Trang BVB1

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Hội đàm cấp cao Việt Nam - Trung Quốc

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Đoàn
đại biểu cấp cao nước CHND Trung Hoa diễn ra trọng thể tại Phủ Chủ tịch 
 Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 5 - 6/11.
Chiều 5/11, Lễ đón trọng thể Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã được tổ chức tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
Tiếp đó, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh đồng chí Tập Cận Bình dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Trung Quốc thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm lần này có ý nghĩa quan trọng, diễn ra vào năm hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai Đảng, hai nước đang trên đà phát triển tốt đẹp, thể hiện sự coi trọng của Trung ương Đảng, Chính phủ Trung Quốc và cá nhân đồng chí Tập Cận Bình trong việc củng cố tình hữu nghị Việt - Trung, thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ hai Đảng, hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ vui mừng thăm lại Việt Nam, tận mắt chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Việt Nam; chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam dành cho Đoàn; chân thành chúc Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vào đầu năm 2016; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong bầu không khí chân thành, hữu nghị, hai Tổng Bí thư đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về những định hướng và biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, 
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Hai bên cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không ngừng củng cố tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước trong tình hình mới; nhất trí cho rằng tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân xây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, cần được hai bên ra sức gìn giữ, kế thừa và phát huy; nhất trí nắm vững phương hướng đúng đắn của tình hữu nghị Việt - Trung, duy trì trao đổi cấp cao, củng cố tin cậy chính trị; tăng cường hợp tác trên các kênh Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và giữa các bộ ngành, địa phương của hai nước; thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư phát triển hiệu quả, cân bằng, lành mạnh; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch; phối hợp thực hiện tốt 03 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền, thúc đẩy sự phát triển khu vực biên giới hai nước; cùng nỗ lực kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng trên biển, không để ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ hai nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc duy trì quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc; sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung đi vào chiều sâu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề xuất một số phương hướng lớn tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai Đảng, hai nước thời gian tới, cụ thể như sau:
Một là, duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị; thúc đẩy hiệu quả các cơ chế hợp tác và tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân. Hai bên cần thường xuyên duy trì các chuyến thăm, gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước với nhiều hình thức linh hoạt để trao đổi tình hình và các biện pháp thúc đẩy hợp tác, tìm biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại và nảy sinh; triển khai hiệu quả các chương trình, cơ chế giao lưu, hợp tác đã thỏa thuận giữa hai Đảng, hai nước; đẩy mạnh hơn nữa giao lưu, hợp tác giữa cơ quan Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc hai nước; phát huy vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc trong điều phối, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng như ngoại giao, quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ, nhân sỹ và trí thức hai nước, phối hợp tổ chức tốt Liên hoan thanh niên Việt - Trung vào năm 2016, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sang dự Hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Việt Nam vào năm 2017; bày tỏ hoan nghênh các đồng chí lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.
Hai là, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác phát triển thực chất, cân bằng, hiệu quả. Lãnh đạo cấp cao hai nước quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao đã đạt được, đồng thời tích cực triển khai các biện pháp hữu hiệu, mở rộng và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi. Đề nghị hai bên triển khai các biện pháp thiết thực thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng và bền vững; phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ, tích cực nghiên cứu, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác liên quan sớm có tiến triển thực chất; thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với những nội dung phù hợp trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng cùng có lợi; tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất trên các lĩnh vực phù hợp với trình độ và nhu cầu của hai bên. Hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ Nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. Hai bên cần tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương hai nước, nhất là các địa phương chung biên giới thực hiện tốt 03 văn kiện về biên giới trên đất liền, tăng cường giao lưu, hợp tác hiệu quả, thực chất.
Ba là, kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không để vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình. Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC); không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; tăng cường xây dựng lòng tin để triển khai thuận lợi các dự án hợp tác trên biển mà hai bên đã nhất trí. Đề nghị hai bên triển khai hiệu quả, thực chất các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tích cực trao đổi tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài hai bên đều chấp nhận được. Việt Nam có thái độ tích cực đối với vấn đề hợp tác cùng phát triển trên biển tại khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, hai nước Trung - Việt có lợi ích chung rộng rãi, hợp tác hữu nghị luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước. Đảng, Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hai bên cần nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ Trung - Việt; tăng cường tin cậy chính trị, tăng cường đối thoại và hợp tác về ngoại giao, an ninh, quốc phòng, đẩy mạnh giao lưu nhân văn, thúc đẩy hợp tác thực chất cùng có lợi, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần đóng góp cho hòa bình, phát triển và phồn vinh của khu vực.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ tán thành những phương hướng và biện pháp lớn nhằm phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất; cho rằng, hai bên cần tích cực nghiên cứu và thực hiện kết nối chiến lược phát triển và năng lực sản xuất, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi nước, thúc đẩy hợp tác và kết nối kinh tế ở khu vực; khẳng định Trung Quốc không theo đuổi xuất siêu sang Việt Nam, sẵn sàng thúc đẩy cán cân thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững; sẽ khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường hợp tác về thương mại và mở rộng đầu tư tại Việt Nam; nỗ lực cùng Việt Nam kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung - Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị, hai bên tăng cường phối hợp tại các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, APEC, ASEM, Trung Quốc - ASEAN; Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ nỗ lực thúc đẩy đàm phán, xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và thế giới; khẳng định Trung Quốc ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2017.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ vui vẻ nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sẽ sang tham dự Hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Việt Nam.
Sau cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến Lễ ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2020”, “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.
Mạnh Hùng/cpv.org.vn
---------------

10 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 21:43 5 tháng 11, 2015

    Một lũ khốn nạn

    HỢP THỨC HÓA TRÒ ĐI CƯỚP NƯỚC VÀ BÁN NƯỚC.
    BIỂN ĐÔNG, THÁC BẢN DỐC ĐÃ LÀ CỦA CHUNG.
    HÀ NỘI SÀI GÒN CŨNG SẼ LÀ CỦA CHUNG.

    Không dễ thế đâu.
    Lũ khốn

    Trả lờiXóa
  2. Xin được hỏi : Phải chăng họ Tập sẽ gặp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Sài Gòn ???

    Trả lờiXóa
  3. Có cơ hội trực diện thể hiện ý chí cho vấn đề lớn nhất là tranh chấp trên Biển Đông thì chẳng dám khẳng định "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN" như từng "tuyên truyền" với người dân - chẳng biết sau đây thì "tuyên truyền" kiểu gì! Mà cái kiểu ông nói gà, bà nói vịt như hai vị "lãnh tụ" này thì dần dà VN mất hết biển đảo là cái chắc, trước mắt là bà con ngư dân ...lãnh đủ.
    Được cái cả hai ông đều rất ...thật thà thừa nhận là hai bên chưa tin nhau, nên cùng hô to "tăng cường tin cậy chính trị"; thừa nhận trên thực tế chẳng có (hay chẳng còn) "tình hữu nghị" nên đã cùng xướng lên "củng cố và tăng cường tình hữu nghị truyền thống", ai tin thì tin!
    Còn các mục khác thì "bánh ít đi, bánh dì lại" cả thôi, mà chắc chắn phần thua thiệt thuộc về VN.

    Trả lờiXóa
  4. Trương Minh Tịnhlúc 00:35 6 tháng 11, 2015

    Người nói.....Không tin là mình nói thật. Người nghe....Biết là bên kia nói xạo.Thế mà người nói cứ nói.Người nghe cứ nghe. Thật !-Chỉ có CS mới có cái trò nầy.Hai thằng gian dối nói chuyện với nhau. Thấy khiếp !
    Nhưng may mắn là còn dân.Cái gì mà dân đã không ưa thì có mà chạy đàng trời !

    Trả lờiXóa
  5. Nói về cách dùng "Cây gậy và củ cà rốt", mấy anh Mẽo bữa nay phải gọi bon bành trướng là sư phụ. Obama thấy đến tay không cũng quê nên lủi luôn!

    Trả lờiXóa
  6. Chẳng có gì mới , toàn đồ ôi thiu mang ra xào nấu lại nhưng có vẻ nặng mùi hơn xưa . Ngày mai nó cút về nước là tình hình lại đâu vào đấy , chúng nó còn coi thường cả luật pháp quốc tế thì mấy cái văn kiện ký kết với lãnh đạo CSVN là cái đinh gì , trước đại hội đcsVN nó sang vứt cho đại CỤC XƯƠNG để cha con nhà VẸM hân hoan xâu xé , niềm tin vào tình đồng chí lại được đốt đít cho nóng ran lên , nhưng kết quả của đại hội đcs VN mà không đúng theo ý muốn là nó lại dọa thu cục xương về . Một khi mất cục xương là nội bộ lục đục , phe phái cắn xé lẫn nhau và thủ lĩnh lại lúm khúm tứ chi mò sang Thiên triều cầu cứu để . . . . ổn định chính trị . Đấm - xoa , đấm lại xoa và rốt cuộc là mối quan hệ giữa 2 ĐCS lại . . . . . sang trang mới !!! Không có món nào lại NHẠT , NGẤY và hổ lốn như món " hữu nghị CS nướng trên than hồng " của ông Trọng và ông TẬP nấu , đã thế lại còn oi khói vì ông không biết nhóm lò ! Nói chung rất khó nuốt , nếu ai muốn thử thì nhớ mang sẵn túi nôn để giữ VS môi trường !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những nội dung "Hội đàm", ký kết này đã đầy chất đống như phân chuồng ủ lâu trong các Tuyên bố chung, Thông cáo chung Việt - Trung, nhàm quá rồi!

      Xóa
  7. khai thác chung chính là cột mốc cắm vào đất liền biển đảo của VN một hình thức bán nước tinh vi

    Trả lờiXóa
  8. Bộc lộ bản chất CS giả dối: Hai thằng đều biết mình dối lừa, nói vuốt nhau cho nó "êm", nhưng dù gian dối vẫn bắt tay, ôm hôn! Khà...khà..

    Trả lờiXóa
  9. Cũng loanh quanh luẩn quẩn chỉ có vậy thôi, đâu có gì mới, đâu có hé lộ "bứt phá' nào?
    Nội dung, cách nói cũng như biết bao lần đã ra Tuyên bố chung, thông cáo chung? Kẻ cắp gặp bà già ấy mà! TQ nói dzậy, ký dzậy mà hổng làm dzậy, nói mà không lam, hứa hão, hoặc nói một đường làm một nẻo; VN biết vậy, nhưng vẫn kiên trì nhún nhường nhẫn nhục, nói lấy lòng Tàu!
    Đây chẳng phải "sự kiện" gì ghê gớm, chẳng qua hai bên đều 'đối phó tình huống' với nhau. Rồi đâu lại vẫn đó: Lại xâm lấn, lại đánh chìm tàu cá, bắt ngư dân, rồi VN lại cho cái thằng phát ngôn viên Bộ NG: "Chúng tôi cực lực lên án, phản đối..."! Quá tầm phào!

    Trả lờiXóa