Trang BVB1

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Không nên dạy Lịch Sử bằng tư duy áp đặt

Học sinh tham quan Bảo tàng tỉnh Đồng Nai. Ảnh Internet
Học về thời kháng chiến, hãy đưa các em đến gặp các anh bộ đội cụ Hồ, các bác cựu chiến binh vùng nào chả có. Hãy đưa các em đến để nghe họ kể lại lịch sử của bản thân họ, kể lại những gì họ đã trải qua - PGS. TS Nguyễn Văn Huy bàn về dạy và học môn Lịch Sử:
- Các trường của chúng ta vẫn tổ chức cho các em học sinh tham quan các bảo tàng, ông có góp ý gì với những chuyến đi thực tế như vậy?
- Dường như từ trước đến nay ở nước ta vẫn chưa có cách hiểu đúng đắn nhất về bảo tàng? Việc các trường học tổ chức các chuyến thăm bảo tàng cho các em học sinh lâu nay phần nhiều mang tính hình thức chỉ tiêu, phi giáo dục và không có tính sư phạm.
Điều đó được cụ thể qua các đoàn học sinh được tổ chức thăm bảo tàng của các trường trong suốt 30 năm qua. Mỗi đoàn có đến 500 học sinh và có khi lên đến 1200, với số lượng như vậy khiến bảo tàng rất ồn ào và lộn xộn.
Tôi cũng không biết các em học được gì qua những chuyến đi ấy. Riêng tôi thì cho rằng, không có tính sư phạm. Thế mà ngành giáo dục vẫn để tồn tại.
- Ông có biết, ở các nước họ tổ chức cho học sinh học tại bảo tàng như thế nào không?
- Họ tổ chức cho các em đi thăm bảo tàng theo từng nhóm nhỏ từ 15-20-30 em. Có như vậy, thầy cô giáo mới giới thiệu được những kiến thức sâu cho các em hiểu những di sản được lưu lại từ những thời xa xưa nguồn gốc ra sao, hay khám phá  từ những bức tranh để hiểu được bối cảnh lịch sử, địa lí, tính văn hóa, nghệ thuật trong bức tranh ấy.
Ở London nước Anh có một chương trình với tên gọi “One picture one year” có nghĩa rằng mỗi năm các em chỉ học một bức tranh được chọn trong bảo tàng. Tức là học khám phá một bức tranh chứ không phải chỉ đơn giản ngắm nhìn nữa. Và nhờ hệ thống nhà trường và  bảo tàng kết hợp với nhau rất chặt chẽ  mà người ta  thiết kế một chương trình học để các em có thể khai thác được tất cả những kiến thức tối đa từ một bức tranh đó.
Ví dụ, về phương pháp, từ nhìn tranh người ta sẽ đặt ra không biết bao câu hỏi và học sinh sẽ chủ động đi tìm tòi và trả lời cho các câu hỏi đó.
Chẳng hạn với một bức tranh vẽ về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Bảo tàng Mỹ thuật, học sinh có thể tìm hiểu về lịch sử, địa lí và bối cảnh ra đời của bức tranh ấy trong thời kì nào, Hai Bà Trưng là ai, thời kì đó nước ta bị nô lệ thế nào và Hai Bà Trưng đã khởi nghĩa ra sao, diễn ra ở đâu…
Cũng từ bức tranh đó, học sinh còn có thể tìm hiểu về văn hóa truyền thống thời ấy của Việt Nam là gì qua các trang phục của họ, phong tục tập quán. Các em còn hiểu thêm về nghệ thuật vẽ tranh, màu sắc và bố cục thẩm mỹ. Chưa kể học sinh tìm hiểu xem tác giả vẽ bức tranh ấy là ai, họa sĩ vẽ trong hoàn cảnh nào…
Mỗi bảo tàng của họ thường có đến hàng ngàn tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của thế giới. Nhưng họ lại không ôm đồm cưỡi ngựa xem hoa, mà phương pháp là học dần dần, từng bước vững chắc để có hiểu biết chuyên sâu từ đó thiết lập được phương pháp tiếp cận tích hợp về lịch sử, địa lý, nghệ thuật khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật cho các em. Sau khi có phương pháp tiếp cận, các em tự trình bày  về những hiểu biết của mình xung quanh bức tranh đó hay sáng tạo một bức họa, một bài thơ từ nguồn cảm hứng khi học về bức tranh đó.
Một điều đặc biệt nữa là ở các nước tiên tiến, phát triển, người ta không áp đặt về tư duy. Học sinh có thể viết theo cách hiểu biết và sáng tạo riêng của mình. Rồi từ đó, các em thuyết trình dựa trên nội dung ấy.
- Ngoài hệ thống bảo tàng, theo ông, chúng ta có thể sử dụng những gì để giúp môn Lịch Sử không bị khô cứng, tẻ nhạt?
- Hãy đưa các em đi xem các di sản ở quanh chúng ta. Ở Đồng Văn, Mèo Vạc có vẻ đẹp vùng tam giác mạch mà gần đây người ta đang ùn ùn kéo nhau lên đó ngắm, đó chính là di sản. Những con đường, con sông, những thửa ruộng bậc thang, những hộc đá thổ canh, xóm làng của cư dân sinh sống xung quanh đấy lâu đời đều là những di sản sống.
Với những em ở vùng ruộng lúa, thì mỗi ngôi làng, mỗi mái đình cong hay những kỹ thuật canh tác lúa, những làng nghề thủ công truyền thống lâu đời…cũng là di sản, những di sản sống rất có hồn của lịch sử mà chúng ta còn lưu giữ được.
Hay khi học về thời kháng chiến chống Pháp hay chống Mỹ, hãy đưa các em đến gặp các anh bộ đội cụ Hồ, các bác cựu chiến binh vùng nào chả có. Hãy đưa các em đến để nghe họ kể lại lịch sử của bản thân họ, kể lại những gì họ đã trải qua.
Lâu nay các trường có đưa các em đi thăm các dấu tích xưa, ví dụ Ải Chi Lăng, phòng tuyến sống Như Nguyệt. Nhưng như tôi biết, các em đến nơi, được tập trung ngồi một chỗ nghe thầy cô thuyết giảng. Sao trong những chuyến đi như vậy, không thiết kế cho các em được trải nghiệm thực tế tại các khu dân cư sinh sống để các em tự mày mỏ hỏi chuyện, để tự các em tự tìm tòi khám phá...
Lịch sử không ngủ triền miên mà lịch sử luôn sống động, lịch sử hòa quện với cuộc sống đương đại.
Lan Anh (thực hiện)/TuanVN
---------------

12 nhận xét:

  1. Nhìn bức tranh của bảo tàng các em sẽ đặc những câu hỏi từng bước hiểu và nhớ mãi - Chẳng hạn nhìn bức tranh cô bé Napal các em sẽ hỏi :
    _ Vì sao máy bay lại thả bom đụng vào người dân : - Vì quân giải phóng trà trộn trong dân
    = Vì sao em đả bị cháy mà quân giãi phóng không cứu và em lại chạy theo lính cộng hoà ?
    Các em sẽ hiểu ai giãi phóng ai và ai xâm chiếm - ai nguỵ và nhớ mãi không quên ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nơi em bé Napal,nơi Mỹ Lai Quảng Ngãi ...là vùng tranh chấp,ban đêm du kích mới ra đó bạn ạ....
      Nếu Mỹ qua Mỹ Lai xuống thôn giải phóng thì du kích và Quân Giải phóng sẽ tặng kẹo đồng như Vạn Tường đấy.

      Xóa
    2. ND 07.34 hiểu lộn tùng phèo rồi - Em bé Napal chớp tại Trảng Bàn Tây Ninh con ạ -

      Xóa
    3. ND 07.34 không hiểu lộn tùng phèo. Mà là cực kỳ ngu dốt và đần độn! Chứng tỏ nó và cái đảng của nó như giẻ rách!

      Xóa
  2. Thời gian và Sự kiện!
    1. Lịch sử là Thời gian và Sự kiện. Thời gian bắt đầu từ đâu và Sự kiện gồm những cái gì. Vừa qua, học sinh chán ngán và không thích học môn lịch sử là vì thời gian và Sự kiện nói về lịch sử không đầy đủ và rõ ràng. Cái cần cho thế hệ trẻ là Thời gian hình thành dân tộc Việt và Nguồn gốc Văn hóa, Văn minh Việt, Minh Triết Việt. Các triều đại và dân chúng sống thế nào. Triều đình quản lý thần dân và đất nước ra sao. Văn hóa và kiến trúc như thế nào; hiện tại còn những di chỉ, di tích gì ở nơi đâu. Lịch sử bao gồm suốt cả chiều dày về Thời gian và Sự kiện cội nguồn Dân tộc và Văn hóa Việt, về kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật và kiến trúc.Lịch sử là như ai cũng tò mò muốn tìm hiểu nhưng vừa qua ta chỉ nhồi nhét và cưỡng bức học sử với cách mạng từ 1930 lại đây do Đảng CS VN lãnh đạo; sử là của toàn dân tộc làm nên không được tô đậm và nói rõ. Vì thế học sinh và thế hệ trẻ chắn lịch sử, học sử mà như đọc báo, khô khăn, không gắn kết gì với cuộc sống xưa và nay.
    2. Các vị lãnh đạo, cần được học lịch sử Việt Nam từ thời Bách Việt cách nay khoảng 70 ngàn năm, đặc biệt Văn Hòa Bình (trước Trung Hoa hơn ba ngàn năm). Việt Nam nên viết lại lịch sử trên cơ sở căn cứ khoa học đã được công bố về bản đồ gien ngày 29/9/1998 ở Mỹ. Các vị lãnh đạo không cần những nhà toán học, vật lý xuất sắc, nhưng rất cần có kiến thức uyên thâm về lịch sử nguồn gốc dân tộc và văn hóa, về cương vực đất đai và biển trời của Tổ tiên Ông cha để lại. Học sinh học sử phải là sử của dân tộc, đất nước (phát triển và tụt hậu), không nên quá nhấn mạnh và nhồi sọ sử từ 1930 lại đậy. Làm như hiện nay, các thế hệ sau này 50-100 năm sau sẽ lên án chúng ta hôm nay là thiển cận và thiên lệch về lịch sử.
    Các vị ngẫm sao?

    Trả lờiXóa
  3. Lịch sử là môn khoa học rất tổng hợp,các giáo trình viết chưa ra được lịch sử đâu .
    Học sinh và giáo viên chỉ đọc thống kê về các triều đại và khởi nghĩa....
    Ngay như chuyện hôm qua mà mạnh ai nấy nói,thậm chí cỡ đại tá mà nói bậy hết biết,ví dụ nói các cuộc tấn công Mỹ sau Mậu thân là không cần và tổn thất quá lớn,rồi nói tấn công Tết Ất Dậu là thất bại....làm cho người trong cuộc buồn muôn thuở.
    Không tấn công liên tục như thế thì nó chịu vào ngồi đàm phán chắc,không đánh thì Mỹ nó cút chắc....Còn hy sinh nhiều hay ít do nhiều nguyên nhân,trong đó phải nói do chỉ huy chiến dịch và tác chiến.
    Nói chung là tư duy học sinh cần mở rộng,không cần thuộc bài mà chính là cho các em có tư duy đánh đủ thứ giặc sau này.
    Ví như lôi cổ nó vào chiến khu R mà dần đến tối mặt,phơi vài nong gạo cho nó qua rồi bằm từng khúc/Hay xách 3 sư mà đánh có 2 trung đoàn ở Ban Mê Thuộc là để doạ là chính/ Hay điều động đến 20 sư đòn để đanh 2 sư,giả phóng Sài Gòn,chính là biểu diễn nghệ thuật...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu Triều Tiên mà cũng "đánh cho Mỹ cút" thì thế giới ngày nay làm sao có Samsung,Huyndai.Làm sao có nữ hoàng trượt băng châu Á,là sao có Ban Ki Moon.Và,làm sao có nơi để "đảng ta" qua năn nỉ gãy lưỡi để họ cho dân Việt qua làm culi,ở đợ thậm chí là...làm đĩ.

      Xóa
    2. Nói gì lung tung quá ND 22:48 ơi!
      May mà Bắc Hàn không giãi phóng được Nam Hàn và không đòi đánh cho TQ và Liên Sô đến người dân cuối cùng. VN bây giờ chỉ nhờ cậy được với Nam Hàn chứ Bắc Hàn làm đuoc gì ngoài việc bắt đàn ông phải để tóc theo cậu Ủn .
      Đánh Mỹ đón Tàu là một sai lầm quá lớn. Nhìn Nam Hàn, Nhật, Tây Đức, Philippine có Mỹ từ sau thế chiến, có nước nào bị xâm lược , mất đất mất độc lập vì Mỹ?

      Xóa
    3. "Lịch sử là môn khoa học "?
      Ông đàn ơi, lịch sử là môn Xã hội học chứ!

      Xóa
  4. chỉ nên học lịch sử có thời gian từ một trăm năm trở lên

    Trả lờiXóa
  5. Đúng thế . Phải dạy cho học sinh rằng chúng ta phải đánh đuổi bọn dân chủ tư bẩn để giải phóng dân miền Nam khỏi tình trạng "phồn vinh giả dối", để xây dựng chủ nghĩa Xã hội, xây dựng thể chế độc đảng, độc tài tòan trị vinh quang như ngày hôm nay .

    Cũng nên dạy cho học sinh biết đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc . Vì vậy Trung Quốc đã "giải phóng" hộ chúng ta Hoàng Sa-Trường Sa . Sau này khi 2 đảng Cộng Sản sáp nhập, HS-TS lại thuộc về TA, chữ TA to như "đại cục" vậy . Còn bây giờ Trung Quốc cải tạo & xây dựng mới đảo là tốt cho TA .

    Trả lờiXóa
  6. Thời gian gần đây , VN y như đang ở trong thời kỳ quá độ để sáp nhập vào TQ . Môn học lịch sữ đang bị nhào nắn để trở thành tầm thường , không còn là lịch sữ của 1 nước có truyền thống đầy tự hào chống kẽ thù truyền kiếp . Sau đó lịch sữ sẽ mờ nhạt , mơ hồ , kế tiếp sẽ đón nhận lịch sử nước mới .
    Kinh tế có nát bét như Syria , rồi cũng sẽ được xây dựng lại , nhưng nền văn hoá, lịch sữ của một dân tộc bị xoá đi thì dân tộc đó không còn tồn tại .
    Lâu nay rất nhiều di tích lịch sữ đã bị tay sai của Tàu xóa đi rất nhiều , nhiều lãnh vực bị Hán hoá , nếu để ý so sánh sự xâm nhập của Tàu vào VN với vài năm trước , thì thấy hiện nay sự hiện diện của Tàu vào VN đang tăng tốc độ rất nhanh .

    Trả lờiXóa