Điều băn khoăn nhất sau câu chuyện của Tân Hiệp Phát
với khách hàng là câu hỏi về vị thế của người tiêu dùng. Dường như, vị thế ấy
đang ở mức rất thấp.
Vụ con ruồi trong chai nước ngọt đã khép lại bằng bản
án 7 năm tù dành cho người đã “ra giá” với Tân Hiệp Phát (THP). Cùng lúc đó,
xuất hiện nhiều lời kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của THP bởi cách họ
hành xử với khách hàng.
Vẫn “kê cao
gối ngủ”
Song liệu dư luận có đang quá lạc quan về một “bản án”
mà thị trường sẽ dành cho THP? Nếu bình tĩnh nhìn nhận, chúng ta sẽ thấy đối
tượng khách hàng mà các sản phẩm của THP hướng đến chủ yếu là những người bình
dân, thu nhập thấp, ít tiếp xúc với thông tin hoặc bàng quan với thông tin mà
họ tiếp xúc. Đa phần những người có thể thay đổi hành vi tiêu dùng vì một vụ
kiện không liên quan đến mình lại không phải… khách hàng mục tiêu của THP.
Chưa kể, với đối tượng khách hàng này, tên nhà sản
xuất và nhãn hiệu đôi khi chẳng hề liên quan. Dám chắc, nếu tiến hành một cuộc
khảo sát nhỏ ở nhiều vùng nông thôn hay các khu lao động, sẽ có rất nhiều người
thường xuyên sử dụng các sản phẩm nước ngọt… nhưng không hề biết đó đều là các
nhãn hàng của THP.
Chưa
kể, từ năm 2013, THP đã triển khai giải pháp quản lý hệ thống kênh phân phối
hiện đại dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Đây là một sự đầu tư rất bài bản
và có chủ đích. Dường như THP đang nghiêng về chiến lược đẩy sản phẩm tới người
tiêu dùng qua các kênh phân phối hơn là chiến lược kéo người tiêu dùng về phía
mình thông qua các công cụ tiếp thị.
Nếu đúng như vậy, đối tượng mà THP chăm sóc, quan tâm
nhiều là hệ thống kênh phân phối chứ không phải từng khách hàng đơn lẻ. Việc
tại nhiều điểm phân phối, người tiêu dùng có rất ít lựa chọn, thậm chí chỉ có
các sản phẩm của THP, cho phép chúng ta hình dung rằng dù lời kêu gọi tẩy chay
được hưởng ứng thì hiệu quả của nó cũng sẽ bị hạn chế đáng kể. Đây là lý do thứ
hai khiến THP có thể vẫn “kê cao gối ngủ” vì vẫn làm chủ được tình hình.
Cũng xin nên nói thêm rằng mức thiệt hại 2000 tỷ đồng
mà THP đưa ra rất khó kiểm chứng. Không loại trừ khả năng ban đầu THP chỉ chọn
một con số ấn tượng để chứng minh thiệt hại theo đúng bài bản của pháp luật dân
sự. Tuy nhiên, sự chặt chẽ về pháp lý dường như lại là sơ hở về mặt kinh doanh
vì thông tin này trở nên bất lợi khi nó cho thấy THP không nhận được sự ủng hộ
của người tiêu dùng.
Có lẽ vì thế, trước tòa, THP đã đề nghị miễn trách
nhiệm bồi thường cho bị cáo và không tiếp tục xoáy sâu vào con số này trong các
phát ngôn về sau trên truyền thông. Điều này cho thấy THP có thể không chịu
thiệt hại lớn đến vậy và hình phạt 2000 tỷ mà cộng đồng mạng dùng để cảnh báo
THP có thể cũng chưa từng xảy ra.
Vậy thì, sau tất cả những ồn ào vừa qua, có lẽ trong
thời gian tới THP vẫn giữ được doanh thu vì đối tượng khách hàng của THP ít
quan tâm tới sự việc; các kênh phân phối được duy trì tốt. Song trong dài hạn,
liệu bức tranh có luôn lạc quan như vậy đối với THP?
Vị thế người
tiêu dùng ở đâu?
Nên nhớ đây không phải lần đầu tiên có người vào tù
sau một vụ kiện liên quan tới sản phẩm của THP. Trong khi các vụ việc tương tự
xảy ra trước đây gần như không được ai biết đến.
Rõ ràng, với bối cảnh mới, khó có thể xử lý một sự
việc tương tự theo cách thức tương tự nữa. Việc mượn pháp luật để “nói chuyện
phải quấy” mà THP lựa chọn có thể từng thành công nhưng sẽ ngày càng kém hiệu
quả. Lần này, THP vẫn chiến thắng ở chốn pháp đình nhưng chiến thắng đó đã
không còn trọn vẹn. Nếu vẫn chọn cách tiếp cận đó cho những lần sau, từ một
chiến thắng không trọn vẹn, THP có thể sẽ đi đến thất bại.
Sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp trên thị
trường phụ thuộc vào uy tín đến từ sản phẩm và cách ứng xử với các nhà phân phối
và khách hàng. Như đã phân tích ở trên, do mô hình kinh doanh, THP dường như ít
nhấn mạnh mối quan hệ với khách hàng. Chưa kể, sản phẩm của THP đang gặp phải
nghi vấn về chất lượng. Cùng lúc đó, THP lại tiếp tục đổ lỗi cho các đại lý
trong khâu bảo quản dẫn tới sản phẩm bị hư hại. Cho nên, dù THP không thất bại
vì sự phẫn nộ của người tiêu dùng sau vụ án, song nếu vẫn duy trì cách hành xử
này, về lâu dài THP sẽ tự đóng cả ba cánh cửa dành cho họ.
Cuối cùng, điều băn khoăn nhất sau tất cả những điều
trên là câu hỏi về vị thế của người tiêu dùng. Dường như, vị thế ấy đang xuống
tới đáy. Trong vụ việc này, chúng ta thấy thiếu vắng hoàn toàn tiếng nói của cơ
quan bảo vệ người tiêu dùng, vốn dĩ phải đóng vai trò quan trọng. Giống như một
luật sư phải hết lòng bào chữa cho thân chủ, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng
phải hết lòng ủng hộ người mà họ đại diện dù đó là một bị cáo trước tòa.
Không những thế, pháp luật dường như cũng chưa đủ mạnh
để bảo vệ người tiêu dùng trong những tình huống nêu trên. Sai phạm của người
“tống tiền” thì quá dễ để làm rõ và xét xử theo luật. Trong khi đó, câu hỏi về
chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất thì rất khó để có lời đáp. Chẳng thế mà
sau ngót một năm điều tra, người ta vẫn chưa biết con ruồi từ đâu lại xuất hiện
trong chai nước ngọt.
Trong
hoàn cảnh như thế, người tiêu dùng buộc phải biết “giữ miệng” để hạn chế ăn,
hạn chế uống và hạn chế… lên tiếng. Nhưng nếu quyền lợi của người tiêu dùng đã
thực sự chạm đáy, phải chăng chúng ta có quyền hy vọng “vật cùng tắc biến” –
mọi thứ sẽ phải thay đổi, dù sớm hay muộn.
Khương Duy/VnN
-------------
Ha...ha...Dr Thanh được 'sở hữu' con ruồi bự chảng!
Trả lờiXóaVì con ruồi đã có "tem" bảo kê !
XóaThứ nhất: Việt Nam có 30 triệu tài khoản Facebook, có số người truy cập Youtube đứng thứ 10 thế giới, chia đều cho cả thành thị và nông thôn.
Trả lờiXóaThứ hai: không thấy sự lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ của "giới hoạt động dân chủ" trong việc này.
Trên hội luận của BBC tiếng Việt, khi biên tập nhắc đến việc này, không một "nhân sỹ" nào có ý kiến gì. Đài báo thì ra rả về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng cái vi phạm to tướng thì chẳng xử lý gì.
Qua đó thấy rằng, những điều quan tâm của người dân khác với những người "hoạt động dân chủ". Trang face tẩy chay THP có 36 nghìn like, số lượng người xem và biết chuyện này lớn hơn nhiều.
Chống lưng của THP là NMA gì đó, rất mong đồng bào ta thành công trong việc xóa sổ công ty hại dân này, để cho bọn bảo kê trắng mắt ra.
Câu chuyện "vụ án con ruồi" xẩy ra đúng vào lúc trên thị trường xuất hiện quá nhiều thực phẩm bẩn như "thịt thối rửa bằng hóa chất", như "trứng gà giả" như "gạo ni long".... từ Trung Quốc tràn sang, khiến người tiêu dùng luôn luôn lo sợ .
Trả lờiXóaTâm lý của người tiêu dùng lúc này đang hoang mang cực độ.
Không phải dân đen người ta không biết "những bàn tay lông lá" nào của THP, người ta biết rất rõ là đằng khác, nhất là lớp trẻ, những người xử dụng nước giải khát đóng chai nhiều. Chính họ đã chỉ ra cái bằng tiến sỹ rởm của ông người Việt gốc Hoa, và việc nhập nhằng của các cơ quan truyền thông khi đăng quảng cáo là "Đốc tờ", làm nhiều người không hiểu lại nghĩ là bác sỹ. Một nhà nước sau 70 năm mà không có được từ điển chuẩn, vì nó luôn thích sự mập mờ để hòng "đánh lận con đen".Có những danh từ nguồn gốc phương tây, nhưng khi dịch sang tiếng tây thì không có từ tương ứng.
Trả lờiXóaCứ nhìn bộ trang phục kiểu Tàu, lại thêu Rồng vàng có 5 móng, người ta đã hiểu được phần nào. Có những kẻ hô hào dùng hàng THP là yêu nước, vậy thì xin mời ông chủ và các lãnh đạo biểu hiện lòng yêu nước để dân đen học tập. Hãy lấy nước giải khát của THP làm nước uống chính thức của ĐH 12!
uống mấy cái đồ hóa học đó làm gì? Toàn chất độc, chất bẩn
Trả lờiXóaTiên sư bố mầy thằng khốn " Dr " Thanh,mầy cậy tiền để hà hiếp dân đen chúng ÔNG à ? chúng ÔNG nguyền rủa cho đến khi mầy chết thì thôi!
Trả lờiXóaCon ruồi bay vèo vào thanh tra có một ngày là có bao cáo ngay, ruồi còn báo trước một tháng để THP vệ sinh, mua sắm thiết bị mới trước khi có thanh tra...ruồi là một loại sv truyền nhiểm khó bắt và khó diệt.
Trả lờiXóaTập đoàn Tân Hiệp Phát đứng trước cơn giận dữ của cộng đồng Việt sau những vụ án đưa người tiêu dùng vào chốn lao tù. Cuộc khủng hoảng của Tập đoàn này đang hứng chịu bắt nguồn từ những ứng xử mà hệ thống truyền thông, báo chí và mạng xã hội gọi là “ứng xử kiểu trọc phú”, “trên tiền”, “thiếu đạo đức”… cùng nhiều ngôn từ khác được dành tặng cho Tập đoàn này sau phiên tòa xử Võ Văn Minh
Trả lờiXóaNhiều luật sư đã cho rằng: Vụ án được Tòa án Tiền Giang đưa ra xét xử đã vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Tố tụng hình sự. Ngay tại Tòa, các luật sư đã tranh tụng, biện hộ… chỉ ra những sai sót, những vi phạm mà trong suốt quá trình vụ án, các cơ quan tố tụng đã mắc phải. Lẽ ra, với những hành vi vi phạm pháp luật đã được chứng minh, phiên tòa phải hủy bỏ. Những tranh tụng, những ý kiến của các luật sư ngay tại phiên tòa cũng như các ý kiến ngoài xã hội cho người ta có một cảm giác rằng: Đã ra tòa, thì nhiệm vụ của Tòa là phải tuyên cho được một bản án và kẻ đứng trước Tòa phải có tội mới được.
Trả lờiXóaThay vì việc phải bảo đảm sức khỏe xã hội, tôn trọng người tiêu dùng là những đối tượng đang nuôi chính họ, có quyền để họ tồn tại hay tiêu vong, Tân Hiệp Phát đã dùng đến hệ thống công an, nhà tù, hình sự và bạo lực để trấn áp chính người tiêu dùng sản phẩm của họ.
Trả lờiXóaĐó là tư duy của những “đầy tớ” nhưng nắm quyền ông chủ với “thượng đế – ông chủ” của mình. Tư duy của kẻ lắm tiền bạc, chức quyền và thế lực mạnh theo lý thuyết “trong tay đã sẵn đồng tiền”.
Đó cũng là kết quả của phiên tòa Tiền Giang kết tội Võ Văn Minh – Một đặc trưng của Tòa án thời Cộng sản. Ở phiên tòa đó, nhiều vấn đề vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đã được chỉ ra. Nhưng, phiên tòa đó, cũng như nhiều phiên tòa khác mà kết quả phiên tòa gần như đã được định sẵn. Ở đó vai trò luật sư, biện hộ, tranh tụng… chỉ là những màn kịch vui không có giá trị pháp luật. Cũng ở đó, vai trò của Viện Kiểm sát giữ vai trò của một kẻ điếc trong tranh tụng, bất chấp lẽ phải và ý kiến của các luật sư bào chữa ra sao.
Thế rồi, Tòa vẫn cứ tuyên án “Nhân danh Nước CHXHCN Việt Nam” – Một cái nhân danh quái gở bởi ngay cả cái XHCN vẫn là một ẩn số mờ mịt đầy kinh hãi mà không hề “Nhân danh Công lý” như Ls Ngô Ngọc Trai mới đây đã chỉ ra. Bởi vậy nên công lý vắng bóng và người dân nghèo ít học cứ vậy vào tù.
Những hành động của Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã không được sự ủng hộ của xã hội. Không ai chấp nhận cách hành xử của Tập đoàn này đối với “ông chủ – thượng đế” của họ, và họ đã bị tẩy chay đến điêu đứng.
Trả lờiXóaVụ Tập đoàn Tân Hiệp Phát vừa qua, đáng để cho chúng ta suy nghĩ về những hiện tượng, hành động và bản chất của Tập đoàn này trong môi trường Cộng sản hiện nay.
Đó là kết tinh của một cách nghĩ và cách làm không giống ai: Sự cao ngạo, ưa bạo lực, hành xử tàn bạo đối với thượng đế, ông chủ của mình và dẫn tới đau thương phải hứng chịu.
Nhưng, ngẫm lại, ở Việt Nam đâu chỉ có mỗi tập đoàn Tân Hiệp Phát. Còn có một tập đoàn hơn Tân Hiệp Phát rất nhiều, thậm chí cách hành xử và thái độ với ông chủ còn cao hơn Tân Hiệp Phát nhiều bậc.
Đó là Tập đoàn Cộng sản Việt Nam.
Một khi không xác định được anh Minh là người đã bỏ con ruồi vào trong chai nước để đòi tiền THP thì không thể nói anh này có hành vi tống tiền và kết tội “cưỡng đoạt tài sản”. Còn nếu con ruồi đã nằm trong chai nước THÀNH PHẨM của THP và anh Minh là người phát hiện ra thì anh này có quyền thương lượng, ra điều kiện với THP để đòi bồi thường. Trên thế giới cũng đã từng xảy ra những vụ bồi thường trị giá hàng triệu đô la có khi chỉ vì phát hiện ra “vật lạ” trong thức ăn ở nhà hàng và thực khách cho rằng đã bị tổn thất tinh thần nặng nề !
Trả lờiXóaTôi ủng hộ việc lên án và tẩy chay THP, không phải để bảo vệ hay bênh vực cho một anh Minh cụ thể ngày hôm nay mà là vì nguy cơ hàng triệu anh Minh khác ngày mai cũng sẽ có thể phải đối mặt với kiểu tư duy hạ cấp như thế trong muôn vàn tình huống khó lường của các mối quan hệ kinh tế – xã hội. Hãy nhớ rằng một ngày nào đó, tôi hay các bạn đều có thể sẽ trở thành những anh Minh trong tương lai, nếu chúng ta không tỉnh táo nhận diện đúng bản chất vấn đề ở những doanh nghiệp kiểu như THP !
Trả lờiXóaCơ quan điều tra Công an Tiền Giang bắt anh VVM trong trường hợp phạm tội quả tang. Và hoàn toàn dựa trên sự tố giác của THP. Bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang là trường hợp bắt một người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã thực hiện xong hành vi phạm tội nhưng bị phát hiện ngay sau đó. Hơn nữa, người ta chỉ được bắt người phạm tội quả tang khi hành vi đó là hành vi phạm tội hiển nhiên, thấy rõ. Như vậy, có thể khẳng định ngay rằng THP đã tố giác với cơ quan điều tra với những thông tin không trung thực, không chính xác, cụ thể là THP phải trình báo cho Cơ quan điều tra rằng chai nước có ruồi là do anh VVM ngụy tạo và từ đó thực hiện hành vi cưỡng đoạt tiền của THP, đồng thời cũng không cung cấp các bản thỏa thuận giữa hai bên. Bởi nếu THP nói rằng chai nước đó không biết có ruồi là do anh VVM tạo ra hay không hay do có từ trước đó, rồi trưng cả 3 bản thỏa thuận ra thì nghĩa là anh VVM không có dấu hiệu phạm tội dù anh Minh có nhận tiền của THP, và do đó thì Cơ quan điều tra không thể nào bắt được anh Minh. Cho nên, phải có sự tố giác không trung thực của THP thì hành vi của anh VVM mới trở thành tội phạm quả tang trong con mắt của Cơ quan điều tra được.
Trả lờiXóaBọn THP lên tiếng: “Với tinh thần cầu thị, Tập đoàn Number 1-Tân Hiệp Phát cam kết nỗ lực hết mình để giải quyết thấu tình đạt lý các khiếu nại của khách hàng. Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận và mong được sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và dư luận xã hội để các khiếu nại được giải quyết khách quan, trung thực, qua đó giữ được niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm."
Trả lờiXóaThế thỉ phải làm giấy bãi nại cho anh Minh thì mới chứng tỏ được sự cầu thị của mình!
Tại Khoản 6 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định quyền của người tiêu dùng như sau: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.” Điều này có nghĩa anh Võ Văn Minh có quyền yêu cầu Công ty TNHH Tân Hiệp Phát bồi thường thiệt hại. - Anh Minh bị thiệt hại gì? Thiệt hại thực tế có thể chưa có, nhưng thiệt hại có thể xảy ra chúng ta dễ dàng nhìn thấy được (nếu không may anh Minh không phát hiện trong chai Number 1 có ruồi nên anh uống, hoặc bán cho khách hàng uống và dẫn đến anh hoặc khách hàng chết... thì thiệt hại sẽ to lớn đến mức nào? Câu hỏi này xin nhường cho Công ty TNHH Tân Hiệp Phát, Hội đồng xét xử sơ thẩm trả lời và Nhân dân đánh giá câu trả lời của họ).
Trả lờiXóaYêu cầu bồi thường bao nhiêu là hợp lý? Pháp luật hiện hành không có quy định mức bồi thường tối đa là bao nhiêu; đồng thời thiệt hại có thể dẫn đến chết người thì anh Minh có thể đòi Công ty TNHH Tân Hiệp Phát bồi thường 1 tỷ hay 100 tỷ đồng cũng không có gì là vô lý. Bởi mạng người không thể đánh đổi bằng tiền. Mặt khác, đây là vấn đề dân sự nên anh Minh đòi bồi thường nhiều thì Công ty TNHH Tân Hiệp Phát có thể thương lượng với mức thấp hơn cho thuận cả đôi bên.
Anh Minh nói rằng: “Nếu Tân Hiệp Phát không chấp nhận sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương và đăng tải thông tin này rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, in 5.000 tờ rơi nêu lại sự việc nhằm làm mất uy tín, thương hiệu, thị trường kinh doanh của công ty này”. Đây không phải là lời đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản mà là một cách để anh bảo vệ chính anh và người tiêu dùng; cũng như là cách để anh thương lượng nhằm nhận được khoản bồi thường hợp lý nhất; anh Minh hoàn toàn được quyền này. Bởi Khoản 7 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau: “Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” Với những căn cứ pháp lý nêu trên thì anh Minh hoàn toàn được phép đòi Công ty TNHH Tân Hiệp Phát bồi thường thiệt hại là 500 triệu đồng.
Thằng tân hiệp phát,ý muốn đánh phủ đầu khách hàng khong được tung dư luận nói sấu sản phẩm của họ và ai có mang chuyện con ruồi ra nói sẽ bị như võ văn minh nó cài bẫy thoi
Trả lờiXóaBẫy này ở v n quá dễ cứ chi cho bọn công an ít tiền sai gì khiến gì chẳng được
C a và vks cứ có tiền là nó chơi khong cần đúng sai bảo sao nó làm vậy
Tân Hiệp Phát là kẻ hối lộ mà không bị án phạt à? Hay phá sản cũng coi như bị án tử?!
Trả lờiXóa