Tròn 20 năm trước, ông Võ Văn
Kiệt gửi một bức thư nổi tiếng
nêu quan điểm và tư tưởng của ông về nhiều vấn
đề chiến lược
của Việt Nam
cho Bộ Chính trị ĐCSVN.
Ngày
09/8/1995, cố Thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt đã gửi một bức thư cho Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khuyến nghị, cảnh báo và nêu quan điểm về một
số vấn đề được cho là có tầm chiến lược đối với Việt Nam vào thời điểm đó.
Tròn 20 năm sau sự kiện này, trao đổi với BBC từ Hà
Nội, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nhìn lại bối cảnh, ý nghĩa
của bức thư này và cho rằng tư tưởng trong bức thư 'Gửi Bộ chính trị" của
ông Võ Văn Kiệt vẫn còn giữ nguyên giá trị và tính thời sự.
Bà nói với BBC hôm 08/8/2015: "Tôi nghĩ cả bốn
điểm cốt lõi trong thư của ông Võ Văn Kiệt đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị
thực tế của nó.
"Mặc dù Việt Nam
cũng đã phát triển nền kinh tế của mình theo hướng thị trường, cũng theo đổi
khá nhiều, nhưng Việt Nam
cũng vẫn định hướng cho mình là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
"Và do quan niệm theo xã hội chủ nghĩa đó cho nên
trên thực tế nó đưa Việt Nam tới tình trạng là 20 năm sau bức thư của ông Võ
Văn Kiệt, 20 năm sau những cột mốc có thể tạo thay đổi cho Việt Nam thì Việt
Nam cũng vẫn có một nền kinh tế nửa thị trường, nửa nhà nước chỉ huy.
Do lý do này, theo bà Phạm Chi Lan, người cũng từng là
Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, thì Việt
Nam đã ở một tình thế 'rất khó phát triển'.
Nhà quan sát và phân tích kinh tế, chính trị Việt Nam nói tiếp: "Thậm chí trong thời gian gần đây lại còn có những động thái cho
thấy trên thực tế là Việt Nam
lại quay trở lại theo hướng kinh tế nhà nước nhiều hơn.
"Ví dụ
như với việc phát triển một loạt tập đoàn kinh tế nhà nước, được coi như những
quả đấm thép, dồn rất nhiều nguồn lực nhà nước vào đó.
"Hoặc là
vài năm gần đây trong khó khăn về kinh tế, thì lại quay trở lại đầu tư công
chiếm vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thì nó không hoàn toàn
theo định hướng đó, theo định hướng đúng đắn của kinh tế thị trường, mà đáng lẽ
Việt Nam cần phải hướng tới phát triển”.
'Hướng đi không trúng'
Bức thư gửi Bộ Chính trị của ông Võ Văn Kiệt 20 năm
trước gây sự chú ý như một sự kiện nổi bật, đánh động nhiều giới trong nước,
trong đó có nội bộ của Đảng Cộng sản, khi ông đặt ra một loạt vấn đề quan trọng
như thách thức và cơ hội trong bối cảnh cục diện thế giới 'ngày nay' vào thời
điểm đó.
Hay ông đã nêu vấn đề về năng lực quản lý nhà nước của
Việt Nam khi đó thế nào, các vấn đề về xây dựng, vị thế, vai trò của đảng và
gợi mở cải tổ đổi mới ra sao.
Đặc
biệt ông cũng đặt vấn đề về quan điểm của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam,
đặc biệt là Bộ Chính trị nên ra sao trước vấn đề có tính quan điểm, đường lối
được đặt ra khi đó là 'chệch hướng hay không chệch hướng' sau gần mười năm Việt
Nam tiến hành mở cửa tính từ cột mốc đại hội đảng lần thứ VI (1986), cải cách
kinh tế, nhưng có vẻ vẫn còn chậm trễ, thu hẹp trong cải tổ thể chế, đổi mới
chính trị, quan điểm, đường lối, nhất là trong mở cửa và hội nhập quốc tế, khu
vực.
Bà Phạm Chi Lan bình luận tiếp về ý nghĩa, giá trị và
tính thời sự của bức thư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: "Hay trong quan hệ hợp tác quốc tế cũng vậy, Việt Nam lẽ ra trong
bối cảnh đã là thành viên của Asean, đã thiết lập quan hệ với các đối tác quan
trọng ở các nước phương Tây trên thế giới như vậy, thì lẽ ra Việt Nam đẩy tới
theo hướng đó thì sẽ có thể có lợi hơn cho mình rất nhiều trong phát triển.
"Thay
vào đó trong những năm sau này Việt Nam lại trở thành càng ngày càng lệ
thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Những hướng đi đó, tôi nghĩ không thật là trúng."
Bức thư hai thập niên trước của cố Thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt, vẫn còn nguyên giá trị thời sự (theo bà Phạm Chi Lan). |
Về vấn đề 'xây dựng Đảng' mà ông Kiệt đã đề cập trong
bức thư, nhà quan sát phân tích tiếp: "Hay là việc xây dựng Đảng thì cũng vô
cùng cần thiết. Bởi vì chính Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng đã lãnh đạo
Việt Nam trong bao nhiêu năm, trong thời gian chiến tranh, thì tất cả những
công lao đóng góp của Đảng Cộng sản thì cũng đều được ghi nhận.
"Hay là
khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới của đất nước Việt Nam vào
cuối năm 1986, thì cũng được tất cả người dân Việt Nam đánh giá cao, cũng như
cộng đồng quốc tế hoan nghênh và ủng hộ quá trình đó.
"Thì
đáng lẽ ra nếu mà có thể theo tiếp hướng đó để Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
công cuộc phát triển của đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn thì sẽ hơn rất nhiều,
nhưng sau này cũng có những cái về vai trò của đảng thì tôi nghĩ cũng vẫn phải
hoạch định lại, để làm sao cho nó thực sự đóng vai trò tiên phong hơn nữa trong
công cuộc đổi mới của chính Việt Nam để vượt lên."
'Phải thay đổi rất mạnh'
Đề cập tình hình, bối cảnh hiện nay của Việt Nam, nhìn
lại bức thư của chính khách cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam hai thập niên
về trước, bà Phạm Chi Lan nêu quan điểm: "Chính
lúc này là lúc mà Việt Nam cũng đang gặp rất nhiều thách thức của một giai đoạn
phát triển mới khi mà Việt Nam đã tham ra được rất nhiều các hiệp định FTA
(Hiệp định thương mại tự do) với các đối tác khác nhau, tới đây còn được tham
gia vào TPP (Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương), khi mà TPP hoàn thiện.
"Thì với
bước phát triển như vậy, nó đòi hỏi nhà nước Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam
phải thay đổi rất mạnh cách thức đối với Đảng là lãnh đạo, đối với nhà nước là
cách thức quản lý đất nước của mình thì Việt Nam mới vượt lên được.
"Và
trong những thách thức tới đây của Việt Nam thì thành thật mà nói, khi tôi vẫn
hay đi chia sẻ với các doanh nghiệp ở các nơi về thách thức hội nhập hoặc thách
thức cạnh tranh của Việt Nam, thì tôi lo nhất là thách thức về cạnh tranh về
mặt thể chế phát triển của Việt Nam, môi trường kinh doanh của Việt Nam.
"Mà cái
đó nằm trong tay nhà nước, nằm trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam," bà Chi Lan bình luận về
bức thư của cố Thủ tướng Việt Nam .
Ông Võ Văn Kiệt sinh năm 1922, qua đời năm 2008, là
một trong các chính khách hàng đầu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế
của Đảng và nhà nước Việt Nam, thường được nhắc đến là giai đoạn "Mở
cửa".
Ông từng là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ,
Thủ tướng Chính phủ từ tháng 8/1991 tới tháng 9/1997.
Trước đó, trong thời kỳ hậu cuộc chiến Việt Nam , ông còn
nắm các chức vụ như Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (1982-1989).
Cho tới nay, ông vẫn được đánh giá là một trong các
chính khách lãnh đạo có đầu óc, tầm tư tưởng 'đổi mới và cấp tiến' hàng đầu
trong số thành viên của Ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam qua các thế hệ lãnh
đạo, chấp chính. (BBC)
>> Hai mươi năm trước …
>> Hai mươi năm trước …
---------------
Ông Kiệt là lãnh đạo cấp cao , người trí thức lớn , có tư tưởng cao siêu nhưng rồi cải cách cũng chỉ nằm trong ước mơ , lý thuyết mà không thực hiện được gì .
Trả lờiXóaPhải chi ông nông dân nào mà ngồi ở vị trí như ông Kiệt , giãi quyết đơn giãn , gọn bâng , 1 phát 1 thì dân VN cũng không phải bị thất nghiệp nhiều như bây giờ . Nông dân cứ thấy đa số ai làm sao mà hay thì mình bắt chước làm y như vậy . Năm 90 sang số de là 1 phát xong ngay . Y như Miến Điện vậy thôi , gọn , nhẹ , đơn giãn . Nước nhỏ nhưng đâu ngán TQ , huỹ luôn hợp đồng làm đập thuỹ điện vài tĩ , có sao đâu .
Ông Kiệt kém may mắn hơn ông Nguyễn cơ Thạch , ra khõi vòng danh lợi cong cong rồi mà vẫn bị , giống như mấy quan nghĩ hưu bên TQ .
Bây giờ xuống dưới suy ngẩm lại khi xưa theo lý tưởng rồi kết quả ra sao ? Dĩ nhiên Tư bản hay CS đều là 2 mặt của 1 thực thể , chưa chắc bên nào hay hơn bên nào , tuy nhiên Tàu nghĩ rằng họ chích cho VN 1 mũi thuốc phiện CNCS , rồi bị nghiện , bị nô lệ vào nó , rồi lệ thuộc TQ , bị hồ đồ , rồi bị thu tóm luôn .
Thời năm 45 xã hội VN còn kém , dân trí rất thấp , dân đi chân đất nhiều , không có học nhiều , người đi theo cách mạng đa phần không biết đọc , biết viết , thời đó không có radio , thông tin khó , không có cell phone bấm vào internet như bây giờ , nên dân ngu dễ bị dụ lắm . Bây giờ tin tức đi lẹ như ánh sáng , nên khó mị dân lắm . Bởi thế “ dân chủ “ là xu hướng tất yếu của thời đại , là hướng đi của bánh xe lịch sử . Cố chống lại cũng vô ích.
Ông Nguyễn Sự, người vừa từ chức bí thư chi bộ đcs Hội An trước thời hạn, nói "'Mình làm lâu sẽ trở thành lão làng, hạn chế tư duy của anh em".
Trả lờiXóaMột giả thuyết khác.
Trả lờiXóaTướng Golf Béo, và có thể là cả vợ con, bị quần chúng tự phát ám sát chết. Họ rất căm thù bọn bán nước, và thề thế Thiên hành đạo. Họ cũng hành động rất chuyên nghiệp, và CP Pháp thì tảng lờ ("ai biết gì đâu chứ? có chuyện gì đâu? có ai chết đâu?"), một phần cũng do yêu cầu của CqVNcs - tự nhiên cũng gỡ cho CP Pháp sự bối rối.
Vậy đành phải lôi 1 tay mặt giống, nhưng cao hơn, ra đóng thế, để thiên hạ VN đỡ bấn loạn. Khổ nỗi tay này cứ cười tí toét suốt ngày, nhất là khị được chụp hình với các nãnh đạo. Trong khi "nguyên bản" gần như không cười.
ND đừng đổ thừa cho XYZ, ông ta đâu tài giỏi quá sức như thế? Vả lại, không lẽ ông ta cứ gặp ai giết người đó?
Bức thư của cố Thủ tướng hai mươi năm trước có giá trị thức tỉnh lòng dân, nhưng ĐCS đã cố tình bưng bít, nhân dân thì không được đọc thư, còn người viết thư thì bị ám hại.
Trả lờiXóaĐến nay cố Thủ tướng thì đã đi xa, dân chúng thì đã tự thức tỉnh, bức thư đến được với dân là rất quý, nhưng dân ý thức được rằng phải đi những bước vững chắc hơn thì cuộc đời mới thay đổi được
tôi tuyệt vọng và mất niềm tin ....
Trả lờiXóaÔng Võ Văn Kiệt nói:
Trả lờiXóa- Căn cứ vào qui định ở mục 3, điều 3, của chương này, đảng viên có quyền "phê bình, chấp vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức, báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời, thì hiện nay, Ban chấp hành Trung ương đã vi phạm điều lệ Ðảng khi không trả lời những kiến nghị của đảng viên, trong đó có nhiều đồng chí đảng viên lão thành đã có 60, 70 tuổi Ðảng, từng giữ các trách nhiệm là Ủy viên Bộ Chính Trị, Ủy viên Ban Bí Thư, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương.
- Sự không minh bạch đã dẫn đến tình trạng công việc của Ban Chấp Hành Trung Ương, vô hình chung, gần như do Bộ Chính Trị đảm nhiệm. Vì vậy, trên thực tế, Bộ Chính Trị gần như trở thành cấp trên của BCH Trung ương, như vậy không phù hợp với Ðiều lệ Ðảng.
- Ðã là dân cử thì phải thật sự để cho người ta "cử", tạo điều kiện để thật sự có ứng cử và bầu cử tự do trên cơ sở tuân thủ đúng qui định của pháp luật.
- Khi chưa có chính quyền, Ðảng chỉ có một chỗ dựa duy nhất là cơ sở quần chúng. Xa rời quần chúng, không được quần chúng chở che, đùm bọc, Ðảng sẽ bị địch tiêu diệt. Trong hai cuộc kháng chiến, không huy động được tối đa sức mạnh của dân, Ðảng không thể có vai trò gì.
- Ðã mất lòng dân là mất chỗ dựa của Ðảng, đó là nguy cơ mất Ðảng.
Thưa quí ngài,thật lòng,dân đen chúng tôi không muốn đề cập đến bất cứ vấn đề gì liên quan đến cái gọi là " cộng sản ",vì chúng tôi quá sức ngao ngán,và ớn tới tận óc chứ đừng nói là tới cổ,nói đến từ này,chúng tôi kinh hải đến nổi da gà,run bần bật,khiếp đảm như đi giữa đêm vắng gặp ma vậy,hồn bay phách lạc !!! hải hùng,hải hùng !
Trả lờiXóaĐọc nguyên văn bức thư Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết năm 1995 gửi Bộ chính trị, đúng là cố thủ tướng có tầm nhìn tuyệt vời. Một TBT lúc này như ông Nguyễn Phú Trọng suy nghĩ già nua cổ hủ hơn một ông già cách đây 20 năm.
Trả lờiXóaCó điều đó là bức thư gửi cho đảng, nên nội dung là mong muốn đảng có đổi mới.
Thực tế là đảng không bao giờ đổi mới được. Hai mươi năm trước đảng không chịu đổi mới, hai mươi năm sau đảng càng tha hóa và càng không thể đổi mới.
Chỉ có một cách là đảng tự giải tán để thành lập các đảng khác, nếu cần
TT VVK là con người yêu nước chân chính ! Tiếc thay !!!
Trả lờiXóaAnh em văn nghệ sĩ chúng tôi ở Sài Gòn rất gần gũi với cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Chúng tôi yêu quí ông bởi ông chân thành, giản dị và cư xử rất bình đẳng. Đã có những cái tết anh em chúng tôi được ông rủ tới nhà ông ở đường Tú Xương ăn tết. Ông luôn lắng nghe tâm sự của anh em văn nghệ. Tôi luôn nghĩ giá mà trong BCT có được 1/3 số người có tài năng và phẩm hạnh như ông thì có lẽ tình hình đất nước hôm nay đã khác . Việc ông ra đi là một tổn thất lớn cho đất nước.
Trả lờiXóaNghệ sĩ Kim Chi bình luận chuẩn không cần chỉnh. Bravo
Trả lờiXóa