Trang BVB1

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Luật sư bị đánh và những sự thật ‘xấu xí’

Khi người thẩm phán tuyên án treo trái pháp luật cho người nhà cấp trên, ông biết mình đang làm sai pháp luật. Nhưng ông coi trọng hình ảnh của mình với cấp trên hơn là công lý.  
“Mùa pháp luật” không trọn vẹn
Ngày 9/11 hàng năm được chọn là Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Trước đó một tháng, giới luật sư cũng long trọng kỷ niệm ngày Luật sư Việt Nam 10/10.
Tháng 9 có ngày 13/9 là Ngày Truyền thống của ngành Tòa án, đồng thời cũng là tháng thi đua để ngành chốt thành tích và số liệu báo cáo tòa án cấp trên làm cơ sở đánh giá đơn vị và thẩm phán. Nhiều người gọi ví von khoảng thời gian này là “mùa pháp luật” của Việt Nam.
Thế nhưng, “mùa pháp luật” năm nay dường như không được trọn vẹn, khi liên tiếp xảy ra những vụ việc đáng buồn liên quan đến ngành tư pháp. Một tuần trước Ngày Pháp luật, sự kiện hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị hành hung ở Chương Mỹ, Hà Nội khiến dư luận bức xúc. Hình ảnh người luật sư bê bết máu khi thi hành phận sự của mình lay động xã hội.  
Dù rằng Công an thành phố Hà Nội đã tích cực vào cuộc để bước đầu tìm ra những kẻ gây án, nhưng dư luận vẫn có điều gì đó bất an về kết luận ban đầu. Có lẽ vì thời điểm xảy ra vụ việc nhạy cảm quá? Hay là vì địa điểm xảy ra vụ việc cũng nhạy cảm?  
Trước đó một tháng, một phạm nhân bị bạn tù đánh chết trong trại tạm giam. Còn ở một huyện nọ, người thẩm phán bất lực tuyên bản án treo cho người thân của cấp trên, với lời thú nhận rằng ông tin bản án của mình sẽ bị hủy ở phiên phúc thẩm, viên công an huyện dùng nhục hình với một nữ công nhân nhưng chỉ bị giáng cấp. Những sự thật “xấu xí” đó khiến người ta không thể không đặt câu hỏi về con đường trở thành quốc gia pháp quyền của VN.
Pháp quyền không phải khẩu hiệu
Pháp quyền là gì thì ít ai định nghĩa được. Trong tác phẩm “Việt Nam yêu cầu ca”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem pháp quyền là rường cột của mọi điều: “Bảy xin hiến pháp ban hành/Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Tức là pháp quyền là mọi điều phải do pháp luật quy định. Hiến pháp 1992 và 2013 cũng tái khẳng định lại bản chất Nhà nước chúng ta là Nhà nước pháp quyền. Tuy vậy, xã hội càng phát triển thì người ta càng hiểu rằng “pháp quyền” không phải là một khẩu hiệu, càng không phải là một điều luật vô tri vô giác.
Nhiều người lầm tưởng rằng pháp quyền là do Nhà nước mang lại. Song, đây không phải là việc của riêng Nhà nước. Pháp quyền là một cảm giác, một giá trị mà xã hội phải theo đuổi. Khi một người xả rác nơi công cộng, chúng ta hay nói về vấn đề văn minh. Ít ai nhìn nó theo lăng kính pháp luật để hiểu rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật, tức không coi trọng pháp quyền.
Một xã hội mà khi bị vướng vào vòng pháp luật, việc đầu tiên nhiều người nghĩ đến là "chạy án", hay khi bị CSGT bắt, lại nghĩ ngay đến việc hối lộ để cho qua, thì chắc chắn còn những bất ổn.  
Nguy hiểm hơn cả vẫn là sự không tôn trọng pháp quyền đến từ phía cơ quan Nhà nước. Nhìn nhận một cách công bằng, trong cái rừng luật mà chúng ta có, vẫn có những cây rất tươi tốt, rất tiến bộ, rất sáng ngời. Vậy tại sao bất công vẫn xảy ra?  
Bất công xảy ra khi người ta dùng pháp luật để bao che cho nhau, cho những cái sai trong khi lại nghiêm khắc với dân thường. Khi đó, pháp luật trở thành công cụ để làm điều bất công chứ không phải để kiến tạo công lý, xây dựng pháp quyền.  
Khi người thẩm phán tuyên án treo trái pháp luật cho người nhà cấp trên, ông biết mình đang làm sai pháp luật. Nhưng ông coi trọng hình ảnh của mình với cấp trên hơn là công lý. Khi viên công an dùng nhục hình, ông coi trọng thành tích phá án hơn là quyền con người. Và khi vị chủ tịch xã bổ nhiệm bà con vào bộ máy của xã mà không qua quy trình, tức là ông đặt cái quyền lực của mình ở địa phương lên trên tất cả những giá trị pháp quyền. 
Có người nói, làm luật sư ở Việt Nam rất khó, vì dường như cả dân lẫn quan vẫn chưa thực sự coi trọng pháp luật và không ít khi xem luật sư như "cầu nối phi pháp" để được việc mình.
Sự cố chấp với công lý
Vậy thì chúng ta đang tôn vinh cái gì trong “mùa pháp luật”? Có lẽ điều duy nhất nên tôn vinh chính là niềm hy vọng không ngừng vào một giấc mơ pháp quyền. Vẫn còn đó những vị luật sư, thẩm phán, những nhà hoạt động vô danh và thầm lặng vì một xã hội thượng tôn pháp luật. Xã hội pháp quyền sẽ được xây dựng từ những con người dám dấn thân ấy.  
Một câu chuyện đẹp trong “mùa pháp luật” là nỗ lực của rất nhiều luật sư để “giải cứu” tử tù Lê Văn Mạnh. Những người làm điều đó không đòi hỏi một sự vinh danh hay một đền đáp vật chất nào, mà chỉ để ngăn ngừa nguy cơ xã hội phải chứng kiến một bản án oan không gì cứu vãn được.  
Còn gì đẹp hơn là hình ảnh người luật sư nỗ lực hết sức bào chữa cho thân chủ giữa một đám đông cuồng loạn đòi giết, đòi bắt. Còn gì cao quý hơn hình ảnh vị thẩm phán bất chấp áp lực từ bên ngoài để tuyên một bản án vì công lý. Đó chính là những hình ảnh chúng ta phải tôn vinh.  
Ngày Pháp luật Việt Nam không phải là ngày để tuyên truyền pháp luật, vì pháp luật phải mang bộ mặt con người. Chúng ta không thiếu những người tốt trong ngành tư pháp, nhưng lại quá thiếu những câu chuyện về sự “cố chấp” với công lý của họ. Vì còn ai có thể hiện thực hóa giấc mơ pháp quyền nếu không phải là những con người cố chấp ấy?
Tối 9/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam với chủ đề “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và tổng kết cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
Dự và phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: hiện tượng “đói pháp luật”,“nhờn luật”, “coi thường pháp luật”... vẫn còn khá phổ biến. Đây là nghịch lý, là sự cản trở khi việc tìm hiểu và sử dụng đúng pháp luật, thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật đã trở thành nhu cầu tất yếu, bắt buộc và thiết thân trong đời sống xã hội và đối với mỗi người.

---------------

11 nhận xét:

  1. GẬY ÔNG KHÔNG CHỈ ĐANG ĐẬP LƯNG ÔNG MÀ ĐANG ĐÀO MỒ CHÔN ÔNG
    ĐCS Việt Nam đã tạo nên một lực lương công an để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ và bảo vệ lãnh đạo hơn là bảo vệ pháp luật. Đảng đã tạo ra nhiều đặc quyền đặc lợi cho công an, nương nhẹ, bao che... Tuy nhiên cách hành xử của những công an lộng quyền, xem thương dân, xem thường pháp luật, xã hội đen, đó chính là nhưng nhát cuốc đào mồ chông đảng, chôn chế độ

    Trả lờiXóa
  2. CS chang Qua Bay mam bat Cho co Vay chu Bon no ngoi tren PL .may muoi nam nay ko thay sao Co thi chi Ap dung cho Dan Den thoi. con bon chung thi ko .Vi vay Dan VN .ta Can phai Quyet tam DAU TRANH .Cho den cung du phai hy sinh cho con chau mai sau..Song tot hon chung ta

    Trả lờiXóa
  3. Lấy sai để đậy sai. Càng lúc càng sai...
    Đầu tiên là giam giử trẻ vị thành niên trái luật.
    Để hợp pháp hóa sai trái này, họ tìm cách biến trẻ thành kẻ trộm chuyên nghiệp để có lý do giam giử.
    Họ buộc thằng nhỏ nhận thêm tội của bốn vụ trộm đâu đó. Thằng nhỏ không chịu ký, thế là ....., hơi mạnh tay một chút....và chuyện như mọi người đã biết.
    Sai này dẩn đến sai khác. Họ nói thằng nhỏ bị bạn tù đánh chết... chắc vài bửa nửa sẽ có tin thăng bạn tù đó vì quá ân hận mà tự tử chết rồi. Không chừng hai thằng ở chung sợ quá cũng đứng tim mà chết.
    Vãng tuồng, bà con hảy về nhà ngù...
    Tưởng đâu hết chuyện. ai dè mấy thằng luật sư phá đám, đưa vụ việc ra dư luận quốc tế....làm cho tình hình trử nên phức tạp. Đó là tập hai của bộ phim với tựa đề "Bụi Đời Hà Nội". Phim đang quay sẽ được trình chiếu nay mai. Nhớ đón xem, bảo đảm ly kỳ, máu me rùng rợn. Hảng phim Côn Đồ Hà Nội kính mời...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng 2315 này cứ thức nửa đem bình luận như bị điên nặng!

      Xóa
  4. Bọn bồi bút đang nhảy dựng lên vu cáo ngược lại là
    ông Ls.Trần Vũ Hải vi phạm pháp luật vì "người này
    kêu gọi ls.tụ tập..." chứ không phải bị bắt vô đồn CA.
    một cách phi pháp,trời ạ !
    Đúng là bọn dối trá cực độ nên trâng tráo đến mức vu
    oan giá họa,đánh tráo nguyên nhân và hậu qủa !

    Trả lờiXóa
  5. Ngày xưa cs vẽ lên 1 chế độ Mỹ Ngụy tàn ác. Nay họ tự làm ví dụ cụ thể đấy?! Kinh thế!

    Trả lờiXóa

  6. 'CAND là thanh gươm, lá chắn' cho ai ? trả công bằng thuế của dân...tài tình qúa đi chứ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. rất hay, lấy tiền thuế của dân, nuôi bọn ma cô đàn áp dân , bảo vệ đảng , mà đảng luôn luôn , trực tiếp , toàn diện lãnh đạo dân

      Xóa
  7. bạn kinh kha ơi nếu thế thì kêu gọi dân không nộp thuế nữa

    Trả lờiXóa
  8. Giờ đây những thế hệ được giáo dục , phục vụ , thánh đạt trong xã hội chủ nghĩa do đcsvn lãnh đạo có thể hiểu được vì sao người miền nam phải trốn chạy bỏ nước ra đi khi đất nước đã im tiếng súng chiến tranh có thể gọi là hoà bình thống nhất .

    Phải nói thật rằng , nghèo đói do kinh tế một phần , nhưng chính cái bất công mà Đảng tạo ra thêm cái cường quyền độc tôn của chế độ , cái vô pháp luật dùng Đảng thhay thế cho luật pháp , tự đặt ra các nghị quyết của đảng biến nhân dân thành nô lệ cho đảng , tất cả người miền nam trước 75 đã nhìn thấy tiên đoán được nhờ truyền thông báo chí tự do trong và ngoài nước .

    Gần hơn ba chục năm sau giải phóng kể từ 1975 , nhờ ở thế kẹt bắt buộc phải đổi mới để bang giao với thế giới , đầu óc của trí thứ Việt mới nhận ra cái ấu trĩ của pháp luật , cái tội ác của toà án nhân dân , cái mất tự do và dân chủ của chế độ xhcn .

    Dù cho năm 2015 VN có đời sống vật chất đầy đủ gấp mười lần miền nam VN trước 75 nhưng chính quyền và xã hội lạ bị què quặt về tinh thần đạo đức dẫn đến đại loạn trước mắt . Chính vì muốn bảo vệ cái độc quyền lãnh đạo , Đảng đã bán rẽ lương tâm và đạo đức cho Cộng Sản TQ , huỷ hoại truyền thống lịch sử 4000 năm văn hoá Việt với một nền giáo dục phi nhân bản , đầu voi đuôi chuột , rách nát tả tơi .

    Bộ mặt thật của chế độ XHCN là cường hào , áp bức , tham nhũng hối lộ , bè phái phe đảng , tranh giành lợi danh , giồn như một bầy chuột trong bình cắn nhau chí choé . Chẳng những thế còn nguỵ biện rụt rè , cuối đầu trước ngoại bang .

    Thế nhưng nhiều người vẫn tự hào với chức phận và bằng cấp trước những thành phần thấp bé và nghèo khổ hơn mình , âu cũng là chuyện lạ !

    Hết 90% những du học sinh không muốn về nước và thích đời sống Âu Mỹ . Không phải vì yếu tố sướng khổ tiền bạc , mà chính vì bản thân mình được xã hội tôn trọng nếu mình không phạm pháp , làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo khả năng của chính mình làm được .

    Chính những người có học và hiểu biết sẽ cảm thấy bức xúc nhất khi bản thân bị ngược đãi , đàn áp do chế độ xhcn tạo nên . Chính họ là những đầu tàu để giải phóng dân tộc bước qua chế độ xhcn để hướng về xã hội tự do dân chủ hội nhập cùng các nước tiên tiến văn minh trên thế giới . Đảng csvn chắc chắn không bao giờ thực hiện được ước nguyện này cho nhân dân .

    Thức tỉnh

    Trả lờiXóa
  9. quyền được hưởng luật rừng nhà nước đã áp dụng cho các luật sư

    Trả lờiXóa