Trang BVB1

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Thời sự Thế giới

Tin thế giới đến 1h ngày 14-11 có các nội dung nổi bật sau: Nga triển khai hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 ở Syria; Mỹ không kích nhằm vào 'phiến quân John'; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ sa thải trợ lý quân sự hàng đầu; ...
Bầu cử Myanmar:
*Hôm 13/11, Ủy ban bầu cử Myanmar tuyên bố đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã giành đa số ghế trong Quốc hội nước này sau cuộc tổng tuyển cử lịch sử vào cuối tuần trước.
Theo BBC, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã giành 348 ghế tại Quốc hội, thừa 19 so với 329 ghế cần thiết để giành chiến thắng tuyệt đối, kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện Myanmar. Do đó, đảng NLD sẽ có quyền bổ nhiệm Tổng thống, hai phó Tổng thống và lập chính phủ mới để điều hành đất nước. Ngoài ra, đảng NLD cũng đã giành đa số ghế trong các hội đồng khu vực và quốc gia.
Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) cầm quyền do quân đội hậu thuẫn mới chỉ giành được 40 ghế ở cả hai viện.
Tổng thống Barack Obama và bà Suu Kyi tổ chức họp báo ở Yangn hồi tháng 11/2014. 
*Việc Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar gửi lời chúc mừng chiến thắng tới đảng NLD do bà Suu Kyi lãnh đạo cho thấy quân đội nước này đang dần chấp nhận sự thay đổi quyền lực cũng như ý nguyện của người dân về một chính phủ dân chủ.
Cựu quan chức ngoại giao tại đại sứ quán Mỹ ở Myanmar, bà Priscilla A. Clapp nhấn mạnh các nhà lãnh đạo quân đội Myanmar nhận thức được rằng kinh tế của quốc gia này đang đứng sau các nước láng giềng và một lộ trình chuyển sang chế độ dân chủ đã được hình thành, buộc họ phải đi theo xu thế.
*Hôm 12/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện chúc mừng Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi sau khi đảng NLD giành đa số phiếu ủng hộ của cử tri trong cuộc bầu cử lịch sử ở Myanmar.
Trong cuộc điện đàm với bà Suu Kyi, Tổng thống Obama đã “ca ngợi những nỗ lực không ngừng nghỉ và sự hy sinh suốt những năm qua của bà Suu Kyi nhằm đưa Myanmar trở thành một quốc gia dân chủ và hòa bình”. 
*Bà Aung San Suu Kyi đã kêu gọi hàng triệu người ủng hộ hãy vượt qua nỗi sợ hãi đối với lực lượng quân đội Myanmar, nói rằng “chúng ta không được để mình vướng vào vòng xoáy nghi hoặc”.
Phát biểu của bà Suu Kyi được đưa ra trong lúc những lo ngại vẫn còn về việc quân đội Myanmar có thể sẽ phủ quyết kết quả bầu cử giống như trước đây khi đảng NLD của bà đã giành chiến thắng áp đảo vào năm 1990. Quân đội Myanmar vẫn là thế lực mạnh nhất của quốc gia này. 
Tình hình Syria:
*Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ Deborah Lee James ngày 10/11 đã lên tiếng đề nghị lãnh đạo Mỹ triển khai kế hoạch tấn công IS trên bộ với lý do là một mình lực lượng Không quân Mỹ không thể giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
“Không quân Mỹ không thể chiếm được các phần lãnh thổ trên mặt đất và quan trọng hơn là không thể kiểm soát phần lãnh thổ này. Chính vì vậy, chúng tôi cần phải triển khai chiến dịch trên đất liền. Chúng tôi cần đến các lực lượng bộ binh trong chiến dịch này”- bà Deborah Lee James nhấn mạnh.
Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ Deborah Lee James.
*Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice ngày 12/11 đã bất ngờ thừa nhận vai trò của các cường quốc, trong đó có Nga, trong việc giải quyết cuộc xung đột hiện nay ở Syria.
Theo bà Susan Rice, mặc dù mỗi một quốc gia có những cách nhìn nhận khác nhau về cách thức giải quyết tình hình Syria nhưng Mỹ hiểu rằng sự tham gia của Nga vào tiến trình chính trị cho cuộc xung đột này là điều cần thiết.
*Những bức ảnh do Bộ Quốc phòng Nga chụp tại căn cứ không quân Latakia ở Syria cho thấy nước này đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 tại đây.
Nhà phân tích quân sự người Nga Yury Barmin viết trên mạng xã hội Twitter: “Một tổ hợp radar nghi là S-400 được nhìn thấy tại Latakia. Với việc này, Nga đã gửi tín hiệu tới Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, cũng như tạo tấm khiên bảo vệ vùng ven biển của Syria”.
Tổ hợp phòng không di động chiến lược tầm cao S-400 (NATO gọi là SA-21 Growler) đặt tại Latakia có thể bắn hạ máy bay ở độ cao 27km và vươn tới tận thủ đô Tel Aviv của Israel, cách đó hơn 400km.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS:
*Quân đội người Kurd với sự hỗ trợ không kích từ liên quân do Mỹ đứng đầu đã tiến hành một chiến dịch phản công nhằm giành lại thành phố Sinjar (Iraq) từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Việc giành lại Sinjar sẽ là môt bước đi quan trọng nhằm đập tan mưu đồ thành lập chính thể Hồi giáo mà IS đang thiết lập trong khu vực. Tại đây có tuyến đường huyết mạch nối thành phố Mosul (nơi cũng bị IS chiếm đóng) với các thành phố ở Syria.
IS đe dọa sớm thực hiện các vụ tấn công nhằm vào nước Nga. 
*Tổ chức tình báo Mỹ SITE hôm 12/11 cho hay lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã cho công bố đoạn video đe dọa “sẽ sớm” tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào nước Nga.
Trước đó, IS từng đe dọa thực hiện các vụ tấn công nhằm vào Nga và Mỹ để trả đũa hai quốc gia này tiến hành chiến dịch không kích nhằm tiêu diệt các tay súng IS ở Syria
*Hai vụ đánh bom liều chết xảy ra ở khu vực ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Lebanon hôm 12/11, cướp đi sinh mạng của ít nhất 43 người và khiến hơn 200 người khác bị thương. IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra 2 vụ đánh bom.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm gây ra 2 vụ đánh bom đẫm máu trên. Tuyên bố trên Twitter của IS cho thấy các phần tử cực đoan IS đã cho nổ tung một chiếc xe máy chứa chất nổ ngay giữa trung tâm một con đường ở ngoại ô phía nam Beirut. 
*Mỹ thông báo triển khai một đợt không kích nhằm vào 'phiến quân John', đao phủ của Nhà nước Hồi giáo, ở Syria, nhưng chưa rõ kết quả.
Hồi tháng Hai, giới truyền thông xác định Mohammed Emwazi, công dân Anh sinh ra ở Kuwait, chính là "phiến quân John", kẻ bịt mặt cầm dao xuất hiện trong các video chặt đầu con tin do Nhà nước Hồi giáo (IS) tung lên mạng.
Hôm 12/11, ông Peter Cook, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết Mỹ triển khai không kích nhằm vào Emwazi nhưng không nêu chi tiết số phận tên này. Theo Lầu Năm Góc, đợt không kích diễn ra ở Raqqa, thành trì của IS ở Syria.
Triều Tiên:
*Giới chức tình báo Hàn Quốc hôm 12/11 cho hay nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã quyết định chuyển ông Choe Ryong Hae, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư đảng Lao động Triều Tiên đi học cải tạo tại trường Đảng cấp cao Kim Nhật Thành.
Ông Choe Ryong Hae (đứng giữa) được cho đang đi học cải tạo tại trường Đảng cấp cao Kim Nhật Thành. 
Đây là hình phạt khá nhẹ nhàng đối với ông Choe và khả năng ông này sẽ quay trở lại chính trường sau vài tháng hoặc vài năm nữa.
Giới truyền thông nghi ngờ khả năng ông Choe bị đưa đi học cải tạo xuất phát từ những sai phạm liên quan tới một con đập được xây dựng gần núi Paektu, nơi cha và ông của nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra đời. 
Tình hình Biển Đông:
*Lầu Năm Góc hôm 12/11 cho hay 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay gần không phận các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông hồi tuần này.
Phát ngôn viên Lầu năm Góc, Tư lệnh Bill Urban cho biết hai chiếc B-52 đã thực hiện các chuyến bay vào đêm 8 - 9/11 tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng không đi vào vùng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền quanh các hòn đảo nhân tạo. 
Đài kiểm soát không lưu của Trung Quốc đã liên lạc với các máy bay B-52 song phía Mỹ vẫn thực hiện sứ mệnh như kế hoạch. 
Oanh tạc cơ B-52 của Mỹ. 
*Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain đã gửi thư yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter giải trình cuộc tuần tra của Hải quân Mỹ trên Biển Đông do lo sợ có những hiểu lầm về mục đích của Washington.
Theo giới phân tích, nếu tàu USS Lassen không tiến hành các cuộc tập trận gần khu vực đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây trái phép trên Biển Đông, điều này sẽ chỉ khiến Trung Quốc củng cố thêm tuyên bố chủ quyền phi lý đối với các đảo nhân tạo. 
Mỹ:
*Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã bất ngờ sa thải trợ lý quân sự hàng đầu vì các cáo buộc về hành vi sai trái. 
Ông Carter và trợ lý Ron Lewis tại Afghanistan năm 2013. 
Theo AP, các quan chức quốc phòng không cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân Trung tướng Ron Lewis, trợ lý quân sự hàng đầu bị ông Carter sa thải.
Việc sa thải chấm dứt mối quan hệ công việc thân thiết và lâu dài giữa hai người đàn ông, gây sốc khắp Lầu Năm Góc. Ông Lewis cũng là trợ lý quân sự của ông Carter khi còn là thứ trưởng quốc phòng. Và khi ông Carter được chỉ định làm bộ trưởng đầu năm nay, ông chọn Lewis, người lúc đó còn là chuẩn tướng một sao, lên nắm chức vụ trợ lý ba sao. 
MINH THU (tổng hợp)/Infonet
----------------

6 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 03:45 14 tháng 11, 2015

    Chuyện kết quả bầu cử tại Myanamr là chuyện đáng mừng cho đảng NLD của bà Suu kyi và nhân dân Myanmar. Qua đó cũng làm cho nhiều người ở VN suy nghĩ về tương lai không xa ở Việt Nam. Qua đó cho thấy chính trị và quân đội đều rất quan trọng và đều phải vì dân.

    Chuyện ở Biển Đông cũng là chuyện đáng mừng cho VN.

    Trung Quốc thuộc loại "Mềm thì nắn, rắn thì buông"
    Lực lượng quân sự VN đang được củng cố, đó là điều quan trọng nhất. Chỉ tiếc TBT Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo cao nhất của ĐCS khốn nạn và hèn nhát trước kẻ thù vẫn xun xoe bợ đỡ TQ.
    Rồi sẽ thấy.

    Trả lờiXóa
  2. Đang có 1 vụ khủng bố, bắt cóc con tin nghiêm trọng tại Paris!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai Sản sinh ra IS ở Irắc và Sria ?. Ai cung cấp tiền bạc và vũ khí cho lực lượng đối lập để phá tan hoang đất nước Sria tươi đẹp ?. Ai ?. Ai ???.
      Thực sự nhìn hạ tầng đất nước Sria mà người dân đã xây dựng quy mô khang trang hơn nhiều vn , mà nay tan hoang, tôi cẩm thấy lòng đau nhói !!! .

      Máu hàng trăm người dân Sria đổ xuống hàng ngày , có vẻ thế giới dửng dưng , cho là bình thường .Nhưng cả năm phương Tây có vài trận khủng bố và trăm người chết thì cả thế giới hãy hùng và rối loạn,đau xót , điện chia buồn loạn xạ.

      Chả lẽ mạng người và Máu của người Mỹ và Phương Tây quý hơn máu của những dân tộc khác ????.Chả lẽ người Mỹ và phương Tây biết xót người , còn người các dân tộc khác không đau xót ???

      Tôi nghĩ các chiến binh hồi giáo cực đoan đang cố gắng thu hẹp khoảng cách bất công này và để người Mỹ và phương Tây có dịp cảm nhận nỗi đau thương trong bom đạn mà họ đã gây ra cho các dân tộc khác !!!!

      Xóa
    2. Ngu không làm được không đủ tài làm được thì bán nguyên liệu thô rẻ, mua thành phẩm đắt; Không đấu tranh được với độc tài toàn trị và IS thì nó bóc lột, khủng bố tàn sát đến tuyệt chủng chứ sao đổ thừa cho người ta? cố tạo lên thù hằn giữa Phương Tây, Mỹ với Trung quốc, Nga, VN à?

      Xóa
    3. 1904 là khủng bố à? Dám diệt tham nhũng bằng đánh bom tự sát không?

      Xóa
  3. NGƯỜI NGOÀI CÓ TRÁCH NHIỆM HƠN CHỦ NHÀ? Trọng lú mở mắt ra đi, đồ khốn kiếp!
    Ứng viên đảng Cộng hòa khẳng định nếu trở thành tổng thống Mỹ, ông sẽ ngồi trên Không lực 1 bay qua khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông.

    20h55 (giờ miền Đông nước Mỹ), các ứng viên tổng thống bắt đầu cuộc tranh luận thứ 4 cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016 tại nhà hát Milwaukee do đài Fox Business tổ chức.

    Phát biểu trong buổi tranh luận, Chris Christie, Thống đốc bang New Jersey, nhấn mạnh: “Tôi muốn nói rằng, Trung Quốc đang tăng cường bồi lấp những đảo nhân tạo trên Biển Đông mà tổng thống của chúng ta bây giờ mới điều tàu vào vùng 12 hải lý quanh đó.

    Tôi khẳng định, nếu trở thành tổng thống thì điều đầu tiên tôi sẽ thể hiện với Trung Quốc là ngồi trên Không lực 1 bay ngang qua đó”.​

    Thống đốc bang Ohio John Kasich một mặt khẳng định “Trung Quốc không sở hữu Biển Đông”, mặt khác ông hoan nghênh động thái của Tổng thống Barack Obama khi chỉ huy lực lượng hải quân có hành động thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

    Vị cựu thành viên Ủy ban quân lực Hạ viện cũng nhấn mạnh sẽ tăng cường đối phó với Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng.​

    Ngoài ra, khi đề cập tới quyết định hoãn tăng lãi suất tới cuối năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), các ứng cử viên cho rằng đây là hành động mang động cơ chính trị.

    “FED cần bị kiểm tra và cơ quan này cần ngừng đùa giỡn chính trị bằng tiền của chúng tôi”, Reuters dẫn lời Chris Christie, Thống đốc bang New Jersey, nói.

    Trong khi đó, theo cựu thượng nghị sĩ Rick Santorum của bang Pennsylvania, việc FED giữ lãi suất thấp “làm tổn thương” đối tượng cao tuổi ở Mỹ bởi những người này cho rằng hệ thống tiết kiệm và an sinh xã hội Mỹ đang “dậm chân tại chỗ”.

    Cựu thống đốc bang Arkansas Mike Huckabee tranh luận: “FED thao túng đồng USD nên chúng ta không có tiêu chuẩn để đưa đồng USD tới ngưỡng cố định và nếu USD không được niêm yết như vàng, nó sẽ trở thành một rổ hàng hóa”.

    Huckabee còn cho rằng ông “hoàn toàn” có thể thay thế bà Janet Yellen giữ chức chủ tịch FED.

    Trong buổi tranh luận vòng 4, các ứng viên khác trả lời câu hỏi liên quan tới đề xuất tăng mức lương tối thiểu lên 15 USD một giờ sau khi hàng nghìn người biểu tình đã xuống đường để yêu cầu mức lương tối thiểu cho những nhân viên phục vụ đồ ăn nhanh.
    Trùm truyền thông Donald Trump khẳng định ông không ủng hộ đề xuất này bởi theo ông nó sẽ trở thành gánh nặng cho các doanh nhân – những người vốn đang gặp khó khăn khi cạnh tranh với các quốc gia bên ngoài.

    Bác sĩ giải phẫu thần kinh đã nghỉ hưu Ben Carson cho hay, tăng lương tối thiểu lên 15 USD một giờ sẽ không khuyến khích người lao động tạo thêm việc làm. “Điều quan trọng hơn là tạo ra các chính sách giúp mọi người tiến lên bậc thang kinh tế”, ứng viên Carson nói.

    Tất cả ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ gồm bà Hillary Clinton, 68 tuổi, đang kêu gọi chính phủ tăng mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu liên bang hiện nay là 7,25 USD mỗi giờ.

    Cuộc tranh luận vòng 4 của đảng Cộng hòa tập trung vào 4 ứng cử viên đang xếp dưới cùng ​trong cuộc thăm dò ý kiến ​​và không đủ điều kiện cho các cuộc tranh luận chính. Họ gồm Chris Christie, Mike Huckabee, Bobby Jindal ​và Rick Santorum.

    Sự kiện diễn ra vào thời điểm quan trọng cho cuộc chạy đua của các ứng viên Cộng hòa trong tháng 11. Tỷ phú Trump và cựu bác sĩ Carson đang dẫn đầu các cuộc thăm dò.

    THEO ZING

    Trả lờiXóa