Trang BVB1

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Sách ‘phản giáo dục’

Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý cho rằng, việc phát hành, giảng dạy các loại sách có nội dung nhảm nhí, thô tục là cách giáo dục phản giáo dục…
Giáo dục hay phản giáo dục?
Câu chuyện về những cuốn sách dành cho trẻ em với nội dung được cho là nhảm nhí, thô tục, kích động bạo lực đang thu hút sự quan tâm từ phía dư luận.
Dư luận từng tranh cãi về nội dung cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1” do Tiến sĩ Phan Quốc Việt làm chủ biên, với bài học đi trên thủy tinh để rèn luyện… lòng dũng cảm.
Không những thế, nhiều cuốn sách có nội dung hỏi đáp, kiểm tra tư duy các em bằng những câu hỏi đầy tính bạo lực, đã được phát hành tràn lan, cũng đang bị dư luận lên án.
Hẳn người ta còn nhớ, tháng 11/2014, trên thị trường xuất hiện cuốn sách “Hỏi đáp nhanh trí”, do Đức Trí sưu tầm biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành, với nhiều hình ảnh ngôn từ được cho là không phù hợp với lứa tuổi học đường.
Theo đó, trang 29 cuốn sách này có nội dung trắc nghiệm: “Anh A bị chặt đầu lúc 40 tuổi, vậy con cái anh A bị làm sao?”.
Minh họa cho câu hỏi này là hình một người đàn ông đang nằm trên máy chém với khuôn mặt sợ hãi.
Tương tự là một câu chuyện khác: “Một người sau khi bị chặt đầu sẽ như thế nào?”. Đáp: “Biến đổi chiều cao”.
Mới đây, thêm một trang sách được cư dân mạng chia sẻ với tất cả sự hoang mang, nghi ngờ về giá trị giáo dục của nó.
Trong trang sách được độc giả chia sẻ, xuất hiện một bức tranh vẽ quang cảnh của khu vệ sinh, trong đó không gian của các cháu học sinh nam – nữ được gộp chung lại làm một.
Kèm theo hình ảnh là câu hỏi được đặt ra cho các trẻ: “Cách đi tiểu của bạn trai, bạn gái trong tranh có gì khác nhau nhỉ?”
Thật khó để đánh giá giá trị thực tiễn từ những cuốn sách này mang lại. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều phụ huynh tỏ vẻ lo lắng khi con em mình được trang bị những kiến thức về  “lòng dũng cảm”, cách ứng xử theo kiểu… chẳng giống ai.
Thu hồi thôi chưa đủ
Cơ quan có thẩm quyền sau khi phát hiện các cuốn sách có nội dung giáo dục không phù hợp đã thực hiện thu hồi… 
Cũng liên quan tới nội dung phản ánh nêu trên, hôm 28/8, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục cho rằng, việc phát hành tràn lan, đưa vào giảng dạy các loại sách thiếu nhi, có nội dung không phù hợp với tâm lý lứa tuổi là cách giáo dục phản giáo dục.
Do đó, việc xử lý những sai sót phải xuất phát từ tư duy của nhà giáo dục và đơn vị quản lý.
“Các ví dụ khi đưa ra giảng dạy, thực nghiệm phải mang tính giáo dục. Tôi chưa thấy ở đâu người ta đưa các hình ảnh quá bạo lực, thô thiển…. để dạy trẻ. Càng không nên đưa các em ra “thí nghiệm” để minh chứng cho bài học của mình.
Tôi lấy ví dụ, trong khi chúng ta đang giáo dục trẻ yêu thương bố, mẹ, yêu thương đồng loại, thì người ta lại đưa ra vấn đề bố bạn A, bạn B bị chặt đầu để hỏi các em, như thế thì giáo dục cái gì? Đó là phản giáo dục chứ không phải giáo dục…”, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, Trung tâm tư vấn tâm lý Linh Tâm dẫn chứng.
Cũng theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, cách thức giáo dục này rất dễ khiến trẻ “ảo giác” về sức mạnh, tính bạo lực trong học đường… gây ra những hệ lụy khó lường.
“Đến khi người ta rút được kinh nghiệm thì mọi thứ có thể đã muộn.
Do đó, vấn đề nội dung giáo dục trẻ nói chung cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng ” chuyên gia tâm lý Trình Trung Hòa lưu ý.
Trong khi đó, PGS. Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, từ sự việc trên có thể thấy, tư duy giáo dục của chúng ta đang có vấn đề.
“Tôi cho rằng, người viết ra những cuốn sách này có vấn đề về chuyên môn. Họ chưa nghiên cứu kỹ trẻ cần gì và những bài học có lồng ghép nội dung bạo lực, nhảm nhí như thế có tác động như thế nào tới tâm lý trẻ em?
Do đó, tư duy, định hướng giáo dục của người biên soạn, phát hành cần phải xem xét lại”.
Nói về nguyên nhân chính dẫn đến những sai sót nêu trên, PGS. Văn Như Cương cho rằng: “Việc biên soạn, thẩm định, phát hành những cuốn sách như đã nêu không được đơn vị xuất bản kiểm duyệt một cách cẩn thận.
Do vậy, để xảy ra những lỗi đáng tiếc thế này có phần lỗi từ người biên soạn và đơn vị quản lý xuất bản”.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa nêu giải pháp, vấn đề xử lý sách có nội dung không phù hợp phải được thực hiện trước tiên từ khâu quản lý.
“Bây giờ không thể cứ cho phát hành, rồi thấy sai sót lại thu lại.
Tôi cho rằng, cần làm chặt chẽ từ khâu kiểm duyệt, in ấn trước khi phát hành. Mặt khác, cũng cần xử lý kỷ luật cá nhân, tập thể để xảy ra sai sót khi thực hiện trách nhiệm…”
Xuân Quang/GDVN
------------

12 nhận xét:

  1. Sợ quá! Người ta sớm đã nhồi nhét vào đầu trẻ em sự đe dọa "Chúng tao sẽ chặt đầu chúng mày!"?
    Ơn... Ớn thì có!

    Trả lờiXóa
  2. Công dân đất Việtlúc 09:04 31 tháng 8, 2015

    Chúng ta, những người thường xuyên ra vào trang mạng này, phần đông là những người RẤT CÓ GIÁO DỤC , không những chúng ta có trình độ học vấn tốt nà còn có tư cách con người rất đáng trân trọng.
    Vậy chúng ta ở đâu mà ra?
    Chúng ta chỉ là những học sinh bình thường, học dưới mái trường nghèo nàn ở khắp nơi trên đất nước. thậm chí đôi lúc chúng ta còn thiếu tiền mua sách vở bút giấy, đôi lúc còn không có bát cơm nguội trước khi đến trường.
    Vậy tại sao chúng ta nên người?
    Tại vì vào thời ấy ĐCS chưa sa đọa như hiện nay, thời ấy con người còn trọng danh dư, thời ấy thầy giáo còn một lòng thương uyeeu học trò.....

    Bây giờ những con người thời ấy đâu rồi?

    Cả xã hội hãy tỉnh giấc, hãy lên tiếng nghiêm khắc với nhà nước hãy cách chức ngay Bộ trưởng giáo dục đào tạo và hãy giải tán các loại HỘI ĐỒNG CẢI CÁCH GIÁO DỤC, hãy trả con em chúng ta về với NGÀY XƯA

    Trả lờiXóa
  3. Thằng cháu nhà dòng họ Buendia (Trăm năm cô đơn - Gabriel Garcia Marquez) yêu cô ruột mình đến gần như phát điên nhưng sợ, một nỗi sợ mơ hồ nên không dám ngủ với cô nó. Nó bỏ nhà ra đi làm cách mạng. Một đêm tĩnh lặng và buồn tẻ trong khu du kích, nó nghe chuyện một đồng đội của nó kể rằng đã từng ngủ với cô ruột mình. Nó lẳng lặng bỏ ngay cách mạng để về nhà. Đêm đó nó làm tình với cô nó; mãnh liệt tới mức tất cả xương xảu trong khu mộ gia đinh dòng họ Buendia dựng lên nhảy múa.
    Vậy mà người ta đã dạy rằng: Bố đẻ là địa chủ cũng đấu tố; cha mẹ mà theo phải động thì cũng giết. Ôi Việt Nam! người ta cố công giảng dạy cho trẻ em lập trường cách mạng. Đó là cái thiên chức của nền giáo dục XHCN. Không phải người ta không biết đến tâm lý trẻ em. Chẳng qua khi bị phản đối thì thu hồi thôi. .

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều gs, tiến sỹ không phân biệt được sự khác biệt giữa dũng cảm với liều mạng. Dũng cảm là việc làm có ích cho người, vật , ... việc làm đó có thể nguy hiểm cho người thực hiện. Còn liều mạng là thực hiện những việc vô tích sự, mặc dù việc đó cũng có thể nguy hiểm .
    Nếu xã hội thờ ơ thì ngày mai , ngày kia, biết đâu lại có sách dạy trẻ thò tay vào nước sôi ...
    Dẫm chân trần lên mảnh thuỷ tinh thì có ích cho ai?

    Trả lờiXóa
  5. Cái thời mà những người nắm trọng trách ở bộ GD,cũng như các bộ khác,có tâm,có tầm đã qua.Bây giờ,nắm vận mệnh của đất nước là những kẻ luồn cúi,chạy chọt,đểu cáng,cocc...và tất nhiên là đầu óc toàn bã đậu nhưng tham lam,độc đoán thì có thừa.
    Bộ máy tuyên truyền của "đảng và nhà nước" luôn ra rả tự hào bây giờ là "thời đại HCM".Tức là thời đại mà thằng dốt thì làm thầy còn thằng ngu thì làm lãnh đạo

    Trả lờiXóa
  6. Loại tiến sĩ như Phan Quốc Việt mang thả bè trôi sông đi.

    Trả lờiXóa
  7. Đang hổ thẹn cho bọn cò mồi và bồi bút, làm giáo dục khi xuất bản họ biết thừa điều này khi khai bút, như vậy thì tại sao họ làm vậy, mục đích cố tình làm dậy sóng dư luận đề triển khai kinh phí sách giáo khoa mà thôi.


    Trả lờiXóa
  8. Toàn là Tiến sỹ cả đấy.Chất lượng quan trí của VN là thế đấy!!!

    Trả lờiXóa
  9. Mẹ cha mấy thằng tiến sĩ giấy, cơ thể con người gồm phần đâu, cổ và thân... nếu bị chặt mất đầu rồi thì làm sao được gọi là người nữa, mà cao mới thấp... Ông hỏi vậy hóa ra ông bảo người là phần thân ah, còn cái đầu là cái gì ?

    Trả lờiXóa
  10. D M thang Tien Sy V. chi gioi choc cho thien ha chui?

    Trả lờiXóa
  11. Tôi nghĩ sách này dùng để tạo lại thế hệ ngày xưa, thế hệ tin vào Đảng & Chính phủ để làm cuộc cách mạng ruộng đất long trời lở đất .

    Đất nước ta cần lắm những con người thời xa xưa ấy .

    Chuyện đào tại lại một thế hệ như vậy có thể hiểu và thông cảm được .

    Trả lờiXóa