Ông John Kerry nói việc tôn
trọng quyền
tự do ngôn luận và tự do hội họp
là điều cần thiết để đảm bảo cho
ổn định
|
Ngoại trưởng
Hoa Kỳ nói quan hệ Mỹ-Việt sẽ phát triển "sâu sắc và bền vững hơn"
nếu vấn đề nhân quyền tại Việt Nam
được cải thiện.
Ông John Kerry phát biểu tại hội thảo "Thúc đẩy
Thịnh vượng: 20 năm Hợp tác phát triển Việt Nam – Hoa Kỳ" hôm 7/8 tại Hà
Nội.
"Chúng ta đã chứng minh được rằng các cựu thù vẫn
có thể trở thành đối tác thực sự", ông được dẫn lời nói.
Tuy nhiên, "những tiến triển về nhân quyền cũng
như pháp quyền sẽ giúp xây dựng nền tảng cho một mối quan hệ đối tác chiến lược
sâu sắc và bền vững hơn", ông nói thêm.
"Chỉ [Việt Nam ] mới có thể quyết định tiến độ
và phương hướng của quá trình xây dựng mối quan hệ đối tác này. Nhưng chắc quý
vị cũng thấy những đối tác gần gũi nhất với Hoa Kỳ trên thế giới đều chia sẻ
với chúng tôi một số giá trị nhất định", ông nói.
Ông Kerry cho rằng việc tôn trọng quyền tự do ngôn
luận và tự do hội họp là điều cần thiết để đảm bảo cho ổn định.
"Hàng triệu người Việt Nam đã bắt đầu biểu đạt tự do trên
Facebook", ông nói thêm.
Biển Đông
Trong phần phát biểu về tình hình trên Biển Đông,
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói "hai chính phủ cùng có chung lợi ích về tự do hàng
hải, giải pháp hòa bình đối với những tranh chấp tại Biển Đông."
Ông cũng lặp lại lập trường của Hoa Kỳ rằng nước này
"không coi trọng tuyên bố chủ quyền của nước này hơn nước kia".
"Chúng tôi thực sự ủng hộ tiến trình mà qua đó
những tranh chấp có thể được giải quyết một cách hòa bình và tuân theo luật
quốc tế".
"Luật quốc tế coi tất cả các nước đều như nhau.
Nó không phân biệt tầm ảnh hưởng hay quyền của các nước lớn hơn muốn áp đặt
quyết tâm của họ lên các nước láng giềng nhỏ hơn chỉ đơn giản vì các nước lớn
này có thể làm điều đó. Nó nói với chúng ta rằng giải pháp cho các cuộc tranh
chấp cần phụ thuộc vào quốc gia có lập luận vững chắc hơn, quốc gia mà luật
pháp đứng về phía họ chứ không phải quốc gia có quân đội lớn hơn."
"Tại đây, tại Việt Nam , hiến pháp mới của các bạn nói
về dân chủ và những hứa hẹn bảo vệ nhân quyền. Và trong cuộc trò chuyện của tôi
hôm nay với Chủ tịch Sang, ông đã nói rất rõ về tầm quan trọng đối với các nhà
lãnh đạo Việt Nam
trong việc tôn trọng các quyền của người dân."
"Họ tôn trọng và muốn làm điều đó."
"Chính phủ của các bạn cam kết sẽ làm cho luật
pháp phù hợp với hiến pháp mới và các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Những cuộc
khảo sát độc lập đều cho thấy là người dân Việt nam rất ngưỡng mộ các định chế
và giá trị dân chủ, một dấu hiệu chắc chắn cùng chia sẻ với công dân Mỹ."
"Vì thế thậm chí trong khi chúng tôi tôn trọng sự
khác biệt về hệ thống chính trị, chúng tôi cũng có cơ sở để thảo luận về việc
thực thi bảo vệ hiến pháp, về tù nhân chính trị, vai trò của nhà báo, cải tổ
pháp lý cũng như ý nghĩa của việc tuân thủ và thực thi những đòi hỏi mà chúng
ta cảm kết trên nguyên tắc”.
Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Chiều ngày 7/8, ông Kerry đã có buổi gặp gỡ với giới
doanh nhân, đầu tư và sinh viên ở Việt Nam tại Trung tâm Hoa Kỳ, Hà Nội.
Phát biểu tại cuộc gặp, do Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Ted Osius dẫn chương trình, ông Kerry thừa nhận còn "một số khó khăn"
trong đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
Ông cũng nói chính phủ Việt Nam đang "nỗ lực" giải
quyết một số khó khăn còn tồn đọng, trong đó có vấn đề chuẩn mực lao động.
“20 năm qua, Việt Nam đã làm tốt việc phát triển đất
nước. Sẽ còn nhiều thách thức trong 20 năm tới và Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn",
ông nói.
Trả lời câu hỏi liên quan đến thất bại trong vòng đàm
phán TPP tại Hawaii vừa qua, ông Kerry nói mọi diễn biến vẫn "đang trong
tầm kiểm soát", dù vẫn có một số trở ngại chính.
Tuy nhiên, ông tin rằng mọi bất đồng sẽ được giải
quyết vào cuối năm nay
(BBC)
---------------
Vì quyền lợi sống còn, có thể sắp tới ân xá 17000 tù nhân thì sẽ có trong đó một số tù nhân lương tâm mà lâu nay thế giới đã can thiệp.
Trả lờiXóaMặt khác, một loạt cán bộ các cấp diện "có tóc" đang thi nhau xin về vườn, khiến những kẻ đương chức cuống lên làm nhiều điều xằng bậy, khiến lại nổi lên làn sóng đòi dân quyền khác.
Quy luật là thế.
Một xã hội sắp sụp đổ thì không thể có không khí thanh bình ( dù giả tạo ) Nạn đua nhau xây dựng tượng đài để tranh thủ vơ vét và mặc kệ dân đói khát chửi bới cũng thể hiện sự khốn nạn đó.
THƯỢNG BẤT MINH
HẠ TẤT LOẠN
Gia nhập TPP ? Ai cũng muốn. Đây là cơ hội để THOÁT TRUNG về mặt kinh tế.
Trả lờiXóaNhưng đó vẫn là cải lương.
Những người lãnh đạo phải nhận thức được sẽ đến lúc họ phải tuyên bố giải tán ĐCS thì mpis thực sự vải thiện nhân quyề
Quan hệ Việt Mỹ phải được chính thức chuyển sang ĐỒNG MINH thì mọi việc mới thúc đẩy cải thiện kinh tế chính trị nhanh được.
Trả lờiXóaThực ra đã có những cơ sở bước đầu được Liên minh chặt chẽ rồi
Cái khó nhất trong việc phát triển quan hệ với Mỹ là ở VN ngày nay không tồn tại một chính quyền của dân, do dân và vì dân! Do đó những kẻ cầm quyền hoàn toàn KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO LỢI ÍCH QUỐC GIA. Mọi việc làm của họ đều chứng tỏ một điều là họ coi đất nước này là CỦA RIÊNG của họ. Trong đối nội cũng như đối ngoại, lợi ích cá nhân và "lợi ích nhóm" của họ luôn là ưu tiên số một. Thực tiễn mấy chục năm qua đã quá đủ cho mọi người nhìn thấy điều đó. Chớ nên tin vào những điều "viển vông"!
Trả lờiXóaNga giờ muốn kiện Mỹ về "tội ác chiến tranh VN? Nga khá là trơ trẽn, lố bịch! Nga chuẩn bị trả lời về tội ác bắn rơi máy bay MH17 đi chứ?!
Trả lờiXóaRất trân trọng những con người và những tấm lòng.
Trả lờiXóaPutin,con quái vật thời đại,nhìn thấy nó là tôi sôi gan,(tôi và thằng này 100% xa lạ ),nhưng cách gian manh xảo trá và độc ác của nó không thế nào chịu được (cũng như thằng nhỏ Kim jong Un của bắc Triều Tiên vậy )
Trả lờiXóaThật khốn nạn thay cái gọ là CNXH, nhân quyền là thứ đơn giản dẽ thu phục lòng dân nhất thì lại là cái khó với ĐCS.
Trả lờiXóaThật tội nghiệp
ông ke ry... phát biểu lăng nhăng
Xóavn là nơi dân chủ gấp vạn dân chủ giả cầy đế quốc mẽo nha
May ra dân Việt được hưởng một chút gì đổi mới.
Trả lờiXóa