Trang BVB1

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Đại biểu Quốc hội cũng 'ngán phát biểu' !

Một phút trôi qua, tiền của nhân dân chảy đi ?


 TTO - Lần thứ hai trong hai kỳ họp Quốc hội liên tiếp, buổi thảo luận phải kết thúc sớm vì nhiều đại biểu không có ý kiến. Nhiều bạn đọc quan tâm câu chuyện này.
Các đại biểu ra về vào 9g15 sáng 21-10 sau khi Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố kết thúc phần làm việc buổi sáng vì chỉ có bốn ý kiến phát biểu tại buổi thảo luận Luật kế toán
Các đại biểu ra về vào 9g15 sáng 21-10 sau khi Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố kết thúc phần làm việc buổi sáng vì chỉ có bốn ý kiến phát biểu tại buổi thảo luận Luật kế toán
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, tại phiên thảo luận về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã tuyên bố kết thúc buổi họp Quốc hội sớm hơn 2 tiếng so với dự kiến vì không có đại biểu bấm nút tham gia ý kiến thảo luận.
Đây là lần đầu tiên sau 9 kỳ họp của Quốc hội khóa XIII, một phiên họp Quốc hội phải kết thúc sớm khi không đại biểu nào tham gia ý kiến.
Phó chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, người điều hành phiên thảo luận này, cũng khá bất ngờ và có phần bối rối trước tình huống này.
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý các đại biểu cần dành thời gian tối đa cho kỳ họp, không được vắng họp vì những lý do không chính đáng. Ông lo ngại rằng “Nếu các đại biểu không đi họp đủ thì Quốc hội sẽ rất trống vắng. Quyết định của chúng ta sẽ không được đa số”.
Đại biểu có vắng họp nhiều hay không thì chưa biết vì kỳ họp mới vừa diễn ra được hai ngày, nhưng việc nhiều đại biểu không có ý kiến tại buổi thảo luận sáng 21-10 về Luật kế toán khiến Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phải tuyên bố kết thúc phiên họp sớm là câu chuyện nhiều bạn đọc và cử tri quan tâm.
Tuổi Trẻ xin trích đăng ý kiến của nguyên đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu và một số cử tri.
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - nguyên chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội - của Quốc hội:
Đừng để dân nhìn vào coi không được
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Ảnh: T.L
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu - Ảnh: T.L
Đại biểu Quốc hội đi họp mang theo ý chí, nguyện vọng, gửi gắm của cử tri nhưng vào họp anh không phát biểu, họp nhanh về nghỉ sớm thì dân nhìn vào coi không được.
Việc đại biểu Quốc hội nhất trí cao, không có thêm ý kiến gì khác cũng là bình thường tại nghị trường quốc hội. Không phải chuyện gì cũng phải đem ra cãi nhau thì mới tốt.
Tuy nhiên ở đây là khâu xây dựng chương trình kỳ họp, có trách nhiệm của người lên dự kiến chương trình và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi biểu quyết thông qua chương trình của toàn bộ kỳ họp.
Nếu dự luật đã tiếp thu đầy đủ ý kiến nhân dân, ý kiến của đại biểu trong những lần trước và lần này đo lường được sẽ ít có thêm ý kiến đóng góp thì có thể hoạch định, điều chỉnh chương trình sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian. Một phút trôi qua là tiền của nhân dân chảy đi. 
Đầu kỳ họp, khi đại biểu biểu quyết thông qua chương trình là đồng ý về tính hợp lý của chương trình nghị sự, xác định phân bổ thời gian cho từng nội dung chứ không phải biểu quyết cho xong thủ tục.
Mình biểu quyết thế nào mà Quốc hội dành nhiều thời gian cho dự luật đó nhưng rốt cuộc đem ra thảo luận chỉ có vài ba ý kiến thì phải xem lại tính hợp lý của chương trình. Như thế chứng tỏ đại biểu cũng thiếu trách nhiệm với chính mình.
Chương trình kỳ họp đâu phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội đặt ra rồi ép Quốc hội phải theo. Đúng ra trong hội nghị trù bị, các đại biểu nên có ý kiến để điều chỉnh thời gian cho phù hợp, tránh lãng phí.
Để tổ chức một kỳ họp Quốc hội, ngân sách cũng tốn kém nhiều. Điện, nước, máy móc phục vụ, tiền ăn ở, đi lại của đại biểu… là tiền của dân cả. Thêm một ngày, một giờ họp cũng là tiêu tốn thêm tiền của dân.
Tiền của dân phải chảy vào chỗ có ích chứ không thể để chảy đi vô ích. Những chuyện như vậy Quốc hội phải rút kinh nghiệm. Quốc hội làm việc tất cả đều trên tinh thần dân chủ. 
Tôi cho rằng cần tăng cường trách nhiệm của đại biểu nhiều hơn nữa. Làm sao cho kỳ họp nào của Quốc hội, dù là đầu nhiệm kỳ hay cuối nhiệm kỳ, cũng phải sôi nổi như chợ đông buổi sáng chứ không thể là phiên chợ chiều đìu hiu.
Tránh tâm lý xem đây là kỳ họp cuối, có đại biểu sẽ không tái cử nên nảy sinh tâm lý tranh thủ nghỉ ngơi, làm cho qua chuyện.
Đại biểu đi họp mà không tập trung, nói chuyện riêng, ngủ gục, chơi game… người dân đều có thể biết hết. Đại biểu làm gì cũng nên nghĩ rằng mọi hành vi của mình dân đều quan sát. Cho nên phải hết sức nghiêm túc để dân còn niềm tin vào Quốc hội. Đây cũng là cơ sở để người dân lựa chọn những gương mặt bầu vào Quốc hội khóa tới.
Cử tri Vũ Nga, quận 10:
Đừng để cuộc sống ngồn ngộn vấn đề mà nghị trường thì bình yên quá
Ông Vũ Nga - Ảnh: Quang Định
Ông Vũ Nga - Ảnh: Quang Định
Đại biểu không có ý kiến có thể có nhiều nguyên nhân: luật đã chặt chẽ rồi không cần góp ý nữa, đại biểu đồng thuận cao với bản dự thảo, đại biểu không hiểu rành về chuyên môn kế toán nên khó góp hoặc do đại biểu không tha thiết muốn góp ý.
Tôi băn khoăn nhiều nhất về lý do thứ ba. Gần đây, thực tế cuộc sống đặt ra nhiều vấn đề nóng như chuyện lấp sông Đồng Nai, chuyện lấn chiếm đất công, tham nhũng, lãng phí… nhưng tôi thấy trên diễn đàn Quốc hội rất im ắng, chỉ có một số ít người lên tiếng mà ý kiến cũng rất "nhẹ nhàng".
Không hiểu vì lý do gì nhưng sự im lặng của các vị khiến người dân chúng tôi phải đặt câu hỏi liệu có phải do trong thời điểm các nơi đại hội Đảng, rồi chuẩn bị hết nhiệm kỳ Quốc hội nên đại biểu chọn cách “im lặng là vàng” hay không?
Nếu có tình trạng này thì lãnh đạo Quốc hội phải chấn chỉnh ngay từ đầu kỳ họp. Đừng để cuộc sống thì ngồn ngộn vấn đề mà nghị trường thì bình yên quá.
Cử tri Lý Thiếu Mai (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1)
Luật chuyên ngành, nhiều đại biểu không rành?
Bà Lý Thiếu Mai - Ảnh: Quang Định
Bà Lý Thiếu Mai - Ảnh: Quang Định
Bản thân tôi là người làm trong ngành kinh tế, từng làm kế toán nên tôi hiểu để có thể góp ý sâu cho luật này phải có kiến thức chuyên môn vững, có kinh nghiệm thực tế và am hiểu về kinh tế. Đại biểu Quốc hội đâu phải ai cũng rành lĩnh vực này.
Dưới góc độ của người trong ngành, tôi cho rằng lĩnh vực kế toán cũng còn nhiều chuyện phải bàn, còn nhiều kẽ hở để người ta lợi dụng.
Quốc hội bàn rất nhiều chuyện. Đại biểu Quốc hội cũng không phải cái gì cũng biết hết nhưng cơ cấu Quốc hội mấy trăm người như vậy chắc chắn lĩnh vực nào cũng phải có người rành, hiểu sâu.  Tôi cho là phải xây dựng luật sao cho chặt, lấp được những khoảng hở như vậy, ràng buộc trách nhiệm rõ ràng. Có như vậy luật mới sát thực tế, mới đi vào cuộc sống.
Cử tri Nguyễn Thị Nguyệt, phường Cô Giang, quận 1:
Đại biểu không nắm vững vấn đề hay chưa tìm hiểu kỹ?
Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Ảnh: Quang Định
Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Ảnh: Quang Định
Theo tôi, hoạt động Quốc hội trong thời gian gần đây đã có nhiều tiến bộ. Riêng chuyện Luật kế  toán chỉ có vài người góp ý, tôi cho là do đại biểu không nắm vấn đề, chưa đầu tư tìm hiểu kỹ và chưa am hiểu các vấn đề kinh tế.
Đại biểu Quốc hội cũng không nắm rõ, không thể cho ý kiến xác đáng, điều này dẫn đến tình trạng luật không thể đi vào cuộc sống.
MAI HƯƠNG thực hiện

19 nhận xét:


  1. 'Phải đứng ra bầu trước'
    Hôm 22/10/2015, Đại tá Bùi Văn Bồng, nguyên trưởng Đại diện Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đưa ra bình luận với BBC: "Quốc hội họp ít khi, ở Việt Nam, lại căn cứ vào thời sự chính trị trong nước và thế giới để mà đặt ra vấn đề gì đó cần họp. Quốc hội Việt Nam họp theo kế hoạch, theo quy trình và nội dung đã vạch sẵn, cho nên nó không đáp ứng được nhu cầu.
    "Ví dụ bây giờ chuẩn bị Đại hội Đảng thì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thì phải đứng ra ai làm Chủ tịch, ai làm Thủ tướng, ai làm Bộ trưởng này kia, các thứ, ai làm Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao là phải dự trù trước và Quốc hội phải quyết trước đi.
    "Sau đó Đảng mới dựa theo cái quyết đó của Quốc hội mà đưa vào Chương trình của Đảng để mà bầu nhân sự, thì quy trình đúng ra đi như thế mới là quy trình của dân chủ.
    "Quốc hội không bàn vấn đề đó vì Đảng không chỉ đạo Quốc hội bàn. Bởi việc đó là việc của Đảng, Quốc hội chỉ biết chấp hành và tuân theo những gì Đảng đã chỉ đạo, đã lãnh đạo và nội dung đã được đảng duyệt, thì Quốc hôi bàn theo nội dung đó.
    "Cho nên chuyện thời sự chính trị rồi chuẩn bị cho Đại hội Đảng, Quốc hội hầu như không có quyền bàn đến vấn đề đó, chỉ rõ đó là việc của Đảng. Đảng chỉ đạo sao và làm sao là việc của Đảng”.
    Theo nhà quan sát này, Quốc hội Việt Nam lẽ ra phải đảm trách một vai trò lớn hơn, ông nói: "Đúng ra mà nói, Quốc hội phải đại diện cho cơ quan dân cử, dân bầu, đại diện cho cử tri, cơ quan quyền lực cao nhất, thì Quốc hôi phải đứng ra để bầu trước, hoặc là dự kiến cũng được, các nhân sự sắp tới của Đại hội sắp tới, các nhân sự cơ bản, quan trọng.
    "Riêng về Tổng Bí thư thì việc của Đảng, nhưng các vị trí khác, thì Quốc hội có quyền đề xuất, dự kiến, nhưng Quốc hội Việt Nam không làm thế được.
    "Bởi vì Đảng không chỉ đạo thì không được làm," Đại tá Bùi Văn Bồng nêu quan điểm.

    _Thằng dân ngu tui đề nghi :Cuốc Hôi Vem No , nên phô tô "lời bình luận" cuả ĐT /BVB ,(chữ to in đậm) phát cho môi Vem Nô một bản , bắt về học thuộc , vào cuốc hội thaỏ luận ... rồi thu hoạch - báo cáo kết quả co dân định đoạt !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân lương thiệnlúc 09:12 24 tháng 10, 2015

      Đại biểu Quốc hội không phát biểu thì ta phát biểu cho ta nghe.
      Đề nghi ĐT Bùi Văn Bồng đưa nguyên văn bài phỏng vấn vào đây cho bà con thảo luận cho vui.
      Chán quốc hội quá rồi.

      Xóa
    2. Đại b Q h không có ý kiến là rất đúng
      Vào tôi cũng khong phát biểu
      1- nói nước đổ đầu vịt- nói đúng thì anh hưởng người có quyền lợi
      2- nói sai phỉnh nịnh quan hại cho dân cho nước
      Tốt nhất là
      1- một là ngồi ỳ- thứ nhì đồng ý
      Để bảo đảm an toàn cho cả 3 bên là hơn cả

      Xóa
  2. Đại biểu Quốc hội không phát biểu ý kiến, chỉ đơn giản là chán chả muốn nói, vì nói cũng chẳng ai thèm nghe..Mồm liền tai. Miệng nói tai nghe "nước đổ lá môn"...

    Trả lờiXóa
  3. Ý kiến gì chứ? Đàn cho trâu đỏ nghe à? Vớ vẩn!...

    Trả lờiXóa
  4. Đảng lãnh đạo toàn diện, trên cả Hiến pháp thì QH là thuộc cấp của đảng, làm sao mà quyết nhân sự để đảng sắp xếp được. QH của đảng chứ có phải của dân đâu. Đại biểu làm cảnh mãi rồi họ cũng chán, có cũng được mà không có cũng không sao.

    Trả lờiXóa
  5. Họp như thế này thì họp làm gì cho phí tiền Dân.

    Trả lờiXóa
  6. Vì "không có gì mới" nên chả có cái gì để nói. Đất nước này: Cứ có cái bằng ĐH, TS cái đã rồi có làm gì hay không chưa cần biết; cứ được đi nước ngoài một chuyến cái đã rồi sau thế nào chả cần biết; Cứ có cái mác đảng viên cái đã rồi làm gì cũng chẳng quan trọng; cứ là cấp ủy cái đã rồi làm gì hay không thì các mác cấp ủy vẫn hơn; cứ là đại biểu quốc hội cái đã rồi làm gì hay không đã có chủ trương của đảng ; sống chết cứ phải là bộ trưởng cái đã còn làm gì hay không thì tham mưu, đàn em (cậu đánh mày) nó lo... Các phát biểu của tất cả các ông "cứ... cái đã" chủ yếu nhằm đánh bóng tên tuổi hoặc trốn tránh trách nhiệm mà thôi. Kỳ này không có gì mới để đánh bóng tên tuổi hoặc để biện minh trốn tránh trách nhiệm nhưng cứ đi họp cái đã bàn gì thì có quan trọng gì đâu. TQ cho tiền, vay mượn nước ngoài cứ tiêu cái đã con cái sau này chúng sẽ phải lo. Độc đảng nó thế mà. Có nói hay không nói thì chức quyền vẫn nguyên vẹn, có ai tranh của mình đâu mà phải cố gắng. Mà nói ra còn có khi nguy hiểm ấy chứ. Kinh nghiệm cái ông Nguyễn Minh Thuyết còn sờ sờ ra đó. Cứ ngậm miệng ăn tiền cái đã... trách nhiệm đâu phải chỉ mình mình. Có Đ/C TBT sáng suốt lo cho hết rồi! Thật ra có biết gì đâu mà nói; nói xong "thế lực thù địch" nó lại đăng lên bôi xấu mình thì chết.

    Trả lờiXóa
  7. Cách đây khoảng 20 - 30 năm,mỗi lần quốc hội Đài Loan,Hàn Quốc họp mà có xảy ra cãi nhau,đánh nhau thậm chí là đại biểu quốc hội khi đi họp phải mặc...áo giáp thì các tờ báo đảng ra sức hò hét,hả hê.Đại loại như tư bản thối nát là rứa đó,đa đảng là tranh giành đấu đá mất mặt rứa đó,chẳng bù cho "quốc hội" VN,luôn "ổn định chính trị",rất đằm thắm trong tình yêu thương đồng chí...
    Đến hôm nay,đảng lại chường mặt đến năn nỉ họ cho dân VN qua làm culi,ở đợ,để gửi USD về cho đảng trả nợ.
    Nếu các tổ chức thăm dò xã hội đánh giá về độ trơ trẽn thì chắc chắn "đảng ta" phải đứng đội sổ

    Trả lờiXóa
  8. Chủ tọa buổi họp cho nghỉ sớm là sáng suốt: điều đó chứng tỏ các đại biểu QH làm việc có ...năng suất cao; do đó tiết kiệm được bao nhiêu chi phí vô bổ mà các vị đang "lo", các đại biểu lại được xả hơi vui vẻ!
    Mà nhìn cái nghị trường vắng tới một nửa không cần họp, mà kỳ họp vưỡn "thành công tốt đẹp", chứng tỏ rằng QH có tới 500 (người đại diện của dân) là quá ...hào phóng; như vầy chỉ cần 300 là vừa (mà có thể giao cho BCHTWĐ... kiêm nhiệm luôn - phù hợp với điều 4 HP, các HNBCHTW thấy rất là ... nghiêm chỉnh, dân chủ, trí tuệ), còn thì làm việc khác đỡ lãng phí được khối "nguyên khí quốc gia", mà lại đỡ ...rách việc!

    Trả lờiXóa
  9. Hình như tất cả những guồng máy lãnh đạo đất nước VN hôm nay đều cảm nhận được sự trì trệ vô phương cứu chữa của chế độ XHCN hiện hành . Một chế độ không thấy tương lai mang đến tình trạng nín thở qua sông tập thể từ Đảng lan chuyền sang Nhà nước .

    Nguyên nhân chính là do mọi hoạt động từ Đảng đến nhà nước không còn có thể ém nhẹm , tốt khoe xấu che như thời chuyên chính Vô sản . Cái thời buổi nhịn ăn thắt bụng cùng nhau tâng bốc anh hùng đã qua rồi . Cái thời buổi bế môn toả cảng ngăn chận mọi tin tức từ bên ngoài bị bong vỡ , vì chạy theo Tư bản đã bóc trần cái suy yếu lãnh đạo thiếu kiến thức , thiếu chuyên môn .

    Cái bản thân của người cán bộ nhà nước cũng cảm thay hết sức ngượng ngùng khi đối diện với người thân . Chức càng cao thì càng trở nên trơ trẽn khi đề cập đến đạo đức chính quyền chí công vô tư , cần kiệm liêm chính . Có lẽ chỉ có chế độ XHCN là chế độ duy nhất trong bốn nghìn năm lịch sử dân tộc mà người làm quan cảm thấy thẹn thùng với chức quan của mình ?

    Để lấp liếm cái thẹn , người cán bộ Đảng Viên Nhà nước chẳng còn cách nào khác phải mượn tiền bạc tài sản để che thân , dấu mặt . Mượn cái phồn hoa phù phiếm thay thế cho tự trọng nhân cách , nhân phẩm !

    Thực tế phủ phàng của chủ nghĩa Mác Lê , của tình nghĩa huynh đệ TQ xâm lược bành trướng , chính là những khúc xương móc họng . Đường lối chính sách nghị quyết của ĐẢNG từ trước đến nay ẩn hiện nhiều lối lầm về đạo đức dân tộc , xâm phạm trầm trọng về nhân quyền , tự do và dân chủ . Đảng nói thì đúng , nhưng khi ban hành nghị quyết thì hoàn toàn vì Đảng là chính mà dân chỉ có nhiệm vụ thi hành như một công cụ nhằm phục vụ cho bộ máy Đảng quyền hoạt động trơn tru .

    Cho đến Quốc hội cũng chỉ là một sản phẩm chỉ nhằm làm gạch nối giữa Đảng và Nhà nước do Đảng sáng tạo . Nhiệm vụ chính của QH nhằm đánh bóng cho chế độ , đánh bóng cho Đảng . Bởi thế các Dân biểu QH khi nhận chân được giá trị chức vụ của mình do Đảng dàn dựng và lợi dụng , làm sao có thể phát huy được khả năng nếu có , làm sao không chán chường mệt mỏi trong thân thể của một bù nhìn rôm rạ ?

    Nợ nần nhà nước đã công khai không thể ém nhẹm chính là lưỡi hái tủ thần cắt đứt niềm tin vào huyết mạch Đảng . Một chế độ nhà nước tự thoái hoá và tan vỡ vì nợ nần , vì phân hoá không thể đoàn kết , vì mặc cảm tự ti thiếu khả năng xen lẫn tự ái tự cao điên cuồng và hỗn loạn .

    Không riêng gì Quốc Hội , chính Ban chấp hành Trung ương Đảng cùng cả các Ban nghành nhà nước hiện nay hình như tất cả đều mong mỏi cho mau hết giờ họp hành , mệt mỏi và mong sớm được hạ cánh an toàn nghỉ ngơi !!! Một ước muốn rất thức thời , cùng ngóng cổ chờ đợi nhưng chẳng ai dám nói nên lời !?!?!? ...! Tại sao .... ? ? ?

    Thức tỉnh .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tai vi con nao di lac bay se bi dong bon xe xac mot cach ha he
      Khon nan cho cai dat nuoc nay qua

      Xóa
  10. Tôi có thằng bạn gọi là nghị gật tức là đại biểu quốc hội... Khi đi thì nhăn nhó như khỉ phải mắm tôm,họp xong về thì tươi như hoa thấy truyện lạ tôi hỏi - này đi họp phải vui khi về phải lo thì mới là đại biểu qh chớ. Anh nói - ông làm như đang ở Mỹ o bằng mẹ tiên sư người ta gọi chúng tôi là nghị gật ông còn lạ gì nghe và gật,gật rồi lại nghe toàn những điều nhàm chán ươn hết cả người,nội cái lên nhìn thấy thằng hói đã buồn nôn,nghe thằng ấy nói những điều nhảm nhí...ông bây giời cho nói truyện một ngày thôi với một kẻ tâm thần ông sẽ biết. Bọn tôi nghe cả tháng ông bảo vui làm sao?! Cho nên bế mạc ai chả vui!!!!

    Trả lờiXóa
  11. đảng cử đi làm đbqh chứ họ có muốn làm đâu, kết thúc họp sớm để mau mau về với vợ chứ

    Trả lờiXóa
  12. Đại biểu QH : Cần gì đầu óc, chỉ cần một xương sống là đủ.

    Trả lờiXóa
  13. Bàn cãi làm gì cái CUỐC HỘI và những ông bà nghị gật kia
    Cái lò sản xuất luật, lò đốt tiền ngân khố .Bao giờ thì thay đổi được ,dân ta phải kiên cường .

    Trả lờiXóa
  14. Mênh mang tiền DÂN, họp thì không có ý kiến gì phải nghỉ sớm, chất vấn những vấn đề bức xúc thì không có nhiều thời gian, quay đi quay lại mỗi khóa cũng chỉ được vài vị hăng hái phát biểu chấm hết! Tiếp xúc cử tri thì lính canh vòng trong, vòng ngoài, toàn đại biểu " chuyên nghiệp" há miệng mắc quai, chỉ ngậm miệng ăn tiền, có chăng được vài vị mạnh lời phát biểu thì buổi sau sẽ không có trong diện được mời dự nữa. Vậy nên cần lắm những cuộc tiếp xúc công khai để bàn dân thiên hạ cùng dự và phản biện, thì xã hội mới tốt đẹp được.

    Trả lờiXóa
  15. Cuộc họp nào cũng thành công tốt đẹp! Sao không thành công khi đảng viết kịch bản, còn chủ tịch Quốc hội làm đạo diễn. Đại biểu nào nói thẳng, nói thật như ĐB Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc thì đạo diễn nhắc nhở. Còn đa số thì sợ lần sau không được đi nữa, nên một là nịnh, hai là nói như bị thần kinh, chả trúng trật gì! Đại biểu dân bầu thì ít, đảng cử thì nhiều!? Do vậy đừng hy vọng vào các kỳ họp sẽ thay đổi được XH, nếu còn đảng CSVN.

    Trả lờiXóa