựng lại. Còn ở ta, hàng ngàn các kiến trúc cũ như nhà cửa, đình làng, đền thờ, ... có thể mất đi mỗi ngày vì nhiều lí do. Đọc báo lề phải có thể đếm một vài vụ như bị khách du lịch đốt cháy, bị ủy ban xã xẻ ra bán lấy gỗ, bị hư hao theo thời gian nhưng không được quan tâm, ... Đôi khi nghĩ, VN không xứng tồn tại các di chỉ văn hóa vì tác dụng mang tính giáo dục thấp, tinh thần bảo quản kém và trên hết thiếu thông tin dẫn đến thiếu trân trọng.
    Nói tới như vậy, điều đáng sợ sâu xa, thế hệ càng về sau từ tổ chức chính phủ tới thường dân đều mất gốc. Bài toán giáo dục vẫn thiếu thực tiễn, thiếu tính áp dụng ngay từ tiểu học thì từ khoa học tới văn hóa chúng ta chẳng giáo dục ra một khuôn mẫu gì đàng hoàng. Có chăng chỉ có mỗi gia đình, mỗi cộng đồng tự ý thức mà bổ sót cho con cháu, còn đối với hệ thống nhà nước thì thiếu sót ngày càng khó lấp. Không dạy cho thế hệ trẻ hiểu mỗi môn học đều là những điều cần thiết để giải quyết những vấn đề của thời đại thì chúng cũng chỉ muốn học, thi cho xong, quên hết. Mà muốn dạy như thế thì phải trân trọng sự thật, minh bạch, biết thắc mắc, biết đặt câu hỏi và nhất là không được sợ hãi.
    Dông dài một hồi mới thấy quốc gia ta bị kềm hãm trong tư duy nặng tới cỡ nào, và chẳng ai tha thứ được cho sự ngu dốt đó nổi. Đần hóa giống nòi.

    Trả lờiXóa
  2. Vô học, vô văn hóa làm lãnh đạo nó sinh ra thế. Khi đã xóa sổ được bọn này, chúng ta phải dựng lại những gì của cha ôn g thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chết...sao says thế?
      toàn giáo sư tiến sĩ thạc sĩ....làm quan phụ mẫu

      Xóa
  3. Những năm 50-70 của thế kỷ trước đã cho phá sạch đình, chùa các làng nên văn hóa bị đảo lộn, quên hết ông cha công lao của các tiền bối ? chó nhảy bàn thờ là vậy . Đạo đức của 1 dân tộc bắt nguồn từ văn hóa dân tộc và truyền thống lịch sử của dân tộc; bắt nguồn từ chính trị: sự lãnh đạo, quản lý của thế lực lãnh đạo, thống trị xã hội Vậy nay đối sử với quá khứ vậy là quá sai lầm, đạo đức xuống là cái lý đó; còn quả báo nữa ấy chứ .

    Trả lờiXóa
  4. Nếu như sau Hội nghị Giơ-ne-vơ(21-7-1954), Giới tuyến tạm thời giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam không nằm ở Vĩ tuyến 17 mà nằm ở Đèo Hải Vân thì Cố Đô Huế sẽ không còn được đến ngày hôm nay ! Sự tàn phá các Di tích lịch sử và Văn hóa truyền thống của Dân tộc ta đã bị những kẻ cuồng tín Chủ thuyết Mác-Lê tiến hành một cách dã man, ngu si và cuồng dại dưới chiêu bài " Bài trừ những dấu tích xấu xa của Phong kiến và Thực dân ." Ngày nay, chúng âm mưu xóa bỏ Môn học Lịch sử, không ngoài mục đích lo sợ sự phán xét của hậu thế đối với 85 năm du nhập Chủ thuyết chính trị nói trên !

    Trả lờiXóa
  5. Tôi xin được kể chuyện này để bạn cùng nghe : Khoảng năm 2000, tôi có dịp cùng đi công tác với mấy ông GS người Pháp. Trước khi chia tay - lúc đó đã tạm hiểu biết về nhau, vì vậy khi xưng hô với nhau, chúng tôi dùng động từ "tutoyer" - Các ông ấy hỏi tôi : Mày có nhận xét gì về di sản văn hóa vật thể DSVHVT) và phi vật thể (PVT) của VN chúng mày để lại cho các thế hệ mai sau ? Quả thực, tôi hơi ngớ ra vì câu hỏi này quá bất ngờ, vì nó chẳng liên quan gì đến chuyến công tác của chúng tôi cả - Tôi hỏi lại : "Thế còn mày ?" Họ trả lời rất tự nhiên : "Tao có nhận xét là tượng trưng cho DSVHVT của chúng mày là CÁC NGHĨA TRANG LIỆT SĨ Ở KHẮP CÁC THÔN LÀNG và trụ sở của chính quyển, đảng CS ở tất cả các cấp đều TO ĐÙNG - Còn di sản VH phi vật thể của chúng mày là ... là mấy quyển sách mà HCM đã cóp chép hổ lốn của những người nổi tiếng !!" Còn tôi, tôi không thể ngờ được là lại được nghe những ý kiến "tâm tình" như vậy - Hóa ra "trình độ văn hóa của tôi rất là LÙN" so với các bạn Pháp mà tôi đã được tiếp xúc. BẠN ĐỌC NGHĨ THẾ NÀO ?

    Trả lờiXóa