Trang BVB1

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

“Đầu tư công như người mắc bệnh lây nhiễm”

* NGUYỄN THẢO
Đầu tư công như người mắc rất nhiều bệnh và có những loại bệnh lây sang người khác. Cùng lúc có người đang sử dụng "con người" này như công cụ để trục lợi, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM so sánh.
Nhà nước vẫn tham lam, đầu tư công còn méo mó
Tại diễn đàn Tái cơ cấu đầu tư công gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kinh tế xanh diễn ra vào sáng 24/11 tại Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh nhận xét, đặc điểm nổi bật cơ cấu đầu tư công theo ngành giai đoạn 2000-2013 là tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng công trong khi vẫn duy trì tỷ lệ đầu tư cao vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh trực tiếp và xuất hiện xu thế phân tán đầu tư công sang nhiều lĩnh vực khác.
Toàn cảnh hội thảo diễn ra vào sáng 24/11 tại CIEM. Ảnh: N.Thảo 
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư công không rõ ràng và không phản ánh sự thay đổi nào thật sự về vai trò của nhà nước nói chung và đầu tư công nói riêng trong phát triển và thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội cũng như góp phần thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên chiến lược như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chiến lược phát triển con người và tháo gỡ nút thắt về cơ sở hạ tầng cũng như thể chế.
Ông Ánh chỉ ra rằng, nguyên nhân trực tiếp khiến tái cơ cấu đầu tư công thu được kết quả hạn chế hơn nữa, không thay đổi căn bản là do tái cơ cấu đầu tư công không gắn với vai trò của nhà nước trong nền kinh tế.
Theo đó, vị chuyên gia này bày tỏ quan điểm, thôi bàn về hiệu quả đầu tư công vì đây là bài toán triền miên, vấn đề phải cắt giảm đầu tư công và giữ khoảng 10% GDP và trong chừng mực này lựa chọn những dự án "tử tế" để làm.
"Đầu tư khu tập trung hành chính là đau đầu, lõi vấn đề là dẹp bớt đầu tư theo phong trào, dự án phải chỉ ra nguồn. Cần xem lại với bằng đó tiền để chủ động sắp xếp, chọn cái gì phục vụ cho đất nước này nhiều. Chúng ta quá hiểu nền kinh tế chuyển đổi là gì với một bên là nhà nước, một bên là thị trường, nhà nước không can thiệp, nhà nước phải tách biệt không thể vừa đá bóng vừa thổi còi", ông Ánh nêu quan điểm.
Cũng theo ông Ánh, với những việc thị trường không làm được, không được phép làm hoặc không muốn làm, nhà nước làm.
Không đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan nói, nếu làm như nhà nước cùng dự án lãi của tư nhân sẽ cao hơn. Việc hạn chế thấp nhất sự tham gia của nhà nước cũng không nên mà phải trả hẳn về thị trường.
Cũng theo bà Lan, việc giảm tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong các ngành sản xuất kinh doanh trực tiếp là không đúng mà nhà nước cần rút hẳn khỏi các ngành này.
"Đầu tư công mở ra để đấu thầu rộng rãi vẫn khó khắc phục hạn chế nếu nhà nước vẫn tham lam do đó cần xác định lại vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường", bà Lan nhấn mạnh.
"Tôi cho rằng nhà nước cần nhường lại, trả lại xã hội đầu tư thương mại và để xã hội cùng làm đầu tư mục đích công cộng. Nhà nước vẫn tham lam đầu tư công và sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục méo mó", bà Lan tiếp lời.
Bệnh lây nhiễm mới dùng thuốc giảm sốt
Trình bày tại hội thảo, TS. Nguyễn Tú Anh, Viện CIEM cho biết, hạn chế đầu tư công và tái cơ cấu đầu tư công mới chỉ dừng lại ở việc siết chặt kỷ luật đầu tư công, có nguồn với được đầu tư, chưa có có chế phân bổ vốn đầu tư công về các chủ đầu tư theo cơ chế cạnh tranh; kỷ luật đầu tư công còn lỏng lẻo, thiếu những quy hoạch cứng...
Nguy cơ lớn nhất là nợ công tăng cao và gây bất ổn vĩ mô. Tư duy nhà nước can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế thông qua đầu tư công vẫn còn hiện hữu, tỷ lệ thu ngân sách/GDP có xu hướng giảm.
Tại bàn chủ toạ, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết, có những khái niệm mà Việt Nam nói ra nhưng giải thích mãi thế giới mới hiểu trong đó có cổ phần hoá và đầu tư công.
Cũng tại Việt Nam, liên quan đến đầu tư công, tránh nhiệm giải trình chỉ trả lời "đúng quy trình" bất kể hệ quả xảy ra như nào, "đúng quy trình" chỉ là hình thức.
"Đầu tư công như người rất nhiều bệnh và có những loại bệnh lây sang người khác. Có người đang sử dụng "con người" này như công cụ để trục lợi", ông Cung ví.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS. Đặng Đức Đạm cho biết, trong khi đầu tư công giống như "người mắc nhiều bệnh", 10 năm qua với chiến lược tái cơ cấu đầu tư công cho thấy Việt Nam mới thấy được triệu chứng của con bệnh và mới điều trị được bằng thuốc giảm sốt, kháng sinh chưa xác định được nguyên nhân con bệnh và càng chưa chữa được bằng thuốc đặc hiệu.
N.Th/Bizlive
---------------

8 nhận xét:

  1. Tham nhũng đỏ đã lờn thuốc rồi. Mà thực ra bác sĩ chữa tham nhũng cũng biến chất. Một đám ôm nhau cười nhăn nhở! Tởm!

    Trả lờiXóa
  2. Đầu tư công tràn lan, hiệu quả kém là kiếm ăn trên xương máu Nhân Dân. Đó là tội ác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá đúng! Tượng đài, khu hành chánh tập trung, nhà văn hóa, bảo tàng, cảng biển, khu công nghiệp của địa phương bỏ hoang tràn lan...là những ví dụ điển hình.

      Xóa
  3. Các cụ bảo rồi .đói rỡ ngói chùa ra ăn.
    Có đầu tư ra mới sà xẻo tham nhũng được
    Chia chác ,làm đểu công trình làm trước hỏng sau
    Có nói mãi cũng vậy thoi ,nói kẻo lại mang vạ vào thân
    Thoi chết mẹ nó cho cái xã hội này vỡ nợ là xong

    Trả lờiXóa
  4. Chúng nó làm mà chúng nó không nghĩ được để làm gì.
    Đúng là một lũ điên loạn.
    Đó là hậu quả không thể tránh được của
    CÁCH DÙNG NGƯỜI KIỂU CỘNG SẢN.

    Trả lờiXóa
  5. Người dân yêu nướclúc 13:18 25 tháng 11, 2015

    Một thứ UNG THƯ MÁU đã lây lan khắp cơ thể của Bộ máy chính quyền.
    Có lẽ sẽ có
    MỘT CUỘC ĐẢO CHÍNH QUÂN SỰ?
    RỒI TRONG QUÂN ĐỘI SẼ CÓ MỘT THEIN SEIN?

    Trả lờiXóa
  6. Nhân loại đang đứng trước các cuộc chiến lớn vì sự tồn tại .
    Thổ Nhỉ Kỳ bắn hạ máy bay Nga để trả thù Nga đánh bom tiêu diệt hàng ngìn xe chở dầu của họ trên đất IS...đó là lời tuyên chiến và thách thức.
    Trung Quốc xây một tuyến vạn lí trường thành quân sự hỗn hợp từ Hoàng Sa đến Trường Sa để tiến công Mỹ lấy vùng Tây Thái Bình Dương như Nhật đã làm nhưng thất bại.
    Vậy thì,ĐCSVN và Nhà nước Việt Nam nghĩ vì lẽ gì mà xây dựng những công trình vô nghĩa mà lắm tiền,phải chăng làm cho nội lực cạn kiệt...Khi cạn kiệt rồi thì chỉ 1 lữ đoàn TQLC mỹ hay Trung quốc tấn công chỉ việc giơ tay xin ăn cơm tù mà thôi.
    Khánh Hòà có khu hành chính Tỉnh,huyện không đâu thế giới có,vậy mà dời đi đâu.Đà Nẻng quê mình,Bình Dương xây khu hành chính ôm ấp mây ngắm cảnh chán rồi liệt vị ra đó.
    Công trình thuỷ lợi chỉ có gần một nửa ruộng ,nước sạch nông thôn chỉ có làm lấy lệ để chia tiền nhau.Đất mênh mông mà nhập khẩu bông,sợi thuốc lá,và nguyên liệu cho gia súc...
    Vậy mà hễ nói động đến là lãnh đạo khóc trước bàn dân thiên hạ.Khóc thiệt chứ không phải nước mắt cá sấu đâu....
    Còn nội tình thì chia rẽ cả trăm năm chưa ngán,thích chia rẽ tiếp.
    Tiền và giá trị của nó là tài sản , là giá trị lao động của một DÂN TỘC suốt cả ngìn năm mới có,chứ đâu phải bán xổi mà có.
    Thích là cứ phá,đến ngày nó trói cổ,xong nó đấm vào mặt,xong nó lấy dao rạch nát mặt ra,rồi nó bắn vài viên vào đầu,nó lôi ra vùi đại xuống cái lỗ sau nhà...thì quá muộn như đã từng.
    CS

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CS ơi. Máy bay ném bom Nga bay vào đất TNK, mà Thổ cảnh báo 10 lần Nga vẫn lỳ như trâu thì họ phải "Đòm!" chứ!
      Hồi xưa LX còn bắn rơi máy bay dân dụng của Hàn Quốc làm chết mấy trăm thường dân vì vi phạm không phận LX.

      Xóa