Trang BVB1

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Tranh cãi về các mô hình trong kinh tế học

* Dani Rodrik
Kể từ cuối thế kỷ 19, khi ngành kinh tế học ngày càng sử dụng nhiều toán học và thống kê hơn, đưa ra những tuyên bố rằng nó là một ngành khoa học, thì những người làm nghề đã bị cáo buộc hàng loạt tội danh.
Các cáo buộc, bao gồm sự kiêu căng, thờ ơ với những mục tiêu xã hội ngoài thu nhập, quan tâm quá mức tới những kỹ thuật chính thống, và thiếu khả năng dự đoán những diễn biến kinh tế lớn như các cuộc khủng hoảng tài chính – thường đến từ những người ngoại đạo, hoặc từ những nhóm không chính thống bên lề. Nhưng gần đây dường như đến cả những cây đa cây đề của ngành này cũng không cảm thấy hài lòng.
Paul Krugman, một người được giải thưởng Nobel đồng thời phụ trách một mục báo (trên New York Times), đã hình thành thói quen đả kích gay gắt sự ra đời của các mô hình kinh tế vĩ mô mới nhất vì bỏ qua những sự thật lâu nay dựa trên quan điểm của Keynes. Paul Romer, một trong những nhà khởi lập thuyết tăng trưởng mới, đã buộc tội một số tên tuổi hàng đầu, bao gồm người đoạt giải Nobel Robert Lucas, về những điều mà ông gọi là “toán học hóa điên rồ” (“mathiness”) – sử dụng toán học để làm rắc rối thêm thay vì làm sáng tỏ vấn đề.
Richard Thaler, một nhà kinh tế học hành vi đáng kính tại trường Đại học Chicago, đã chỉ trích nghề này vì làm ngơ những hành vi trong thế giới thực tế để sử dụng các mô hình vốn giả định rằng con người là những kẻ tối đa hóa lợi ích có lý trí. Và giáo sư tài chính Luigi Zingales, cũng đến từ Đại học Chicago, đã buộc tội những chuyên gia tài chính đồng môn của ông là đã dẫn dắt xã hội đi lạc đường bằng việc phóng đại những lợi ích được tạo ra bởi ngành tài chính.
Quyết tâm giữ "Định hướng XHCN" !
Hình thức phê phán bởi những tên tuổi lớn trong ngành là hoàn toàn lành mạnh và được chào đón – đặc biệt là trong một lĩnh vực mà vẫn thường thiếu nhiều sự tự nhìn nhận. Tôi cũng thường xuyên chỉ trích những quan niệm lâu đời trong bộ môn này – như thị trường tự do và tự do thương mại.
Nhưng có một ẩn ý không thống nhất trong vòng phê phán mới này cần phải được làm rõ – và phải được bác bỏ. Kinh tế học không phải bộ môn khoa học mà trong đó chỉ có một mô hình đúng duy nhất có thể áp dụng tốt nhất trong tất cả các hoàn cảnh. Vấn đề ở đây không phải là “đạt được sự đồng thuận về việc mô hình nào đúng,” như Romer đã nói, mà là để tìm ra mô hình nào áp dụng tốt nhất trong một tình huống cụ thể. Và thực hiện được điều này sẽ luôn là một nghệ thuật, chứ không phải khoa học, đặc biệt khi lựa chọn phải được đưa ra theo thời gian thực hiện.
Thế giới xã hội khác với thế giới vật chất vì nó là thế giới nhân tạo và vì thế nó gần như có thể được uốn nắn không giới hạn. Vì thế, không giống khoa học tự nhiên, kinh tế học tiến lên về mặt khoa học không phải bằng cách thay thế những mô hình cũ bằng những mô hình tốt hơn, mà bằng cách mở rộng thư viện các mô hình, trong đó mỗi mô hình sẽ giải thích cho một sự kiện xã hội khác nhau.
Ví dụ, chúng ta giờ đây có rất nhiều mô hình thị trường cạnh tranh không hoàn hảo hoặc thông tin bất đối xứng. Những mô hình này không làm cho những mô hình tiền bối vốn dựa trên cạnh tranh hoàn hảo trở nên lạc hậu hoặc không phù hợp. Chúng chỉ cho chúng ta ý thức cao hơn về việc những hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi những mô hình khác nhau.
Tương tự như vậy, các mô hình hành vi nhấn mạnh việc ra quyết định dựa trên trải nghiệm giúp chúng ta thành những nhà phân tích giỏi hơn trong những môi trường mà những sự suy xét, cân nhắc như vậy có thể là rất quan trong. Chúng không thay thế những mô hình lựa chọn lý tính – vẫn tiếp tục là công cụ cần sử dụng đến trong một số hoàn cảnh khác. Một mô hình tăng trưởng mà áp dụng vào các nước tiên tiến có thể là một chỉ dẫn tồi cho các nước đang phát triển. Các mô hình nhấn mạnh sự kỳ vọng đôi khi là tốt nhất cho việc phân tích các mức lạm phát và thất nghiệp; nhưng trong một số thời điểm khác, các mô hình với yếu tố Keynesian lại có hiệu quả áp dụng vượt trội hơn.
Jorge Luis Borges, một nhà văn người Argentina, đã từng viết một truyện ngắn – một đoạn văn – mà có lẽ là hướng dẫn tốt nhất cho phương pháp khoa học. Trong đó, ông mô tả một vùng đất xa xôi nơi bộ môn bản đồ học – môn khoa học về vẽ bản đồ – được đẩy đến những thái cực nực cười. Một bản đồ tỉnh chi tiết đến mức có kích cỡ bằng cả một thành phố. Bản đồ một đế chế thì rộng bằng cả một tỉnh.
Dần dần, các nhà đo đạc bản đồ trở nên tham vọng hơn: họ vẽ một bản đồ như chính mô hình, thể hiện chính xác với tỷ lệ 1:1 của cả đế chế. Như Borges hài hước viết, những thế hệ sau chẳng thấy lợi ích thực tế nào của một tấm bản đồ rộng đến mức không thể cầm được như vậy. Vì thế tấm bản đồ này đã bị để tới mục ra ở sa mạc, cùng với môn khoa học địa lý mà nó đại diện.
Nhiều nhà khoa học xã hội ngày nay vẫn chưa nắm bắt được quan điểm của Borges: sự thấu hiểu đòi hỏi sự đơn giản hóa. Cách tốt nhất để đáp lại sự phức tạp của đời sống xã hội không phải là thiết kế ra những mô hình còn      nhiều chi tiết hơn, mà là tìm hiểu xem những cơ chế hệ quả khác nhau hoạt động như thế nào, một cơ chế tại từng thời điểm một, và sau đó tìm ra những mô hình nào là phù hợp nhất trong một tình huống cụ thể.
Chúng ta sử dụng một bản đồ này nếu chúng ta đang lái xe từ nhà đến chỗ làm, một bản đồ khác nếu chúng ta du lịch đến một thành phố khác. Nhưng những loại bản đồ khác nhau sẽ cần được dùng nếu chúng ta đi xe máy, đi bộ, hoặc lên kế hoạch dùng phương tiện công cộng.
Xem xét giữa các mô hình kinh tế – lựa chọn mô hình nào hoạt động hiệu quả hơn – khó hơn rất nhiều so với việc chọn bản đồ đúng. Những người làm nghề sử dụng hàng loạt các phương pháp thực nghiệm chính thức và phi chính thức với nhiều kỹ thuật khác nhau. Và, trong cuốn sách tới đây của tôi tựa đề Các quy luật kinh tế (Economic Rules), tôi chỉ trích việc đào tạo bộ môn kinh tế vì không trang bị một cách thích đáng cho sinh viên những chẩn đoán thực nghiệm mà bộ môn này đòi hỏi.
Nhưng những nhà phê bình nội bộ trong nghề sẽ sai lầm khi cho rằng bộ môn này đã đi sai đường vì các nhà kinh tế học chưa thể đưa ra đồng thuận về những mô hình “đúng” (dĩ nhiên đó là những mô hình họ yêu thích hơn). Hãy để chúng ta tận hưởng bộ môn kinh tế học theo mọi khía cạnh đa dạng của nó – lý trí và hành vi, Keynesian và Cổ điển, tốt nhất và tốt thứ hai, chính thống và không chính thống – và dồn toàn bộ năng lượng của chúng ta vào việc trở nên khôn ngoan hơn trong lựa chọn mô hình nào để áp dụng vào lúc nào.
D.R/NCQT
------------
** Dani Rodrik là Giáo sư ngành Kinh tế Chính trị Thế giới tại Trường Quản trị Nhà nước John F. Kennedy thuộc ĐH Harvard. Ông là tác giả của các cuốn sách One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth (Princeton University Press, 2009) và, gần đây nhất, là The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy (W. W. Norton & Company, 2012).
/NguồnDani Rodrik, “Economists vs. Economics”, Project Syndicate, 10/09/2015.
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đínhLê Hồng Hiệp/

-------------

5 nhận xét:

  1. Khủng hoảng tài chính (financial crisis)
    Theo nghĩa rộng đó là sự chấn động của toàn bộ hệ thống tài chính trong cả nước bao gồm hệ thống tín dụng, lưu thông tiền tệ và tài chính nhà nước.
    Theo nghĩa hẹp đó là sự khủng hoảng của nền tài chính nhà nước mà biểu hiện chủ yếu là ngân sách thiếu hụt lớn và kéo dài.

    Trả lờiXóa
  2. ĐCSVN chon mô hình kinh tế thị trường có đuôi( định hướng xhcn). Nhờ đó , bộ phận không nhỏ trong đảng túm lấy cái đuôi này , đu một phát qua tư bản , vào xhcn. Nắm cái đuôi này không chỉ thối móng tay mà còn thối cả não. Ở VN, bộ phận không nhỏ đã xây dựng xong cnxh cho riêng họ . Hoá ra, cnxh không thơm như chúng ta thường nghĩ .

    Trả lờiXóa
  3. Trả lời
    1. Bạn phải trình bày rõ về 2 cái đuôi của mình chứ?

      Xóa
  4. mô hình kinh tế Việt Nam rất dễ hiểu, nó phân qua làm 3 thời kì, từ quá độ lên xhcn:
    giai đoạn 1: tìm cái bọn lì nhất, ngu nhất trói bọn dân ngu ku đen lại, cho chúng nó đói rã họng ra, đây gọi là đấu tranh giai cấp
    gd2: cởi chúng ra , cho chúng lê lết kiếm ăn, tất nhiên là bọn chúng hết đói, tức là đổi mới gọi là đảng ta sáng suốt tài tình
    gd3: bọn dân ngu có của ăn, khôn ra, thì tranh thủ xuất khẩu bọn này, kể cả làm osin, đĩ, phu lao động, thu đola về gọi là hội nhập
    gd4: tiến lên xhcn , cho mỗi gia đình cái tv, oto, cho chúng nói một ít về ước vọng đó là xhcn, rất tiếc bọn tư bản có lâu rồi, chúng chuẩn bị lên sao hoả sống

    Trả lờiXóa