Trang BVB1

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Biển Đông: Nơi lợi ích Mỹ-Trung chồng lấn

“Biển Đông là một “vùng xám” cưỡng ép mà tại đó các lợi ích của Mỹ và Trung Quốc (TQ) chồng lấn hoặc xung đột nhau”, Tiến sĩ Brian Eyler nói.
Bắc Kinh bị đưa lên “ghế nóng”
Cho dù vấn đề Biển Đông đã bị gạt ra khỏi chương trình nghị sự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á–Thái Bình Dương (APEC) vừa qua tại Philippines nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc các nước thành viên không dám nói về chủ đề này.
Vì biết các tranh cãi tại Biển Đông sẽ không thể giải quyết sau một đêm cũng như các căng thẳng xuất phát từ các hành động của TQ trên biển sẽ không bỗng dưng dừng lại nên các nước trong khu vực luôn tìm tới những diễn đàn đa phương liên quan để lên tiếng về vấn đề này.
Hồi tuần trước, Bắc Kinh đã bị đưa lên “ghế nóng” trong các cuộc gặp bên lề tại Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS).
Tại cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Aquino nhân chuyến thăm Philippines, Tổng thống Obama đã góp lời kêu gọi TQ ngừng các hành động xây dựng đảo nhân tạo trái phép tại Biển Đông cũng như hành động quân sự hóa các đảo này. Ông nhấn mạnh, “cần có những bước đi táo bạo” để giảm căng thẳng.
Trung Quốc tăng cường xây dựng 'hiện đại hóa' các đảo nhân tạo ở Trường Sa
Theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, giảng viên của Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM, với Việt Nam, tranh chấp Biển Đông là vấn đề lớn nhất trong quan hệ với TQ và cũng là vấn đề an ninh. Nhưng Việt Nam còn có những mối quan tâm khác liên quan đến TQ như sự phụ thuộc quá mức vào hàng hóa nhập khẩu từ TQ, và sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh lên các nước láng giềng phía Tây là Lào và Campuchia.
Biển Đông-“Vùng xám” cưỡng ép
Cũng bàn về vấn đề Biển Đông, ông Brian Eyler, chuyên gia về các vấn đề xuyên biên giới tại vùng Mekong và chuyên gia về hợp tác kinh tế giữa TQ với Đông Nam Á đã phân tích sâu hơn về khía cạnh hợp tác và cạnh tranh giữa các nước lớn.
          Ông Eyler dẫn lời chuyên gia Micheal Green (thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược–CSIS) để mô tả Biển Đông là một “vùng xám” (grey zone, tức vùng kiểm soát) ép buộc khi Mỹ và TQ sử dụng tranh chấp tại đây để gây sức ép lên các nước có yêu sách, nhằm tạo lợi thế cho lịch trình chính sách đối ngoại của mình.
Mở rộng khái niệm vùng xám ép buộc này, bao gồm cả các vùng xám hợp tác và vùng xám cạnh tranh trong quan hệ Trung–Mỹ, ông Eyler cho rằng, APEC là diễn đàn quan trọng để xác định những vùng xám hợp tác hoặc cạnh tranh khác, mà tại đó các lợi ích của Mỹ và TQ chồng lấn hoặc xung đột nhau.
Chính vì vậy, để làm sâu sắc hơn chính sách tái cân bằng tại Châu Á, Mỹ sẽ tăng tiếp xúc với các đối tác APEC, trong đó có TQ, tại các vùng hợp tác như biến đổi khí hậu và chống khủng bố, đồng thời tạo ra các cấu trúc cạnh tranh với TQ tại các vùng cạnh tranh như an ninh mạng, các thỏa thuận tự do thương mại, và đặc biệt là sự quản lý năng lượng và tài nguyên tại vùng cực và khu vực lục địa Đông Nam Á. Tập trung vào các vùng hợp tác và cạnh tranh này sẽ tạo ra sự hội nhập kinh tế, từ đó dẫn tới kết quả là tăng cường, chứ không phải là làm tắc nghẽn, mối quan hệ Mỹ-Trung.
Đúng như ông nhận định, Mỹ đã tận dụng các cơ hội tại APEC để biến các vùng xám cạnh tranh (như Biển Đông) thành các vùng hợp tác. Không khó để thấy, chính sách tái cân bằng của Mỹ tại Châu Á đã tạo ra không gian trong bối cảnh của tranh chấp tại Biển Đông đối với các nước như Philippines hay Việt Nam để làm sâu sắc hơn quan hệ an ninh và bắt đầu xây dựng các cơ chế chia sẻ tài nguyên. Indonessia và Malaysia cũng sẽ làm theo.
“Rồi một ngày, cái đà này sẽ dẫn tới chủ nghĩa đa phương trong ASEAN, mà Mỹ và TQ là những đối tác bên ngoài quan trọng”, ông Eyler nhận định.
Bằng chứng rõ nhất và mới nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự mở rộng TPP đã là chủ đề chính tại Cấp cao APEC dù rằng thỏa thuận vừa được ký kết này vẫn chưa nhận được sự phê chuẩn của các quốc gia thành viên. TPP là một sáng kiến của APEC, và mọi thành viên TPP phải là thành viên APEC.
Những điều kiện thương mại mới được đưa ra, cùng với việc lương tăng và kinh tế giảm tốc ở TQ sẽ dẫn tới một sự thay đổi lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các nước không phải thành viên TPP tại Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Philippines sẽ khó tránh khỏi việc phải phản ứng với các cơ hội đã mất mà các nước TPP như Việt Nam và Malaysia được hưởng, và họ bắt đầu tính đến việc gia nhập thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất hành tinh này.
Linh Thảo/TuanVN
------------

13 nhận xét:

  1. Báo chí VN thường xuyên viết bài thể hiện tình cảm , ca ngợi sức mạnh quân sự của Iran , phản đối cấm vận của Mỹ và PT vì chương trình hạt nhân của Iran , mới mấy hôm trước , truyền thông Iran ra mặt bênh thằng Tàu về tranh chấp ở Biển Đông , nó quay ngoắt lại cho cái tát 180 độ , VN im re ! Lãnh đạo CSVN thường nói : " tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế " ! Không có đâu ! Các bác tin tôi đi , ngay cả việc ông CT nước , ông Thủ Tướng đi thăm các nước Châu Âu , vô tuyến truyền hình quốc gia nó cũng chẳng buồn đưa tin , có cái kênh TV vớ vẩn của tỉnh của huyện gì đó nó đưa loáng thoáng khoảng 2 - 3 giây với mấy dòng chữ ngắn ngủi không hình ảnh . Hầu như dân tình không hề biết là nguyên thủ VN đang thăm nước họ , quan điểm của họ là quan hệ với tất cả các đối tác nếu có lợi nhưng chống cộng đến cùng , không anh em bạn bè hữu nghị chi hết ! Lý do tại sao truyền thông của họ lại không ầm ĩ khi có khách VN ? vì họ không bao giờ quảng cáo không công cho CS cả . Mặc dù là thời đại @ nhưng không phải tất cả đều biết hết thông tin bên ngoài biên giới VN , hoặc về đến VN thì nó đã bị xào nấu cho hợp với thực đơn " định hướng " ! Về lịch sử , về chiến tranh , về biền đảo của chính mình mà người VN , lớp trẻ VN còn mơ hồ thì người dân Châu Âu họ biết gì về Hoàng Sa - Trường Sa mà " sự ủng hộ quốc tế " ??? .

    Trả lờiXóa
  2. Chính vì có "lợi ích chồng lấn" của 2 nước lớn mà VN.cần
    phải rõ ràng chọn đi theo bên nào có lợi nhất cho VN.,chứ
    không phải lợi cho đảng CS.(vì lợi ích cho đảng hiện nay
    là phản lại lợi ích quốc gia).
    Nếu không thì giặc Tàu cộng sẽ "mua chuộc" Mỹ mà "bán
    đứng" nước ta bât cứ khi nào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin nói thêm là giặc Tàu cộng đang dùng tiền để
      mua chuộc đám "trí thức" Mỹ còn ngay ở Úc thì
      chúng mua được Greg Austin,Hugh White v.v.
      viết bài bênh vực chúng.
      CsVN.thì cũng đang học sách của thầy TC.!

      Xóa
  3. Dân lương thiệnlúc 06:18 3 tháng 12, 2015

    Không thể ngồi chờ xem Mỹ và Trung Quốc đang cãi nhau hay đã bắt tay nhau.
    Việt Nam phải biết quyền lợi, trách nhiệm và khả năng của mình.
    Biển nhà mình, dân mình đi đánh cá mà bị nó săn đuổi bắn giết là không thể được.
    Đó là vấn đề cơ bản. Việt Nam phải đứng lên.

    Trả lờiXóa
  4. Không thể chỉ nói biển Đông là lợi ích của chỉ riêng Hoa Kỳ , mà đúng ra Việt Nam cũng có lợi ích sát sườn trong đó chứ ! Nếu tách chủ quyền các đảo Hoàng Sa-Trường Sa ra độc lập với biển Đông thì là mắc mưu TQ rồi!

    Trả lờiXóa
  5. Không chồng lấn gì cả ! CHỈ VÌ GIẶC TÀU CỘNG ĐI XÂM LĂNG NƯỚC KHÁC NÊN VẤP PHẢI SỰ CẢN TRƠ của những đối tác BỊ XÂM LĂNG mà thôi ! THỰC CHẤT KHÔNG CÓ GÌ GỌI LÀ CHỒNG LẤN !

    Trả lờiXóa
  6. Từ chồng lấn mỹ miều quá,tâm lý chiến quá...,
    Ông Nixon,Kissin càng dở nên Trung Quốc nó mạnh nên nó xâm lược vùng ảnh hưởng của Mỹ,Nó xâm lược ngay trong nước Mỹ...
    Ngày nay Mỹ chỉ còn vũ khí , Trung Quốc nó làm tướng lên là đương nhiên.
    Việt Nam ta chả dám chui vào rọ...thế là Trung Quốc hết đâm ghe bà chị Đà Nẻng,lại đâm tàu cá cụ Quảng,giết luôn chú Bảy Bình Châu...xúi ta chui rọ.
    Trung Quốc chỉ là Rồng giấy,nhưng Mỹ lại là chú VOI chân đất sét nên chả làm gì nhau.
    Việt Nam mãi là cây tre...gió đưa gió đẩy mặc tình,mình đưa mình đẩy thuận tình cho yên.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
  7. CSVN đã khoán trắng vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa cho các nhà khoa học : " các nhà khoa học tiếp tục tìm kiếm bằng chứng để chứng minh , rằng HS - TS thuộc chủ quyền VN " , vậy là họ đã làm xong 1/2 công việc ! Một nửa sứ mệnh còn lại phó thác cho " bạn bè quốc tế " . Tàu chiến của Mỹ đã phá tan luận điệu 12 hải lý của TC nhưng CS vẫn còn tay chống cằm suy nghĩ : " chúng ta phải hiểu thế nào về lời mời tuần tra chung của Mỹ ở Biển Đông ? " và " tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ quốc tế " . Vấn đề tranh chấp đã được giải quyết trọn gói mà không làm ảnh hưởng đến " tình bạn và đại cục " ! Nếu tình hình BĐ được cải thiện theo hướng tích cực thì sẽ là : " sự lãnh đạo tài tình của đảng " ! Nói tóm lại là CS luôn hành động với phương châm : Nghĩa vụ thiêng liêng là của toàn dân , thành tích vĩ đại là của . . . chúng tôi . Không bẩn tay , không đau đầu , không mất lòng ai và không thể chết vì đạn từ hai phía . Hậu quả người ngoài chịu , hiệu quả ta hưởng thụ !
    Văn Manh họ Lưu .

    Trả lờiXóa
  8. Làm DLV cho Đoảng với TQ, ăn 2 lương kiếm bộn không CS?

    Trả lờiXóa
  9. Không có vấn đề lợi ích chồng lấn gì cả, chỉ có quân xâm lược và người chống trả xâm lược ! đơn giản chỉ có vậy thôi mà !

    Trả lờiXóa
  10. Thằng heo Cong sơn nó ăn nói kiểu gì ! tỉnh không tỉnh / điên không điên / tay sai đế quốc Mỹ ,phải cũng phải mà không cũng không / tay sai cho giặc Tàu cộng,đúng cũng đúng mà không cũng không ! nhưng có một điều là đọc xong bài của Cong sơn thì KHÔNG BIẾT ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NHÀ VỆ SINH,đôi khi ngồi tại chỗ tè luôn trong quần !

    Trả lờiXóa
  11. Tàu thuyền , máy bay của Mỹ có thể đi lại bất cứ nơi nào trên BĐ mà luật pháp quốc tế cho phép , Mỹ có tuyên bố chủ quyền ở BĐ đâu mà " chồng lấn " ? ở đây ta phải nói đến quốc gia chấp hành nghiêm và quốc gia coi thường luật pháp quốc tế . Quyền lợi kinh tế ở BĐ đối với VN là rất lớn ,nồi cơm của cả nước , nhưng tàu thuyền của VN lại không dám làm cái việc như người Mỹ làm ? như vậy là thua thiệt chỉ dành cho những kẻ không dám xung phong .

    Trả lờiXóa
  12. Nếu tôn trọng chút xíu luật pháp quốc tế,văn hoá quốc tế và quốc nội thì đâu có vụ bắn nhau chết tùm lum cả thế kỷ qua và nay,làm gì mà chỉ điểm, mà núp bắn sau đuôi máy bay ....
    Chuyện không cho nhân dân tự vệ là sai rồi...Nhưng chuyện nó đâm lủng ghe mà nổ súng thì đâu có đúng.
    Chuyện không đồng hành tập trận là phải,chả lẽ đưa thúng chai ra sao,hải quân ta chỉ có thúng chai mà đi với tàu chiến Mỹ,quê lắm.Ngày nay từ thúng chai của ta có thể tiêu diệt hay huỷ diệt cả cái hạm đội to,giống như xưa xửa ông cha ta đã đánh...nom na gọi là hoả phong công chiến.
    Công Sơn không làm cho tàu,mà đánh cái rada chết tiệc của tàu tận bên tàu năm 1984,còn Mỹ thì đánh nhau ở Tây Sơn Tịnh kinh quá,2 bên bắt tay nhau tại trận để cứu thương binh và tử sĩ,lần nào cũng thế cả...nay,thấy vô duyên lại bắt tay nhau hổng đánh nhau nữa.
    Quân giải phóng chúng tôi có cái trò là lùa đối phương vào rọ,vào là cứ thế dần cho xin hàng là được...Nay thấy rọ to quá hơi lo chứ.nhào vô cho nó dần là chắc.
    Với đội quân nhỏ xíu của mình thì thừa sức giải phóng Hoàng Sa và Ba Bình không quá 30 phút....bắt sống ban chỉ huy lữ đoàn ở Hoàng Sa gọn,ban chỉ huy tiểu đoàn ở Ba Bình chả cần nhọc lắm đâu.
    Nhưng ai dám chắc thế giới sẽ như thế nào,cả Đông Á và châu Á này đều nỗi lửa lên em,hàng triệu người đổ gục vì siêu bom đạn.
    Chiến tranh đã qua đem lại bất hạnh cho những anh hùng,đem giàu sang phú quí và độc ác cho bọn cơ hội....Cây tre Việt Nam là giá trị văn hoá kiên cường của dân tộc của mình đấy bạn đời nhé.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa