Trang BVB1

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Lạm thu trong trường học - Vấn đề nhức nhối

Vào những dịp khai giảng năm học mới, 
các vị phụ huynh phải oằn mình với các khoản chi phí quá lớn phải nộp.
Thực tế tình trạng lạm thu như vậy ra sao và cần nên có giải pháp thế nào cho phù hợp?
* ANH VŨ
Tình trạng lạm thu ở các trường học
Ở VN đến nay chưa có chế độ giáo dục miễn phí, song ngoài các khoản học phí theo quy định của nhà nước, thì các bậc phụ huynh phải đóng thêm các khoản theo yêu cầu của nhà trường và Hội phụ huynh học sinh với số tiền không nhỏ.

Đó là các khoản như: tiền quỹ Ban phụ huynh, tiền xây dựng sửa chữa trường lớp, bổ sung đèn chiếu sáng, mua sắm điều hòa, bảng chống lóa v.v...
Theo báo Lao động cho biết, lạm thu đầu năm học là vấn đề khiến không ít phụ huynh, học sinh đều cảm thấy ngao ngán, lo sợ và bức xúc. Ðể hợp thức hóa, không ít cơ sở giáo dục đã có "quy định ngầm" thông qua hình thức thu "tự nguyện". Tại nhiều địa phương cho thấy, việc lạm thu đầu năm học diễn ra hết sức "công khai" với nhiều hình thức khác nhau.
Các khoản thu này là gánh nặng cho nhiều gia đình người lao động, mặc dù biết nhiều khoản thu là không hợp lý nhưng vì sợ ảnh hưởng đến con cái, nhiều phụ huynh vẫn phải nhắm mắt làm ngơ và đi vay mượn để đóng góp.
Chị Bé Ba, một phụ huynh học sinh có 1 con đang học cấp tiểu học ở Đồng Nai chia sẻ với chúng tôi: “Số lương của 2 vợ chồng tôi mỗi tháng khoảng 5 triệu đồng, tiền chi phí đóng đầu năm là triệu mấy chưa kể tiền này tiền kia, tiền xe, tiền học phí. Do vậy mình phải biết hà tiện và nhín nhút trước, không có thì phải vay mượn trước rồi trả lại họ.”
Không chỉ vậy, năm nay phí bảo hiểm y tế cho học sinh bỗng dưng tăng vọt gấp 1,5 lần cao hơn học phí. Ông Bảy, một phụ huynh học sinh ở Long Khánh tiếp lời: “Bây giờ công việc cũng không đều mấy, nên hàng tháng gia đình tôi thu nhập cũng khoảng 2 triệu mấy, ba triệu. Riêng tiền cho con bé đi học tháng cũng mất hơn một triệu, gồm tiền xe đò, tiền ăn, tiền nọ tiền kia. Vừa đi họp phụ huynh về họ yêu cầu nộp 1, 4 -1,5 triệu, trong lúc nhà có mỗi mình là lao động chính. Giờ chẳng lẽ cho nó nghỉ, thôi vì con nó thích đi học nên có lẽ mình phải ráng thôi.”
Đánh giá về tình trạng lạm thu trong các trường học hiện nay, một chuyên gia thuộc Viện Khoa học Giáo dục đã nghỉ hưu, không muốn nêu danh tính nhận định: “ Trong mấy năm gần đây việc lạm thu đã tới mức không thể kiểm soát nổi. Việc thu tiền tràn lan vào đầu năm học bắt đầu từ khoảng giữa những năm 90 khi có chủ trương xã hội hóa giáo dục. Sau một vài năm, bản thân các trường thấy việc thu tiền của học sinh là khó coi nên Ban phụ huynh đã được thành lập để thu tiền hộ nhà trường. Từ khi có cái Ban phụ huynh này thì việc thu tiền càng “thoải mái” vì Hiệu trưởng hoàn toàn chẳng có trách nhiệm gì, cho dù ai cũng biết Ban phụ huynh muốn thu bao nhiêu và thu các khoản gì đều phải thông qua và được Hiệu trưởng đồng ý.”
Điều đáng nói là việc quản lý thu chi các khoản thu vừa nêu không minh bạch và công khai. Các hội cha mẹ học sinh đứng ra thu tiền dưới hình thức vận động nhưng lại là tự nguyện một cách bắt buộc. Ông Thạnh, một phụ huynh học sinh ở Quảng ngãi bày tỏ: “Nhiều lần tôi đã phản ảnh với nhà trường, Hội cha mẹ học sinh và thầy cô giáo chủ nhiệm thu chi không công khai và minh bạch. Khi người ta không có để đóng quỹ hội thì nhà trường bắt viết giấy nhận nợ, điều này theo tôi là trái với đạo đức của nhà trường.”
Khi được hỏi, việc lạm thu trong các trường học nhằm mục đích gì và ai là người được hưởng lợi?
Vị chuyên gia giáo dục đánh giá: “Mỗi khoản thu đều có lý do riêng. Giáo viên chỉ được hưởng chút ít trong quỹ Hội cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu các trường hưởng nhiều nhất, giáo viên được nào có đáng là bao. Còn các khoản thu khác đều có những mục đích cụ thể, như đồng phục, trang bị bảng chống lóa, hệ thống chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, …ai tham gia vào những công việc này thì người đó hưởng lợi. Thường là Ban giám hiệu và các nhân viên kế toán, thủ quỹ.”
Lãnh đạo các trường luôn lý giải rằng việc thu thêm các khoản là cần thiết, với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy vậy đa số các giáo viên thì cho rằng, đó là việc không nên làm vì sẽ làm xấu đi hình ảnh của nhà trường. Thấy Tuấn, một giáo viên ở Hà nội cho biết: “Nghe thì rất là nhân văn, nhưng thực sự những khoản đóng góp đó các cháu có tiền đâu, tiền đó là tiền bố mẹ của các cháu đóng góp mà. Các cháu đã làm ra tiền đâu để mà đóng góp các quỹ ấy?”
Bộ GD&ĐT đã làm gì
Bộ GD&ĐT đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị yêu cầu chấn chỉnh việc thu thêm trong các trường học. Ông Nguyễn Cường, cán bộ Vụ Pháp chế, Bộ GD&ĐT khẳng định: “Nguyên nhân chính của việc lạm thu này là do phương pháp vận động của Hiệu trưởng và nhà trường làm chưa tốt, còn yếu kém nên nhân dân chưa hiểu và chưa đồng tình. Chúng tôi sẽ chỉ đạo tiến hành các bước để kiểm điểm Hiệu trưởng và lãnh đạo nhà trường có việc lạm thu. Nếu có sẽ kỷ luật.”
Trả lời câu hỏi cần có biện pháp nào để hạn chế và dần tiến tới chấm dứt tình trạng lạm thu trong các trường học?
Vị chuyên gia giáo dục khẳng định: “Vô cùng đơn giản. Chỉ cần cách chức ngay lập tức Hiệu trưởng khi xác minh có tình trạng này trong nhà trường do ông ta phụ trách. Chỉ cần cách chức một ông thì trật tự được lập lại ngay. Nhưng khổ nỗi cấp trên không dám cách chức, vì sao thì ai cũng rõ.”
Tuy nhiên cũng cần quan tâm tới những nhu cầu chi tiêu chính đáng của nhà trường, vì có một số khoản chi là thực sự cần thiết, nhưng nhà trường không có nguồn. Vị chuyên gia giáo dục đề xuất giải pháp: “Cũng cần quan tâm tới những nhu cầu chi tiêu chính đáng. Muốn cho minh bạch thì Nhà nước cần quy định mức học phí cao hơn hiện nay. Với số tiền học phí này, các nhà trường có thể chi dùng cho những việc cần thiết kể cả việc mua sắm các trang thiết bị. Với học sinh nghèo học giỏi, sẽ trích từ đó để có học bổng và tất cả số tiền này được quản lý theo những nguyên tắc chi tiêu ngân sách.”
Trong thực tế những khoản thu được nói là tự nguyện đóng góp nhưng nếu học sinh không đóng thì sẽ bị nhà trường kỷ luật. Trong khi đó những khoản thu được chi thế nào cũng là chuyện khuất tất, khiến nhiều người hoài nghi đặt ra câu hỏi: liệu môi trường giáo dục Việt Nam hẳn đã biến thành một môi trường kinh doanh, nhằm trục lợi cho một số cá nhân trong ngành giáo dục, mà cha mẹ học sinh là những miếng mồi ngon của họ!
A.V/rfa
-----------

14 nhận xét:

  1. Trường con tôi Hiệu trưởng cấm thu "Qũy lớp", nhưng họp PHHS vẫn thông qua mỗi người phải nạp 200.000/học kỳ làm "Qũy đen".
    Vậy là cả đám phạm tội hình sự - đưa và nhận hối lộ phục vụ cho sự nghiệp giáo dục 100 năm trồng ngợm...

    Trả lờiXóa

  2. Ngày xưa Miền Nam bị gán là ‘ Hút máu Nhân dân “ , có lẽ đó là bị ngậm máu phun người .
    Vì Giáo dục và y tế đều miễn phí cũng giống như đa số các nước Tự do khác , học sinh đi học từ Tiểu học đến Đại Học đều miễn phí , học giỏi luôn có những phần thưởng rất xứng đáng . Bệnh nhân nghèo đều được chửa trị ở bệnh viện Công , gọi là nhà thương , tất cã mọi tỉnh , quận , xã đều có nhà thương miễn phí .

    Còn bây giờ VN rán phấn đấu để đến hết thế kỹ này hy vọng xem có thể thực hiện được chế độ miễn phí cho giáo dục và y tế không .
    Sợ cũng vẫn chưa được , vì phải nuôi gánh nặng cán bộ , công nhân viên chức nhà nước nhiều gấp 3 lần những nước khác nhưng thành quả làm việc thì quá tệ vì ai cũng lo “ kiếm thêm “ , tham nhũng .

    Phải hút sinh lực của tất cã nhân dân thì mới đấp đổi cho bộ máy lạc hậu rán chạy thêm vài năm nữa đến 2020 thì tính sau .

    Trả lờiXóa
  3. Bạn ND 07-7 so sánh cộng sản với VNCH để mà nuối tiếc làm gì biết bao nhiêu người yêu dân yêu nước bị cộng sản lừa , bị vắt chanh bỏ vỏ như ông Thiệu nói rất đúng ..Đừng nghe những gì cộng sản nói ..nhìn kỹ những gì cộng sản làm . bây giờ công sản ra tay đàn áp những người yêu nước thương dân ,chống tham nhũng chống trung quốc .

    Trả lờiXóa
  4. Cần phải giải tán Ban phụ huynh vì nó chính là đám cỏ mồi để móc túi các phụ huynh để chia chác và làm các việc không mình bạch.

    Trả lờiXóa
  5. Mọi người dân có con em đi học Quá ngao ngán cái chế độ từ y tế đếnGiao dục của các ngài Cs ,vô đạo bày trò Hút máu người Bệnh tật,các cháu học sinh ,họ còn gọi là Tương lai đất nước thì việc gì họ ko dám làm .? Nhất là học sinh các em nghe thấy thầy mà ăn Bẩn thì trò học được thầy ở thứ gì mà nên ko trách được các cháu HS vô Đạo đức ,hay biến chất và đổ cho các em thì chưa Công bằng lắm

    Trả lờiXóa
  6. Dất nước Việt Nam hiện nay dưới sự thống tri toàn diện của ĐCS bất công ngập tràn toàn xã hôi ngay tuổi thơ cũng đã bị đối xử một cách thô bạo như : tiền là của toàn dân trong xã hội tạo ra ấy vậy mà bọn ĐCS xây trường phân biệt con cán bộ của đảng là trường công trường đẹp + những bọn tham nhũng buôn lâu có tiền . còn trẻ thơ con nhân dân công nhân nghèo khó chân chính thì không được vào học . còn hệ thồng giáo dục thày cô đều là tay sai của đảng sai gì làm đó vì miếng ăn thiếu dũng cảm bênh vực lẽ phải ...Bộ máy nhà nước , ngành giáo dục thật quá thối nát .

    Trả lờiXóa
  7. Một chính sách giáo dục phản lại con người thì làm sao vươn lên được ? khăn quàng đỏ trên cổ các cháu nhỏ khi đến trường mang ý nghĩa gì ??? - nô lệ hóa chăng ? xích hóa chúng từ khi chúng hãy còn là những đứa trẻ thơ trong trắng !!! Được không ? người lớn làm như thế được không ???

    Trả lờiXóa
  8. y tế, giáo dục của Việt nam đều bắt học sinh đóng tiền từ mẫu giáo đến 18 tuổi, trong khi đó nhiều nước trên thế giới, trẻ em từ mẫu giáo đến 18 tuổi đi học, vào bệnh viện không mất tiền ( kể cả ở mĩ).Cái đó đủ thấy ở đâu ưu việt hơn, ở Việt nam còn phải đóng nhiều khoản phí vô bổ rất khốn nạn. Chỉ cần cách chức những thằng hiệu trưởng của những trường lạm thu phí, và xóa bỏ cái đám( ban phụ huynh) vì cái đám này là bọn cò mồi, những người phụ huynh ở cái ban này thường là người giàu có.

    Trả lờiXóa
  9. một XN sản xuất vừa một năm doanh thu không bằng một trường học tại các thành phố lớn

    Trả lờiXóa
  10. Giáo dục hiện tại không thể dùng công nghệ để giảm giá thành là một thất bại từ trong tổ chức và suy bại một cách hệ thống. Chứng tỏ nó được quản lý từ cấp cao bởi những người hoặc quá kém hoặc quá thối nát để không nhìn ra và tận tụy thay đổi.

    Trả lờiXóa
  11. Thằng Trưởng nó bại do ông Vải nó hư! ! 1 đất nước ...1 thời đại HCM '' mà bộ ngành nào cũng thối... nát! Cần phải vứt cái khăn quàng đỏ xích hóa nô lệ như 1 còm đã viết trên thì ít nhất GD cũng đáng gọi 1 phần đổi mới- bớt nô lệ hóa???
    Người trong ngành GD

    Trả lờiXóa
  12. Xin lưu ý - giới trẻ VN là của người VN,của tổ quốc VN ngàn đời - chứ tuyệt đối 100% không phải của riêng đảng cộng sản VN !

    Trả lờiXóa
  13. Khương Hữu Phấnlúc 06:37 13 tháng 9, 2015

    Tướng Chung, GĐ CA Hà Nội: "Nếu có ra các quy định "Lạm thu" móc vét túi phụ huynh thì đó là "Lực lượng quần chúng tự phát", không phải đảng, chính quyền, thầy cô giáo....!

    Trả lờiXóa
  14. nhà trường nên thay câu nói của lê nin là -thu- thu nữa -thu mãi

    Trả lờiXóa