Trang BVB1

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Không thể cứ trả lời theo kiểu ‘Kangaroo’!

* TÔ VĂN TRƯỜNG
Nhân bàn đến  thổ ngữ, thổ âm là vấn đề phổ biến của thế giới, tôi được vị trưởng thượng lưu ý là bên cạnh đó còn có vấn đề ngữ và nghĩa của các thuật ngữ. Đây là vấn đề gây ra không biết bao nhiêu sự rắc rối trong cuộc sống, nhất là trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Do không có sự giải thích rõ ràng, nên trong các văn kiện chính thức của nước ta cho đến nay có vô số vấn đề vẫn tù mù, ai hiểu thế nào cũng được và hành động thế nào cũng xong.

Tôi đã nhiều lần đến các nước nói tiếng Anh thấy tiếng Mỹ dễ nghe vì tính toàn cầu và cao ngạo. Lịch sự thì dân England chính thống. Úc và New Zealand thì nói khó nghe. Có nhiều câu chuyện vui được nghe kể lại về thổ ngữ. 
Xem phim Úc hơi khó nghe hơn phim Mỹ nhưng cũng hiểu nội dung. Có người bạn lớn tuổi bảo rằng nói tới Úc lại hậm hực là cái dân Úc dùng tiếng Anh mà sao cái từ dầu hôi (dầu hỏa) cứ một mực gọi là Parafine (trong khi cả thế giới đều dùng từ này để chỉ sáp nến “sáp đèn cày”!
            Thực tế, chẳng cứ gì dân Úc mà ngay cả dân "Anh rặc" cũng có từ sai toét tòe loe - đó là từ kangaroo (con chuột túi). Lần đầu tiên, có người Anh tới Úc họ thấy con vật lạ và hỏi thổ dân bản địa và được trả lời "kangaroo", họ bèn ghi vào tự điển tên loài vật này . Ai dè, tới mãi sau có người nghiên cứu thổ ngữ của dân bản địa thì mới hay rằng "kangaroo" nghĩa là : "tôi không hiểu" (ông nói gì) đã lỡ rồi nên con vật này đành mang cái tên "tôi không hiểu" . Đúng là "oan thị Kinh"!
            Nói về giọng địa phương, chẳng nói đâu xa, hồi ông Trường Đình Tuyển mới ra Hà Nội, mỗi khi phát biểu trong cuộc họp dù kiến thức rất uyên bác và am hiểu thực tế nhưng giọng xứ Nghệ nặng chịch rất khó nghe, nên ông Phan Văn Khải nửa đùa, nửa thật đề nghị ông Võ Văn Kiệt cho người phiên dịch. Có bài báo tường thuật ý kiến của ông Trương Đình Tuyển, thú thực đọc xong, tôi không hiểu ông nói về cái gì, hỏi lại hóa ra bàn về kinh tế nhưng do nhà báo không có kiến thức về chuyên môn, máy ghi âm rè rè, lại gặp thổ âm xứ Nghệ càng khó nghe thành ra khi viết “tam sao thất bổn” cũng không có gì lạ.
Thổ ngữ khó hiểu đã đành, còn thuật ngữ mà hiểu thế nào cũng được thì thật tai hại, rắc rối. Để tránh các suy diễn hiểu nhầm, trong các văn kiện chính thức như luật, hiến pháp, hiệp định bao giờ người ta cũng để một phần thời lượng rất đáng kể để “giải thích thuật ngữ”.
Ngày nay, thuật ngữ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (Cổ phần hóa DNNN) ở nước ta dùng một cách phổ biến trong các văn bản chính thức của đảng và nhà nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng những ngày đầu, không ít vị lãnh đạo vẫn chưa hiểu bản chất kinh tế của nó. Có chuyên gia giải thích bản chất kinh tế “cổ phần hóa DNNN” là tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, nếu các chuyên gia đưa thuật ngữ “tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước” theo đúng bản chất kinh tế của nó vào các dự thảo văn kiện thì chắc chắn văn kiện không những không được thông qua, mà còn gây ra rắc rối, thậm chí thảm họa cho người đề xuất chủ trương đó.
Tôi được biết nhóm người đầu tiên thay mặt nhà nước ta đi vận động vay vốn ưu đãi (ODA) bao giờ cũng gặp một trong những chuyện phức tạp là vấn đề doanh nghiệp nhà nước. Việc xử lý vấn đề doanh nghiệp nhà nước bao giờ cũng được các đối tác nêu ra như là một trong những điều kiện quan trọng để quyết định cho vay hay không. Ngay cả khi đàm phán về hiệp định đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề doanh nghiệp nhà nước cũng được các đối tác đặt ra.
Thuở ban đầu khi đàm phán vay vốn ODA đó, một số vị lãnh đạo có trách nhiệm của Việt Nam phải giả câm, giả điếc, giải thích “cổ phần hóa là cổ phần hóa”, không phai tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng chẳng ai tin. Sau đó, họ buộc phải giải thích rằng cổ phần hóa là nhà nước bán (hay cho thuê…, tức chuyển quyền sở hữu tài sản) một phần hay toàn bộ doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân hay một tập thể nào đó, tức là biến doanh nghiệp vốn là sở hữu nhà nước thành sở tư nhân hay sở hữu hỗn hợp. Thế là từ đó, trong các văn bản bằng tiếng Anh sau thuật ngữ  “cổ phần hóa” bao giờ cũng kèm theo trong ngoặc đơn “tư nhân hóa”. Cụm từ "tư nhân hóa" trong ngoặc đơn là do người nước ngoài "chua" thêm vào chứ không phải do ta viết ra. Bởi lẽ, ai trong chúng ta tự viết ra điều đó đều "bị ăn đòn"! (Còn sở hữu tập thể thì cả thế giới, có lẽ trừ Việt Nam đều hiểu đó là sở hữu tư nhân).


Tuy nhiên, theo tôi tìm hiểu thì khái niệm "cổ phần hóa" không đồng nghĩa với tư nhân hóa! Có hai loại công ty tư nhân (1) Công ty do một người hay vài người nắm giữ, mỗi người có "phần hùn" định sẵn, có bán lại thì phải có sự đồng ý của các phần hùn khác. Họ  không có phát hành cổ phiếu bán trên thị trường. và (2) Công ty được phân thành cổ phần bán trên thị trường. Ai nắm nhiều cổ phiếu thì người đó có ảnh hưởng lớn. Ai cũng có quyền bán và mua.
Doanh nghiệp nhà nước "cổ phần hóa" vẫn là doanh nghiệp nhà nước nếu mà phần cổ phần nhà nước nắm, có ảnh hưởng đến quyết định của công ty. Hiện nay rất nhiều công ty "cổ phần hóa" kiểu này, có phần quyết định là 30 hay 50% là do nhà nước nắm và bán ra phải do nhà nước quyết định. Như thế, loại công ty này nên gọi là "công ty phần hùn", tùy theo phần hùn là bao nhiêu mà nó là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Theo nguyên tắc của Hệ thống Tài khoản Quốc gia của Liên Hiệp Quốc , tỷ lệ cổ phần quyết định là tỷ lệ mà nhà nước có thể quyết định việc bổ nhiệm Hội đồng quản trị.
"Cổ phần hóa" ở Việt Nam là hình thức tư nhân hóa giả hiệu, nên gọi đúng tên là công ty nhà nước có phần hùn của tư nhân. Tư nhân nào mà nắm cổ phần lớn thì có thể lạm dụng vai trò của nhà nước để làm lợi cho mình.
Trong trường hợp này, trong các văn kiện chính thức không giải thích thuật ngữ “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ” hóa ra “có lợi”.  Tuy nhiên, trong trường hợp không giải thích rõ nghĩa “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì lại “có hại”. Do thiếu sự giải thích nên đã 30 năm trôi qua rồi mà người ta vẫn bỏ tiền ra để tổ chức các cuộc hội thảo để tìm ra nội hàm của khái niệm “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”!?.
Ngay cả Bộ Khoa học & Công nghệ cùng với Hội đồng lý luận Trung ương đã tốn nhiều thời gian công sức, tiền bạc để nghiên cứu đề tài khoa học về nội hàm kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng kết quả như đi tìm “lá diêu bông”! 
Nhưng quan trọng hơn là do không có sự giải thích cụ thể, mà thực chất là không hiểu hay mơ hồ về bản chất của nó, nên lúng túng trong chỉ đạo thực hiện, gây thiệt hại lớn cho đất nước, đến mức trong Dự thảo báo cáo kinh tế trình Đại hội Đảng khóa XII coi đây là nguyên nhân số 1 gây ra sự yếu kém. Xin trích nguyên văn để bạn đọc tham khảo: “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về vai trò của Nhà nước, kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, thị trường quyền sử dụng đất, quản lý giá cả, phân bổ nguồn lực, cơ chế cung ứng dịch vụ công, giá dịch vụ trong giáo dục, y tế... chưa đủ rõ và còn khác nhau.”.
Rõ ràng trong dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng không giải thích rõ cụm từ “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là rất có hại. Hệ luỵ của trường hợp “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước’ biết mà không giải thích, khác lắm với hệ luỵ của trường hợp thứ hai là không biết hay mơ hồ.  Không thể cứ trả lời theo kiểu "Kangaroo !". Thực chất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự lai tạp vô lý của hai loài không cùng hệ gene, chỉ là sự nguỵ biện, duy ý chí, lạc lõng.
Có thể tóm tắt lại những sai biệt về ngôn từ có hai dạng : Thứ nhất là do thiếu hiểu biết hoặc hiểu chưa đến nơi đến chốn, đến đầu đến đũa là ngộ phạm. Thứ hai là nếu hiểu rõ rành rành nhưng cố tình lấp lửng hoặc ... “lập lờ đánh lận con đen”, theo kiểu “người khôn hay nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo” là mưu phạm! Ngôn từ, văn tự là phương tiện để biểu đạt cho hành động hoặc tư duy, do vậy, nó chỉ có giá trị thật khi lời nói đi đôi với việc làm như trong trường hợp thứ nhất nói ở trên thì quả là ... “Kangaroo” và với trường hợp thứ hai thì lại không còn là “con chuột túi” nữa mà là con “tư túi”, đó chính là ... con dơi – một loài lưỡng thể, bay được như chim dù không có lông vũ mà lại có lông mao và gặm nhấm như chuột !
Ngay cả từ “nhóm lợi ích” phải chỉ đích danh là “nhóm tư lợi” hoặc “vụ lợi” vì từ lợi ích thì là chung cho tất cả mọi người như “ba lợi ích” hoặc “ích nước, lợi nhà” .
Kết luận cho bài viết này là con đường Đại hội Đảng khóa XII đang muốn mở ra cho đất nước có tên gọi là "Kangaroo"!
TVT (Tác giả gửi BVB)
------------

46 nhận xét:

  1. Rằng hay cũng thật là hay
    đường lên hạnh phúc là quay gà rù

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết thật hóm hỉnh, thâm thúy đến bây giờ tôi mới biết kangaroo (chuột túi) là tôi không hiểu

    Trả lờiXóa
  3. Kính gửi bác Tô Văn Trường : kiểu "Kangaroo" của các ông ĐCS hiện nay chỉ thể hiện từ những người ít học , thiếu hiểu biết , bảo thủ , không có dũng khí và ý chí , ích kỷ và tư lợi cá nhân , chỉ biết quyền lợi của riêng mình , không vì đất nước -dân tộc.

    Trả lờiXóa
  4. lá diêu bông là thứ suốt đời không tìm ra được, Ông Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh có lẫn phải thốt lên rằng CNXH có đâu mà đi tìm. Trong khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cứ mò mẫm dãn dắt dân tộc đi lên CNXH làm thí điểm đến hết thế kỷ này không biết hình hài nó ra sao? Đất nước này không của riêng ai, dân trí ngày càng cao càng không dễ bị lừa bịp nữa đâu.

    Trả lờiXóa
  5. Kính tế thị trường định hướng XHCN là đầu ngô mình sở . Tại sao các nước tiến tiến trên thế giới đã có các mô hình kinh té thị trường được loài người tiến bộ trên thê giới thừa nhận, còn ta cứ mò mẫm riêng rồi đi năn nỉ các nước công nhận là có kinh tế thị trưởng?. Phải thay đổi thể chế và thay đổi tư duy lãnh đạo thì đất nước ta mới cất cánh lên được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nên thay từ "ta" bằng từ đscVN cho chính xác.
      Bao nhiêu năm qua,đảng luôn đánh đồng họ là dân tộc,là đất nước,là tổ quốc...
      Lâu dần,nhiều người cũng quen luôn khái niệm đó.
      Đó chỉ là những quyết sách của mấy ông chóp bu đcs,không phải của toàn dân.
      Phải phân tách rạch ròi,tránh mắc bẫy nhồi sọ của đcs
      Bác dùng từ "ta" có nghĩa là,bác,tôi và bác Bồng đang "mò mẫm" đó

      Xóa
  6. Đọc kỹ mới hiểu cổ phần hóa DNNN phức tạp và trần ai như thê nào trong cơ chế hiện nay. Cám ơn tác gỉa TVT và blog BVB.

    Trả lờiXóa
  7. Có ông nguyên lính VNCH kể với tôi: "Tôi bị thương rồi bị bắt, ông chỉ huy VC nói với lính: Đem rạ sạu bặn bọ! Tôi nghĩ: vậy là mình xong đời rồi! Thực ra, đó là Đem ra sau băng bó. Sau này gặp ông ấy sống nghèo khổ ở Nghệ An..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một đơn vị huấn luyện nhận lính mới , buổi tối điểm danh đại đội , đại đội trưởng bấm đèn pin vào dang sách và đọc to : Hò Văn Tèn . . . im lặng . Hò Văn Tèn đâu ? vẫn im lặng . . . chắc thằng cha này chuồn rồi ! Đến sáng mới biết trong đơn vị không có ai là Hò Văn Tèn cả , đây là dòng chữ Họ và Tên của danh sách ! Lỗi thằng đánh máy ! .

      Xóa
  8. Nền kinh tế Cổ phần hóa còn có tên là "Nền kinh tế ĂN CƯỚP"
    Tại sao vậy?
    Cách đây 5 năm, vào lúc chuẩn bị Đại hội 11, có một bài viết có đầu đề như thế này, không hiểu qua đường dây nào, ông Hồ Đức Việt, "Một ngôi sao đang lên" đã ngồi một buổi nghe chính tác giả bài viết trình bày có đầu có đuôi, với hy vọng bài viết của ông ta, sẽ giúp một chút gì đó cho đất nước ( có lẽ ông Hồ Đức Việt nói thế )
    Thế rồi bỗng dưng, ông Hồ Đức Việt "Rớt đầi" rồi qua đời đột ngột.
    Bài viết chưa xuất hiện ở đâu và cũng không được nhắc tới nữa,
    Năm rồi, không rõ đã ai đọc bài viết đó chưa?
    Đó mới thực sự là nề Kinh tế XHCN

    Trả lờiXóa
  9. Thưa Ts Tô văn Trường , chắc ông thừa biết điều này nhưng " bất thành văn " đó là : các văn bản luật ( các loại luật ) , dưới luật ... thậm chí một cái thông báo của " ban ngành " nào đó cho dân chúng , các doanh nghiệp ( tư nhân ) đọc và thực hiện thì càng KHÓ HIỂU , càng TÙ MÙ càng tốt , càng dễ " xử lý " và như thế là " đạt yêu cầu cao " ! Thậm chí có những điều trong thông tư , trong các văn bản " dự thảo luật này nọ ..." khi trình bày trước Quốc hội mà đến ông CTQH Nguyễn sinh Hùng còn phải kêu lên : thế này thì chết , dân làm sao họ hiểu được ? ( ông CTQH mà còn không hiểu " ngữ nghĩa " thì bố con thằng dân đen làm sao hiểu nổi ) . Không phải trình độ của các vị soạn thảo " văn bản , luật này nọ ..." ngu dốt đâu vì họ toàn là PGs, Gs - Ts ... bằng cấp đầy người chứ có phải " lớp một lớp hai " gì cho cam , mà cái mục đích chính càng KHÓ HIỂU , càng TÙ MÙ càng tốt ( biết chết liền ) ! Một câu " khẩu hiệu " nổi tiếng của đảng - nhà nước ta về " độ khó hiểu và tù mù " trong định hướng phát triển nền kinh tế nước nhà là : KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ! Câu này đến quan chức nhà nước còn không hiểu , còn không biết nó là " cái giống gì " thì bố con thằng dân đen làm sao hiểu nổi phải không bác Trường ? .

    Trả lờiXóa
  10. Một bài viết rất sâu sắc, chứa đựng hàm lượng chất xám rất cao. V/đ ở đây không chỉ là sự ngộ nhận kiểu "kangaroo".mà chủ yếu là do quan điểm tư tưởng và nhận thức thực tiễn sai lầm cũng như phẩm chất tư cách chưa đủ tầm của người định hướng cho đất nước!. Hậu quả tất yếu là sự lúng túng,mù mờ,tự mâu thuẫn trong quá trình làm "xiếc chữ" dẫn đến nhiều sai lầm trong hành động thực tế. Xin bổ sung một từ tù mù mà gần đây các vị rất thích sử dụng:"bất cập". Vâng! để né tránh khuyết điểm, làm lu mờ trách nhiệm cá nhân, tập thể,người ta sáng tác ra từ "bất cập"; nhưng không đưa ra nội hàm cụ thê của nó. Vậy là hòa cả làng.
    Tóm lại có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm: một số người thực sự yếu kém,bảo thủ về nhận thức tư tưởng nên không biết, không hiểu; Một số khác ngày càng đông hơn, tuy biết là sai nhưng vẫn cố tình bám vào nó để trục lợi riêng. Do đó,chỉ khi nào kiên quyết chỉnh sửa mọi sai lầm của "hệ thống" thì mới hết hiện tượng "kanguroo"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọccmt của bạn,tôi nhớ tới quảng cáo VIM trên TV.
      VIM là chất tẩy rửa bồn cầu,toilet.Chúng quảng cáo có hiệu quả trong việc phòng ngừa H5N1.
      Được quảng cáo đi,quảng cáo lại trong 1 thời gian dài.Nó vẫn tiếp tục quảng cáo.Lẽ nào,dân trí quá thấp như lời cán bộ cấp cao thường qui kết.Hay dân mackeno với những điều láo toét này.Nguy hại thật.

      Xóa
  11. việc cháu ĐỖ ĐĂNG DƯ (17 TUỔI ) chết trong ngà tù ở HÀ NỘI , chắc chuột túi lại giải thích là cháu nó chán sống nên nó tự tử

    Trả lờiXóa
  12. Xin trân trọng cảm ơn Ngài Tô Văn Trường !
    Bài viết của Ngài đã vạch trần sự lấp lửng, "lập lờ đánh lận con đen" về " Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa " , đồng thời Ngài còn giúp dư luận nhận rõ sự lúng túng , sự luẩn quẩn và bế tắc về đường lối ; về chủ trương chính sách xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam .
    Xin lỗi Ngài và các quý vị .
    Có người đã ví von một cách thô thiển rằng : "NỀN KINH TỂ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA " GIỐNG NHƯ MỘT GÁI ĐỒNG TRINH CỨ KHĂNG KHĂNG ĐÒI GIỮ GÌN TRINH TIẾT NHƯNG LẠI MUỐN CÓ CON DO CHÍNH MÌNH SINH RA . THẬT KHÓ LẮM THAY !
    Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn Ngài Tô Văn Trường ! Xin cảm ơn các vị tham gia diễn đàn cùng bàn luận ! Xin cảm ơn Anh Bùi Văn Bồng !

    Trả lờiXóa
  13. Người Hà Nội mớilúc 09:43 12 tháng 10, 2015

    Kiến thức tổng hợp, tư duy nhạy bén của Ts TVT thật đáng nể. Tôi thường xuyên đọc các bài viết của ông trên các báo chính thống cũng như mạng xã hội rất tâm đắc chia sẻ với tác giả. Mấy đưa cháu tôi đọc bài này, chúng nó cứ rũ ra cười về sự thâm thúy của sỹ phu bắc hà

    Trả lờiXóa
  14. Viết góp ý cho văn kiện đại hội đảng hay đến mấy cũng chỉ phí công vô ích mọi việc đã an bài. Nhóm trục lợi tuy ngán công luận nhưng vẫn cố tình mũ ni che tai vì quyền và lợi đã hoa mắt lên rồi.

    Trả lờiXóa
  15. kinh tế thị trường với kinh tế xhcn như là đực với cái dù nó cùng loài, khi goi kt thị trường định hướng xhcn tức là chúng ta tạo ra con nửa đực nửa cái, nên kho đi xin công nhận là con đực thì có nước đồng ý có nước không

    Trả lờiXóa
  16. Đề nghị "đảng và nhà nước" mỗi lần đi ngữa tay xin mấy ông tư bản giãy chết cho vay vốn ODA thì nên mang theo 3 cái ông "kinh tế chính trị" vừa tố cáo ông Dũng.Để mấy ông này giãi thích cho họ hiểu thế nào là cổ phần hoá DNNN,thế nào là bóc lột giá trị thặng dư,thế nào là kinh tế thị trường có cái đuôi định hướng cnxh...Cho mấy ông tư bản giãy chết kinh hãi về gsts do đảng phong mà gấp rút cho vay,không cần xét duyệt

    Trả lờiXóa
  17. Nhiều thuật ngữ đang bị hiểu sai theo định hướng XHCN.,
    chứ không chỉ có vài thuật ngữ mà tác giả TVT.kể ở trên
    thôi đâu nhé ! Xin kể 2 ví dụ điển hình :
    1/"Hộp đen" là một thiết bị tối cần thiết cho việc giải thích
    nguyên nhân gây ra tại nạn như rớt máy bay chẳng hạn.
    Nghe nói một thời được các quan chức chóp bu dùng ở
    tất cả mọi lãnh vực khiến cho vài giáo sư như Hoàng Tụy,
    Phan Đình Diệu phải gửi thư giái thích cho các quan trên
    hiểu thì họ mới chịụ thôi !
    2/ "xã hội hóa" bị hiểu là tư nhân bỏ tiền ra thực hiện một
    công trình gì đó nhưng thật ra là làm cho toàn xã hội được
    hưởng lợi ích chung.Đến nay,"xã hội hóa" vẫn chưa được
    các quan chức XHCN.điều chỉnh lại cho đúng !

    Trả lờiXóa
  18. Các anh/chị bình luận rất chát chúa , thật lòng và cũng thật hay. Xin cám ơn tất cả

    Trả lờiXóa
  19. Bác BVB ơi nhờ bác chuyển lời đên tác giả TVT viết bài bình luận về nhân sự ạ. Cám ơn bác trước

    Trả lờiXóa
  20. Nhiều người nới ngay cả những vị soạn thảo văn kiện đại hội đảng khóa 12 tuy không đồng tình nhiều vấn đề nhưng vẫn phải viết theo chỉ tay 5 ngón của người có thẩm quyền. Cảm thông chia sẻ với họ nhưng có nên gọi họ là giá áo túi cơm không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  21. Đường hướng phát triển đất nước cứ theo gương các nước tiến tiến là tam quyền phân lập, xã hội dân sự, kinh tế thị trường , việc gì phải mò mẫm, thí điểm làm khổ cả dân tộc. Bạn nào có bài hát của Trịnh Công Sơn "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" gẩy lên cho tai trâu cùng nghe.

    Trả lờiXóa
  22. Tôi bỏ phiếu like cho bình luận của Lệ Thủy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếc là Thủy và Tịnh rất nửa vời. Chê Lú nhưng khen Ếch? Tự xổ toẹt.

      Xóa
  23. Phải tách "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" làm 2 thì sẽ rõ nghĩa ngay. Đó là:
    1/ Kinh tế thị trường: Đó là nền kinh tế cạnh tranh theo luật chơi của thế giới.
    2/ Định hướng xã hội chủ nghĩa: Đảng cộng sản lãnh đạo tuyệt đối trong vài trăm năm, lấy DNNN làm chỗ dựa để bộ máy Đảng tồn tại. Khi các thành phần kinh tế khác phát triển và trở nên "khó bảo" thì chỉ cần một mệnh lệnh miệng"Quốc hữu hóa" là toàn bộ các Công ty, Đại công ty sẽ trở về "mo".
    Họ không muốn giải thích điều này vì không lẽ bảo là tôi sẽ cướp sạch công sức của anh khi cần? Tât nhiên là không thể làm được điều đó nhưng họ cứ nói để "câu giờ" và hợp thức hóa quyền lãnh đạo lâu dài. Đến khi nào các quan chức no kễnh bụng, cướp được khối tài sản kếch xù bằng tham nhũng thì chỉ cần một tuyên bố khác đi là xong.
    Trò ma ảo của ngôn từ thì chế độ nào cũng sử dụng nhưng riêng mấy ông Cộng sản thì nâng lên thành chủ thuyết. Một ví dụ dễ thấy nhất là ở Vinasin, Đảng ủy-chi bộ nào cũng "trong sạch vững mạnh" nhưng đến lúc vỡ ra thì chúng là bọn tham lam ích kỷ nhất, luôn"ngậm miệng ăn tiền". Gần trăm ngàn tỉ tài sản Nhân dân vào tay chúng hết mà có thu lại được đồng nào?
    Nói mãi cũng chẳng ích gì, vấn đề là phải thay đổi. Còn độc đảng thì tình hình vẫn vậy, và lại tiếp tục nói dối để ru ngủ Nhân dân.
    Rất trông chờ "Một vì sao" nào đó! Bao giờ và ở đâu?

    Trả lờiXóa

  24. Tôi cảm phục những người bỏ công ra đọc văn kiện của đảng lại còn phân tích đánh giá giúp cho dân trí hiểu rõ những góc khuất của nó dưới các mỹ từ hào nhoáng sáo rỗng. Dù thế nào đi nữa thì rất cần nhiều bài báo phản biện như thế này, cùng vỗ tay lên to . Xin cám ơn blog BVB.

    Trả lờiXóa
  25. Cứ nhìn vào danh sách dự kiến bộ tứ đại hội 12 thấy vẫn còn hy vọng nhưng danh sách bộ chính trị có mấy vị ba phải chẳng có dấu ấn gì như Võ Văn Thưởng đi lên bằng công tác đoàn thể , hay ông Dũng Bộ Tài chính , ông Dũng Bộ Xây dựng chỉ mạnh vì gạo, bạo vì tiền thì vẫn còn gian nan lắm. Tổng bí thư mà không kiêm chủ tịch nước thì đến nước nào cũng phải năn nỉ đón tiếp thể chế chỉ nặng về chia ghế chẳng giống ai .

    Trả lờiXóa
  26. Ông Trọng muốn lưu danh sử thế, chỉ còn cách học ông Trường Chinh cho viết lại văn kiện đại hội đảng 12 và ủng hộ cho ông Nguyễn Tấn Dũng là TBT kiêm chủ tịch nước. Từ bài học đau đớn của mình TBT nhưng vô dụng không có thực quyền cả đối nội và đối ngoại nếu ông vì dân vì nước thì phải chủ động đưa ra giải pháp mới. Người đi sau có điều kiện làm tốt hơn mình tức là có phúc cho đất nước .

    Trả lờiXóa
  27. Thương cho những người tâm huyết với đất nước mang đàn gảy tai trâu, nước đổ đầu vịt.

    Trả lờiXóa
  28. Ông Bùi Quang Vinh sao không được lên Phó Thủ tướng? Ông này có vẻ thông minh chính trực?

    Trả lờiXóa
  29. Các đảng phái muốn "lấy lòng" thiên hạ thường phải dựa vào một hệ tư
    tưởng nào đó. Đảng CS Việt Nam lấy hệ tư tưởng Mác-Lê Nin làm kim chỉ
    nam cho mọi hành động. Sau khi Liên Xô sụp đổ, niềm tin vào Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Công sản bị đổ vỡ ở phạm vi toàn cầu.Tuy nhiên ở Trung Quốc, Việt Nam và Cu Ba các thế lực cầm quyền (đảng cầm quyền) vẫn tồn tại. Để ru ngủ
    và tập hợp"tín đồ cuồng tín" họ đều đưa ra các khái niệm mới kiểu như
    " Chủ nghĩa Xã hội mang mầu sắc Trung Quốc" hay " Cơ chế thị trường
    định hướng XHCN" theo kiểu Việt Nam. Sau 30 năm Đổi mới các khái niệm
    này không còn thuyết phục được ai nữa. . Đây là điểm yếu "chết người" mà cả Ta và Tầu đều nhận thấy, nhưng cả hai đều đã và đang ở "đoạn cuối đường hầm" này . Muốn thoát khỏi nó cần phải đổi mới toàn điện, trong đó đổi mới hệ thống chính trị là quan trọng nhất. Chúng ta chông chờ vào Đại hội khóa XII, nhưng đến thời điểm này câu trả lời là "thất vọng" và không thể. Năm năm tới, theo tôi dự đoán, có thể sẽ là thời kỳ "tự diễn biến" mạnh mẽ, để hệ tư tưởng mới từng bước hình thành. Nhận thức là một quá trình, thay đổi nhận thức là một quá trình lâu dài và khó khăn hơn nhiều. Hy vọng, hệ tư tưởng "cũ" ở Việt Nam sẽ bị phủ định, thay vào đó là hệ tư tưởng tiên tiến hơn bằng con đường hòa bình và dân chủ.
    NC

    Trả lờiXóa
  30. Còn tham quyền cố vị thì dân đen còn khổ nhiều, đất nước sẽ mãi không ngóc đầu lên đươc.

    Trả lờiXóa
  31. một năm Tp hcm trợ cấp 1500 tỉ cho xe buýt, cho 150 triệu lượt vé ( đây không phải lượt đi vì có nạn xé vé khống) vậy mỗi lượt trợ cấp 10 000đ, giả sử đi 8 km bằng xe buýt mất 5000đ, 2 giờ , còn đi xe ôm (Grab taxi) 24000đ ( 3000đ/km), mất 20 phút, bạn chọn cái nào, cho nên giờ xe buýt ở Tphcm trống vắng thê thảm, kẹt xe, bẩn thỉu, cũ kĩ, hôi hám ai dám đi, tức là nó chẳng giúp giảm kẹt xe mà lãng phí hàng nghìn tỉ đồng, trong khi chính quyền lại cấm quảng cáo trên xe buýt mới đần chứ. Đó là nền kinh tế thị trường đinh hướng xhcn đó bạn ah

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xe bus còn liên tục cán chết người!

      Xóa
    2. cấm quảng cáo trên xe bus mất đứt 300 tỉ/ năm, tăng gánh nặng cho xã hội mà chỉ ở sg cấm thôi, xe biên hoà tây ninh có quảng cáo vẫn vào tp binh thường, xe bus to như cỗ xe giết người, trống trơn trôi trên dòng xe máy lam lũ đông đặc, đó là ình ảnh sàigon hòn ngoc viễn đông

      Xóa
  32. Đinh La Thăng lắm tiền nhiều bạc ngay từ hồi còn làm dầu khí nên chạy được về giao thông dù không có chuyên môn. Lúc đầu phát biểu tào lao bị ném đá, sau khôn ra có đám bồi bút luôn đi theo thổi phồng làm PR nhiều người ngộ nhận là đổi mới nhưng thử nhìn xem các công trình giao thông ngày càng đội vốn lớn, mau hỏng nhanh, thất thoát nhiều cho nên Đinh bộ trưởng đã bị cho ra khỏi danh sách quy hoạch bộ chính trị cùng với Cao Đức Phát, Đào Ngọc Dung vv...là rất chính xác. Riêng ông Bùi Quang Vinh không được ở lại vì lý do quá tuổi thực chất ông Vinh là người dám nói thẳng suy nghĩ của mình nên không được lòng lãnh đạo .

    Trả lờiXóa
  33. Tôi rất muốn coi văn kiện chính trị của đảng nhưng mở ra đọc vài trang đã thấy sáo ngữ và dài quá nên không kham nổi đành chờ đọc các bài phản biện vừa xúc tích vừa điểm đúng huyệt thú vị và hữu ích hơn.

    Trả lờiXóa
  34. Hy vọng từ nay đến đại hội đảng danh sách Bộ chính trị sẽ có một số thay đổi chọn người được đào tạo bài bản, am hiểu thực tế, nói được làm được và dám biết sai để sửa . Đừng ưu tiên chọn người lú , dễ bảo xã hội càng khốn khổ.

    Trả lờiXóa
  35. Kangaroo từ nay trở thành "biệt danh" đáng nhớ trong dân chúng. haha

    Trả lờiXóa
  36. Bác Bồng ơi chuột túi là có cái túi để đựng con có liên quan đến nghĩa đen tư túi không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  37. Góp ý các kỳ đại hội đảng kết quả hầu như vũ như cẩn. Qua đó, càng thấy đáng phục những tấm lòng với dân với nước kiên nhẫn muốn góp gió thành bão để thay đổi tư duy và nhận thức của những người có quyền hành cần lắng nghe thảo dân

    Trả lờiXóa
  38. Phương Tây có câu "kangaroo court" (Tòa án chuột túi) chỉ tòa án trò hề, bị "chỉ đạo", tuyên án bố láo bố toét. VN nói theo là "Án bỏ túi".

    Trả lờiXóa
  39. Muốn đất nước phát triển thì phải học tập tấm gương sáng của những nước tiên tiến ngay cả học thầy không bằng học bạn là anh bạn láng giếng như Thái Lan và cả Campuchia nữa vì họ đã và sẽ vượt mặt ta về mọi phương diện. Sửa hiến pháp theo trào lưu thế giới nếu còn coi cương lĩnh của đảng trên hiến pháp thì XHCN (xuống hố cả nút) là cái chắc. botay.toan tap.

    Trả lờiXóa
  40. Theo tôi Kinh tế thị trường ( để làm ra của cải cho xã hội), định hướng XHCN ( sở dĩ có cái đuôi này để đảng còn lãnh đạo chi phối, chia chác quyền và tiền). Nếu không có đuôi định hướng XHCN ( theo giải thích của đảng là dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh) thì lấy gì đảng tồn tại, nhóm lợi ích của đảng tồn tại để chia chác quyền lực và lợi ích.

    Trả lờiXóa