Trang BVB1

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Đừng nên chuyện gì cũng ‘lôi’ Bác Hồ ra…

Người ta có câu thành ngữ "Gọt chân cho vừa giày" để chỉ sự vụng chèo khéo chống của ai đó khi muốn lấp liếm một việc gì. Và không khó để hiểu câu thành ngữ này, nếu chúng ta hiểu rằng thay vì chọn giày cho vừa đôi đôi chân của mình, thì người ta lại chọn cách gọt chân, với hy vọng làm sao cho nó vừa với đôi giày. Đây là một việc hài hước và khó tin.
Vậy mà chuyện này lại xảy ra đối với Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhiều người Việt Nam, mà người "đẽo chân Bác" không phải ai xa lạ. Đó là ông TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Xin thưa cho rõ, ông TS. Vũ Tiến Lộc đã đẽo "tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Marx-Lenin" cho vừa đôi giày "Kinh tế thị trường hoàn chỉnh" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyện "đẽo chân Bác Hồ"
Trong bài, Chủ tịch VCCI viết: "90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường", báo Infonet online cho biết, trong Hội nghị giao ban doanh nghiệp ngày 25/8/2015 tại Đà Nẵng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nêu rõ: “90 năm trước, Bác Hồ đã nói nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế nhiều thành phần. Mà nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là nền kinh tế thị trường”!
Theo đó, khi đặt vấn đề nguyên tắc của kinh tế thị trường hoàn chỉnh như vậy có trái với tư duy của Đảng, Nhà nước và những giá trị đặc thù của Việt Nam từ trước đến nay hay không? Ông Vũ Tiến Lộc đã thừa nhận đây là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người, vì nó liên quan đến đường lối của Đảng CSVN và Chủ nghĩa Marx-Lenin. Và ông Vũ Tiến Lộc khẳng định rằng: “Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi đã rất bất ngờ và nói với các chuyên gia Mỹ: Các vị thử xem, lý thuyết kinh tế thị trường các vị đang làm hiện nay có khác gì với tư tưởng Hồ Chí Minh hay không? Chả khác gì cả. Tư tưởng kinh tế của Bác Hồ là tư tưởng hàng đầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, không hề thua kém kinh tế thị trường của Harvard hay các trường đại học nào khác”!
Chuyện như đùa ấy hình như còn chưa đủ, ông Chủ tịch VCCI còn dẫn chứng cho rằng, "... năm 1925, lúc thành lập “Thanh niên Cách mạng đồng chí hội”, trong điều lệ của tổ chức tiền thân của Đảng này, nền kinh tế Việt Nam tương lai mà Bác Hồ định hướng là nền kinh tế thực hiện theo chính sách kinh tế mới của Lê Nin. Và đó là nền kinh tế nhiều thành phần." Ông còn nêu rõ: “90 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói nền kinh tế Việt Nam phải là nền kinh tế nhiều thành phần. Mà nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là nền kinh tế thị trường!”.
Để củng cố cho luận điểm của mình, ông Vũ Tiến Lộc còn nêu thêm rằng, sau Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội và ở tại số nhà 48 Hàng Ngang của một nhà tư sản dân tộc là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Tại đây Bác đã viết bản “Tuyên ngôn độc lập” và Thường vụ TƯ Đảng họp cũng họp ở đây, để thông qua bản tuyên ngôn độc lập. Đó là những căn cứ để ông Chủ tịch VCCI khẳng định rằng lâu nay bác Hồ là người có xu hướng thân phương Tây. Ông Vũ Tiến Lộc nhận định: “Bác ở nhà của doanh nhân và đứng bên cạnh người Mỹ. Những người Mỹ là người nước ngoài duy nhất có mặt bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày chuẩn bị Quốc khánh 2/9. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” Bác viết tại nhà của doanh nhân và đọc tại Quảng trường Ba Đình, những câu đầu tiên của Bác là trích từ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Bác hội nhập như thế, Bác chấp nhận những giá trị của phương Tây, luật pháp của phương Tây vào luật pháp Việt Nam. Bác là người đầu tiên hội nhập ở Việt Nam!”.
Không chỉ dừng lại ở đó, ông Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc còn nhận định rằng, Bác Hồ luôn có thiện cảm với giới doanh nhân Việt Nam, mà bằng chứng theo ông Vũ Tiến Lộc thì “Không phải công nhân, không phải nông dân… mà khách đầu tiên, giới đầu tiên Bác cần phải gặp trên cương vị Chủ tịch nước chính là doanh nhân, là các nhà tư sản dân tộc. Bác trông cậy ở họ và họ cũng đã đáp ứng niềm tin của Bác; riêng doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ và Trịnh Văn Bô đã đóng góp 5.000 lượng vàng."
Kết thúc phần phát biểu, ông Vũ Tiến Lộc đã khẳng định: “Trở lại với tư tưởng của Bác về kinh tế thị trường thì hoàn toàn trùng khớp với những khái niệm về kinh tế thị trường hiện đại. Trong những năm qua, vì nhiều lý do mà chúng ta không thực hiện được đúng những chỉ dẫn của Bác. Còn bây giờ, khi nói chúng ta đổi mới, thực ra là quá trình trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam xét trên một góc độ nào đó là sự trở lại với tư tưởng của Bác Hồ!”
Kinh tế thị trường là kẻ thù của Bác
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong kinh tế học của Chủ nghĩa Marx-Lenine và cũng là mục tiêu cuối cùng của các cuộc cách mạng do các đảng Cộng sản lãnh đạo, là tiến tới công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất của quốc gia, trở thành thuộc sở hữu toàn dân. Nghĩa là xóa bỏ kinh tế tư nhân để duy trì một thành phần kinh tế duy nhất: Kinh tế tập thể. Đây cũng là nội dung chính của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đường lối của Đảng CSVN từ trước cho đến nay luôn luôn kiên định với con đường Chủ nghĩa Xã hội, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng mà giai cấp nông dân và công nhân là lực lượng nòng cốt. Mọi biểu hiện lệch lạc trong việc vận dụng Chủ nghĩa Marx - Lenine đều bị coi là xét lại (trước kia) hay diễn biến và tự chuyển hóa (ngày nay). Đây là những kẻ thù nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự tồn vông của Đảng CSVN.
Ngay từ ngày đầu thành lập, luận cương 1930 của Tổng BT Đảng CS Đông Dương Trần Phú đã để ra chính sách "Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ". Rồi đến cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người giàu và chia cho bần, cố nông, thông qua việc đấu tố và xử tội họ. Tiếp sau đó là các cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh tại miền Bắc sau năm 1954 và miền Nam sau năm 1975 để xóa bỏ nền kinh tế tư bản, nguồn gốc của sự bóc lột.
Những "kỳ tích" kể trên như Cải cách Ruộng đất, Nhân Văn giai phẩm, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, nền kinh tế tem phiếu thời còn bao cấp v.v... mà đến nay nhắc lại người ta vẫn toát mồ hôi vì sự ác độc khủng khiếp một thời. Đây là hậu quả của việc Bác Hồ đưa vào và áp dụng Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Việt Nam. Điều đó đã gây biết bao nhiêu tai họa cho dân tộc này.
Và chỉ đến năm 1986, khi cả nước đã đứng bên bờ vực chết đói thì Đảng CSVN buộc phải khởi xướng việc cải cách kinh tế để chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp theo mô hình Cộng sản, sang nền Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mà cái đuôi "định hướng XHCN" được cho là sự sáng tạo của Đảng CSVN, nhằm khẳng định họ không đi chệch con đường XHCN.
Cần phải nhắc lại, trong Cương lĩnh Đại Hội Đảng CSVN lần thứ XI, đã khẳng định: "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu". Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp Việt nam Sửa đổi năm 2013, quy định về chế độ kinh tế đó là "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.".
Xin hỏi, đây là những biểu hiện đúng của một nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh hay sao?
Bác Hồ đối xử với Doanh nhân thế nào?
Nói đến  Cải cách Ruộng đất thì không thể không nhắc tới bà  Nguyễn Thị Năm  hay Cát Hanh Long, đây là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Đây có lẽ là bài học điển hình cho việc Bác Hồ đối xử với Doanh nhân nước Việt.
Theo các tài liệu lưu trữ cho biết, trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà Nguyễn Thị Năm từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng) và sau đó giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa. Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức "Tuần lễ vàng", bà đóng góp hơn 100 lạng vàng. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm đã có hai con trai đi theo kháng chiến và nhiều cán bộ cách mạng quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh... từng được bà nuôi ăn và giúp đỡ.
Tuy vậy, khi Cuộc cải cách ruộng đất, những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị cho là "giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại." và bà trở thành địa chủ đầu tiên bị đem ra "xử lý" với tội danh "tư sản địa chủ cường hào gian ác".
Trong bài viết "Địa chủ ác ghê" của C.B trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 có kể tội bà là "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...". Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến" và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm "không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác".
Và theo tác giả Trần Đĩnh viết trong hồi ký Đèn cù cho biết, lúc bấy giờ ông là phóng viên báo Nhân Dân được Trường Chinh cử viết bài tường thuật về vụ đấu tố; theo Trần Đĩnh thì Hồ Chí Minh đã bịt râu và Trường Chinh thì đeo kính râm bí mật tới dự vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm. Đồng thời ông Trần Đĩnh cũng khẳng định rằng, ông Hồ Chí Minh là tác giả bài báo kí tên C.B có nghĩa là "Của Bác" trên tờ Nhân dân để kết tội bà Năm.
Không biết ông TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và bạn đọc nghĩ gì về việc này?
Tại sao lại có chuyện như vậy?
Cần khẳng định, nền kinh tế Việt Nam hiện nay không phải là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh như các quốc gia khác, là điều gây rất nhiều hạn chế trong việc hội nhập của Việt nam vào nền kinh tế thế giới. Đó là lý do rõ nhất vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn đề nghị các nước phát triển Âu-Mỹ công nhận kinh tế Việt nam là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh với đặc trưng cơ bản nhất của nó là kinh tế tư nhân sẽ nắm vai trò chủ đạo.
Trong nhiều năm trở lại đây, trái lại với quan điểm của Đảng về vấn đề kinh tế, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã luôn chủ trương cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Cụ thể là, ngày 26/3/2015 vừa qua, phát biểu tại buổi chủ trì hội nghị giao ban về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, đồng thời yêu cầu đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước. Theo Thủ tướng, doanh nghiệp tư nhân là một động lực hết sức quan trọng, cần phải cổ phần hóa nhanh để "toàn dân làm kinh tế", đáng chú ý, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định và cho rằng: "Không có toàn dân làm kinh tế thì không có thắng lợi được đâu. Phải coi doanh nghiệp tư nhân là một động lực. Đây là của nhân dân chúng ta, không ai thay nhân dân được hết. Về phần Nhà nước là tạo điều kiện, hạ tầng, ban hành luật lệ".
Mới đây nhất, một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2015 là việc cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Tại cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: "Doanh nghiệp Nhà nước tập trung đẩy mạnh tiến độ lên, cái nào tư nhân mua được mà họ quản lý tốt thì các đồng chí bán luôn đi để chúng ta thu hồi vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết, quan trọng khác, nhất là đầu tư vào hạ tầng để tạo điều kiện cho phát phát triển, đây cũng là đúng theo định hướng của Trung ương".
Song nếu biết, ông TS. Vũ Tiến Lộc, ngoài chức vụ Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thì ông còn kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Thì việc ông Vũ Tiến Lộc , đã sử dụng diễn đàn giao ban doanh nghiệp ngày 25/8/2015 tại Đà Nẵng, để nhét chữ vào miệng Bác Hồ để phụ họa cho chủ trương đưa nền kinh tế Việt nam trở thành một nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì là điều dễ hiểu. Cho dù nó là một điều bi hài không thể kể hết, dù rằng cái gọi là Chủ nghĩa Marx-Lenine và Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn sờ sờ ra đó.
Thay cho lời kết
Dù rằng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và coi kinh tế tư nhân chiếm vai trò chủ đạo thực chất là việc làm theo quá trình ngược lại với mục tiêu của Chủ nghĩa Mark-Lenin, nghĩa là mang toàn bộ sở hữu nhà nước chuyển giao ngược lại cho tư nhân. Đó có thể coi là sự phản bội ghê gớm đối với học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Marx - Lenine, vi phạm đường lối của Đảng và đồng thời là chủ trương vi phạm Hiến pháp Việt nam của Chính phủ. Nhưng bây giờ các nhà lãnh đạo Việt Nam lại công khai khẳng định đó là quan điểm của ông Hồ Chí Minh, từ trước đến nay. Nghĩa là ông Hồ Chí Minh luôn có quan điểm trái ngược với Chủ nghĩa Mark-Lenin mà cả cuộc đời của ông đã theo đuổi. Và hình như người ta quên rằng, ông Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Ai có thể sai, nhưng các đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông thì không bao giờ sai".
Khi viết đến đây, bất chợt nghĩ đến mẩu tin mới trên VnExprees: "Chủ tịch xã khai nhiều tuổi hơn mẹ để nhận huân chương", theo đó do không có thành tích trong kháng chiến, nhưng ông Đoàn Quốc Dũng (59 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã tự khai man thành tích, nhận  mình sinh năm 1932 (lớn hơn mẹ ruột 3 tuổi) để được nhận Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Nếu đem ra so với những phát biểu của ông Vũ Tiến Lộc về vấn đề "Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường" thì việc ăn gian tuổi của ông Chủ tịch xã có lẽ sẽ không bi hài, như chuyện lãnh đạo nhà nước công khai nhét chữ vào mồm lãnh tụ kính yêu của họ.
Đáng lo là vì, đây là những chuyện hết sức phổ biến và thịnh hành thời nhà Sản, khi mà vấn đề liên quan đến đường lối của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh mà họ cũng bất chấp sự thật để xuyên tạc, nhằm phục vụ cho lợi ích của một cá nhân.
Ngày 03/12/2015
Kami/(Blog RFA)/TTHN
-------------

30 nhận xét:

  1. Bài viết thẳng thắn, trung thực, phân tích sâu và rất thực tế; tác giả đã đưa ra những dẫn liệu, minh chứng, lý giải có lý.
    Tôi cũng tán thành với tác giả Kami rằng: Mỗi thời, mỗi bối cảnh, hoàn cảnh cụ thể mỗi khác, cần xem xét lịch sử, khách quan, toàn diện, đừng nên dựa vào uy tín của HCM mà chuyện gì cũng "lôi" Bác Hồ ra để chứng minh, trích dẫn, với động cơ nhằm tăng tính thuyết phục...Hãy để cho Cụ Hồ được yên!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đảng csVN đang sắp chết chìm, dù vậy, những kẻ cầm đầu vẫn ngoan cố không bơi vào bờ dân tộcVN, vẫn một bên bám vào cái phao đã thủng rách "XHCN", một bên cố bám vào cái phao "Tư tưởng hồ chí minh" đã xì hết hơi để nhằm bơi sang tới bờ Bắc kinh vào năm 2020

      Xóa
    2. Thi đua xem còn cái gì bán được, xài được , cầm cố được, đem lòe được , gán gã được... thì làm nốt. Cả một đám ăn hại đái nát không nghĩ được cái gì đưa đất nước tiến lên, bí thế cứ đưa cái ông già cách cả gần thế kỷ ra làm bia đỡ. Không thấy nhục sao ?!

      Xóa
    3. lôi tập thể vua hùng ra zậy....

      Xóa
    4. Đinh Văn Hồng nói hãy để cụ Hồ được yên là làm cho cụ buồn đó. Hãy coi chừng anh đi ngược lại ý kiến của cụ và ý Đảng vì Đảng cộng sản luôn luôn vực cụ ngồi dậy để tuyên truyền toàn Đảng toàn dân học tập HCM kia mà. Nhưng đến nay chẳng ai học cả, Đó mới là buồn, đổ biết bao tiền bạc, công sức để học tấm gương này thì đến nay chẳng thu hoạch được gì. Khi cụ còn sống, cụ muốn thành phố Sài Gòn náo nhiệt đông vui, được nước ngoài ca ngợi là hòn ngọc viễn đông là được đặt tên cụ thay thế vào đó (Sài Gòn = Hồ Chí Minh). Vì thế, có bài thơ "Ta đi tới" của Tố Hữu đã viết vào tháng 8 - 1954.
      "Ai đi Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang?
      Ai vô thành phố HCM rực rỡ tên vàng?"
      Khi cụ còn sống, cụ có nói gì đâu? Cụ còn mừng là đằng khác. Nếu cụ và Đảng cộng sản muốn được yên, thì làm sao lại làm như thế? Thực tế, hiện nay, cái xác ướp kia vẫn còn đang lay dậy để ngâm vào dung dịch, tắm rửa cho cụ nữa kìa.

      Xóa
    5. Có vẻ ca ngợi TT NT Dũng quá, tác giả không biết rằng chính TT NT Dũng là người điều hành kinh tế VN và ông ta chẳng hiểu gì về kinh tế thị trường cả (có học đâu mà hiểu), chỉ là góp nhặt kinh nghiệm gà què ăn quẩn cối xay XHCN nên kinh tế VN mới thất bát như vậy. Nhưng tay TT này rất láu cá và tráo trở, lãnh đạo thì như vậy nhưng khi đi phát biều thì luôn cổ súy cho kinh tế tư nhân. Nhưng thực ra 2 nhiệm kỳ của tay TT này kinh tế tư nhân bị bóp chết bởi các tập đoàn quả đấm thép của ông ta để ông ta và bè lũ mặc sực tham nhũng hàng tỷ đô la Mỹ. Cũng như ông ta luôn tỏ vẻ hô hào chống Tàu nhưng thực chất lộ rõ là tay sai ôm chân Tập Cận Bình để kiếm ghế cho mình vừa qua.

      Xóa
  2. Ông Lộc là Ts của Đảng cộng sản Việt Nam ..là Ts giấy ... cuộn ..thuộc loại Ăn theo nói leo xằng bậy . Ts của Đảng toàn loại này làm sao Tổ Quốc sao không lâm nguy và TỤT HẬU mới là lạ .
    Chỉ khi nào loại BỎ hết bọn Ts giấy cuộn này đi thì Đất Nước mới tiến bộ và phát triển.

    Trả lờiXóa
  3. lương tâm thời đạilúc 04:24 5 tháng 12, 2015

    Miệng quan trôn trẻ.
    Đây là thứ lý sự cuối cùng mà các nhà cầm quyền đang cố bám lấy để bảo vệ chế độ

    Trả lờiXóa
  4. Nếu bây giờ ông Dũng muốn xoá bỏ chế độ xhcn thì chắc chắn,những tay ts như cha Lộc vẫn "lôi" ra được những luận điểm chứng minh ông Hồ đã muốn thế.
    Nghiên cứu khoa học,kinh tế thì dốt như bò nhưng lươn lẹo,vuốt đuôi,trơ trẽn thì nhiều gsts của đảng có thừa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bản chất của những kẻ cơ hội, thực dụng mà. "Lưỡi không xương nhiều điều lắt léo. 'ió chiều nào che chiều ấy/ Ở bầu thì tròn ở ống thì dài". Đường nào cũng uốn cong theo được.
      Nếu cái thế Tổng Trọng đang mạnh, hắn (Tổ sâu - TS Lộc) lại 'lôi' ông Hồ ra, trích những câu nhằm ca ngợi 'định hướng XHCN', rằng "Vì thế phải theo Tư tưởng HCM"!

      Xóa
  5. Nếu Văn Ba thích KT Thị Trường thì phải trị tội ai đã ra lệnh đánh tư sản.

    Trả lờiXóa
  6. ĐẼO CHÂN CHO VỪA GIÀY -đảng đang cố gán cái có cái ngộ nhận cho cái không có, cái bất chính để hợp pháp hóa làm cho người dân tưởng là chính danh, là lẽ phải.
    ĐẼO CHÂN (mượn danh ông Hồ để vớt vát uy tín cho đảng) - thực ra thì thời đại internet này, người dân cũng chẳng lạ gì ông Hồ nữa-một sản phẩm thần tượng do đảng đẽo gọt để dân tôn thờ đảng csVN- cũng chỉ là "con rồng tre"mà thôi (xem cuốn "đèn cù" của Vũ Thư Hiên-con Vũ Đình Huỳnh -người hầu và thư ký của ông Hồ thì biết).
    CHO VỪA GIÀY "phải theo cs, phải làm cái xã hội chủ nghĩa" thì sự thống trị của đảng cs mới có ý nghĩa, nếu không có cái đó thì đảng cs lộ ra là kẻ lừa đảo ăn bám và vô liêm sỷ à?

    Trả lờiXóa
  7. Tổng Nông cũng 'mượn' Bác Hồ làm tấm bình phong để vênh vang suốt 20 năm (Chủ tịch QH, rồi 2 nhiệm kỳ TBT) thực ra một chữ bẻ đôi của Cụ Hồ, lão Nông cũng không nhớ và chẳng làm theo được gì cả!

    Trả lờiXóa
  8. Có lẽ không chỉ có Vũ tiến Lộc , mà cả một lũ lãnh đạo cấp cao cho đến cấp thấp trong bộ máy đảng - nhà nước Việt nam đều ở cái dạng chuyên phát biểu theo kiểu " lưỡi không xương ... " hoặc như " miệng quan trôn trẻ " ! Chắc chắn tôi không nói ngoa cho các vị " lãnh đạo thiên tài " của cái đất nước này .

    Trả lờiXóa
  9. Đảng CSVN đã quá thối nát nên chỉ còn biết lấy hình tượng cụ Hồ ra để mị dân, mặc dù chính mấy tay lãnh đạo cũng chẳng "kính yêu" gì cụ cả. Cứ nhìn chúng nó thắp hương, vái lạy trước bàn thờ cụ, xếp hàng vào lăng viếng cụ mỗi khi có dịp, là lại thấy rõ sự giả tạo. Đặc biệt việc phát động phong trào "học tập tấm gương đạo đức HCM" là một chuyện quá hài hước. Sau khi "học tập", thằng nào cũng giầu sụ.

    Trả lờiXóa
  10. định hướng xhcn cũng giống như cái đuôi con chó . đuôi chó không điều khiển được đầu chó. csvn lắp thêm đuôi xhcn vào kinh tế thị trường chỉ là lừa đảo giống như rắn thêm chân . mục đích để độc tài đảng trị muôn năm thôi .

    Trả lờiXóa
  11. Hồ Chí Minh cho rằng phẩm chất đạo đức quan trọng và bao trùm nhất của con người Việt Nam là trung với nước, hiếu với dân. Đảng này nọ xếp sau.

    Trả lờiXóa
  12. Như vậy là từ khi thành lập đến nay ĐCSVN luôn đi ngược chiều với tư tưởng HCM , làm trái ý nguyện của người đã chết , ví như chuyện thực hiện di chúc , xây lăng . Đọc ní nuận của ông TS ta thấy rõ ràng là Vũ Tiến Lộc đã tự vả vào mồm mình rồi , không những tự hại mình , ông còn chơi đểu cả ĐCSVN , ý ông muốn nói đảng là cháu hư Bác Hồ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi lại nghĩ là cháu ngoan, nhưng lâu lâu có những biểu hiện hư hỏng như mọi đứa trẻ bình thường khác, vì vậy đôi lúc cần uốn nắn để không đi chệch hướng chủ nghĩa Xã hội của Bác Hồ .

      Xóa
  13. Đọc loạt bài của Kami, tôi thấy hữu ý, làm cho tôi nhớ câu Kiều của cụ Nguyễn Du:"Vì tài nên trọng, vì tình nên thương" thì muốn tâm sự với Kami, đời của chúng ta không làm gì để cứu nhân, độ thế. Vì mình thấy mình bất tài, bất gặp thời thì phải chịu bó tay thôi. Nhưng khi chúng ta nói và chúng ta viết, cần phải được toát lên sự thật. Cái đó mới chính là cái tình đối với nhân dân đó. Vì bao nhiêu năm qua, nhân dân chúng ta không được sống trong sự thật. Đều được sự chỉ đạo của sách vở, hô khẩu hiệu để quên cái bụng đói của mình. Đến nay, tôi vẫn tự hỏi không biết dân đói sự thật đến bao giờ? Qua bài viết của Kami, người ta kết luận rằng:"Muốn làm lãnh đạo lớn, phải biết quy tụ bầy tôi cho thật đông, để tuyên truyền, che giấu sự thật của mình là mình đẹp đấy!"

    Trả lờiXóa
  14. một bảng hiệu to đùng ở chợ bến thành ghi " hồ chí minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta" nếu thay bằng một bảng quảng cáo kiếm hàng tỉ đồng mỗi năm sau đó lấy tiền đó xây các trường học, cầu cống cho các xã nghèo thì lúc đó mới thật sự là " hcm sống mãi cùng sự nghiệp chúng ta , bọn tuyên giáo chỉ biết nịnh thôi chứ rất ngu muội

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa hẳn là nịnh, vì chết mất tám hoánh rồi, mà là nhai lại, nói theo, nói như bé con - người lớn bày thế nào thì nói lại thế ấy, vẹt nói chứ không phải người nói.

      Xóa
  15. Chính cái đuôi "Định hướng XHCN" , rồi "Diễn biến hòa bình", "Thế lực thù địch" bài Tây, bài tư bản, bám chặt Trung Cộng ...là đi ngược Tư tưởng HCM.

    Trả lờiXóa
  16. Danh hài Sac lô chắc cũng phải ... chào thua ông Vũ Tiến Lộc!
    Cái vụ này không biết có phải là ông Lộc ...chơi xỏ cụ Hồ?
    Thôi thì: "Cụ Hồ mà lại nói năng/ Thì ông Tiến Lộc hàm răng chẳng còn".

    Trả lờiXóa
  17. Cách đây khoảng 5 năm, có một ông đại tá giáo viên dạy tư tưởng Hồ Chí Minh ở một trường quân sự còn đi giảng bài về Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh doanh mạng đa cấp cho một công ty kinh doanh cơ mà. Rất may là bị phát hiện và ông này bị kỷ luật bằng cách cho về hưu sớm. Hết biết với các vị cứ nói kiểu nhét chữ vào tai người nghe.

    Trả lờiXóa
  18. CS luôn miệng nói quan điểm lịch sử thế mà thế giới đã thay đổi gần như 180 độ so với thế kỷ 19 mà vẫn cứ khư khư Mác Lê Minh

    Trả lờiXóa
  19. Đó chẳng qua là cách " nâng bị " TTg Dũng của ông TS giấy Vũ Tiến Lộc. Nhưng cái tài của Lộc là thoắt cái từ TS Kinh tế chuyển qua nghiên cứu lịch sử kinh tế của ĐCSVN và HCM. Phát hiện tinh tài của Lộc là " cách đây 90 năm", HCM đã định hướng nền kinh tế VN phải là kinh tế thị trường hiện đại?. Như vậy quan điểm KTTT của HCM tiên lượng gần thế kỷ trước, ngày nay được TTg Dũng quyết liệt thực thi!!. Nếu thế thì ông Lộc quả là kỳ tài của VN thế kỷ 21? . Dù sao ông Lộc cũng phát hiện ra điều "quý giá" ấy rất phù hợp quy luật tiến hóa của của XH VN và nhân loại . Tuy có hài hước nhưng vô hại !

    Trả lờiXóa
  20. nếu nói như ông VŨ TIẾN LỘC thì đảng cộng sản VIỆT NAM trong một thời gian dài đã phản bội lại người thầy của mình là BÁC HỒ , vậy truyện này phải sử thế nào cho sứng với tội PHẢN BỘI . còn ông nói BÁC HỒ ngay từ đầu đã đã quan tâm tới giới tư sản , thế thì BÁC HỒ đã phản bội lại MÁC-LÊ NIN với chủ trương đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản , rồi sau đó BÁC HỒ lại ra lệnh sử bắn họ trong cải cách ruộng đất , thế thì chuyện này gọi là lừa đảo rồi

    Trả lờiXóa