Trang BVB1

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Chọn độc lập tự chủ hay độc đảng tự mãn?

Đảng NLD đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân trong kỳ bầu cử vừa qua
Ngày chủ nhật 8/11 vừa qua, thế giới đã chứng kiến cuộc bầu cử lịch sử ở Miến Điện với sự tham gia tự do của 92 chính đảng. Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đối lập do bà Aung San Suu Kyi đã giành thắng lợi áp đảo.
Người Việt Nam vui mừng cho nước bạn nhưng lại ngơ ngác nhìn nhau: bao giờ cho đến Việt Nam? Lại thêm một quốc gia Đông Nam Á bứt đi và bỏ lại Việt Nam phía sau. Mừng cho bạn và tủi cho mình.
'Việt Nam khác Miến Điện'
Một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã tổ chức đi Miến Điện để học hỏi. Tuy nhiên, nhà cầm quyền dùng tiền thuế của dân để nuôi hẳn một đội ngũ “giáo sư, tiến sỹ” chuyên nghiên cứu phong trào dân chủ các nước để đề ra cách đối phó. Học được cách nào thì nhà cầm quyền có đối sách đó.
Một số ví dụ cụ thể, giới lãnh đạo đảng cộng sản sẽ diệt ngay từ trong trứng nước bất kì đảng phái nào xuất hiện chứ không để lớn mạnh đông người như đảng NLD.
Họ cũng sẽ không để cho bất kỳ ai trở thành một gương mặt lãnh tụ như Aung San Suu Kyi. Những ai có tiềm năng trở thành lãnh tụ của phong trào dân chủ sẽ không thể tự do ở trong nước mà chỉ có một con đường là bị trục xuất.
Các tổ chức xã hội dân sự không thuộc chính quyền thì sẽ bị cài người đánh phá, chia rẽ, trấn áp, sao cho mỗi tổ chức chỉ làng nhàng vài người không đáng kể.
Kể qua một số ví dụ để thấy rằng, mục tiêu chiến lược của phong trào dân chủ nước nào cũng giống nhau, nhưng sách lược ở từng nước sẽ phải khác nhau tùy vào hoàn cảnh mỗi nước. Học hỏi Miến Điện là tốt nhưng phải hiểu hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam thì mới có thể thành công.
Nguyễn Tiến Trung: "Người Việt Nam vui mừng cho nước bạn nhưng lại ngơ ngác nhìn nhau: bao giờ cho đến Việt Nam? Lại thêm một quốc gia Đông Nam Á bứt đi và bỏ lại Việt Nam phía sau. Mừng cho bạn và tủi cho mình"
Chính trị nền tảng
Có người chê giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam kém. Nhưng hãy thử nhìn xem hơn một tỷ dân Trung Quốc vẫn đang bị kìm kẹp bởi Trung Cộng. Tiềm lực của phong trào dân chủ trong giới Hoa kiều, rồi Đài Loan, Hồng Kông rất lớn nhưng vẫn chưa thành công.
Nói vậy không phải để nhìn vào Trung Quốc rồi tự ti, mà phải nhìn vào Miến Điện để tự tin. Tự tin rằng bánh xe lịch sử sẽ đi tới. Tự tin rằng dân chủ hóa là xu thế không thể đảo ngược của thời đại.
Ở đây, tôi muốn trình bày những bài học mà tôi rút ra được từ sự thành công của Miến Điện và xa hơn một chút là Nam Phi.
Vấn đề không phải là chỉ trích, bắt bẻ hay dạy đời ai mà cần tập trung nỗ lực vào mục đích chung với một chiến lược tổng thể nhất quán để có thể đi đường dài, thậm chí lên đến hàng mấy chục năm như đảng NLD.
Bài học quan trọng nhất là Miến Điện, Nam Phi đã đi vào chính trị nền tảng: đó là tranh đấu trên tinh thần phối hợp cho quyền làm chủ của người dân phải được hiện thực và bình đẳng một cách cụ thể qua hiến pháp. Đó là mục tiêu xuyên suốt và nhất quán trên “con đường dài đến tự do” (tên hồi ký của Nelson Mandela).
Quyền làm chủ hiện thực, bình đẳng qua hiến pháp
Trong bài khảo luận vinh danh cha mình, tướng Aung San, vào năm 1989, Aung San Suu Kyi đã viết: “Ở mức cơ bản nhất và trực tiếp nhất, dân chủ tự do có nghĩa là, về mặt hiến chế, một chính quyền mang tính đại diện, được bổ nhiệm dựa trên những điều kiện do hiến pháp quy định, thông qua những cuộc tuyển cử tự do và công bằng”.
 
Aung San Suu Kyi: “Chúng ta cần phải làm việc gắn bó
với hết thảy những ai đang cố sức vì dân chủ.
Tôi không có ý nói đến thái độ hợp tác nửa vời - chúng ta cần
làm việc chung với nhau bằng trọn trái tim và tâm hồn”
Trong cuộc trò chuyện với Bill Richardson, nghị sĩ đảng Dân Chủ Mỹ ngày 14/2/1994, Aung San Suu Kyi đã tuyên bố: “Khi chúng tôi xây dựng một nền dân chủ, chúng tôi muốn thấy một nền dân chủ dựa trên những nguyên tắc vững bền, chứ không phải dựa trên bất kỳ nhân cách nào”.
Điều đó có nghĩa là nền dân chủ phải được dựa trên “những nguyên tắc vững bền” được minh định rõ trong bản hiến pháp chuẩn mực của toàn dân chứ không thể dựa vào một cá nhân lãnh tụ nào, hoặc hi vọng vào một đảng mới thay thế sẽ tốt hơn.
Aung San Suu Kyi vẫn thường nói: “trung thành với các nguyên tắc còn quan trọng hơn cả việc trung thành với cá nhân”.
Do đó, chúng ta cũng có thể biết rằng mục tiêu quan trọng nhất của NLD thời gian tới vẫn là sửa đổi lại bản hiến pháp để nó trở nên công bằng, vì có công bằng mới “vững bền”. Đó chính là lực lượng vũ trang phải phi chính trị, phục vụ cho chính quyền dân cử, và không có quyền tự bổ nhiệm 25% đại biểu quốc hội và một số vị trí bộ trưởng.
Tinh thần hợp tác
Suốt cả đời đấu tranh, Aung San Suu Kyi đã luôn bày tỏ thiện chí đối thoại với các tướng lãnh quân đội. Bà thường có những lời lẽ tôn trọng với họ, khẳng định rằng bà không bao giờ báo thù những đau khổ mà họ đã gây cho người dân nói chung và với gia đình bà nói riêng.
Aung San Suu Kyi đã luôn nhắc nhở thành phần đối lập rằng chớ có đưa ra những phát biểu có tính chất phỉ báng các lực lượng vũ trang, “bởi có một sự khác biệt giữa các lực lượng vũ trang và những kẻ đang lạm dụng sức mạnh của các lực lượng vũ trang…”.
Cuối cùng, thiện chí của bà đã giành được sự tin tưởng của các tướng lãnh. Họ đã bắt tay với bà để cùng nhau đưa cả dân tộc đi tới.
Tương tự như vậy ở Việt Nam, chúng ta cũng cần hiểu rằng bản thân các đảng viên cộng sản cũng bị mắc kẹt trong chính hệ thống độc đảng phản dân chủ do các thế hệ cộng sản tiền bối đã tạo ra.
Các đảng viên không có quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử cả với chức vụ nhà nước cũng như chức vụ đảng. Ngoài ra họ còn bị kìm kẹp bởi 19 điều đảng viên không được làm. Nghĩa là tự do của họ còn bị giới hạn nặng nề hơn cả dân thường.
Chính vì vậy, cuộc cách mạng dân chủ sắp tới cần phải giải phóng cho cả những người cộng sản. Công cuộc phối hợp cải tổ cần sự hợp tác giữa từng người dân, từng tổ chức, và chào đón cả các đảng viên cộng sản.
Một lực lượng rộng lớn vì một mục tiêu chiến lược chung như vậy mới có thể hiện thực hóa được quyền làm chủ của người dân, giành được sự ủng hộ của quốc tế.
Nói như Aung San Suu Kyi: “Chúng ta cần phải làm việc gắn bó với hết thảy những ai đang cố sức vì dân chủ. Tôi không có ý nói đến thái độ hợp tác nửa vời - chúng ta cần làm việc chung với nhau bằng trọn trái tim và tâm hồn.”
Để làm được như vậy cần có tinh thần bao dung chính trị và kiên nhẫn rất lớn, nhất là từ phía những người bị áp bức, để cho cả dân tộc cùng tiến lên, cả đảng cộng sản cũng tiến lên để trở thành một chính đảng dân chủ.
Cần hiểu rằng ở Việt Nam hiện tại, chống đối, thù hận thì gây rắc rối trước hết cho bản thân. Còn đứng riêng rẽ một mình một nhóm nghĩa là không có khả năng phối hợp, không có chiến lược khả thi.
Độc lập tự chủ
Việt Nam hiện nay cũng như Miến Điện trước kia, là một quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc từ kinh tế đến chính trị. Nhu cầu độc lập, tự chủ đang là một nhu cầu thiết yếu của đất nước. Nếu không độc lập, tự chủ thì bao nhiêu máu xương của ông cha, kể cả máu xương các chiến sỹ cộng sản chống lại chế độ thực dân trở thành vô nghĩa.
Thế nhưng, đất nước không thể gọi là độc lập, tự chủ khi nhà nước lại lệ thuộc vào chỉ một tổ chức chính trị, nhà nước trở thành công cụ cho một đảng chính trị.
 
Tổng thống Myanmar Thein Sein gặp gỡ
đại diện các đảng phái và hướng tới việc
chuyển giao quyền lực một cách suôn sẻ cho đảng NLD
Kết luận
Tôi muốn dành đoạn này trong bài diễn văn nhận giải Nobel Hòa bình 1991 cho bà Aung San Suu Kyi do con trai bà đọc để gửi đến các vị lãnh đạo đảng Cộng sản: “Trong thâm tâm của những kẻ đương quyền giờ đây ở Rangoon cũng biết rõ rằng số phận sau cùng của họ cũng sẽ như tất cả các chế độ độc tài khác muốn áp đặt quyền hành của mình thông qua nỗi sợ hãi, đàn áp và căm thù… cuối cùng, thông qua sự bất lực hoàn toàn về mặt kinh tế, chế độ hiện tại rồi sẽ tiêu vong.”
Và tôi muốn gửi đoạn này trong bài diễn văn của Aung San Suu Kyi ngày 3/12/1988 đến các bạn bè tôi trong phong trào dân chủ: “Nếu các bạn hỏi chúng ta sẽ giành được dân chủ hay không, sẽ có tổng tuyển cử hay chăng, thì đây tôi sẽ trả lời như thế này: Đừng nghĩ những điều này sẽ xảy đến hay không. Chỉ cần tiếp tục làm những gì mà bạn đang tin là đúng, Sau này kết quả của những gì bạn đang làm sẽ trở nên rành rành trước mắt chúng ta thôi. Trách nhiệm của chúng ta là làm điều xứng đáng.”
Và tôi cũng dành đoạn kết này cho Nhân Dân Việt Nam bằng lời khẳng định của Aung San Suu Kyi đăng trên tờ The Independent ngày 12/9/1988: “Câu hỏi thứ ba người ta cũng thường hay hỏi tôi là tôi có tin rằng phong trào vì dân chủ của nhân dân sẽ thành công hay không. Câu trả lời dứt khoát là CÓ. Trái với tiên đoán của những người hoàn toàn chẳng biết gì hết về tâm trạng của Miến Điện ngày nay, tôi tin rằng nhân dân không chỉ giành được dân chủ, mà họ còn sẽ có thể làm cho đất nước tươi đẹp hơn.”
Th.S Nguyễn Tiến Trung /Gửi cho BBC từ Sài Gòn/(BBC)
--------------

18 nhận xét:

  1. Dân oan thời đạilúc 07:44 17 tháng 11, 2015

    Bà Aung San Suu kyi là một người hiêu biết thuộc tầng lớp trí thức thượng lưu từ thời thuộc Anh, gia đình chồng con bà đều ở Anh quốc. Bà đấu tranh bền bỉ 20 nay vì đất nước Myamar vì giải phóng dân tộc Myamar chứ không phải vì gia đình bà và bản thân bà. Đảng của Bà đã giành thắng lợi 20 năm trước rồi đã rơi vào thất bại, bởi vậy bà đã có bài học đích đáng.
    Lần chiến thắng này đã đúc kết kinh nghiệm của những bài học trước đây. Tin rằng bà biết đường đi nước bước của những ngày tới.
    Không bao giờ tự mãn vì chiến thắng đã đành, bà có thể thúc đẩy Myamar bước đi những bước vững chắc khiến thế giới phải kinh ngạc.

    Trả lờiXóa
  2. Hãng Kangaroo chỉ vì quảng cáo sai (máy lọc nước của mình ngăn chặn được mỡ máu) mà bị phạt 10 triệu đồng.
    Cô bác làm ơn cho hỏi : ở xứ mình, cái bọn Xã hội đỏ "vĩ đại" tự xưng kia cứ mở mồm ra là kêu mình "sang suốt", "tài tình" v.v. thì phải phạt mấy nghàn tỷ dollars mới tương xứng?

    Trả lờiXóa
  3. Những thằng cha lãnh đạo, chỉ huy có máu độc ác, lưu manh, côn đồ, xảo trá của đảng csVN sử dụng công an thế này để đàn áp công lý đây:
    LS. TRẦN ĐÌNH TRIỂN CÔNG BỐ BĂNG GHI ÂM HỎI CHUYỆN DÂN OAN
    Vụ bắt giữ câu lưu luật sư Trần Vũ Hải:-Công an Hà Nội kích động xúi giục dân viết đơn tố luật sư Hải?
    xem chi tiết: http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/11/ls-tran-inh-trien-cong-bo-bang-ghi-am.html

    Trả lờiXóa

  4. Dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng không lẽ nào dân trí VN lại thua dân Myanmar....?

    Trả lờiXóa
  5. Dung la Dang 'tu man' voi thanh qua kiem duoc tu tham nhung

    Trả lờiXóa
  6. IS cai trị bằng sự tàn ác và nỗi sợ hãi của dân chúng, Việt Nam cũng từng dùng phương pháp này và đang áp dụng, tuy nhiên cũng giống như H5N1, những cái mị dân, đe doạ rồi sẽ giảm như độc lực của virus H5N1, một khi dân trí tăng cao

    Trả lờiXóa
  7. Độc lập gì nữa, bộ giáo dục chuẩn bị bỏ môn sử đấy (văn hoa là tích hợp cái con mẹ nó), bước dọn đường cho một lũ mất gốc, lũ con hoang gia nhập nước lạ rồi. Các cụ chuẩn bị đi kẻo không kịp, Tập hối quá rồi chăng?

    Trả lờiXóa
  8. trong các tổ chức đòi tự do dân chủ choVN chỉ thiếu một người phất cờ có sức lôi cuốn thực sự dân mong mỏi điều đó

    Trả lờiXóa
  9. LIKE CHO BÀI VIẾT CỦA THẠC SĨ TRUNG. VẤN ĐỀ LÀ PHẢI BẮT TAY VÀO HÀNH ĐỘNG , CHỨ KHÔNG ĐỂ TRÊN GIẤY !

    Trả lờiXóa
  10. Tự mãn cái gì ?. 1 m tàu điện ngầm chưa làm được , nợ như chúa chổm . Dân tranh nhau đi làm tôi tớ cho cả hành tinh . tự mãn cái gì ????

    Trả lờiXóa
  11. Tại sao ta hay gặp những bất công trong cuộc sống ?

    Ngay từ thượng tầng lãnh đạo đã bất công rồi . Chỉ phọt phẹt thuộc mấy câu lý luận giáo điều xáo rỗng và bịp bơm. Nhưng lại làm lãnh đạo cao cấp như bác cả Trọng , ông Huynh , ông Rứa ,rồi được đảng ban phát tiền tài và danh vongj và bổng lộc. Thượng tầng bất công vậy , nên hạ tầng tắc phải loạn !

    Tất cả quy chung là Tại chế độ độc tài đảng trị , mục đích của nó là tuyên truyền bịp bợm và đàn áp nhân dân để duy trì lợi ích bổng lộc của mình .

    Trả lờiXóa
  12. đảng dùng những từ ngữ khó hiểu làm vỡ đầu dân đen ( dân ngu cu đen ) , lừa bọn chúng suốt 70 năm mà chúng chẳng hiểu nổi, ví dụ " đảng lãnh đạo , nhân dân làm chủ" chưa biết thằng nào hơn thằng nào, nhưng nhìn câu " cán bộ là đầy tớ của dân " biết là dân hơn, nhưng lại nghe " đảng là lực lượng duy nhất, lãnh đạo trực tiếp toàn diện tuyệt đối" thì mới biết đảng tự cho mình suốt đời lãnh đạo thằng làm chủ, nó lòng vòng , ẫm ờ nên bọn dân đen chẳng biết đâu mà lần.
    giống như muốn có xhcn phải có con người cnxh, muốn có con người cnxh thì phải sống trong xhcn, như một cái đèn cù

    Trả lờiXóa
  13. Hình thái nào do người dân chọn và gánh vác. Đảng cầm quyền hiện nay chối từ quá khứ và đùn đẩy cho tương lai. Hãy nhìn họp chất vấn trước quốc hội mà xem, đó chính là thái độ của họ. Liêm sĩ, tiết tháo ở đâu mà phục chúng ngoài tiền bạc và bạo lực?

    Trả lờiXóa
  14. Với sự thối tha của xả hội CS - Người dân VN hiện nay đả thức tỉnh muốn đứng lên để tiêu diệt bọn tham quan ô lại - truất phế chế độ đảng trị để xây dưng một đất nước công bằng dân chủ văn minh - Có thể nói hiện nay đả có rất nhiều người muốn hy sinh dù phải đi vào dầu sôi lữa cháy để đạp đổ chế độ - Phải có phong trào thánh chiến để dành lại quyền Dân Chủ Tự Do - Hiện nay có nhưng đơn lẽ cần phải phát huy để cứu vảng đất nước - Tôi sẳn sàng hy sinh ...

    Trả lờiXóa
  15. Cần độc tài không có nghĩa là thích độc tài, cần là vì hoàn cảnh VN Chỉ có độc tài cá nhân mới phá bỏ được độc tài tập thể.

    Trả lờiXóa
  16. ( Bọn quan tham nhũng + nhóm lợi ích) = ( chế độ độc đảng ) . Thật buồn cho nhân dân VN , biết thế mà vẫn chịu nhẫn nhục .

    Trả lờiXóa
  17. Kết luận
    Tôi muốn dành đoạn này trong bài diễn văn nhận giải Nobel Hòa bình 1991 cho bà Aung San Suu Kyi do con trai bà đọc để gửi đến các vị lãnh đạo đảng Cộng sản: “Trong thâm tâm của những kẻ đương quyền giờ đây ở Rangoon cũng biết rõ rằng số phận sau cùng của họ cũng sẽ như tất cả các chế độ độc tài khác muốn áp đặt quyền hành của mình thông qua nỗi sợ hãi, đàn áp và căm thù… cuối cùng, thông qua sự bất lực hoàn toàn về mặt kinh tế, chế độ hiện tại rồi sẽ tiêu vong.”
    Và tôi muốn gửi đoạn này trong bài diễn văn của Aung San Suu Kyi ngày 3/12/1988 đến các bạn bè tôi trong phong trào dân chủ: “Nếu các bạn hỏi chúng ta sẽ giành được dân chủ hay không, sẽ có tổng tuyển cử hay chăng, thì đây tôi sẽ trả lời như thế này: Đừng nghĩ những điều này sẽ xảy đến hay không. Chỉ cần tiếp tục làm những gì mà bạn đang tin là đúng, Sau này kết quả của những gì bạn đang làm sẽ trở nên rành rành trước mắt chúng ta thôi. Trách nhiệm của chúng ta là làm điều xứng đáng.”
    Và tôi cũng dành đoạn kết này cho Nhân Dân Việt Nam bằng lời khẳng định của Aung San Suu Kyi đăng trên tờ The Independent ngày 12/9/1988: “Câu hỏi thứ ba người ta cũng thường hay hỏi tôi là tôi có tin rằng phong trào vì dân chủ của nhân dân sẽ thành công hay không. Câu trả lời dứt khoát là CÓ. Trái với tiên đoán của những người hoàn toàn chẳng biết gì hết về tâm trạng của Miến Điện ngày nay, tôi tin rằng nhân dân không chỉ giành được dân chủ, mà họ còn sẽ có thể làm cho đất nước tươi đẹp hơn.”
    Th.S Nguyễn Tiến Trung /Gửi cho BBC từ Sài Gòn/(BBC)

    Cam phục TG
    Cảm ơn anh BVB chọn đăng , giúp tôi được đọc !!
    Cuí đầu trước những ai có lòng với đất nước VN ( chứ không phải cuả bọn Công hèn xuống hàng chó ngưạ vì ngu ) > CHXHCNVN _

    Trả lờiXóa
  18. muốn hiểu về Việt Nam hãy nghiên cứu TQ, vì mỗi năm hàng trăm cán bộ đảng viên sang Tq giao lưu học tập đường lối của Tc ( dùng thuế của dân ) cai trị dân , ví dụ :
    https://m.daikynguyenvn.com/trung-quoc/toi-ac-cua-ong-giang-trach-dan-trong-viec-huy-hoai-dao-duc-dan-toc-trung-hoa.html

    Trả lờiXóa