Trang BVB1

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Trung Quốc nên học Ấn Độ

Bắc Kinh cũng nên học cách New Delhi giải quyết tranh chấp lãnh hải với nước láng giềng như thế nào. 

Đây là thời điểm quan trọng ở Biển Đông. Sau nhiều tháng trời tranh luận, cuối cùng Mỹ đã mở Chiến dịch Tự do Hằng hải vào ngày 27 tháng Mười, cho tàu đi vào vùng 12 hải lý của những hòn đảo đang tranh chấp: Subi và Mischief. Vài ngày sau đó, Thường trực Tòa Trọng tài Quốc tế Hague tuyên bố có đủ thẩm quyền để thụ lý hồ sơ, xét xử và phán quyết của vụ Cộng hòa Philippines kiện Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Công việc tại tòa đang tiến triển theo hướng có lợi cho Philippines.
Trong khi chúng ta ngổi chờ phán quyết của Tòa tại Biển Đông, cũng đáng bỏ ra chút ít thời gian nhìn nhận lại bài học của Ấn Độ (đang trỗi dậy thành cường quốc trong vùng) đã giải quyết vụ tranh chấp lãnh hải với nước láng giềng nhỏ hơn như thế nào. Liệu Trung Quốc có rút ra được bài học gì từ Ấn hay không?  

Tháng Bảy 2014, Tòa Trọng tài Hague đã đưa ra phán quyết về vụ tranh chấp lãnh hải tại Vịnh Bengal giữa Ấn Độ và Bangladesh sau bốn mươi năm trời xung khắc. Cuộc tranh chấp bắt đẩu khoảng đầu thập kỷ 1970s. Một hòn đảo Ấn gọi là New Moore, còn Banglades gọi là Nam Talpatti trong Vịnh Bengal, ngay tại cửa Sông Hariabhanga, dòng sông này là biên giới Ấn – Bangladesh.  
Cả Ấn và Bangladesh cùng tuyên bố chủ quyền hòn đảo này dẫn đến cuộc cãi lộn gay go về Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Từ 1974 đến 2009, có tám vòng đàm phán song phương giữa hai quốc gia nhưng đều thất bại. Ngày 8 tháng Mười 2009 Bangladesh quyết định một cuộc đấu tranh pháp lý chống lại Ấn dựa vào Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Ấn và Bangladesh vận dụng UNCLOS theo những cách khác nhau.
Ấn cho rằng hòn đảo này có những lúc biến mất khi nước biển dâng cao, nên phải xử dụng đường cách đều từ những điểm gần nhất thuộc đường cơ sở.  Còn Bangladesh đòi hỏi chủ quyền dựa trên căn bản của sự hợp lý.
Nêu Tòa nghiên về lập luận của Ấn thì Bangladesh có thể chịu một thiệt thòi rất lớn về Vùng Đặc quyền Kinh Tế (EEZ) do bị Ấn và Myanmar chèn lấn. Nhưng phán quyết cuối cùng Tòa nghiên về lập luận của Bangladesh. Tòa đã loại bỏ đường cách đều để đi đến một quyết định công bằng về hoàn cảnh địa lý. Bangladesh được hưởng 19,467km trên tổng số 25,602km EEZ.
Sự vận dụng nguyên tắc hợp lý của Bangladesh và phán quyết cuối cùng của Tòa đã có kết qủa: giảm căng thẳng giữa biên giới trên bộ, chấm dứt một cuộc giằng co  kéo dài 40 năm, và tăng cường sự hợp tác, am hiểu lẫn nhau giữa hai quốc gia Ấn – Bangladesh. 

Trung Quốc dựa vào hải địa vùng biển sâu giữa VN và Philippinesn để vẽ 'đường lưỡi bò'
Bangladesh ca ngợi Ấn đã giải quyết mâu thuẫn thông qua con đường pháp lý quốc tế một cách ôn hòa, tôn trọng phán quyết, và kết thúc cuộc tranh chấp lãnh hải gay go lâu dài và phức tạp.
Trở lại với Biển Đông, Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Vậy, thiện chí của Ấn vào năm 2014 tại Vịnh Bengal có thể giúp cho Bắc Kinh một bài học để áp dụng vào Biển Đông.
Thứ nhất, giống như Trung – Philippines, Ấn lớn hơn nhiều so với Bangladesh. Trong khoảng thời gian tranh chấp, Ấn không có thái độ bắt nạt người hàng xóm nhỏ bé. Ấn không phân biệt nuớc lớn hay nhỏ mà lấy nguyên tắc pháp lý quốc tế làm nền tảng để giải quyết vấn đề.
Trung Quốc đang tìm kiếm những quốc gia đồng minh trong vùng, cũng nên học Ân về cách hành xử. Nhưng khác hoàn toàn với Ấn, Trung Quốc từ chối tham gia tiến trình tố tụng, phủ nhận vai trò của UNCLOS cùng hệ thống pháp lý quốc tế. Đây là dấu hiệu rất xấu mà những quốc gia láng giềng phải tỉnh thức. 
Thứ hai, Trung Quốc nên học Ấn về thái độ tôn trọng phán quyết của Thường trực Tòa Trọng tài Quốc tế. Nếu Trung Quốc thua kiện và không chấp hành án, thì hình ảnh cường quốc của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế sẽ trở nên tồi tệ. Như vậy, sẽ tạo thuận lợi lớn cho việc hiện dịện của Mỹ ở Biển Đông. Hơn nữa, Trung Quốc phải chịu một áp lực lớn của cộng đồng quốc tế.
Nếu mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là thiết lập mối quan hệ tốt với những quốc gia trong vùng thì nên học bài của Ấn tại Vịnh Bengal. Trung Quốc nên tham gia tiến trình tố tụng và tôn trọng phán quyết của tòa. Đó là điều không dễ nuốt, nhưng Bắc Kinh cũng nên cân nhắc lại những gì giành giật được ngay trước mắt có thực sự phục vụ cho mục tiêu chiến lược lâu dài tại Biển Đông.
Lời người dịch: Mercedes Page là nghiên cứu sinh tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute – ASPI). Bài viết này đã đăng trên The Strategist, trang mạng chính thức của ASPI, và The Diplomat đăng lại ngày 29/11/2015, tôi lược dịch lại những ý chính cho dễ đọc.  Do dịch vội cho kịp tính thời sự, nếu có lỗi gì mong các bạn lượng thứ.
(Lược dịch từ:  Does India Have Lessons for China and the South China Sea; By Mercedes Pagefor The Diplomat; November 29, 2015; The Diplomatfor The Diplomat, November 30, 2015)
Trần Gia Hồng Ân (Tác giả gửi BVB từ Canada)
/An Hong Tran Gia hongantrangia@gmail.com/
-----------

5 nhận xét:

  1. Ấn Độ là nước đàng hoàng.

    Trả lờiXóa
  2. Học thế nào được,làm nô lệ cho Mãn Thanh,nô lệ cho tay buôn nha phiến,tù nhân của quân phiệt...Và nô lệ cho chính mình.
    Thần kinh nhão thì học cái gì.
    Cũng bằng cấp,cũng ra báo chí,cũng có video....nhưng chỉ viết nói và dựng phim bậy bạ.

    Bắc Kinh ngập lặn bụi mù,
    Nước non như thể nhà tù đời Thanh.

    Trả lờiXóa
  3. Ôi trời! Đất nước mà dân số lớn nhất TG , người TQ cũng thuộc loại to xác ở châu Á, nhưng hành xử từ nghìn xưa đến giờ cực kỳ tiểu nhân , đến nỗi chỉ cần một chút hào hiệp đã thành anh hùng hảo hán . Vậy thì làm sao học được ai ?

    Trả lờiXóa
  4. Chung co 'hoc' that di chang nua thi khi thuc hanh cung chi cho ra do 'gia' ma thoi

    Trả lờiXóa