Trang BVB1

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Tránh bị mặc cả trên lưng, xung đột với láng giềng

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
trả lời báo chí chiều 21/8.

                                                                   Ảnh: Trúc Quỳnh
Trong những vấn đề như tranh chấp ở biển Đông, phân giới cắm mốc với Campuchia, Việt Nam phải lường trước những tình huống xấu nhất, nhưng luôn kiên trì các biện pháp hòa bình và mong muốn không xảy ra xung đột.
Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khi trả lời báo chí chiều 21/8 nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam.
Tuân thủ luật pháp quốc tế, không ai chống đối được
- Một số ý kiến cho rằng, những tranh chấp ở biển Đông và vấn đề biên giới Tây Nam nổi lên có thể khiến Việt Nam bị cô lập trong tình huống nào đó. Phó Thủ tướng nghĩ sao về nguy cơ này?
- Diễn biến trên biển Đông hết sức phức tạp, nhưng mong muốn chung của Việt Nam và các nước là không để xảy ra xung đột. Quan điểm của Việt Nam là giải quyết bằng biện pháp hòa bình, các nước cũng muốn duy trì ổn định để không ảnh hưởng đến giao thông, tự do hàng hải ở khu vực. Lợi ích chung của các nước là duy trì hòa bình, ổn định. Chúng ta phấn đấu không để xảy ra bất ổn ở biển Đông. Với mục đích đó, chúng ta có những đàm phán trực tiếp với các nước như với Trung Quốc để phân định biên giới biển, cùng với ASEAN yêu cầu thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) với mục đích đảm bảo không có hành động dẫn tới xung đột. Đó là mục đích cao nhất của chúng ta. Chúng ta luôn phải dự trù tình huống xấu nhất, nhưng luôn muốn tốt nhất là đảm bảo để không xảy ra xung đột.
- Vấn đề biên giới với Campuchia không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật, mà còn là vấn đề chính trị. Phó Thủ tướng nghĩ sao về nguy cơ bất ổn ở biên giới Tây Nam khi đảng đối lập ở Campuchia đang lợi dụng vấn đề này để đạt được mục đích chính trị của họ và Việt Nam sẽ làm gì để bảo đảm ổn định ở khu vực này?
- Chúng ta luôn muốn xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định với các nước láng giềng. Việt Nam đã phân giới cắm mốc và xây dựng đường biên giới với Trung Quốc và đang tôn dày cột mốc biên giới với Lào. Với Campuchia, chúng ta đã đạt hoàn thành hơn 80% công tác phân giới, cắm mốc, còn lại 17-18% hai bên đang nỗ lực hoàn tất. Việc phân giới, cắm mốc với Campuchia tuân thủ luật pháp quốc tế, theo đúng những văn bản thỏa thuận hai bên đã ký kết và những bản đồ mà hai bên đều công nhận. Việc đảng đối lập Campuchia đang làm là hoàn toàn sai trái, phá hoại quan hệ Việt Nam - Campuchia. Chúng ta tin tưởng, với sự phân chia công bằng, hợp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế, hai bên sẽ đảm bảo hoạt động phân giới, cắm mốc. Dù bất cứ lực lượng nào muốn chống đối cũng không thể chống đối được luật pháp quốc tế, cơ sở bản đồ mà hai bên chấp nhận. Vừa qua, chính phủ Campuchia tuyên bố bản đồ Campuchia được Liên Hợp Quốc và Pháp cung cấp hoàn toàn giống bản đồ đang sử dụng trong phân giới, cắm mốc với Việt Nam. Đó là cơ sở rất quan trọng. Chúng ta tin rằng, không thể có xung đột trên biên giới vì chúng ta luôn xây dựng quan hệ Việt Nam - Campuchia tốt đẹp.
- Việt Nam nên làm gì để thúc đẩy quá trình xây dựng COC hiện tiến triển rất chậm?
- ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận COC. Đây là quá trình Việt Nam và các nước ASEAN muốn có sớm. Vì vậy, trong tất cả các văn kiện của ASEAN đều có câu “sớm hoàn tất COC”. Tiến triển mới trong năm nay là ASEAN và Trung Quốc đã chuyển từ trao đổi, tham vấn sang giai đoạn thương lượng, nghĩa là sẽ bắt đầu có văn bản, dù vẫn cần một quá trình để hai bên thống nhất với nhau bằng văn bản. Quan điểm của Việt Nam là sớm nhất có thể được. Đây cũng là cố gắng chung của ASEAN. Việt Nam đã nêu vấn đề phải hoàn tất COC trong năm nay, nhưng đó là mới mong muốn của chúng ta và ASEAN. Còn có nhiều nước tham gia nên Việt Nam không thể quy định thời gian cho các nước khác được. Các bên phải cùng nhau thống nhất, khi đã có nội hàm quy tắc ứng xử, mới chuyển sang ký kết.
Đánh giá đúng quan hệ với nước lớn 
- Phó Thủ tướng nghĩ gì về bài học các nước lớn có thể bắt tay nhau trên lưng nước nhỏ?
- Một trong những bài học ngoại giao trong 70 năm qua là làm sao giữ vững được độc lập, trong đường lối chung và trong đường lối đối ngoại. Chúng ta đã thành công với chính sách này trong 70 năm qua, thể hiện qua các thời kỳ đàm phán Hiệp định Geneva năm 1954, đặc biệt là Hội nghị Paris 1973 về kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Độc lập ở đây là trên cơ sở lợi ích quốc gia, giữ cân bằng trong quan hệ với các nước để phục vụ các mục tiêu của chúng ta. Đương nhiên, bao giờ trong quan hệ quốc tế, khi nước này thấy lợi ích của họ song trùng với lợi ích của nước khác thì họ sẽ thúc đẩy. Các nước lớn hay thương lượng trên lưng các nước nhỏ không phải bài học tổng kết của chúng ta mà là tổng kết chung trong lịch sử quan hệ quốc tế. Có nước muốn đạt được lợi ích của họ sẽ tham gia những thỏa thuận có hại cho nước khác. Điều quan trọng là chúng ta đánh giá được, có chủ trương đúng và linh hoạt để tránh các nước có thể thỏa thuận những vấn đề bất lợi cho lợi ích của chúng ta. Châu Á - Thái Bình Dương đang có sự cạnh tranh quyết liệt của các nước, tạo ra nhiều thách thức với các nước, trong đó có Việt Nam.
Quan trọng nhất là chúng ta phải độc lập, và đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, đảm bảo phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” để thúc đẩy quan hệ trên cơ sở lợi ích chung tốt nhất. Với từng nước đều có những mẫu số chung trong quan hệ, Việt Nam cần tăng cường điểm đồng, giảm bớt bất đồng. Và quan trọng là Việt Nam không dùng nước này chống nước kia, không tạo ra bất hòa trong quan hệ với các nước.       
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói rằng, có thể khẳng định, sau 70 năm, vị thế của Việt Nam chưa bao giờ cao như thế. “Nước nào có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh sẽ có vai trò vị thế, tiếng nói lớn trong các diễn đàn. Có những nước tiềm lực quân sự không mạnh, kinh tế không lớn, nhưng vẫn có tiếng nói là nhờ họ đóng góp vào công việc chung của thế giới, được các nước ghi nhận. Việc Việt Nam đóng góp khu vực và thế giới cũng như tạo dựng quan hệ với các nước, bao gồm những nước quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của chúng ta”, Phó Thủ tướng nói.
Trúc Quỳnh/(Tiền phong)
----------------

34 nhận xét:

  1. Phó thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, chúng tôi tin ở ông.
    Bài học xương máu của người cha để lại khiến ông thận trọng là đúng.

    Chúng tôi hiểu trong những chuyển biến "Nội tình" vừa qua, các chuyên viên ngoại giao đã đóng góp không nhỏ và chúng tôi hiểu các ông sẽ không đi những bước nửa vời.
    Và cho dù điều gì xẩy ra thì chúng ta cũng đã giành thế thắng rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thức Tỉnh có thể nói rõ hơn 'chúng tôi' là ai, 'chúng ta' là ai, và 'chúng ta đã dành thế thắng' cụ thể là gì được hay không? Xin cảm ơn trước.

      Xóa
    2. "Thức tỉnh" hay ngủ mê mà nghĩ đó là giành thế thắng?
      "sau 70 năm, vị thế của VN chưa bao giờ cao như thế" -hài vãi! ông làm bộ trưởng ngoại giao lại tự sướng "mình phục mình quá" rồi? vị thế của nước ông là đứng cả sau Lào và Campuchia mà còn tự hào à?

      Xóa
    3. Thức giùm cho Cuba để họ ngủ ngon hả Thức tỉnh?

      Xóa
    4. "sau 70 năm, vị thế của VN chưa bao giờ cao như thế" -hài vãi!

      THỦ PHÓ quên mất lời THỦ TRƯỞNG X vừa mới nói nên tự XƯNG, tự SƯỚNG, tự NỔ là bản chất bác, cháu đảng TA ấy mà, thông cảm nghe các bác.

      Lời thủ X:
      http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/thu-tuong-nguyen-tan-dung-khong-de-viet-nam-dung-chot-bang-asean-544877.html

      “Chắc các đồng chí đã nghe thấy tiếng kêu của doanh nghiệp, tiếng kêu của người dân đối với chúng ta trong lĩnh vực cải cách hành chính... Bây giờ chúng ta ĐỨNG CHÓT ASEAN- 6, thậm chí có lĩnh vực CÒN THẤP HƠN Lào, Campuchia, Myanmar... "
      Híc, híc.

      Xóa
  2. Đề nghị Đảng csVN trưng bày BẢN ĐỒ chính của VN cho nhân dân được biết rỏ (thách chúng cũng không dám).
    Và cũng đề nghị Đảng csVN MƯỢN bản đồ VN của LHQ như CAMPUCHIA đã làm để biết ẢI NAM QUAN, thác Bản Giốc, núi Lão Son, bải Trục lãm, Hoàng Sa, Trường Sa hiện giờ nằm ở đâu, của AI của TA hay của TÀU và Việt Nam ĐÃ MẤT bao nhiêu trăm ngàn cây số vuông ở PHÍA BẮC?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến rất hay , người Việt cũng có quyền muốn xem bản đồ tổ uốc mà LH cuốc đã công nhận!

      Xóa

    2. Chuyện này thì chỉ có Campuchia , nước nhỏ , quân sự yếu mới dám làm , chứ như dân VN đã được Đảng ta trồng người , giáo dục chặc chẻ , Côn an canh chừng cẩn thận thì , đừng có nằm mơ .

      Xóa
    3. Dưng mà VN đâu có (chính phủ nào) gửi bản đồ ở LHQ? Chỉ có mấy ông Phá Lãng Sa chắc là còn giữ cái Hiệp ước mà họ đã ký với Thanh triều, nhưng chắc (hắn ta) chẳng hơi đâu mà ...ôm rơm! Còn đối với VN: Pháp vưỡn ít được ... tin tưởng hơn là Khựa!
      Cho nên, ý nguyện này là không tưởng.

      Xóa
  3. Một "ông anh" mà VN trước đây vẫn gửi gắm niềm tin là Nga thì giờ đây ông này đã quay sang bắt chặt tay với Tầu cộng, kẻ thù của VN.
    Trong vấn đề Biển Đông, kể cả những lúc gay cấn nhất do Tầu cộng gây ra, ông này ngậm miệng, không hề hé răng phản đối Tầu lấy nửa lời. Đã thế Nga còn cùng với Tầu cộng tổ chức diễn tập hải quân lớn nhất ở Thái Bình Dương, một hành động có thể nói là gián tiếp giúp Tầu tập đổ bộ chiếm các đảo ở Biển Đông. Vậy liệu VN còn có thể tin vào Nga nữa không?
    Nga có bán cho VN một số loại vũ khí, trong đó có tầu ngầm nhưng đó chẳng phải là thiện chí gì. Đơn giản, Nga là tên lái súng, cần tiền, ai mua cũng bán. Đã đến lúc VN cũng cần phải cảnh giác với Nga.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn quên rằng: tại Hội nghị San Francisco 1951, đoàn đại biểu LX đã chuyển ý kiến của CHNDTH "đòi" các quần đảo HS, TS cho TQ sao?
      Cho nên, cái "khoản" này, VN không thể ...nhờ vả vào Gấu Nga được đâu!

      Xóa
  4. Biển đảo của TA, đồng chí TÀU muốn LẤY cứ LẤY, muốn LẤN cứ LẤN, muốn GIÊT ngư dân Việt, đâm chìm tàu, bắt đòi tiền chuộc thì thoải mái, chúng ta NHẤT QUYÊT phải "kiên trì tiếp tục ĐÀM PHÁN, tránh xung đột".
    Còn MỸ và MIỀN NAM không LẤY và LẤN 1 cục đất nào, nhưng chúng ta phải ĐÁNH, "ĐÁNH đến người VN cuối cùng", "dù phải ĐỐT cả dãy Trường Sơn" vì ta "ĐÁNH đây là đánh cho LX, TQ".
    Dân TA yêu HOÀ BÌNH như vậy đó, hiểu chửa?

    Trả lờiXóa
  5. Đọc xong bài nầy, tôi NGHĨ NGAY đến câu viết dưới đây của Đại Tá nhà văn QĐND Nguyễn Khải, TUỲ các bạn suy nghĩ bằng ĐẦU không phải bằng ĐẦU GỐI nhá.

    "Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ “.

    Trong ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT (2006, Việt nam) — Nguyễn Khải (1930-2008)

    http://www.viet-studies.info/NguyenKhai_DiTimCaiToiDaMat.htm

    Trả lờiXóa
  6. Lạ quá, có viết còm cho bài nầy, nhưng sao không được đăng vậy bác Bồng?
    Chắc lại bị đụng chạm SỰ THẬT quá PHỦ PHÀNG chăng?
    Hì, hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy còm tui rồi XIN LỎI bác BỒNG nếu tui không đúng.
      Cám ơn.

      Xóa
    2. Tôi cũng như bạn đấy. Nhưng phải tôn trọng nhân quyền của Đại tá.

      Xóa
  7. Chúng tôi tin ở những bước đi thận trọng có tính toán của những người đã thức tỉnh. Hãy tin tưởng ở nhân dân.
    Người tài không thiếu

    Trả lờiXóa
  8. Việt Nam không dùng nước này chống nước kia, nhưng có thể dùng nước này để khắc chế nước kia. Hãy học kinh nghiệm từ quá khứ lịch sử : để đuổi Tầu Tưởng chúng ta đã chấp nhận để người Pháp trở lại Đông Dương ; để giảm sự lệ thuộc Tầu Cộng chúng ta phải làm gì ? khi người Mỹ muốn có ảnh hưởng trở lại Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  9. Có phải đảng CS các ông nâng cao vị thế đất nước, bằng cách sát nhập VN thành một tỉnh của đại hán..g ?
    Nếu không, với cương vị một phó thủ tướng, bộ trưởng bộ Ngoại Giao, ông hãy công bố toàn văn nội dung của hiệp ước Hội nghị Thành Đô năm 2000 cho nhân dân VN xem sao !

    Trả lờiXóa
  10. Một thể chế không do dân bầu, nó là như vậy...hai chữ 'NHÂN DÂN' chỉ là bánh vẽ.

    Trả lờiXóa
  11. "Tránh bị mặc cả trên lưng..." nhưng trên thực tế có tránh
    được không mà nói theo quán tính như thế nhỉ ?
    Nếu chỉ nói vậy thi Biển Đông coi như mất rôi vì VN.không
    có chủ quyền gì nữa cả ! Nghĩa là Tàu cộng cấm ngư dân
    ta đánh cá mỗi năm và ngư dân cùng tàu thuyền của họ cứ
    bị chúng gây thương tích cũng như đánh phá hoài,còn nhà
    nước hay đảng ta thì cứ hô khẩu hiệu !

    Trả lờiXóa
  12. Rằng hay thì thật là hay .
    Nhưng nhớ lời TT Thiệu thì giật mình . Đừng nghe , mà hãy nhìn kỹ , rồi mới nhận là sai hay trật .
    Số phận nước nhỏ luôn nằm trong bàn cờ của các nước lớn .
    Không để …Tránh xung đột ….nhưng cán cân mậu dịch thâm thủng nặng nề , gãy xương sống luôn , lâu dài :
    Làm sao ai biết làm sao ,
    Ăn làm sao nói làm sao bây giờ .

    Trả lờiXóa
  13. Eo ơi , thằng tướng cướp thâm hiểm , ác độc nắm đầu , đặt dây thòng lọng vào cổ , xỏ lổ mũi , tay trong tay , lại thề không đồng minh với ai mà lại nói chuyện độc lập .
    Coi hoài đến mòn mắt trong binh pháp Tôn tử không thấy nói à nghe .

    Trả lờiXóa
  14. Tu truoc toi gio cu nhu la 'con roi' ay. Dan toc cu nhu cai den cu cu loanh quanh luan quan mai
    Thoi gian toi lay gi dam bao cac vi khong tiep tuc sai lam

    Trả lờiXóa
  15. Thưa ông phó Thủ tướng, Trung Quốc tuyên bố cứng rắn và không nhân nhượng về những vấn đề liên quan tới lợi ích 'cốt lỏi' của TQ, và trong thực tế, họ không những đã làm mà ngày càng làm một cách công khai và quyết liệt hơn.

    Như vậy, "thắng lợi" trong việc bảo vệ chủ quyền (đất liền và biển đảo) của VN nhờ đường lối mềm dẽo, 'hòa hiếu'... của VN đối với TQ là gì? Xin ông hoặc ông TBT, hoặc ông TTg, hoặc ông CTN có thể công khai, minh bạch cho toàn Đảng và toàn Dân biết được hay không?

    Trăm nghe không bằng một thấy. Người dân nghe nhiều lắm rồi, hãy cho người dân nhìn thấy đi!

    Dù sao cũng cảm ơn ông phó Thủ tướng đã có chút trăn trở. Trăn trở của ông mặc dù chưa nói ra hết, nhưng vẫn hơn "trăn trở" và "tâm tư" của những người có công làm cho VN trở thành một nước "không chịu phát triển".

    Trả lờiXóa
  16. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” nghe có vẻ "hàn lâm " đấy , nhưng tôi thấy từ ông to tới ông nhỏ lôi câu này ra chém mãi mà kết cục thì mọi người thấy rồi , ông nào càng đần độn càng có những phát biểu " để đời" có khi còn trở thành bia miệng ấy chứ . " Vui " vỡ bụng với mấy ông "đày tớ của dân "mất thôi !

    Trả lờiXóa
  17. “ Tránh xung đột với láng giềng " , mà láng giềng này là thằng ăn cướp , bành trướng , mộng cướp nước VN hàng ngàn năm nay .
    Vậy “ tránh “ đây cũng chẳng qua là “ Giử nguyên trạng “ , chỉ có giử nguyên trạng mới tránh xung đột , hay là quì gối cúi đầu muốn gì được nấy , mới tránh xung đột , chứ dùng 3 tất lưởi Tô Tần có làm cho TQ thương xót không .
    Đừng nói đến chuyện lớn , HS-TS và cã biển Đông bị mất , chỉ có chuyện cỏn con đã nằm trong thoã thuận kết giao , lẫn 4 vàng , 16 tốt , là đừng dùng tàu lạ đụng chìm hoặc cướp tàu ngư dân đánh cá VN , liệu ông Phó Ngoại có năn nỉ cho họ thương xót đừng đụng nữa , chấm dứt nổi nhục ray rứt này của dân VN được không , hay chỉ là nói những chuyện vĩ đại viễn vông cho dân ngu họ tưởng lầm , khen rối rít .

    Ngoai giao là chỉ làm những gì Đảng mong muốn . Rồi thương lượng với những áp lực của nước lớn , chạy qua chạy lại . Chứ làm cho nước lớn từ bỏ tham vọng của họ sao được .Xưa nay muốn giử nước cốt yếu phải mạnh , hoặc liên kết với nước lớn . Còn muốn trung lập như Thụy sĩ phải có cái thế .
    Thử nghĩ Đài Loan không có sự bảo đảm của Mỹ , mà trung lập , thử xem có ông Ngoại giao nào tài ba , thần thánh , dựa vào luật pháp quốc tế làm cho TQ từ bỏ quyết tâm không nuốt ĐL không.
    Đàng này Đảng CSVN là do CSTQ đẻ ra , lệ thuộc , dẩn dắt từ xưa đến nay , theo hiệp ước Thành đô đã nhượng biển đảo , đất đai , rừng đầu nguồn , làng mạc TQ …rồi tiếp , tiếp nữa , bây giờ tránh xung đột trong khung cảnh này , thì cũng đồng nghĩa với “ Giử nguyên trạng “ thôi , chẳng có gì khác hơn .

    Cũng có thể có 1 số người tin “tránh xung đột với láng giềng “ , tuy mình không đồng minh với ai , mà vẫn giử được độc lập , tự chủ với TQ mặc dù đã ký biết bao hiệp ước bí mật .
    Có , đó là những người thiểu năng tâm trí .
    Ngu thì cũng ngu vừa vừa , chứ toàn bộ dân VN ngu cã sao .

    Trả lờiXóa
  18. “ Sau 70 năm, vị thế của Việt Nam chưa bao giờ cao như thế “
    Ôi , vị thế VN cao chót vót trong hiện tại , sực nhớ 40 năm trước đã đánh đuổi Mỹ xâm lược , thằng tư bản hùng mạnh nhất thế giới .
    Thế mà sao làng chài Singapor không biết điều này , dám cã gan vuốt râu cọp ..giấy , dám làm bỉ mặt VN , nhục quốc thể , đuổi cã gần 2000 người VN không cho nhập cảnh ,vì sợ vào làm gái điếm , lại bắt đóng tiền phí tổn cho nhân viên của họ mất thì giờ điều tra , làm hảng hàng không VN đang kêu cứu .
    Singapor có lộn không , có lầm lẫn không , hay chưa biết ông Phó ngoại VN khẳng định điều này .
    Ai đó đừng có nói là người CS quen nói láo , nổ banh xác nhé .

    Trả lờiXóa
  19. Những "bộ mặt" hiện nay toát lên vẻ... không thông minh như nguyên thủ các nước khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã "không thông minh" lại còn "tham lam và bảo thủ".

      Xóa
  20. Tôi thì nghĩ rằng "Tránh bị mặc cả trên lưng, xung đột với láng giềng" na ná như là "không liên minh với bên thứ 3 để chống lẫn nhau" , nó là cái bẫy của Tàu để cô lập VN . Nhưng cái bẫy "Tránh bị mặc cả trên lưng, xung đột với láng giềng" này là do các tác giả cánh thân Tàu dựng lên.

    Trả lờiXóa
  21. Đó là cách thể hiện mập mờ mà có vẻ "chữ nghĩa" . Một ông này nổ , nghe có vẻ hay thế là bất cứ ở đâu mấy ông khác cũng trích dẫn . Quan điểm "Tránh bị mặc cả trên lưng, xung đột với láng giềng" thể hiện chính sách khôn vặt , tư duy tiểu nông , không có tầm nhìn , không phù hợp với thời cuộc , vừa tham vừa ngu. Thực tế thì từ bao lâu nay VN vẫn luôn bị mặc cả trên lưng đấy thôi , mà trong đó chính là thằng bạn vàng 4 tốt khốn nạn mới đau chứ ! Nói phét thế chứ có tránh được đâu mà lại tự dẫm vào bẫy chính mình đặt ra : chẳng liên minh với ai cả? Thế là thui thủi một mình , đã thế thì đối nội nát bét làm nội lực yếu hẳn đi , đến Cambodia nó cũng nạt được ! Lãnh đạo VN chỉ giỏi làm khổ dân mình và nói phét với thiên hạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn "mặc cả" gì nữa, nó cưỡi trên lưng quất roi từ lâu rồi, bảo sao phải ngoan ngoãn nghe vậy. Nhục lắm!

      Xóa
  22. Tránh bị mặc cả trên lưng? Vậy trên bụng được không hả mấy ông lý thuyết suông?

    Trả lờiXóa