Ban
chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Đảng CSVN vừa nói sẽ đưa 8 vụ
án trọng điểm ra xét xử trước Đại hội 12 của Đảng.
Trong lúc
tám vụ án trọng điểm mà Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Việt
Nam vừa đề nghị đem ra xét xử trước Đại hội lần thứ 12 của Đảng CSVN được cho
là một 'vở diễn', 'ít về số lượng', thì cách thức các vụ án được đưa tin cho thấy
một sự 'thiếu tường minh'.
Đó là một
vài bình luận mà các nhà quan sát, phân tích chính trị, xã hội Việt Nam nói với
BBC.
Giáo sư
Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nêu quan điểm cho rằng chống
'tham nhũng' từ đầu nhiệm kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới nay tỏ ra khá
'lúng túng' và tuyên bố này của Đảng chỉ là 'một màn kịch nhạt nhòa'.
Nhà xã hội
học nói: "Khi tình hình Đại hội 12 sắp diễn ra lại thấy rộ lên vấn đề chống
tham nhũng. Và người ta liệt kê thành tích xử được bao nhiêu vụ, bỏ tù được bao
nhiêu anh, rồi kê khai tài sản được bao nhiêu vị.
"Nhưng
theo tôi, 'màn kịch này' cũng chỉ là một trong những pha trước Đại hội mà thôi.
Đối với người dân như là tôi chẳng hạn, thì tôi suy nghĩ, tôi không thấy có gì
là hấp dẫn. Bởi vì người ta cần đột phá thì không thấy, chỉ vậy thôi."
Khi được
đề nghị bình luận về tám vụ án cụ thể được đề nghị xét xử, ông nói: "Tôi
không đi vào chi tiết, tôi chỉ nhìn chung màn kịch, thì tôi thấy vở diễn nhạt
quá. Nó không hấp dẫn gì cả, người ta cũng phải ly kỳ, hồi hộp... đây thấy nó
nhạt nhòa quá, cho nên cái 'miếng võ' mà ngài Tổng bí thư đưa ra tôi thấy nó chẳng
phải là võ tàu, mà cũng chẳng phải là võ tây, mà nó lúng túng 'như gà mắc tóc'.
"Cho
nên theo tôi, nó cũng không có ý nghĩa gì lắm trong chính trường Đại hội 12 cả.
Đấy là theo tôi nghĩ nếu cứ nhìn trên những 'con muỗi mắt', thống kê lên những
vụ bắt bớ, với kê khai tài sản... thì tôi thấy vở diễn này kém quá," từ
Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai nói.
Đụng chạm ô dù
Từ Hà Nội,
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nêu quan điểm cho rằng cần theo dõi thêm diễn biến của
các vụ xử, tuy nhiên ông thấy rằng các vụ án này là 'quá ít' so với thực tế
tình trạng tham nhũng ở Việt Nam mà từ lâu theo ông Đảng và nhà nước 'đã cạn kiệt'
ngôn từ trong cuộc chiến chống tệ nạn này.
Ông nói:
"Việc chống tham nhũng của Việt Nam thì về mặt lời nói đã dùng những ngôn
từ cao nhất rồi, tức là đã cạn ngôn từ rồi: 'giặc nội xâm', rồi 'nguy cơ tồn
vong' của đất nước.
"Thế
nhưng hiện nay việc chống tham nhũng, Việt Nam rất kém hiệu quả. Cụ thể là xếp
hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) về cảm nhận
tham nhũng của Việt Nam, thì điểm ba năm: 2013, 2014 và 2015 cứ là 31/100,
không có thay đổi gì cả."
Nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương bình luận thêm về tính 'trọng
điểm' và điển hình của các vụ án và một vấn đề khá 'nhạy cảm' ở Việt Nam trong
chống tham nhũng mà ông gọi là 'đụng chạm ô dù'.
Tiến sỹ
Doanh nói: "Theo tôi hiểu 8 vụ ấy thì không phải là nhiều và so với việc
tham nhũng mà xã hội Việt Nam hiện nay đang đề cập, thì chắc chắn số vụ tham
nhũng rất là nhiều chứ không phải là ít.
"Thế
nhưng vấn đề ở đây là chuẩn bị được đến đâu, hồ sơ được đến đâu, điều tra được
đến đâu, thì đưa ra đến đấy là một. Việc thứ hai nữa là các việc xử án tham
nhũng này thì thường là tham nhũng ở Việt Nam không thể nào thực hiện được, nếu
như không có ô dù nhất định.
"Nếu
mà xử tham nhũng vụ này, hay vụ kia, rất có thể là sẽ đụng đến cái ô dù nào đấy
và đấy là một vấn đề có lẽ là cần tiếp tục theo dõi thêm xem là việc xử nhân vật
tham nhũng này có tác động gì đến ông A, ông B nào đấy, ở đâu đấy trên cao hay
không. Và điều ấy là điều đáng chú ý trong việc xử tham nhũng trước kỳ Đại hội,"
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói.
Hời hợt, bưng bít?
Hôm thứ
Ba, từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát và vận động cho xã hội
dân sự ở Việt Nam bình luận về tám vụ án trọng điểm.
Ông nói với
BBC: "Cảm nghĩ của tôi là có vẻ như những vụ án trọng điểm đưa vào năm nay
hời hợt hơn khá nhiều so với những vụ án trọng điểm đưa vào những năm trước.
"Thí
dụ như vào năm 2013, đã đưa ra một số vụ án trọng điểm, trong đó có đưa ra xử vụ
Dương Chí Dũng, tức là Vinalines.
"Và
cái cách mà bên ngành tư pháp cũng như bên Đảng chỉ đạo đối với các vụ án trọng
điểm thường là phải đưa tên tổ chức đầu tiên, rồi sau đó mới là những cá nhân
chịu trách nhiệm nằm trong tổ chức đó, kèm theo chức vụ cụ thể.
"Và
thậm chí còn đưa luôn cả nội dung của từng vụ án, từng vụ việc và mức độ vi phạm
trầm trọng như thế nào. Nhưng tám vụ án được coi là trọng điểm năm nay lại chỉ
có tên cá nhân và đồng phạm, đồng bọn, ngoài ra không có gì khác.
"Và
việc mà quá vắn tắt như vậy nó làm cho người ta có cảm nhận đầu tiên là thứ nhất
dường như những vụ án được coi là trọng điểm lại có một cái gì không minh bạch,
hoặc là bị bưng bít.
"Ít
nhất về mặt truyền thông, về mặt tuyên giáo, đưa ra chỉ để cho độc giả, cho dư
luận xã hội biết một chút thôi, còn lại người ta muốn che dấu một cái gì đó.
"Cảm
nhận thứ hai, nếu như những vụ án này nó đơn giản tới mức chỉ có tên cá nhân và
những đồng phạm mà không có mức độ nghiêm trọng như là những vụ án đưa vào những
năm trước, thì có thể đây chỉ là những vụ án bình thường và đưa ra xét xử cho
có."
"Vấn
đề là thời điểm đưa ra vào lúc này nó có ý nghĩa gì," ông Phạm Chí Dũng đặt
dấu hỏi.
(BBC)
-------------
Tám vụ án này thiếu minh bạch và quan trọng thật. Nhưng trước một sự kiện quan trọng như Đại hội 12 mà ông Tổng bí thư có chủ trương hướng dư luận xã hội tập trung vào những tội kinh tế này để bỏ qua những tội khác có ảnh hưởng rất lớn về an ninh quốc phòng.... tức là ông TBT đáng để đưa ra xét xử đầu tiên
Trả lờiXóaHitler tái thế mới dẹp được loạn tham nhũng VN! Đem bọn chúng vào phòng hơi ngạt!
Trả lờiXóaAnh Minh và chị Bạch có thể làm chung phòng nhưng không thể cưới nhau.
Trả lờiXóaTrò hề ko hơn ko kém...
Trả lờiXóaNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh bình luận thêm "về tính 'trọng điểm' và điển hình của các vụ án và một vấn đề khá 'nhạy cảm' ở Việt Nam trong chống tham nhũng mà ông gọi là 'đụng chạm ô dù". Xin hỏi ô dù nào, ô dù ở đâu ra?. Ở Quốc hội, Chính phủ hay ở đảng?????.
Trả lờiXóaMục đích sinh ra điều 4 hiến pháp Độc đảng toàn trị "lãnh đạo nhà nước và xã hội, tuyệt đối và toàn diện" là để duy trì cái đặc quyền đặc lợi cho riêng đảng cầm quyền, là để kẻ cầm quyền tự do ăn cướp vơ vét chứ không thì csvn đã để đa đảng cho nó lành, hoặc cho mỗi đảng một việc, đảng nào không được cầm quyền thì đứng ở Vị trí soi xét giám sát kiểm tra và sẵn sàng móc họng bọn tham lam cầm quyền ra.
Trả lờiXóaTham nhũng là thuộc tính bất biến của mọi chế độ độc tài. còn độc tài toàn trị thì còn tham nhũng vô tội vạ; không tam quyền phân lập mà tam quyền nhất đảng lập thì lại càng để tham nhũng vô phương chữa trị. vì người dân không có thực quyền và không thể giám sát kiểm tra bộ máy cầm quyền nếu chúng tham nhũng.
Điều này được minh chứng các vụ tham nhũng lớn nhất đều có tổ chức và đều không được xử lý thích đáng và đảng cũng như chính quyền không bao giờ tự khui được ra nếu không có người dân kiện cáo làm um lên.
Các vụ PMU 18, Vinashin... báo NGƯỜI CAO TUỔI, đã minh chứng cho việc ai chống tham nhũng thì đảng dùng chính quyền trị ngược lại người chống tham nhũng dưới các khẩu hiệu "bị vu cáo";"'làm lộ bí mật nhà nước";"bôi xâu lãnh đạo đảng..."
Tham nhũng là mục đích của độc tài toàn trị, nó là phương tiện để nuôi béo độc tài, duy trì cái quyền ăn cắp ăn cướp và lừa đảo của csVN.
Vì vậy, muốn chống tham nhũng triệt để và cơ bản thì buộc phải chống lại sự cầm quyền bất chính của đảng độc tài toàn trị csVN.
Bản thân việc cướp quyền bất chính không qua cạnh tranh bầu cử tự do mà bằng bắn giết bạo lực; rồi giữ quyền bằng áp đặt xiềng xích bạo lực đã là tham nhũng chính trị của các đảng độc tài toàn trị như đảng csVN- dù được biện bạch, ngụy minh bằng các khẩu hiệu "chống Pháp Mỹ xâm lược"; giành "độc lập"; "thống nhất" và "xóa bỏ bất công bóc lột", thì nếu người ta hiểu rõ bản chất của độc tài đảng toàn trị thì người ta cũng thừa biết là csVN là bọn lưu manh lừa đảo và tham nhũng chính trị chứ công lao ơn huệ gì, tội to lắm đấy.