Đồng hồ nợ công Thế giới và Việt Nam hôm 03/10/2015. |
Bộ Tài chính Việt Nam ngày
2/10/2015 phản bác số liệu nợ công 66,4% của năm 2014 vượt trần cho phép, do Bộ
Kế hoạch đầu tư công bố trước đó. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này qua ghi nhận ý
kiến chuyên gia trong ngoài nước.
Nợ công quốc gia đã vượt mức
báo động?
Học viện Chính sách và Phát triển
thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa gây bất ngờ lớn khi tính toán nợ công bao gồm luôn
các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước và nợ của tổ chức bảo hiểm và an
sinh xã hội, trong khi theo qui định của Nhà nước nợ công quốc gia chỉ gồm nợ
chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.
Được biết Quốc hội Việt Nam qui định
trần nợ công là 65% GDP Tổng sản phẩm nội địa, nếu con số 66,4% là khả tín thì
nợ công quốc gia đã vượt mức báo động. Cho tới nay Bộ Tài chính áp dụng cách
tính nợ công hạn chế theo qui định Nhà nước, cho ra số liệu nợ công năm 2014 chỉ
là 59,6% GDP. Trả lời Nam Nguyên sáng 2/10/2015, Tiến Sĩ Vũ Quang Việt nguyên Vụ
trưởng tài khoản thống kê Liện Hiệp Quốc, từ New York nhận định: “Quốc tế
gọi nợ công là nợ của tất cả cơ quan công quyền Việt Nam hoặc doanh nghiệp thuộc
về nhà nước. Bởi vì những doanh nghiệp đó mà thất bại thì nhà nước phải
có trách nhiệm. Do đó nợ công không những phải tính nợ của chính phủ trung
ương, nợ của chính quyền địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước và đúng như bộ
Kế hoạch Đầu tư họ nói là phải tính luôn nợ ở trong bảo hiểm xã hội nữa. Vì những
người về hưu chính phủ nước nào cũng vậy có qui định người ta được hưởng bao
nhiêu phần trăm lương của lương cuối cùng, tùy theo người ta làm bao nhiêu năm.
Cái đó chính là nợ của nhà nước khi người ta về hưu phải trả. Hiện nay tình trạng
của Việt Nam khả năng không trả được phải nói rất là lớn, mà càng ngày nó càng
lớn hơn vì số người về hưu nhiều, tiền lương cao lên, số tiền người ta nhận được
nhiều hơn; ngoài ra người ta còn sống già hơn trước kia nhiều. Cái đó là một phần
lớn của số nợ và theo nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc thì tất cả những cái đó phải
được tính vào nợ công hết.”
Theo báo chí Việt Nam hồi tháng 7 vừa
qua, Ngân hàng Thế giới công bố nợ công của Việt Nam năm 2014 là 110 tỷ USD
tương đương 59% GDP, xấp xỉ số liệu của Bộ Tài chính Việt Nam. Theo TS Vũ Quang
Việt, người từng tham gia thiết lập chuẩn mực hệ thống tài khoản quốc gia cho
Liên Hiệp Quốc, thì những chuẩn mực được qui định rất rõ ràng. Quĩ tiền tệ quốc
tế IMF hay Ngân hàng thế giới World Bank đều hiểu rõ. Tuy nhiên các định chế
này chấp nhận những báo cáo của chính phủ nước sở tại để công bố chính thức.
Tuy nhiên họ cũng có thể có những tính toán khác dựa vào số liệu tự tìm hiểu, mặc
dù không công bố cho công chúng biết. TS Vũ Quang Việt tiếp lời: “Đối với
World Bank và IMF các nước nộp cái gì thì họ nhận cái đó thôi, giống như là khi
tính GDP của Việt Nam hay GDP của Trung Quốc. Hệ thống tài khoản quốc gia đưa
ra những chuẩn mực rất rõ ràng. Nhưng mà nhiều nước không theo thì Liên Hiệp Quốc,
như trong trường hợp tôi có trách nhiệm tôi không được quyền tự sửa lại. Trong
Liên Hiệp Quốc có hai phần, một phần tính toán do các nước nộp thì bắt buộc phải
in ra; còn phần do nhân viên Liên Hiệp Quốc tự tính toán thì theo nguyên tắc
khác. Thí dụ trường hợp Trung Quốc nếu mình tính lại thì có thể tốc độ tăng GDP
của họ thấp hơn điều họ nói ra và tại sao chúng tôi có thể giải thích được…Nhưng
về chuyên môn về pháp luật mình không được quyền đưa ra cái đó để tính thay thế
con số của Trung Quốc. Các cơ quan quốc tế không có quyền làm việc này…. Trong
trường hợp này về mặt nợ cũng vậy World Bank và IMF họ cũng in ra số liệu mà Việt
Nam đưa cho họ thôi…trừ trường hợp họ thấy rất là sai…thì họ quyết định không
in ra và họ có quyền làm việc này.”
Ít nhất đã có một én xuất hiện
Trong cuộc họp báo chiều 1/10/2015
tại Hà Nội, Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định thẩm quyền công bố số liệu
nợ công thuộc về Bộ Tài chính và Bộ này tính toán nợ công quốc gia theo qui định
hiện hành. Đó là chỉ gồm nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính
quyền địa phương. Bà Thứ trưởng Tài chính lập đi lập lại cách tính của Bộ Kế hoạch
Đầu tư là không đúng qui định.
Như vậy đã rõ ràng nợ công của Việt
Nam theo qui định hiện hành là chưa thể hiện thật đầy đủ các món nợ mang tính
chất nợ công. Thật ra các chuyên gia cho rằng, xác định nợ công đã vượt trần
cho phép cũng chưa phải là điều quan trọng nhất, vì nhiều nước phát triển có mức
nợ công quốc gia cao hơn GDP tới vài lần như Nhật 400%, Hoa Kỳ 260%. Điều
hệ trọng là khả năng trả nợ và câu hỏi đặt ra là tình hình của Việt Nam hiện
nay ra sao.
TS Vũ Quang Việt phân tích: “Hiện nay Việt nam chưa gặp khó khăn trong vấn
đề trả nợ, hầu hết các khoản nợ đó là nợ chính phủ, nợ các tổ chức quốc tế với
lãi suất thấp. Nhưng nếu tính thêm nợ của doanh nghiệp nhà nước thì vấn đề sẽ gặp
khó khăn mà đã từng khó khăn rồi như Vinashin đã không trả nợ được và nếu nợ
ngày càng tăng là vấn đề khó. Thứ hai nữa như hiện tại giá trị của đồng tiền Việt
và đặc biệt Việt Nam muốn phá giá lớn để có thể xuất khẩu được. Phá giá như vậy
khả năng trả nợ sẽ giảm hẳn đi, vì phải trả nhiều hơn bằng đồng VN và như vậy họ
có thể không có khả năng trả nợ nữa. Số nợ hàng năm phải trả có thể hơn 20%
ngân sách quốc gia, nợ càng tăng lại phá giá đồng bạc nữa thì mất khả năng trả
nợ là có.”
Tại Việt Nam, chuyên gia kinh tế
Ngô Trí Long từng nhiều lần đề cập tới khả năng trả nợ của Việt Nam mà ông nói
là quá nhiều ẩn số. Trong dịp trả lời chúng tôi Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí
Long nhận định: “Hiện
nay thu nhập của Việt Nam phần ngân sách luôn luôn mất cân đối, thực chất làm
ăn không có hiệu quả. Ví dụ trong thu ngân sách thì 75% là thu để chi còn lại
là để trả nợ, như vậy thực chất không có đầu tư. Muốn đầu tư thì phải đi vay,
trong bối cảnh làm không đủ ăn mà đầu tư lại đi vay thì nợ công là một gánh nặng.
Nếu không có các giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ nghiêm túc, không nhìn
nhận bản chất vấn đề thì hậu quả khó lường.”
Bộ Kế hoạch Đầu tư được cho là đã
làm một cuộc cách mạng khi phê phán phạm vi xác định nợ công theo Luật Quản lý
nợ công hiện hành tồn tại một số bất cập và chưa tính đầy đủ nhiều khoản có bản
chất là nợ công. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh được báo chí mô tả
là cấp tiến và thẳng thắn, từng nói thẳng Việt Nam theo đuổi mô hình không có
thật là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu ‘một con
én không làm nên mùa xuân’, nhưng giới học giả trí thức từng nói rằng, ít nhất
đã có một én xuất hiện chờ báo hiệu mùa xuân sắp về.
Nam Nguyên/(RFA)
------------
- Nợ công (international debt)
Trả lờiXóaTiền mà 1 nước đi vay của cộng đồng quốc tế. Các nước mắc nợ bao gồm chủ yếu là những nước đang phát triển, những nước này đi vay ngoại tệ từ các nước phát triển và các ngân hàng tư nhân để tài trợ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của mình. Nợ công đã trở thành một vấn đề quốc tế nóng bỏng trong những năm qua, khi nhiều nước mắc nợ không có khả năng trả nợ, tức trả vốn và trả lãi, do thu nhập ngoại tệ bị giảm vì các điều kiện trao đổi quốc tế ngày càng bất lợi cho họ.
- Khủng hoảng công nợ quốc tế (international debt crisis)
Tình trạng đại đa số các nước đi vay các khoản tín dụng quốc tế, chủ yếu là các nước đang phát triển, không có khả năng trả được các khoản lãi vay hay cả gốc lẫn lãi khi đến hạn và kéo dài trở thành không còn có điều kiện, khả năng để trả các khoản đó nữa, buộc các nước chủ nợ phải tìm biện pháp giải quyết như hoãn nợ, xóa nợ, mua lại nợ v.v...
- Nói chung, mắc nợ không trả nổi thì chỉ có nước bán nhà để trả...
- "một con én không làm nên mùa xuân" - Mùa Xuân tự khắc sẽ đến, không cần những con én run rẩy.
Nói gì thì nói,nhưng một cách chân thành mà thưa rằng - dân đen chúng tôi 100% không bao giờ tin người cộng sản nói cho dù là ở đâu,cho dù là ở vị trí nào,cho dù là tầm quan trọng của vấn đề ra sao,bởi người cộng sản nói láo là bản chất,họ phải nói láo,nói láo và nói láo- suốt đời như vậy-một mai khi họ chết,nếu chôn ở một chỗ nào đó những cây mọc chung quanh,khi ra hoa ra trái cũng hoa láo,trái láo // dân đen là phận nô lệ nên im lặng cúi mặt làm thinh,đơn giản chỉ có vậy ! chuyện dài đất nước tôi !!!
Trả lờiXóa"cs chỉ có tuyên truyền và dối trá"-Gorbachev-tổng bí thư đảng CS Liên Xô-một thời là cha đẻ của csVN.
XóaMột phần nợ công quốc gia dùng để mua sắm nội thất sơn son thếp vàng trong cung điện của lão Mạnh đức nông.
Trả lờiXóaMột phần ngoại tệ chính phủ dùng để trả nợ là do các cô gái đã thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lê,xuất ngoại làm đĩ gửi về.
Doanh nghiệp nhà nước nợ, không tính nợ công thì nợ gì ? Nợ đời hè.
Trả lờiXóaNợ thì Dân trả thế thôi
Đời này chưa hết thì đời cháu con
Dân thì còm cõi mỏi mòn
Vua quan, lầu tía , gác son, tiệc tùng.
Nợ là đúng thôi: Thuế đâu mà nuôi cả đảng, đoàn, và các cái hội vớ vẩn!? Một là: Giành cho được quyền lãnh đạo đất nước để mà ăn bám thuế của dân. Hai là: Láy tiền của dân để nuôi tay chân làm chân rết cho đảng. Nhưng cái giá phải trả là nuôi những thằng chí phèo mà thôi!!!
Trả lờiXóaHy vọng lãnh đạo Đảng & Chính phủ không bán rẻ đất nước . Có bán thì bán được giá 1 tẹo cho đỡ nhục, bõ công những người đã hy sinh xương máu cho cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước
Trả lờiXóaHãy tỉnh táo lại đi các ngài ơi!Cứ kiểu này là đưa nhau xuống hố cả nút đấy!Mà cũng chỉ có dân đen chúng tôi chết chứ các ngài thì chết thế nào được!!!
Trả lờiXóaCác ngài đểu ấy cũng phải chết chứ! Sống lâu thành "guỷ" a?
XóaMột bộ máy nhà nước khổng lồ , ông quan nào cũng tuyên bố cải cách . cải cách hành chính , cải tổ nhân sự , sau khi cải cách thì giấy tờ nhà đất làm trễ hàng tháng , muốn nhanh phải tốn nhiều tiền hơn để cho giấy nó trơn ,đừng hỏi tại sao người dân không tin vào chính quyền mà phải tự hỏi chính quyền đã làm gì cho dân tin , đừng có ngồi bàn giấy mà hô khẩu hiệu !!!
Trả lờiXóa