6 năm về trước, vào ngày 29/8/2009,
trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm 64 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc
khánh 2/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bấm nút phát lệnh đưa tổ
hợp máy phát sóng Biển Đông chính thức hoạt động, nhằm đáp ứng nhu cầu thông
tin phát triển kinh tế biển, phục vụ đồng bào, chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ
biển đảo. Hệ thống ăng ten phát sóng FM của Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng
trên đảo Trường Sa Lớn đã nối dài cánh sóng “Tiếng nói Việt Nam” vang
vọng giữa đại dương, trở thành người bạn gần gũi với cán bộ, chiến sỹ và
người dân trên vùng biển, đảo Tổ quốc.
Dự án “Phủ sóng Biển Đông” do Đài Tiếng nói Việt Nam
thực hiện từ năm 2009 nhằm tăng cường phủ sóng ổn định, liên tục và chất lượng
trên các vùng biển, đảo của Việt Nam. Đến nay, Đài TNVN đã đầu tư xây dựng hoàn
chỉnh hệ thống máy phát sóng FM công suất lớn và hệ thống ăngten có độ tăng ích
cao cho hầu hết các đảo lớn, đông dân hoặc có vị trí quan trọng. Riêng tại đảo
Trường Sa Lớn, Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng tháp ăngten cao 36 mét.
Nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật rất đỗi tự hào
khi được đóng góp công sức đưa làn sóng Tiếng nói Việt Nam đến tận
vùng biển, đảo xa xôi.
Với mục tiêu mở rộng vùng phủ sóng phát thanh trên các
vùng biển, đảo của Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục là bạn đồng hành
với ngư dân và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, góp phần giữ vững chủ
quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc (VOV).
Trường Sa ngân vang Tiếng nói Việt Nam
* LÊ XUÂN
NVTPHCM- Trường Sa, Hoàng Sa - lãnh
thổ trên vùng lãnh hải thân yêu của Tổ quốc là mối quan tâm sâu sắc,
có gì rất thiêng liêng trong lòng bao thế hệ người dân nước Việt.
Chương trình Tiếng thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam vừa phát bài “Tiếng nói
Việt Nam ở Trường Sa” của đại tá, nhà thơ Bùi Văn Bồng qua giọng ngâm của
nghệ sĩ Vương Hà. Bài thơ trữ tình mà hào hùng say đắm để lại trong lòng người
nghe một tượng khó quên:
“Đây là Tiếng nói Việt Nam …”
Biết mấy tự hào âm thanh ấy
Sóng Trường Sa, gió cát Trường Sa
Nỗi nhớ quê nhà xôn xao sóng vỗ
Loa phóng thanh trên cành phong ba
Đài bán dẫn đặt bên công sự
Bình yên đảo xa chiều lộng gió
Lính trẻ quây quần nghe Tiếng
nói Việt Nam ...
Ôi! Tiếng của quê hương, Tổ quốc
Bốn ngàn năm vang đến cõi bờ xa
Tiếng gươm giáo thuở nào đi giữ nước
Tiếng gió đồng dào dạt khúc dân ca
Nghe xạc xào bờ lau bãi sậy
Tiếng võng trưa kẽo kẹt dưới tre làng
Tiếng thoi đưa nhịp nhàng trong xưởng máy
Tiếng trống trường mỗi sáng mặt trời lên
Nghe tha thiết tiếng suối rừng cuộn chảy
Sáo diều ru mướt gió chiều hè
Tiếng ve ngân dìu dặt hàng me
Nhịp hò khoan xóm chài trăng bát ngát.
Nơi Trường Sa đêm ngày sóng hát
Cứ ngân vang Tiếng
nói Việt Nam …
Thao thức đồng quê mùa gieo hạt
Cành san hô đảo đá bỗng xanh mầm
Thiêng liêng tiếng quê hương, Tổ quốc
Hải đảo thân yêu như ngõ xóm đường làng
Mỗi buổi sáng lại vang lên thân thuộc
“Đây là Tiếng nói Việt Nam …”
Bùi
Văn Bồng
Mỗi tấc đất, mỗi hải lý trên lãnh
thổ, lãnh hải của Tổ quốc là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm từ bao đời nay.
Nó luôn là máu thịt của một dân tộc: “Tuốt gươm không chịu sống quỳ/ Tuổi
xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu” (Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu).
“Không xa đâu Trường Sa ơi!”, những chiến sĩ hải đảo như những cây
phong ba luôn lạc quan yêu đời, cầm chắc tay súng, mắt dõi tầm xa quyết bảo vệ
vững chắc lãnh thổ, lãnh hải của cha ông. Tiếng nói đầy niềm tự hào của Tổ
quốc - Tiếng nói Việt Nam ,
ngày đêm vẫn vang lên thật dõng dạc từ phút chào cờ buổi sáng cho tới suốt
ngày đêm làm ấm lòng người chíến sĩ. Bài thơ “Tiếng nói Việt Nam ở Trường
Sa” của đại tá, nhà thơ Bùi Văn Bồng, là khúc hát ca ngợi những người lính
biển, ca ngợi tiếng nói của cha ông, là sự khẳng định chủ quyền Trường Sa của
dân tộc, là thông điệp từ đất liền gửi đảo xa.
>>Nghe-nhìn Clip-Yiutube: Đoàn Nghệ thuật QK4
Từ ngày 7-9-1945, chỉ sau 5 ngày Bác
Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Ba Đình lịch sử, ngày phát sóng đầu
tiên của Đài tiếng nói Việt Nam, “Đây là tiếng nói Việt Nam” đã khẳng định
tiếng nói của một đất nước giành được độc lập.
Bài thơ mở đầu bằng một câu quen thuộc
trong chương trình mở đầu ngày mới của Đài Tiếng nói Việt Nam . Từ ngày
đó, trong mỗi buổi phát thanh hàng sáng đều ngân vang “Đây là tiếng nói
Việt Nam ,
phát thanh từ Hà Nội…”. Đó
là niềm tự hào của đất nước ta, dân tộc ta, làm rung động, xốn xang lòng
người chiến sĩ nơi biên cương, hải đảo. Qua hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ta đã giành thắng lợi, nay mỗi sáng mai thức dậy,
ta vẫn tự hào được nghe: “Đây là tiếng nói Việt Nam”.
Trường Sa, nằm trong vùng lãnh hải từ
bao đời nay của đất nước ta.Khi đài TNVN phủ sóng các chiến sĩ mới nghe được
radio. Tiếng nói thân thương của Tổ quốc là nguồn động viên cổ vũ to lớn đối
với các chiến sĩ:
Sóng Trường Sa, gió cát Trường Sa
Nỗi nhớ quê nhà xôn xao sóng vỗ
Tiếng nói của quê hương, của Tổ
quốc nơi đảo xa cứ ngân vang, tha thiết trên khắp đảo nhỏ thân yêu:
Bình yên đảo xa chiều lộng gió
Lính trẻ quây quần nghe Tiếng nói Việt Nam ...
Nhà thơ đã tái hiện vẻ đẹp của con người
và đất nước bằng cảm xúc trữ tình dào dạt. Ở đó, ta như nghe và thấu hiểu từ
trong nỗi nhớ nồng nàn kỷ niệm những âm thanh thân thuộc của nhịp sống quê nhà.
Tất cả những âm thanh,màu sắc ấy có ở khắp mọi miền quê, những âm thanh của một
đất nước thanh bình trong tự do, độc lập như một dàn hợp xướng nhiều bè, nhiều
giai điệu vẽ nên bức tranh cuộc sống từ quá khứ oai hùng của cha ông đến cảnh
thanh bình hôm nay khi đất nước trọn niềm vui:
Ôi! Tiếng của quê hương, Tổ quốc
Bốn ngàn năm vang đến cõi bờ xa
Tiếng gươm giáo thuở nào đi giữ nước
Tiếng gió đồng dào dạt khúc dân ca
Lịch sử bốn ngàn năm là niềm tự hào của
cả dân tộc. Trong dòng chảy của thời gian ấy, lịch sử đã ghi biết bao dấu ấn
đậm sâu, những bước ngặt thời đại cùng biết bao chiến công hiển hách. Đó là kết
tụ niềm tin, sức mạnh của một dân tộc có bề dày truyền thống anh hùng trong các
cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. “Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi…”,
âm hưởng tráng ca ấy cứ âm vang trong lòng ta. Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam ! Ta đã
chiến thắng biết bao kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp trăm lần, để “Tiếng
gươm giáo thở nào đi giữ nước” ngân nga trong lòng bao thế hệ, trở thành
hùng khí thiêng liêng. Những tráng ca thuở “cùng nhau đi hùng binh”, “xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã thôi thúc bao thế hệ người lính lên
đường cầm súng, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên cõi bờ để “Tiếng gió đồng
dào dạt khúc dân ca”. Cảnh sắc, âm thanh trên quê hương nghìn năm văn
hiến, thật êm ả và thanh bình, với:
Nghe xạc xào bờ lau bãi sậy
Tiếng võng trưa kẽo kẹt dưới tre làng
Tiếng thoi đưa nhịp nhàng trong xưởng máy
Tiếng trống trường mỗi sáng mặt trời lên.
Những chiến sĩ canh giữ biển trời của Tổ quốc càng xa
những miền quê thân yêu, càng da diết trong lòng, khi:
Nghe tha thiết tiếng suối rừng cuộn chảy
Sáo diều ru mướt gió chiều hè
Tiếng ve ngân dìu dặt hàng me
Nhịp hò khoan xóm chài trăng bát ngát.
Ba khổ thơ rất giàu tính họa, tính nhạc
này hòa cùng sóng gió Trường Sa vút lên giai điệu tình yêu quê hương, Tổ quốc
thật nồng nàn say đắm. Đó chính là tình yêu thiết tha của những chiến sĩ
hải đảo bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió, nơi ngày đêm “sóng hát”, rạo
rực trong lòng nghe “ngân vang tiếng nói Việt Nam”. Đó cũng là niềm
vui của mọi công dân nước Việt ở đất liền và hải đảo qua làn sóng của Đài
tiếng nói Việt Nam .
Tiếng nói khẳng định chủ quyền đầy niềm tự hào ấy đã thôi thúc các chiến sĩ
Trường Sa vượt gian khó, mang từ quê hương ra đảo xa hàng chục tấn đất màu
mỡ của đồng quê, phủ lên trên cát đá để trồng rau, trồng hoa, ươm cây, làm
cho đảo ngày càng tươi xanh, bừng lên sự sống: “Cành san hô đảo đá bỗng
xanh mầm”. Đúng, họ phải sống khỏe, sống vui, sống trong niềm tự hào
và trách nhiệm lớn lao, vững vàng nơi đảo xa để bảo vệ vững chắc chủ quyền
thiêng liêng của Tổ quốc:
Thiêng liêng tiếng quê hương, Tổ quốc
Hải đảo thân yêu như ngõ xóm đường làng
Mỗi buổi sáng lại vang lên thân thuộc
“Đây là Tiếng nói Việt Nam …”
Bài “Tiếng nói Việt Nam ở Trường Sa”
của nhà thơ Bùi Văn Bồng là những vần thơ “tươi xanh” nhưng không kém phần
“lửa cháy”. Có thể xem đây là lời khẳng định bằng hình tượng thơ về chủ quyền
lãnh thổ, lãnh hãi Trường Sa là của Việt Nam . Nó như một “tuyên ngôn” về
mảnh đất này của cha ông ta vốn có từ thế kỷ XVII, quyết không để một kẻ thù
nào xâm phạm. Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết trong bài “Sao chiến
thắng” vào năm 1964, khi giặc Mỹ đổ quân vào xâm lược Việt Nam: “Ôi
Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt/ Như mẹ cha ta, như vợ như chồng/ Ôi Tổ quốc,
nếu cần, ta chết/ Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông/ Hãy cứ đo bể ta bằng
luật - điều quốc tế / Trời xanh ta xanh bao nhiêu hải lý/ Nhưng chớ đo
lòng căm giận chúng ta”.
LX/Hội nhà văn
TpHCM’sWb
--------------
Lê Xuân cùng với Văn Bồng
Trả lờiXóaxứ Thanh ta đó mặn nồng quê hương
Trường Sa quá đỗi thân thương
bốn nghìn năm vẫn kiên cường Việt Nam
Xin chào bác Bồng và các còm sĩ !
Trả lờiXóaTôi về Việt Nam , phải vượt tường lửa mới vào được trang mạng này của bác Bồng . Nhưng lại không viết nhận xét {comment} được !!!.
Vì sao lại thế?. Và phải làm cách nào ?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bác Bồng và các còm sĩ ! Xin cảm ơn trước !
Thế là bạn đã comt được rồi đấy. Cảm ơn, chúc vui, khỏe!
XóaCảm ơn Bồng đã trả lời ! . Tất nhiên viết những dòng chữ này em đang ở ngoài biên giới VN rồi . Nếu mà đang ở trong nước , thì sao em lại viết được lời "cầu cứu" bác và các còm sĩ ! he he !
XóaĐúng vậy, ở VN muốn vào trang mạng của bác phải vượt tường lủa . Nhưng chỉ đọc được thôi , chứ không comt được . Mong bác coi lời đề nghị giúp đỡ của em là thật lòng , chứ em không có ý gì đâu !
Tất nhiên, khi không còn bị bịt miệng , thì bác Bồng và mọi người mới nghe thấy lời đề nghị giúp đỡ của tôi . Đang được còm ở đây , nghĩa là tôi đã là người tự do {đang ở ngoài biên giới VN} , không còn bị bịt miệng nữa .
XóaBạn nhờ một em học sinh THPT, chúng nó cũng rành lắm.
XóaBài thơ hay, bài bình sâu sắc, toát lên nhiều ý nghĩa và lắng đọng. Cảm ơn nhà thơ, nhà báo Bùi Văn Bồng, cảm ơn nhà phê bình văn học Lê Xuân.
Trả lờiXóaNghe bài hát do Đoàn Nghệ thuật QK 4 dàn dựng trên Youtube thật là hùng khí, sôi động.
Trả lờiXóa