Trang BVB1

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Vì sao Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải gấp rút thắt chặt mối quan hệ?

·         * Alexander Benard  Paul J. Leaf
Quan hệ Mỹ-Việt gia tăng trong vài năm qua, phần lớn là do mối quan tâm chung đối với sự gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng một phần của mối quan hệ chỉ tiến triển từ từ, làm cho Trung Quốc tin rằng họ có thể tiếp tục bắt nạt Việt Nam như trong quá trình tiến tới kiểm soát khu vực mà không làm dấy lên sự phản đối nghiêm trọng nào. 
Thật vậy, Trung Quốc gần đây đã đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam, và chỉ mới tuần trước, họ kéo dài hoạt động của giàn khoan thêm vài tháng. Nhưng hành động khiêu khích mới nhất này, cùng với thông báo của Trung Quốc vào tuần trước rằng họ sẽ chuyển nhiều nguồn lực hơn cho năng lực hải quân và không quân, có thể thúc đẩy Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển một số yếu tố quan trọng trong quan hệ đối tác đang lên của họ.
Bối cảnh
Vào tháng 5 năm 2014, chỉ ba ngày sau khi Tổng thống Obama kết thúc chuyến công du châu Á với mục đích trấn an các đồng minh ở đó, Bắc Kinh gần như gây ra một cuộc khủng hoảng gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, nằm trong khu vực Biển Đông và đang do Bắc Kinh chiếm đóng, nhưng Hà Nội tuyên bố chủ quyền. Với sự hỗ trợ của “một số lượng lớn các tàu”, Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu, do nhà nước sở hữu, khoảng 80 dặm bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam được quốc tế công nhận, là vùng kéo dài 200 dặm từ bờ biển. Bắc Kinh lập luận rằng họ kiểm soát vùng biển này bởi vì họ nằm trong EEZ tạo ra bởi quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã mang khoảng ba mươi con tàu của họ ra cản trở. Một cuộc đối đầu 75 ngày xảy ra sau đó và leo thang, khi Trung Quốc phái lực lượng quân sự ra để bảo vệ giàn khoan và hai nước liên tục đâm tàu và phun nước vào nhau. Trung Quốc đã đánh chìm một tàu Việt Nam và các cuộc nổi dậy chống Trung Quốc nổ ra ở Việt Nam. Trung Quốc cuối cùng đã rút lui sau khi hoàn tất khảo sát, nhưng cảnh báo rằng họ có thể quay trở lại.
Hoa Kỳ gọi những hành động của Trung Quốc là “khiêu khích”, nhưng đã không xử phạt, tiếp tục cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, từ chối làm trung gian hòa giải cuộc xung đột và đã không gửi lực lượng quân sự đến khu vực. Nhận thấy Hoa Kỳ xa lánh và nhận ra ưu thế hải quân của Trung Quốc, Việt Nam đã hạ thấp cuộc tranh chấp với chủ đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất của mình, gọi cuộc xung đột là sự bất đồng giữa “anh em một nhà” và nối lại quan hệ quân sự với Trung Quốc. Với một cường quốc khu vực mạnh mẽ không thể ngăn cản được và Washington thì né tránh, Trung Quốc ra dấu rằng các đối thủ nên chấp nhận sự trỗi dậy không thể ngăn cản của họ.
Để nhấn mạnh thông điệp này, tháng 6 vừa qua, chỉ vài tuần trước khi nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ, Trung Quốc đã đưa giàn khoan nói trên tới một phần khác trong vùng EEZ của Việt Nam (vùng chồng lấn với EEZ tạo ra bởi đảo Hải Nam của Trung Quốc) để thăm dò tài nguyên thiên nhiên ở đó. Bắc Kinh cảnh cáo các tàu nước ngoài cách giàn khoan 2.000 m. Cuộc thăm dò được dự kiến kết thúc vào ngày 20 tháng 8, năm 2015. Nhưng tuần trước, Trung Quốc đã chuyển giàn khoan gần Việt Nam hơn (cách bờ biển Việt Nam 110 dặm) và đơn phương kéo dài công việc khoan dầu thêm hai tháng nữa.
Vì sao các hành động của Trung Quốc có vấn đề?
Hành động của Trung Quốc đặc biệt đáng báo động khi nhìn dưới góc cạnh như là một phần của mô hình xâm lấn liên tục từ cuộc đối đầu giàn khoan đầu tiên. Bắc Kinh công bố vào mùa hè này hoàn thành việc bồi đắp đất chưa từng có trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông và kế hoạch tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự ở đó. Trong tháng 7, Trung Quốc đã diễn tập một cuộc tấn chiếm đảo ở Biển Đông và hàng loạt các tàu chiến (bao gồm cả lực lượng hạt nhân) và máy bay bắn đạn thật trong vùng biển này. Tuần trước, tại vùng biển Nhật Bản, Trung Quốc đã hoàn tất cuộc tập trận hải quân lớn nhất với Nga. Bắc Kinh diễu hành phô trương vũ khí quân sự mới nhất của họ trong tuần này để đánh dấu sự đánh bại Tokyo thời Thế chiến Thứ Hai, và thông báo rằng họ sẽ giảm bớt lực lượng quân sự để tập trung nhiều nguồn lực hơn vào lực lượng hải quân và không quân, mà cả hai lực lượng sẽ tốt hơn để phô trương sức mạnh ra ngoại quốc. Và lần đầu tiên, Trung Quốc điều động tàu hải quân ngoài khơi bờ biển Alaska (trong vòng 12 hải lý), trùng lắp với chuyến đi của Tổng thống Obama ở đó.
Nhận thức được sự bành trướng của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những bước khiêm tốn để tăng cường quan hệ. Ví dụ, hai nước đã gia tăng tần suất các cuộc tập trận chung và các chuyến thăm chính phủ cao cấp; Hoa Kỳ trợ cấp 18 triệu USD để nâng cấp lực lượng tuần duyên của Việt Nam, và Washington nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương trên cơ sở từng trường hợp đối với Hà Nội.
Cả hai nước đều muốn làm nhiều hơn, nhưng cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đều không đi tới với tình trạng cấp bách. Chính quyền Obama không muốn khiêu khích Bắc Kinh, như đã chứng minh trong phản ứng im lặng trước cuộc đối đầu vụ giàn khoan đầu tiên và đã không đi ngang qua vùng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc kéo dài từ hòn đảo nhân tạo của họ ở Biển Đông. Washington cũng lo ngại gần gũi với Hà Nội trong tình hình thành tích nhân quyền kém cỏi. Trong khi đó, Hà Nội đang có hai phe thân Mỹ và thân Tàu. Nhóm thứ hai tin rằng Trung Quốc quyết tâm kiểm soát sân sau của họ nhiều hơn so với Hoa Kỳ kiểm soát một khu vực xa xôi. Vì thế, họ đặt câu hỏi về ý muốn và khả năng của Washington chống lại Bắc Kinh, nhất là trong lúc Hoa Kỳ đang bị sa lầy tại các vùng khác của thế giới và cắt giảm chi tiêu quân sự của mình.
Nhưng hành động khiêu khích mới nhất của Trung Quốc là một cơ hội để khắc phục những khó khăn này. Bắc Kinh đang ngày càng chứng minh cho Hà Nội thấy rằng họ khao khát quyền bá chủ khu vực và sẽ giẫm đạp lên quyền của bất kỳ quốc gia nào chắn lối họ, qua đó cho thấy một lập luận vững chãi cho những ai tìm kiếm mối quan hệ Mỹ-Việt chặt chẽ hơn.
Phe thân Mỹ ở Việt Nam nên lập tức đẩy mạnh việc cho phép Mỹ tiếp cận các cơ sở quân sự của Việt Nam nhiều hơn. Việt Nam có thể vẫn duy trì sự kiểm soát, nhưng họ nên để cho lực lượng Mỹ luân phiên tiếp cận và xây dựng cơ sở hạ tầng mới và trang thiết bị sơ khởi. Washington sẽ có thể triển khai sức mạnh vào vùng Biển Đông dễ dàng hơn và Bắc Kinh sẽ chùn bước trước việc quấy phá Hà Nội. Việt Nam cũng nên cho phép Hải quân Mỹ thăm cảng nhiều hơn (hiện tại giới hạn một lần trong một năm) và tiếp cận cảng nước sâu chiến lược quan trọng nhất là vịnh Cam Ranh.
Trên bình diện kinh tế, Hà Nội cần tiếp tục thực hiện cải cách theo yêu cầu của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận tự do thương mại hiện đang được đàm phán giữa 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương. Bằng cách tham gia TPP, Việt Nam có thể giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, từ đó có thể được tự do hơn để theo đuổi lợi ích quốc gia ngay cả khi có xung đột với Trung Quốc. Cuối cùng, Việt Nam phải cải thiện nhân quyền để tiến tới quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Washington phải hành động tương ứng. Đầu tiên, ngay cả sau khi nới lỏng một ít lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn chậm chạp trong việc vực dậy khả năng quân sự của nước này do quan ngại về nhân quyền. Hoa Kỳ cần tiếp tục hối thúc Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền, trong khi sẵn sàng giúp cho Hà Nội hệ thống giám sát hàng hải và những kỹ thuật hải quân khác, những thứ không đe dọa người dân Việt Nam. Thứ hai, Tổng thống Obama nên đặt vấn đề Biển Đông và sự ngược đãi Việt Nam của Trung Quốc làm đề tài chính trong chuyến thăm Washington sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, do đó báo hiệu cho Việt Nam rằng Hoa Kỳ đưa các cuộc xâm lấn Việt Nam lên tầm quan trọng và không ngần ngại đối đầu với Trung Quốc. Thứ ba, Hoa Kỳ cần phải lôi kéo Việt Nam sâu hơn vào mối quan hệ an ninh khu vực khác, kể cả bằng cách khuyến khích cùng phát triển vũ khí, mời tham gia vào các cuộc tập trận quân sự đa phương và tiến hành tuần tra hải quân chung, khuyến khích họ mua vũ khí của Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản. Lôi kéo Việt Nam khỏi công nghệ quân sự của Nga (Moscow hiện đang là nhà cung cấp vũ khí chính của Hà Nội) cũng sẽ tăng cường khả năng tương tác của Việt Nam với Hoa Kỳ và các đồng minh, gia tăng sự liên lạc quân sự của các nước. thứ tư, Hoa Kỳ phải kết thúc TPP sớm, là điều sẽ có lợi cho Hoa Kỳ và Việt Nam, cả chiến lược lẫn kinh tế.
Hà Nội có thể trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của Washington để chống lại sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Việt Nam tiếp giáp Biển Đông và tiếp giáp với Trung Quốc. Việt Nam có dân số lớn đứng hàng thứ 14 trên thế giới, lực lượng quân sự tại ngũ hiện đứng thứ 13, và tính theo tổng sản lượng nội địa, Việt Nam là nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Nền kinh tế của nước này được dự báo sẽ lớn thứ 17 trên thế giới trong 10 năm. Và Việt Nam sẽ là một đối tác quân sự mạnh mẽ của Hoa Kỳ, đã từng đối đầu thành công với kẻ thù lớn hơn và vũ trang mạnh hơn.
Hoa Kỳ và Việt Nam phải nâng cao mối quan hệ. Làm như vậy sẽ báo hiệu rằng Washington vẫn cam kết chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy tại thời điểm khi các nước trong khu vực đang tự thủ, không chắc chắn là liệu Hoa Kỳ có đủ can đảm đối đầu với sự gây hấn của Bắc Kinh hay không. Một quan hệ đối tác Mỹ-Việt chặt chẽ cũng có thể giúp làm chậm lại sự bành trướng của Trung Quốc bằng cách chứng minh cho thấy hành vi của họ phản tác dụng thế nào – thậm chí còn có thể lôi kéo kẻ cựu thù cùng đồng hành chống lại Trung Quốc.
A.B&PJ.L/Người dịch: Trần Văn Minh / Nationalinterest   
----------------
** Alexander Benard là Giám đốc điều hành của công ty đầu tư Schulze Global Investments, một công ty cổ phần tư nhân tập trung vào thị trường mới trỗi dậy. Paul J. Leaf là một luật sư tại một công ty luật quốc tế.
------------

9 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 22:44 15 tháng 9, 2015

    Cám ơn đại tá BVB.
    Quan hệ Việt Nam và Mỹ cần thắt chặt, cần gia tăng không phải chỉ vì lợi ích cho Việt Nam, cho Hoa kỳ mà còn vì lợi ích cho cộng đồng Đông Nam Á và thế giới.
    Đã đến lúc mọi người Việt Nam cần phải có thái độ rõ ràng.
    Hôm nay ông Tổng đi Nhật.
    Sắp hạ cánh rồi, là một công dân đất Việt, không làm được việc gì, thì mong ông ủng hộ những hành động yêu nước, chống giặc TQ bành trướng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy mong mỏi vào những người ngoài "bộ máy rệu rã".

      Xóa
  2. VN mà không liên kết chặt chẽ với Mỹ và Nhật Bản thì chắc chắn 100% (nhất định như thế không một sai số nhỏ nào !) sẽ bị Tàu cộng thôn tính trong một tương lai hết sức gần ! HÃY SÁNG SUỐT ĐI.XIN ĐỪNG NGỦ NỮA,ĐỪNG GIAN MANH XẢO TRÁ NỮA,ĐỪNG THAM LAM ĐỘC ÁC NỮA,HÃY LO CHO TỔ QUỐC ĐI,ĐẤT NƯỚC KHÔNG CÒN THÌ CÁC ÔNG CŨNG KHÔNG CÒN ĐÂU !

    Trả lờiXóa
  3. Hãy liên minh quân sự chặt chẻ với Hoa Kỳ,sớm ngày nào hay ngày ấy,nếu không thì MẤT NƯỚC ĐẤY !!!

    Trả lờiXóa
  4. Tại sao mấy ông gặp Obama lại không dám đeo cà vạt đỏ?
    (Tắc kè bông)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đỏ lòm thì chỉ người cs mới thích, còn ai thích cái màu chết chóc tang thương ấy?

      Xóa
  5. Hai tác giả A.B và P.J.L viết khá đầy đủ tình hình thực tế và cấp bách về mối quan hệ Việt Mỹ , nhưng có vẻ còn hơi dè dặt ( cũng như người Mỹ còn dè dặt trong quan hệ với VN ) vì họ không muốn khiêu khích anh Ba Tầu.
    Đó là quan hệ bề ngoài.
    Nhưng chỉ cần nhớ lại chuyến đi thăm Mỹ của anh Tổng Trọng vừa qua, mặc dù ông Tổng từng coi Mỹ là "kẻ thù không đội trời chung" và chưa bao giờ ông thừa nhận Mỹ là quốc gia tiêu biểu nhất của chủ nghĩa nhân quyền trên thế giới, thì ông đã vô tình được "người ta" bố trí cho ông đến đặt vòng hoa tưởng niệm cố Tổng thống Thomas Jeffersion , người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776, một bản tuyên ngôn khẳng định về ĐỘC LẬP & NHÂN QUYỀN của người dân Mỹ và lãnh tụ Hồ Chí Minh của ông đã học theo ( dù là giả vờ )
    Còn về phía người Mỹ, có lẽ không ngẫu nhiên chút nào khi ông phó TT Mỹ lẩy Kiều nhớ lại cuộc gặp gỡ Thúy Kiều và Kim Trọng.
    Chỉ cần hai chi tiết đó, người ta hiểu mối quan hệ VN và Mỹ đã đến bậc thang nào?

    Trả lờiXóa
  6. Các lãnh đạo VN đang tự biến mình thành cô gái bán hoa đứng giữa hai người khổng lồ là Tàu Khựa và Chú Sam. Thật ra lúc này VN không nên mặc cả mới đúng.Một cô bán hoa dù đẹp đến đâu nhưng trong túi đã rổng hết thì mấy chàng mua hoa biết thôi.Vậy thì nên quyết định đi theo anh nào, kéo dài chỉ tội thân thôi.Đảng cộng sản VN thường thậm xưng là đỉnh cao trí tuệ nhưng đem so sánh với Tàu Khựa và Chú Sam liệu có hơn không?việc thậm xưng chỉ dùng trong nhà chứ sao đem địch thiên hạ được nhỉ? Hay các vị thường xuyên kéo nhau đi chu du nước ngoài nhằm gửi tiền để khi đất nước xụp đổ thì chạy vì đã có tài khoản nước ngoài?

    Trả lờiXóa




  7. Ngoại trưởng Tàu Khựa vừa tuyên chiến với Tổ Quốc Việt Nam
    ***********************************


    http://1.bp.blogspot.com/-OV3SV5iT-10/U4fYnEj8oOI/AAAAAAAAApA/tRqEnAvDuL0/s1600/16-chu-vang-va-4-tot.jpg


    Tàu Khựa vừa tuyên chiến chống Nước Nhà
    Cả gan đổi tên lại Trường Sa là Nam Sa
    Như gọi Điếu Ngư, đảo Kinh Các Nhật
    Lãnh thổ Trung Quốc rõ thật bao la !
    Coi thường không theo Công pháp Quốc tế
    Nhà nước hải tặc Chệt đang gây phong ba
    Hoa Đông + Biển Đông đang dậy sóng dữ
    Đẩy vào chiến tranh Đất Mẹ - Quê Cha
    Hỡi Đồng bào trong ngoài Nước Việt
    Cùng diệt thù trong giặc ngoài giữ Quê ta


    http://1.bp.blogspot.com/-Tfr4sK0vWbs/U6rp7BDV-iI/AAAAAAAAEtA/NyzG6NgsUcY/s1600/Con+thuy%25E1%25BB%2581n+X%25C3%25A3+ngh%25C4%25A9a.jpg





    Phát biểu tại một hội nghị trước các nhà ngoại giao nước
    ngoài tại Bắc Kinh hôm 16/9/2015, Ngoại trưởng Trung Quốc
    Vương Nghị vừa tuyên bố quần đảo Trường Sa, mà Trung
    Quốc gọi là Nam Sa, là ''lãnh thổ của Trung Quốc''.

    Bộ trưởng Vương Nghị nhắc lại Trung Quốc ''có căn cứ lịch sử
    và pháp lý đầy đủ'' đối với quần đảo Trường Sa.

    Bộ trưởng Vương Nghị được dẫn lời nói việc Trung Quốc bảo
    vệ chủ quyền là ''thiên kinh địa nghĩa'' và là ''lẽ dĩ nhiên''.



    https://lh6.googleusercontent.com/MXcdEiEAuaYm_u4oC8L05RCjTGTrPSw02dhnmQ8p_oo3nMLD968Tm5RAeWeBYEBXTL030dunpYyZuFkBVcThwXsl0a7X2ojZm-AgbM9yHqHdN0lZ36g



    Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nói Trung Quốc xây dựng cơ
    sở hạ tầng trên chuỗi đảo và bãi cạn của mình ở Biển Đông
    ''không nhằm vào bất cứ ai, mà là muốn cải thiện điều kiện và
    nâng cao năng lực đồn trú, đồng thời là nhằm thực hiện nghĩa
    vụ quốc tế xứng đáng với quốc gia lớn nhất'' tại Biển Đông.


    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa