Trang BVB1

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Việt Nam thêm tiếng nói mạnh mẽ tại diễn đàn thế giới


Được bầu vào BCH Liên minh Nghị viện thế giới, trúng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ...là những tin vui liên tiếp đối với Việt Nam.
Trưa 21/10 (đêm 21/10 giờ Hà Nội), Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 70 đã tiến hành bỏ phiếu bầu 18 nước thành viên mới của Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018.
Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao là 182 phiếu ủng hộ trên tổng số 187 phiếu và lần thứ hai trở thành thành viên ECOSOC.
Nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam trong ECOSOC là từ năm 1998 đến năm 2000.
Việt Nam lần thứ hai được tín nhiệm bầu chọn vào ECOSOC là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Việc Việt Nam được bầu làm thành viên của ECOSOC cũng thể hiện sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam, là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong xây dựng và phát triển đất nước cũng như những đóng góp của chúng ta đối với Liên hợp quốc cũng như vào việc xây dựng một thế giới tiến bộ và tốt đẹp hơn.
Chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên mới của ECOSOC, Chủ tịch ECOSOC, Đại sứ Hàn Quốc Oh Joon nói: “Điều đặc biệt quan trọng đối với tất cả các thành viên của ECOSOC là việc có một thành viên mới như Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là bởi chúng tôi đang ở một giai đoạn quan trọng trong bối cảnh chúng tôi mới thông qua chương trình nghị sự phát triển tới năm 2030 hồi tháng trước, và ECOSOC đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình nghị sự phát triển mới này. Chúng tôi mong muốn sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi tại ECOSOC. Với tư cách là Chủ tịch ECOSOC, tôi thực sự rất vui mừng khi được hợp tác với một quốc gia thân thiện như Việt Nam”.
Trả lời phỏng vấn ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cho biết, Việt Nam nhận thức được trách nhiệm rất lớn của mình trong vai trò mới là thành viên của ECOSOC - cơ quan đảm nhận rất nhiều phần việc trong Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững vừa được Lãnh đạo cấp cao các nước thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 9/2015 vừa qua.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến với
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon
nhân chuyến dự Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc
Theo Đại sứ, với tinh thần hợp tác, xây dựng, Việt Nam sẽ tích cực tham gia các hoạt động của ECOSOC, huy động sự tham gia của các lực lượng, các nguồn lực trong xã hội, đổi mới hoạt động của hệ thống phát triển của Liên hợp quốc, phát huy hiệu quả của hợp tác phát triển để thực hiện thành công chương trình nghị sự phát triển bền vững và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), đặc biệt là xoá đói nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện, bảo vệ môi trường.
ECOSOC là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, được giao trách nhiệm thực hiện các chức năng về kinh tế, xã hội của Liên hợp quốc, nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo.
ECOSOC cũng có thể đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc tôn trọng và thực hiện quyền con người.
ECOSOC có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các chính sách, và điều phối các nỗ lực quốc tế, tăng cường phối hợp chính sách để thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển.
Một tin vui khác đến với Việt Nam là Việt Nam cũng đã trở thành một trong hai quốc gia đại diện cho các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực địa chính trị châu Á-Thái Bình Dương tham gia Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) nhiệm kỳ 2015-2019.
Với tư cách đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Ban Chấp hành IPU, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò và vị thế quốc gia nói riêng và của khu vực nói chung tại diễn đàn liên nghị viện lớn nhất thế giới này, qua đó góp phần thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao chung vì lợi ích quốc gia, đồng thời hài hòa với lợi ích của khu vực và thế giới.
Tại phiên thảo luận chung của Đại hội đồng IPU-133 vừa tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, trưởng đoàn các nghị viện thành viên IPU đã phát biểu về chủ đề “Đòi hỏi về đạo đức và kinh tế nhằm đảm tính công bằng, sáng suốt và nhân văn hơn trong vấn đề di cư". Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Trưởng đoàn Việt Nam Trần Văn Hằng cũng đã kiến nghị một số giải pháp đối với vấn đề di cư nhằm góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Minh Thái (Tổng hợp từ TTXVN)/ĐVO
 
---------------

6 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 16:52 22 tháng 10, 2015

    Được bầu vào Hội đồng Kinh tế Xã Hội và Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc là quyền lợi và trách nhiệm luân phiên mà các nước thành viên Liên hợp quốc nào cũng được tham gia. Tham gia để hiểu hoạt động của LHQ, để có trách nhiệm và để được hưởng những quyền lợi mà LHQ mang lại.
    Tuy vậy, VN có đóng góp được gì vào Hội đồng đó hay không?
    Việt Nam có ý thức được quyền lợi trong đó hay không?

    Đầu tiên Việt Nam phải tự mình "Sửa mình" trước đi đã.
    Ví dụ muốn được Hội đồng Kinh tế Xã hội quan tâm một quyền lợi như vấn đề dân cư, khắc phục bão lụt hay trợ giúp người nghèo.... mà VN tiếp tục những chính sách vô nhân đạo, đẩy người dân đến bần cùng hóa và một số nào đó được hưởng lợi, chắc hẳn không một thành viên nào của Hội đồng KTXH muốn hỗ trợ VN.
    Cũng như vậy, tại Hội Đồng Nhân Quyền mà VN lại là quốc gia độc tài kém nhân quyền nhất, thì thử hỏi, VN vào đó để làm gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Không theo nước lớn này mà quay lưng nước lớn khác!!!
      xem:http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bo-truong-phung-quang-thanh-khong-theo-nuoc-lon-nay-ma-quay-lung-nuoc-lon-khac-20151022174531471.htm

      Xóa
  2. Thêm tiếng nói mạnh mẽ ?
    Mạnh mẽ theo kiểu VN thì chán bỏ xừ.

    Trả lờiXóa
  3. LHQ đang cải tạo VN mà...

    Trả lờiXóa
  4. Đừng qua hi vọng. Khi VN được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì cũng là lúc VN đần áp các nhà hoạt động nhân quyền tron g nước một cách tàn bạo. Qui chế bầu của LHQ là phổ thông đầu phiếu, mỗi nước thành viên một lá phiếu. Phần lớn các nước thành viên lại là các nước không dân chủ, vi phạm nhân quyền thậm chí độc tài, vì thế các nước được bầu vào ban nọ, hội đồng kia của LHQ không nhất thiết là vì họ dân chủ hay tôn trọng nhân quyền.

    Trả lờiXóa
  5. Đừng quá thần thánh LHQ. Cụ thể là họ bất lực với các cuộc chiến tranh khu vực trên thế giới. Mỹ, Nga, TC... muốn làm gì thì làm; tự tung tự tác.

    Trả lờiXóa