Trang BVB1

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Quả đắng ODA và nỗi lo hậu thế

Nguồn vốn ODA rất quan trọng giúp Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế trong hơn 20 năm qua. Đến nay, các nhà tài trợ đã dành cho Việt Nam hơn 80 tỷ USD vốn ODA. Tuy nhiên, sử dụng nguồn ODA sao cho hiệu quả, không để thành một gánh nặng về sau luôn được cảnh báo.
Những “quả đắng” từ ODA
Thống kê cho thấy, ODA tại Việt Nam được thực hiện dưới 3 hình thức: ODA viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 10-12%; ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80% và ODA hỗn hợp chiếm khoảng 8-10%.
Lũy kế từ năm 1993 đến 2014, tổng giá trị vốn ODA cam kết cho Việt Nam đã lên đến 89,5 tỷ USD, tổng vốn đã ký kết đạt 73,68 tỷ USD bình quân 3,5 tỷ USD/năm, giải ngân đạt 53,89 tỷ USD, chiếm trên 73,2% tổng vốn ODA đã ký kết.
Thực tế cho thấy, ODA thật sự rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nhưng kèm theo đó luôn là những điều kiện rất gắt gao và những khoản nợ mà “vay hôm nay trả về sau”. Vì thế, yêu cầu về hiệu quả sử dụng đồng vốn luôn là một đòi hỏi lớn không chỉ từ các nhà tài trợ mà chính từ trách nhiệm của người thụ hưởng.
Chủ đầu tư cảng Đà Nẵng thẳng thừng từ chối vốn ODA.
Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2 của cảng được huy động trong nước
chỉ bằng 1 nửa so với vay ODA
.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Đô - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài Chính) - chia sẻ: trong 20 năm qua, những dấu ấn trong việc huy động và sử dụng ODA của Việt Nam có những góc tối mà ta không thể không nói đến.
Đã có nhiều ví dụ cho thực tế này. Dự án chế biến dầu cám ở Bến Tre, dự án dây chuyền dệt bao đay ở TP.Hồ Chí Minh, vay vốn ODA Ấn Độ. Tuy nhiên, vì công nghệ lạc hậu, không có nguyên liệu và không có nơi tiêu thụ sản phẩm nên sau khi bàn giao không vận hành được. Còn dự án nhà máy động cơ xăng nhỏ, dự án dầm thép khẩu độ lớn, vay vốn ODA Pháp; dự án tàu hút bụng tự hành, vay vốn ODA Đức - không hiệu quả do sản phẩm không thích hợp với thị trường.
Hay chương trình trồng bông, trồng cà phê Arabica, vay vốn ODA Pháp - thất bại do không nghiên cứu kỹ quy hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kém.
Từ những dự án ODA thất bại thảm hại, Tiến sĩ Nguyễn Thành Đô rút ra kết luận: Kinh nghiệm sử dụng ODA trên thế giới cho thấy, ODA không phải luôn luôn có hiệu quả đối với bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ lĩnh vực nào.
Đừng để gánh nặng về sau
Theo nhiều chuyên gia, ODA không phải “tiền chùa” bởi khi sử dụng ODA vay của nước nào, thì nhìn chung ta phải sử dụng các nhà thầu của nước đó. Ngay với nguồn vốn ODA Nhật Bản - theo các số liệu thống kê, hiện có tới 60 – 70% các công trình ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đều vào tay các công ty của Nhật Bản. Người đi vay bị ràng buộc phải sử dụng công nghệ, máy móc, thiết bị của chủ nợ.
Dự án hầm Hải Vân – một ví dụ tiêu biểu về việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.
Đó là chưa kể, người đi vay phải miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa phải mua từ nước cho vay, phải nhận một phần vốn vay ở dạng hiện vật, phải chịu sự biến động của tỷ giá.
“Bất kỳ một khoản viện trợ nào cũng có hai mặt. Khi một nước đem tiền thuế của dân đi cho hoặc cho nước khác vay với lãi suất rất ưu đãi thì nó phải hàm chứa nhiều mục tiêu. Họ tài trợ các dự án đường sá, hạ tầng, hành lang pháp lý… mục đích để các công ty của họ vào đầu tư đạt hiệu quả cao nhất. Chưa hết, ODA đến, nước nhận viện trợ cũng phải có vốn đối ứng để cùng thực thi dự án. Vì vậy, trong dự án ODA ở Việt Nam bao giờ cũng có tiền thuế của người dân Việt Nam. Nên nó hoàn toàn không phải “bình sữa ngọt” từ bên ngoài đưa vào và đôi khi dùng vốn ODA còn đắt hơn cả vốn trong nước” - một chuyên gia nhấn mạnh.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nhấn mạnh: Không nên nghĩ ODA là tiền cho không. Đó là tiền vay, cho dù vay ưu đãi cũng phải trả nợ. ODA cũng không phải không có rủi ro, nhất là rủi ro tỷ giá.
“Chúng ta phải chấm dứt hoàn toàn việc xem ODA là cái gì đó được ban phát rồi chia nhau. Đấy sẽ là cái họa cho hậu thế mà cháu con phải gánh", Tiến sĩ Lịch cảnh báo.
Còn Tiến sĩ khoa học Võ Đại Lược cho rằng, việc sử dụng các nguồn vốn ODA tại Việt Nam vẫn còn có những hạn chế. Đó là: thiếu quy hoạch huy động và sử dụng vốn ODA, do vậy đã không có tầm nhìn dài hạn, thường là theo yêu cầu của các địa phương; cơ chế quản trị việc sử dụng nguồn vốn ODA còn bất cập do vậy tình trạng lãng phí, kể cả tham nhũng đã xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng.

“Bài học dũng cảm từ chối ODA của Đà Nẵng đã chỉ ra hiệu quả kinh tế cần phải lấy làm khuôn mẫu không chỉ riêng Đà Nẵng, mà Việt Nam phải “tốt nghiệp” tài trợ ODA, nghĩa là phải từ chối những ODA kém hiệu quả, chỉ lựa chọn và chấp nhận những ODA có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả kinh tế - xã hội cụ thể”, ông Lược nói.
Vũ Trung/VnN
------------

7 nhận xét:

  1. Ở Việt Nam người ta nghĩ ODA là thứ tiền đi vay lãi thấp lại không thời hạn, tức là "cho không", vậy tội gì không ăn. Cho nên ngay từ phút đầu người ta đã nghĩ đến khoản "ăn chia" vô tội vạ.
    Thương thay cho một nước XHCN ưu việt, đã dốt lại còn tham

    Trả lờiXóa
  2. Nhung la 'qua ngot' cho bon duoc tieu nhung khong phai tra
    Con hau the cua chung thi o Au My thi chung lo gi
    (De nghi ba con Viet kieu de y bon nay, the nao cung phai co ngay tinh so voi chung no)
    De Tomahow cuon di

    Trả lờiXóa
  3. Vay .mượn ,nợ ,viện trợ...vốn nước ngoài ODA- ÔNG ĐƯỢC ĂN tội gì ông được ăn mà k vay mượn thế chấp còn nợ Dân đen trả đời này chưa hết đời con cháu sẽ gánh tiếp nợ CÔNG -công sản???
    PM

    Trả lờiXóa
  4. Bài này trình bày hiểu biết về ODA và một số người (Trần Du Lịch, Nguyễn Thành Đô, ông Lược - TDL, NTĐ, ô. L) gãi ghẻ. Chán như con gián! Ai cũng biết ODA với lãi suất thấp là rất cần (đồng vốn ban đầu) cho sự phát triển của đất nước nhưng người cho vay đặt ra nhiều điều kiện khắt khe. Vốn ODA chỉ có lợi khi có năng lực quản lý tốt và có kiến thức đầy đủ. 90 tỷ đô la giờ ra sao, ai chịu trách nhiệm và cụ thể như thế nào. Cần nói rõ thêm nữa là có 3 thành phần pháp nhân cấu thành của ODA: (1) kẻ cho vay, (2) người đi vay và (3) kẻ phải trả nợ (người dân). Vì người đi vay (chính phủ) không phải trả nợ; trong khi người trả nợ (người dân VN, ngoài việc phải biết ơn kẻ đi vay) lại không có quyền hành gì thì "thôi rồi Lượm ơi" chứ mấy cái "chúng ta thế lọ thế chai" của TDL, NTĐ, ô. L không những chỉ là gãi ghẻ mà còn là "đục nước béo cò". Nếu không chỉ ra và đòi hỏi chém đầu để nêu gương (rất nhiều) kẻ tham ô từ ODA, ngu dốt nhưng cứ đòi cầm quyền và thực thi vốn ODA, gây ách tắc trong việc giải ngân ODA, vay ODA để mục đích lợi ích nhóm ... dẫn đến "đất nước không chịu phát triển" thì những bài như thế này cũng là gãi ghẻ và "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".

    Trả lờiXóa
  5. Thật hổ danh TSKH cho cái ông nói là: "Việt Nam phải “tốt nghiệp” tài trợ ODA, nghĩa là phải từ chối những ODA kém hiệu quả, chỉ lựa chọn và chấp nhận những ODA có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả kinh tế - xã hội cụ thể". Những năm đầu thập kỷ 90, VN đề nghị JP 3 dự án ODA trong đó có cái gọi là phát triển làng Kim Liên, huyện Nam Đàn. Hỏi lý do thì vì đó là quê Bác. JP trả lời chúng tôi không làm chính trị. Phía VN: nếu không có dự án đó thì dừng luôn các dự án khác. Dùng giằng lâu lắm.
    Bây giở thì đã tốt nghiệp rồi, tốt nghiệp ưu nữa là khác. Này nhé, ODA chỉ dùng để phát triển hạ tầng phục vụ nhân dân. Ngon chưa. Đã thế dự án ODA lại còn nâng cấp thành các dự án BOT. Ví dụ như làm đường thì dân đi qua lại phải trả tiền phí (tiền tươi thóc thật) chưa kể khoản nợ ODA phải trả sau này (đến nay trung bình 1.200 &US/người từ đứa mới đẻ đến cụ già sắp xuống lỗ). Những dự án như: tượng, đài, bảo tàng và trung tâm hay nhà văn hóa các loại, trụ sở công, nhà ở cho các sếp, xe công nhưng về hưu vẫn được dùng, phong tướng nhiều để tránh "tâm tư"... không lấy từ ODA nữa mà lấy từ ngân sách. Ngon chưa? Ôi TSKH ơi là TSKH.

    Trả lờiXóa
  6. các ông TS Kinh tế, đang lãnh đạo các viện, đều là thành viên của "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", có tài, thì làm sao leo nên lãnh đạo cái "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", cứ nói hoài thế này, để làm gì ? Cũng chỉ thấy, nói hay như thủ tướng NTD? (nhưng quyết định, thì thấy có lợi cho 2 con trai nhà mình)

    Trả lờiXóa
  7. ODA (official development assistance) hỗ trợ phát triển chính thức.
    Là hình thức cung cấp vốn ở cấp chỉnh phủ dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với
    điều kiện ưu đãi. Nguồn ODA thường là từ các nước phát triển (Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Australia, v.v) hoặc thông qua các tổ chức quốc tế (UNDP, UNICEF, IMF;..) và nơi nhận là các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển. Mục đích của ODA thường được dùng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ. ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại thường là hỗ trợ kỹ thuật hoặc viện trợ nhân đạo.
    ODA mà lọt vào tay bọn Tham nhũng thì "Thôi rồi Lượm ơi! Đạn bay vèo vèo!".

    Trả lờiXóa