Trang BVB1

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

'Bản Lên Tiếng' về chuyến đi VN của Tập Cận Bình và vấn đề Biển Đông

Xây dựng nội lực dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh
và xây dựng hợp tác hữu nghị với những nước có cùng mục tiêu
là yếu tố then chốt để giúp chúng ta 

giữ được sự độc lập và chủ quyền đối với Trung Quốc
Chúng tôi, những người Việt Nam yêu nước và quan tâm về tình hình Biển Đông, quan niệm rằng bảo vệ đất nước là trách nhiệm chung của toàn dân. Vì vậy chúng tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng để cảnh giác và kêu gọi những điều sau đây:
Thứ nhất, trong mối quan hệ giữa hai nước, Việt Nam thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa trực tiếp một cách nghiêm trọng trên các mặt chính trị và kinh tế. Tham vọng của Trung Quốc là dùng sức mạnh để chiếm giữ và kiểm soát giao thương trên Biển Đông. Tham vọng này đe dọa quyền tự do hàng hải trong vùng, ảnh hưởng rất lớn lên sự phát triển và ổn định của cả khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Riêng đối với Việt Nam, hành động xâm chiếm của Trung Quốc đang gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt tài nguyên và ngư nghiệp, đe dọa an ninh quốc phòng.
Thứ hai, chính vì tham vọng của Trung Quốc đang là mối lo ngại của thế giới, đây là lúc quyền lợi của chúng ta và nhiều nước khác tương đồng với nhau. Do đó, nhà cầm quyền Việt Nam phải đẩy mạnh hợp tác và xây dựng thế liên minh với những nước có chung mối quan tâm về vấn đề Biển Đông để cùng đối phó với tham vọng của Trung Quốc, như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản,… Đây cũng là lúc phải xét lại mối quan hệ với Trung Quốc, xét lại những cái gọi là “4 Tốt” hay “16 Chữ Vàng”, xét lại tất cả những ký kết không bình đẳng từ trước đến nay và phải từ bỏ biện pháp đối thoại song phương với Trung Quốc, vì đây chính là cái bẫy của Bắc Kinh. Thay vào đó, hãy dùng tòa án quốc tế để đối phó với Trung Quốc như là Philippines đang làm.
Thứ ba, khi Trung Quốc vẫn bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước trong vùng, tiếp tục bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trên biển Đông với mục tiêu quân sự, tiếp tục tấn công ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhà cầm quyền Việt Nam không thể trải thảm đỏ để đón tiếp Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình! Nhân dân Việt Nam phải nói “Không!” về sự có mặt của Tập Cận Bình trên đất nước chúng ta và nhà cầm quyền cần hủy bỏ ý định đón tiếp Tập Cận Bình như các cơ quan truyền thông đã loan tin. Đây là một hành động cần thiết trên mặt ngoại giao để khẳng định thái độ của chúng ta trước một nước láng giềng đang chèn ép và xem thường dân tộc Việt Nam.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, công bố bản lên tiếng này nhằm thể hiện tiếng nói của những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh đất nước và góp phần kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc trước một hiểm họa nghiêm trọng. Xây dựng nội lực dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và xây dựng hợp tác hữu nghị với những nước có cùng mục tiêu là yếu tố then chốt để giúp chúng ta giữ được sự độc lập và chủ quyền đối với Trung Quốc.
Việt Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Đồng ký tên :
1. Nguyễn Xuân Anh, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
2. Trần Văn Bang, Kỹ Sư – Sài Gòn
3. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nội
4. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo – Sài Gòn
5. Nguyễn Kim Chi, Nghệ Sĩ – Hà Nội
6. Tống Văn Chính, Phật Giáo Hòa Hảo – An Giang
7. Quách Văn Công, hoạt động xã hội – Lâm Đồng
8. Nguyễn Văn Cừ – Hải Dương
9. Nguyễn Kim Cương – Hà Nội
10. Lương Văn Diện – Hải Dương
11. Lê Quang Du – Sài Gòn
12. Thái Văn Dung, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
13. Đặng Văn Dũng, Hà Nam
14. Hoàng Dũng, hoạt động nhân quyền – Sài Gòn
15. Lã Việt Dũng, Kỹ Sư – Hà Nội
16. Nguyễn Văn Duyệt, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
17. Nguyễn Văn Đài, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nội
18. Ngô Nhật Đăng, Nhà Báo – Sài Gòn
19. Nguyễn Văn Đề, hoạt động xã hội – Hà Nội
20. Nguyễn Văn Điền, Phật Giáo Hòa Hảo – Đồng Tháp
21. Lê Công Định, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
22. Ninh Thị Định – Hải Phòng
23. Trần Hữu Đức, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
24. Nguyễn Hữu Giải, Linh Mục – Huế
25. Hoàng Văn Giảng – Hải Dương
26. Nguyễn Thanh Hà, nhà giáo – Hà Nội
27. Nguyễn Thị Hà – Hải Phòng
28. Đỗ Thị Minh Hạnh, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
29. Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội
30. Nguyễn Văn Hiên – Bắc Ninh
31. Lê Quang Hiển, Phật Giáo Hòa Hảo – Sài Gòn
32. Nguyễn Hoàng Hoa, Mục Sư – Trà Vinh
33. Phan Tấn Hòa, Phật Giáo Hòa Hảo – Cần Thơ
34. Phạm Minh Hoàng, nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
35. Lê Hùng, Hoạt động xã hội – Hà Nội
36. Lê Anh Hùng, Hoạt động xã hội – Hà Nội
37. Nguyễn Thanh Huân, Hoạt động nhân quyền, Nghệ An
38. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục Sư – Sài Gòn
39. Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư Đại học – Đà Nẵng
40. Phan Văn Hùng – Hà Nội
41. Vũ Hùng, nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nội
42. Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo – Hà Nội
43. Đỗ Ngọc Hương, tiểu thương – Hải Phòng
44. Trần Thị Hường, Hoạt động bảo vệ sự sống – Hà Nội
45. Trương Minh Hưởng – Hà Nam
46. Lê Quang Huy, nhà giáo – Thái Nguyên
47. Dương Kim Khải, Mục Sư, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
48. Lê Văn Khôi, Công nhân – Nghệ An
49. Hoàng Văn Khởi – Hà Nội
50. Nguyễn Kiêu, sinh viên, Sài Gòn
51. Nguyễn Thị Lan – Hải Phòng
52. Nguyễn Kim Lân, Chánh trị sự Cao Đài – Vĩnh Long
53. Đặng Băn Lê – Hải Phòng
54. Vũ Linh, nhà giáo – Hà Nội
55. Nguyễn Trung Lĩnh, Kỹ sư, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nội
56. Phan Văn Lợi, Linh Mục – Huế
57. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ – Sài Gòn
58. Võ Phi Long, hoạt động xã hội – Sài Gòn
59. Bùi Văn Lược, Phật Giáo Hòa Hảo – Vĩnh long
60. Lỗ Ngọc Lê Đình Lượng, Hoạt động nhân quyền – Nghệ An
61. Đặng Văn Mạnh – Hà Nam
62. Đặng Ngọc Minh, cựu tù nhân lương tâm – Trà Vinh
63. Vũ Đức Minh, Hoạt động xã hội – Hà Nội
64. Nguyễn Huy Năng, hoạt động xã hội – Ninh Bình
65. Vũ Đức Ninh – Hải Dương
66. Nguyễn Thị Nga, tiểu thương – Hải Phòng
67. Trần Thị Thúy Nga, hoạt động xã hội – Hà Nam
68. Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, cựu tù nhân lương tâm – Hải Phòng
69. Nguyễn Danh Ngọc, nhà giáo – Bắc Giang
70. Nguyễn Huyền Nguyên – Hải Phòng
71. Trần Minh Nhật, cựu tù nhân lương tâm – Lâm Đồng
72. Nguyễn Thị Khiêm Nhu, viết văn – Sài Gòn
73. Nguyễn Văn Oai, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
74. Hồ Văn Oanh, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
75. Tô Oanh, nhà giáo – Bắc Giang
76. Hứa Phi, Chánh trị sự Cao Đài – Lâm Đồng
77. Phan Văn Phong – Hà Nội
78. Trần Hoàng Phúc, sinh viên Luật – Sài Gòn
79. Nguyễn Bạch Phụng, Chánh trị sự Cao Đài – Vĩnh Long
80. Trịnh Bá Phương, hoạt động xã hội – Hà Nội
81. Lê Quốc Quân, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nội
82. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
83. Bạch Hồng Quyền, Truyền Thông, hoạt động xã hội – Hà Nội
84. Ngô Duy Quyền, Hoạt động xã hội – Bắc Giang
85. Lê Văn Sóc, Phật Giáo Hòa Hảo – Vĩnh Long
86. Lai Tiến Sơn – Hà Nội
87. Chu Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
88. Nguyễn Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm – Hải Phòng
89. Paulus Lê Sơn, cựu tù nhân lương tâm – Thanh Hóa
90. Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nam
91. Hòa Thượng Thích Không Tánh – Sài Gòn
92. Dương thị Tân, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
93. Nguyên Công Thanh, chuyên viên cơ khí – Sài Gòn
94. Lê Ngọc Thanh, Linh Mục – Sài Gòn
95. Nguyễn Văn Thành – Hải Phòng
96. Trần Đức Thạch, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
97. Nguyễn Trọng Thao – Hải Dương
98. Nguyễn Thị Thâu – Hải Phòng
99. Đinh Hữu Thoại, Linh Mục – Sài Gòn
100. Huỳnh Công Thuận, Cựu quân nhân QLVNCH – Sài Gòn
101. Trần Ngọc Thuận – Hà Nội
102. Bùi Thị Thu – Hải Phòng
103. Nguyễn Thị Minh Thư – sinh viên, Sài Gòn
104. Nguyễn Thị Thúy – Hải Phòng
105. Nguyễn Trọng Thủy – Hà Nội
106. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo – Hà Nội
107. Nguyễn Trung Tôn, Mục Sư, cựu tù nhân lương tâm – Thanh Hóa
108. Phạm Toàn, nhà giáo dục học – Hà Nội
109. Nguyễn Huyền Trang, phóng viên – Sài Gòn
110. Nguyễn Văn Tráng, sinh viên – Thanh Hóa
111. Nguyễn Trung Trực, cựu tù nhân lương tâm – Quảng Bình
112. Thân Văn Trường, Mục Sư – Sài Gòn
113. Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
114. Từ Anh Tú, hoạt động xã hội – Hà Nội
115. Nguyễn Ngọc Tuấn – Hải Dương
116. Chu Văn Tuấn, hoạt động xã hội – Nghệ An
117. Lê Thanh Tùng, truyền thông – Sài Gòn
118. Nguyễn Thị Tươi – Hải Dương
119. Đinh Quang Tuyến, hướng dẫn viên du lịch – Sài Gòn
120. Đỗ Văn Tuyển, cựu tù nhân lương tâm – Hải Dương
121. Lê Thị Vân – Hải Phòng
122. Hà Thị Vân, hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo – Hà Nội
123. Nguyễn Văn Viên, hoạt động xã hội – Nam Định
124. JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo – Hà Nội
125. Đinh Nhật Uy, Kỹ Sư Tin Học – Long An
126. Nguyễn Phương Uyên, sinh viên, cựu tù nhân lương tâm – Bình Thuận
127. Phan Thị Hải Yến, Kế Toán – Sài Gòn
 (Dân luận)/TTHN 
--------------

22 nhận xét:

  1. Một Phật tử:
    Đả đảo bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh!
    Đả đảo tên phát xít Tập Cận Bình!
    Nhân dân Việt Nam muôn năm!
    Nhân dân Trung Quốc muôn năm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan điểm của cũng như tôi ở ;21 -14
      cảm ơn .

      Xóa
  2. Tôi dân đen ở Sài Gòn ký tên không trải thảm đỏ đón tiếp CT TQ Tập cận Bình - Tôi biết ĐCSVN vẫn tiếp đón ôm hôn thắm thiết - Chẳng coi dân đen ra gì nhưng tôi vẫn bày tỏ lập trường của người dân Đất Việt cương quyết chống Đại Hán xâm lược .

    Trả lờiXóa
  3. cac vi noi chang an thua gi..Phai co tieng hanh ke hoach dau tranh va cong tac moi thanh phan , Chuc gap nhieu thuan loi cung la su mong muon cua toan dan toc viet yeu Nuoc chu ko rieng Ai

    Trả lờiXóa
  4. Không có gene xâm lược , chỉ có gene ăn cướp
    Ai yếu hèn là đớp trên tay
    Hoàng Sa ngày ấy và Gạc Ma gần đây
    đã vào tay cướp ngày Trung Cộng
    Bãi nổi , bãi chìm dọc tuyến Biển Đông
    hễ sơ hở là xông ra cướp
    Đâm chìm tàu cá, giết cả ngư dân, muôn phần độc ác
    Muốn chiếm nơi nào thì miệng toang toác
    của tổ tiên thời cổ đại hồng hoang
    Như kẻ du côn, ngang ngược, hoang đường
    bởi trong máu mang giene phường ăn cướp.

    Trả lờiXóa
  5. Cho tôi xin 1 chú ký = 158 . Thắng mặt dày nó chuẩn bị sang ta . Không mời nó vẫn đến không đón nó cứ sang . Ví nó là Tàu khựa cơ mà Chỉ mong rằng lãnh đạo ta lạnh nhạt ,nhân dân ta thờ ơ phi nho . Đừng quá long trọng yến tiệc rườm rà tốn kém cho ngân sách Quốc gia ,Nó lại nghĩ ta sùng bái quá ,phải coi nó là thằng giặc kẻ thù muôn đời , Ông SANG -HÙNG -TRỌNG -DỤNG Hãy lắng nghe tâm tư lòng dân ./

    Trả lờiXóa
  6. TÔI CCB CHỐNG TÀU F313-QK2-MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HG 84-88. . XIN ĐƯỢC KÝ TÊN
    NHƯNG ĐƯỢC HỎI SAO NHIỀU NGƯỜI YÊU NƯỚC LẠI LÀ TÙ NHÂN LT THẾ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là khái niệm do "tư bản giãy chết" đưa ra vì trong ngoại giao,"đảng ta" không cho gọi họ là tù chính trị.
      Trong giáo trình lịch sử mà đảng "biên soạn" để đầu độc,nhồi sọ dân Việt,chỉ có mấy ông chóp bu đảng từng ngồi tù mới được gọi là tù chính trị

      Xóa
  7. Bằng bản lĩnh quả cảm của Thủ Tướng hãy chứng tỏ trước Nhân Dân thân yêu của ông RẰNG ; Ông không nghe gì bọn TÀU nó nói .Không sun xuể nịnh bợ như TRỌNG -HÙNG -SANG .quân Trung quốc xâm lược .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nhân dân thân yêu hồi nào mà vơ vào thế ?

      Xóa
    2. "nhân dân thân yêu" chắc là nhân dân được tuyễn chọn làm lực lượng thông tin tuyên truyền?

      Xóa
  8. Tôi thấy một điều nói lên rất nhiều ý nghĩa đó là hôm nay những nhân sĩ này dùng từ '' bản lên tiếng'' chứ không còn hay không cần dùng những từ ngữ như '' nguyện thư, kiến nghị, góp ý....''

    Trả lờiXóa
  9. Phát biểu tại Bắc Kinh,thủ tướng Sing,Lý Hiển Long : Trung Quốc cần phải làm rõ tuyên bố về đường 9 đoạn của mình.
    Phát biểu tại Hà Nội,Tổng lú đần độn : Đại ca Tập có chỉ thị gì không ạ.
    Sùng,Tùng,Khánh : Úi giời,cái bọn suy thoái đạo đức đâu ra mà lắm thế.Rõ ràng là làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị Việt Trung chứ còn gì nữa.Các đồng chí phải quan tâm,xử lí cái này.

    Trả lờiXóa
  10. Bỡi lẽ không thấy tên
    HĐN trong danh sách
    Thế cho nên :
    Tui giới thiệu "thằng giã" vào
    Hắn từng viết như ri !

    ".....Hay là Đảng xin Tập đừng qua, vì nhỡ lại bộc lộ ê chề cái “chiếu dưới” của mình trước mắt nhân dân, ngay trong cái “thời kỳ rực rỡ nhất” này, sao tiện!

    Một đề nghị nhỏ:
    Ngày mà Tập Cận Bình qua, dân chúng nên nghỉ làm việc, tập trung thời gian và tâm trí – không phải để đón chào Tập – mà để theo dõi thái độ đón tiếp và nội dung ứng xử của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ra sao? Đặc biệt là nhân dân Thủ đô Hà Nội – từng được mệnh danh là “trái tim” của cả nước – phải theo dõi xem “cờ 6 sao” có xuất hiện lần nữa? Cơ quan trách nhiệm phía Việt Nam đã từng giải thích việc này, xem như một sơ suất nhỏ. Người dân ngược lại, xem là biểu hiện một khốn nạn lớn của khách và chủ. Giá như ai đó trong bóng tối, hoặc trong Sứ quán Trung Quốc, cứ làm cờ 6 sao tung ra, thì sao? Thì Công an Nhân dân hãy bắt lấy nó – cái đứa nhận cờ ấy phân phát cho thiếu nhi ta – công trạng sẽ đáng giá hơn gấp nhiều lần việc kết án tù tay phóng viên làm “gián điệp” cho Tàu, về cái tội bán tin rác quanh Đảng để đãi bôi với tình. ..."(Trích ở "...cờ 6 sao cuả HĐN )

    Bạn ta :Nặc danh19:26 Ngày 16 tháng 10 năm 2015 says rằng:

    "..Tôi dân đen ở Sài Gòn ký tên không trải thảm đỏ đón tiếp CT TQ Tập cận Bình - Tôi biết ĐCSVN vẫn tiếp đón ôm hôn thắm thiết - Chẳng coi dân đen ra gì nhưng tôi vẫn bày tỏ lập trường của người dân Đất Việt cương quyết chống Đại Hán xâm lược ."

    Xin mời quý vị xem thêm " lơì sáng mắt" cũng cuả HĐN

    " ...Đối sách của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào trước mặt Tập Cận Bình, và trước mặt nhân dân, thể hiện qua thái độ và nội dung ứng xử?
    Trước hết, người ta chờ xem về hình thức bên ngoài, thái độ của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ qua hay chưa, những động tác rất bi hài, thảm hại (cúi gập người, ôm hôn thắm thiết, trịnh trọng bắt hai tay, vẫy cờ 6 sao…), và những lời lẽ hoa mỹ đến nhàm chán lâu nay, từng gây nhức đầu trong nhân dân, không ngoài việc thể hiện tinh thần “4 tốt” mà không một ai trong lãnh đạo Đảng không thấm nhuần, để ứng xử mỗi khi tiếp sứ thần (quan thầy thì đúng hơn) Trung Quốc. .." ( Thôi dẫn)

    _ Mong bà con cả nước nhớ lấy : Một đề nghị nhỏ cuả HĐN (cưụ SV Saigon)

    Trả lờiXóa
  11. Không thấy "Ngôi sao sáng kứu nước" của các DLV ký tên? Không lâu đâu, ông ta cũng cười toe đón TCB mà thôi!...

    Trả lờiXóa
  12. Không mới nó vẫn sáng ,không tiếp nó cứ đến vì nó là thằng mặt dầy Tập cận Bình
    Quan trọng là cách đón - tiếp của SANG - TRỌNG - HÙNG -DŨNG Thế nào mà thôi /

    Trả lờiXóa
  13. Tôi nhiệt liệt chúc mừng và chào đón Tập cận Bình sang chơi nước ta thì có bị coi
    LÀ PHẢN ĐỘNG Không . Có bị coi là các thể lực thù địch không ông Trọng nhi .

    Trả lờiXóa
  14. Nhiều thằng cha có chức to, miệng vẫn bảo nhân dân góp ý nhưng góp ý cứ như nước đổ lá khoai thôi.

    Trả lờiXóa
  15. Trăm năm ông chủ tịch Nước SANG oi
    Cái nợ Tầu xưa đã trả rồi
    Chôn chặt văn chương TRONG lu doc
    Tung hê ho thỉ DŨNG - HÙNG Lo

    Trả lờiXóa
  16. Đả đảo Tập cận Bình,tên tân phát xít láo toét và hung hãn nhất thé giới ! đả đáo - đả đảo - đả đảo // đả đảo bè lũ tay sai giặc Tàu núp bóng nhân dân VN ! đả đảo - đả đảo - đả đảo !

    Trả lờiXóa