Trang BVB1

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Quốc hội ‘bành trướng’ ?

Trụ sở xây tốn kém, nhưng 'vắng như chùa Bà Đanh
Quốc hội Việt Nam vừa tiến thêm một bước trong cơ chế “gần dân” hơn bằng cách đẻ số “nhà quốc hội” tại 63 tỉnh thành trên cả nước.
Sự vụ trên bắt nguồn từ đề xuất “một số thay đổi cho phù hợp với thực tiễn” của Ủy ban pháp luật quốc hội tại phiên họp của Ủy ban thường vụ quốc hội vào nửa đầu tháng 12/2015. Theo đó sẽ thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở tách Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ngay lập tức, đề xuất trên nhận được sự tán đồng của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Mỗi đoàn đại biểu quốc hội sẽ có 1 Văn phòng đoàn. Trong đó, chỉ có 1 chánh văn phòng và 1 phó chánh văn phòng, không tổ chức các đơn vị cấp phòng…
Chưa biết cơ chế thay đổi trên có khiến Quốc hội xứng đáng “của dân, do dân và vì dân” hơn hay không, chỉ biết nguy cơ mỗi tỉnh thành đều có “nhà quốc hội” riêng đang hiển hiện.
“Nhà quốc hội” lại kéo theo nhu cầu xây dựng hàng loạt văn phòng riêng biệt cho từng đoàn đại biểu quốc hội ở từng địa phương, thay vì cơ chế “ngồi chung” hoặc “ngồi ghép” với văn phòng hội đồng nhân dân tỉnh thành như trước đây. Tức lại thêm một cái cớ để giới quan chức rút rỉa tiền ngân sách – từ tiền đóng thuế của dân – chi xài chỉ riêng cho chỗ ngồi của mình.
Trong khi đó, dân Việt Nam ngày càng than “Quốc hội chỉ còn đại diện cho những nhóm lợi ích”. Nhẹ nhàng nhất cũng là “chưa bao giờ thấy Quốc hội vô tích sự như bây giờ”.
Những ngày gần đây, dư luận xã hội Việt Nam càng nóng bừng với hiện tượng hàng loạt trụ sở hành chính có giá trị lên đến 3,000 – 10,000 tỷ đồng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Hải Phòng… Trong số đó, có cả những địa phương phải thường xuyên xin gạo cứu đói cho dân như Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, nhưng không nương tay khi rút tiền ngân sách xây trụ sở hành chính.
Không khó để hình dung rằng mỗi tòa nhà quốc hội địa phương sẽ có giá trị ít nhất hàng ngàn tỷ đồng, trong khi ngân sách đang lâm vào tình trạng cạn kiệt do nạn tham nhũng vẫn “ổn định” và chi tiêu vô tội vạ. Tựu trung, để thỏa mãn cho nhu cầu “gần dân” của Quốc hội Việt Nam, người dân trong quốc gia khốn khổ và khốn quẫn này sẽ phải è cổ đóng thêm ít nhất 60,000 tỷ đồng tiền thuế.
Chưa kể đến việc một khi đã có “nhà quốc hội” ở các địa phương, những cơ quan chính trị khác cũng sẽ muốn thành lập “văn phòng ban bí thư”, “văn phòng chính phủ” và “văn phòng chủ tịch nước” ở cả 63 tỉnh thành. Tình trạng hỗn loạn nhà cửa và phẩm trật sẽ càng hoành hành dữ dội.
Được biết, ở Mỹ cũng có cơ chế văn phòng quốc hội ở từng tiểu bang. Chỉ có điều, toàn bộ kinh phí dùng cho các văn phòng quốc hội tiểu bang là do đảng chính trị lo chứ không được “ăn” vào tiền ngân sách như một thói quen quá xấu của giới chính trị Việt.
Còn ở Việt Nam, thống kê sơ bộ cho biết mỗi ngày họp của các đại biểu dân bầu làm tiêu tốn khoảng 1 tỷ đồng.
Lê Dung /(SBTN)
------------

16 nhận xét:

  1. ĐBQH Nguyễn Hữu Đức:- "Không phải bây giờ thấy nó thành "hội chứng", thành phong trào thì xây trụ sở mới được bàn tới. Vấn đề đầu tư công, chống lãng phí đã được chỉ đạo rất quyết liệt trong Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đầu tư công. Nhất là với tình trạng xây dựng trụ sở, chỗ làm việc… Quốc hội đã nhiều lần lên tiếng và đã có chủ trương cắt giảm chi tiêu công từ hai năm nay rồi.
    Chủ trương đó đã được quy định tại Nghị định 192 của chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Chỉ thị 23 về Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.
    Theo chủ trương này, chính phủ chỉ đạo từ nay đến hết năm 2015 hoàn thành dứt điểm và đưa vào sử dụng các dự án dở dang, không thêm dự án đầu tư mới. Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu giai đoạn 2011-2015 không tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2016-2020; Giai đoạn 2016 - 2020 chỉ thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới… Như vậy là, trong giai đoạn từ năm 2015 trở đi sẽ không còn những trụ sở hành chính xa hoa, lãng phí nữa"...
    > Quốc hội nói vậy, nhưng chính QH cũng mần trụ sở (đại diện) ở các tỉnh, thành phố thì sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không xây lấy gì chia nhau bỏ túi

      Xóa
  2. Bọn này chỉ chờ có dịp xây nhà, trụ sở là mừng húm, lại sắp có cái mà ăn 30% rồi, sướng quá, hoan hô anh S. Hùng!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giờ là trên 50%.
      1 số máy in tiền cháy rồi, không in kịp. Mà càng in càng lạm phát!

      Xóa
    2. lấy đâu ra con số 30% vậy bạn, đừng nói cho sướng cái lỗ miệng. Đương nhiên là có thất thoát nhưng đừng có nói vống lên vậy!

      Xóa
    3. Gửi ông 23:16
      Một trường đại học ở tỉnh tôi đăng cai tổ chức chương trình robocon,anh kế toán thuê anh bạn tôi làm một bộ phận nhỏ bằng gỗ để trang trí sân khấu.Cả hết chỉ có 12 triệu đồng nhưng anh ta kê lên 20 triệu,còn anh kế toán thì yêu cầu anh ta viết hoá đơn thanh toán là 40 triệu.
      Bố của anh bạn tôi làm nghề sản suất sắt cây từ sắt phế liệu.Qua người quen giới thiệu,công ty dược của tỉnh muốn đập trụ sở cũ để xây mới,mặc dù nó chỉ mới xây được 10 năm.Đây là công việc mới mẻ,lần đầu tiên,nên ông ấy khá hào hứng.Trong thoả thuận do phía công ty đưa ra,việc của ông ấy là san bằng toà nhà đó với kinh phí 20 triệu cộng với toàn bộ số sắt trong công trình.Đọc bản thiết kế toà nhà đó,có ghi rõ là số sắt dùng để xây dựng là 48 tấn,mặc dù khá hào hứng,ông cũng không quên cảnh giác,nhẫm tính,cứ cho "đảng và nhà nước" ăn bớt khoảng 8 tấn,ông vẫn có lời một ít.Thế là hăm hở kí hợp đồng,triển khai đập phá.Khi đập phá đến hết phần nền,chỉ còn phần móng,số sắt ông thu được là...10 tấn,nếu đập hết,sẽ thu được khoảng...2 tấn nữa.Quá chán nản,ông vứt ngang việc,không làm nữa,dù vi phạm hợp đồng và thề không bao giờ đụng tới lĩnh vực này nữa.

      Xóa
    4. Thằng 2316 đần độn! Mày gặp mấy thằng làm đường sẽ biết con số thất thoát nhiều khi lên tới 70%! Đường chưa khánh thành đã hư!

      Xóa
    5. Gửi Nặc danh23:16 Ngày 17 : 30% là quá ít đấy bạn ạ , không có dự án nào dưới 50% đâu.

      Xóa
  3. Sắp đến ngày tàn của chế độ CSVN nên chúng đang tìm cách vẽ ra nhiều dự án, trụ sở,... để ăn hết tiền của dân, bỏ đầy túi trước khi tháo chạy khỏi VN.

    Trả lờiXóa
  4. chi con vai thang nua la no ha canh roi
    dai gi ma khong muc.vet,liem cho bang sach -Nguyen Sinh Hung .//

    Trả lờiXóa
  5. Lại tốn vô số tiền rồi đây !

    Trả lờiXóa
  6. 'Nhà Quốc hội' ở các tỉnh, thành phố? He...he..cứ bày ra để ăn cho lắm vào! Hốc nhiều hộc máu!

    Trả lờiXóa
  7. QH còn có cả một kênh truyền hình riêng nữa cơ , cứ cái đà này có thể xắp tới QH sẽ có cả quân đội riêng , công an riêng...Đúng là thời kỳ hỗn quân hỗn quan , loạn to rồi! Việc chính của mình không làm tròn trách nhiệm cứ thích "bành trướng" . Đừng có "đầu tư ngoài ngành" như EVN , như VINASHIN nữa mà...vô khám đó nhe!

    Trả lờiXóa
  8. Rất tốt, nhân dân ở địa phương nào cũng có cơ hội được tiếp súc trực tiếp với Quốc Hội ! Mọi phản ánh của cử tri được truyền đạt trực tiếp đến Quốc Hội mang tính kịp thời không còn chậm trễ như trước nữa ?

    Trả lờiXóa
  9. Tỉnh, thành nào cũng có Đại diện QH, xay dựng tốn nhiều tiền, tại sao bà con cứ phải phơi năng dầm sương ngày đêm ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng và mấy vỉa hè khu Ba Đình nhỉ? À, chắc là dân mình hơi bị "ngu","dân trí thấp", gần thì không đến mà mất tiền tàu xe, bỏ công ra tận HN vẫn không gặp được QH. Hu...hu...

    Trả lờiXóa
  10. Đa số là cừu, xây chuồng cho chúng ở thì hợp lý hơn.

    Trả lờiXóa