Trang BVB1

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Ngân sách Việt Nam khó tránh ‘thiếu trước, hụt sau’


Bội chi của Việt Nam trong bảy tháng đầu năm nay đã vượt qua mức 100 ngàn tỷ đồng. Một chuyên gia kinh tế nhận định, ngân sách Việt Nam rất khó thoát khỏi tình trạng “thiếu trước, hụt sau.” 
Khi cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình ngân sách, các viên chức lãnh đạo Bộ Tài Chính Việt Nam cho biết thêm rằng việc phát hành trái phiếu để bù đắp bội chi và có tiền chi cho đầu tư phát triển đang hết sức khó khăn.
Đó cũng là lý do mà cơ quan này phải hỏi vay Ngân Hàng Nhà Nước 30,000 tỷ đồng nhằm “bù đắp sự thiếu hụt tạm thời.
Trong một bài viết gửi cho tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ông Phạm Thế Anh, làm việc tại đại học Kinh Tế Quốc Dân nhận định, tuy khoản vay vừa kể sẽ được hoàn trả trong năm nay nên Bộ Tài Chính Việt Nam gọi đó là “thiếu hụt tạm thời” nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự “thiếu hụt tạm thời” này sẽ là tình trạng “thiếu hụt lâu dài.”
Trong những năm gần đây, tuy chưa tính đủ các khoản chi theo thông lệ quốc tế, song ngân sách Việt Nam vẫn thường xuyên thâm hụt và với mức độ càng ngày càng lớn. Bởi Việt Nam không có nguồn dự trữ để bù đắp cho chênh lệch tạm thời giữa thu và chi trong năm tài khóa nên Bộ Tài Chính mới phải hỏi vay Ngân Hang Nhà Nước 30,000 tỷ đồng. Ngoài việc hỏi vay vừa kể, Bộ Tài Chính Việt Nam còn phải phát hành 23,000 tỷ đồng tín phiếu kho bạc với kỳ hạn từ ba tháng đến sáu tháng để “chi tiêu tạm thời.”
Ông Phạm Thế Anh nhận định, phải vay một khoản tiền lớn trong khi theo báo cáo của Bộ Tài Chính Việt Nam thì chuyện thu ngân sách đang chuyển biến tích cực (đạt xấp xỉ 60% so với dự kiến và tăng từ 6% đến 7% so với cùng kỳ năm ngoái), không gặp bất kỳ khó khăn nào, chính là những tín hiệu cho thấy thâm hụt ngân sách của năm nay sẽ không thể chỉ ở mức 5% GDP như yêu cầu của Quốc hội Việt Nam, bởi nhu cầu phải chi rõ ràng là quá lớn. Phần lớn các khoản chi chỉ là chi thường xuyên (chi để duy trì hoạt động của hệ thống công quyền) và trả nợ.
Theo ông Phạm Thế Anh, việc chế độ Hà Nội phải tạm vay Ngân hàng Nhà nước một khoản tiền lớn không phải là tín hiệu tích cực về ngân sách của Việt Nam.
Cũng theo ông Phạm Thế Anh, hành vi này còn gây ra những méo mó cho thị trường. Nếu Bộ Tài Chính Việt Nam được đặc cách vay của Ngân Hàng Nhà Nước một khoản tiền lớn mà không phải trả lãi hoặc mức lãi rất thấp trong khi khu vực tư nhân phải vay với lãi suất cao thì điều đó sẽ vì tạo ra sự bất bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư.
Giống như nhiều chuyên gia kinh tế khác, chuyên gia kinh tế đang làm việc tại đại học Kinh Tế Quốc Dân này lập lại đề nghị, chính phủ Việt Nam cần minh bạch hóa những thông tin liên quan đến vay mượn, lãi suất, hoàn trả để dân chúng có thể giám sát. Cần thể chế hóa nghĩa vụ công bố thông tin của Ngân Hàng Nhà Nước, cũng như nghĩa vụ công khai dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài Chính.
Nếu những thông tin liên quan đến vay mượn trở nên rõ ràng, ai cũng có thể theo dõi và giám sát thì đề nghị tạm vay 30,000 tỷ từ Ngân Hàng Nhà Nước của Bộ Tài Chính Việt Nam sẽ không gây lo lắng và bị công chúng phản đối như vài ngày vừa qua. (G.Đ/Người Việt)
--------------

10 nhận xét:

  1. Tiền của dân để xây bảo tàng 2000 tỷ và tượng đài 1400 tỷ mà không thiếu trước hụt sau ,ới thực là lạ

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay các máy in tiền của VNcs đang chạy hết công suất! Ta biết những chuyện xấu tiếp theo ra sao rồi đấy.

    Trả lờiXóa
  3. Không cần phải là tiến sĩ , chuyên gia kinh tế mới phân tích được sự khó khăn kinh tế VN .
    Dân đen chỉ nhìn thấy tổ chức cầm quyền này quá cồng kềnh , số người công nhân viên chức lãnh lương nhiều gấp 3 lần xứ người ( chính quyền , Đảng , mặt trận tổ quốc ) , một ông chánh có tới 4,5 ,6 hay 7 ông phó , rồi tướng tá nhiều quá , chỉ ở huyện mà có tới mấy ông đại tá , rồi mạnh ai nấy ăn , thì làm sao mà nuôi nổi . Số người ăn lương hưu quá nhiều , nhất là thành phần quân đội .
    Chỉ tính phần nuôi Côn An để rình mò , kiềm kẹp dân cũng quá nhiều ,tiền chi cho đám DLV cũng đủ xây vài BV lớn cho dân .
    Nga cũng như VN , lúc trước nhờ giá dầu cao , ngân sách thoãi mái , bây giờ gía dầu hạ , lũng túi .

    TT Dũng phải chạy đôn chạy đáo mọi nơi để xoay trở . Rồi mượn nợ để con cháu sau nầy phụ trã dùm .
    Vay nợ TQ là dễ nhất , vì thế bóng dáng TQ ngày càng thấy hiện diện khắp nơi ở VN .
    Chiêu bài cho người ngoại quốc được mua nhà tại VN là cách dễ kiếm tiền , xoay sở nhanh nhất vừa thoã mãn được yêu sách di dân của Tàu cho phù hợp với mật ước Thành Đô .
    Rán thêm vài năm , kiếm thêm một mớ , rồi giãi tán , nghĩ khoẽ , mọi chuyện có TQ lo .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vay nợ của xã hội đen, kết quả ra sao? Nó xiết nhà! Đi thuê phòng trọ ở! Các người hy dzọng vào X, có biết không? Đừng tư duy ấu trĩ nữa. Hãy trông ngóng vào 1 đấng minh quân khác.

      Xóa
    2. Thì mai mốt đi làm công nhân hảng chủ TQ , mướn phòng trọ của Tàu xây cất , làm có tiền tiết kiệm 1 chút để biết điều , lo lót cho công an TQ thì cuộc sống chắc cũng êm .
      Còn chờ minh quân chắc vô vọng .
      Dù Quang Trung , Trần Hưng Đạo có xuất hiện cũng bị côn an rình bắt vì tội phá rối công cộng , bị đạp vào mặt , rồi khiêng như khiêng heo quăng lên xe , vào đồn bị đập cho tả tơi bắt tình nguyện ký vào tờ đơn xin tự tử .
      Bởi vậy khôn thì cứ nhìn lãnh đạo làm thế nào , cứ thế bắt chước làm theo , kẽ thức thời mới là tuấn kiệt , phải nên khôn như ông Phó Tướng mới hợp thời , mai mốt gặp tụi nó cứ gọi là cha , chẳng lẽ nó nở đánh mình .
      Còn người tài , minh quân chắc họ không dám xuất hiện , nội gián cho TQ dày đặc khắp nước VN , tụi nó được đào tạo , trung thành từ bao đời nay rồi .

      Xóa
  4. Họ nghĩ rằng Quyền hành Ko ai kiểm tra, nếu cố tình huấn xấu Ko thắng nào chịu trách nhiệm . Chỉ cao lắm là rút kinh nguyệt xong. Đó là thủ phạm chính làm suy yếu đất nước . Họ xây dựng 1 tượng đài chứ cần hàng trăm Tượng chẳng sao? Người dân làm gì được, họ nghĩ Vậy. Hơn nửa có nhiều CA và QDNDVN anh hùng bảo vệ. Thủ phạm chính do tên đại ác gian, tên là, RÚT KINH NGHIỆM, gây ra diệc được tên nầy rất khó Ko biết có vị nào kiến nghị QH Khai tử nó chưa?? Sợ khó vì tên rút kinh nguyệt chết thì cả lũ lợi ích Đói Ko ai làm đầy Tớ Cho Dân thì nguy. ..

    Trả lờiXóa
  5. Bọn khốn vô trách nhiệm. Chính Phủ nợ lung tung, vay lung tung, vay ngân hàng, vay cả quỹ bảo hiễm xã hội để bây giờ trở thành nợ xấu... Thế nhưng chúng vẫn vung hàng trăm ngàn tỷ để xây những thứ vô cảm như tượng đài, nhà bảo tàng.... Đó là chưa nói đến những thất thoát kinh khủng trong đầu tư công. Trong lúc đó lương viên chức, giáo viên... chúng cứ tìm cách lần lữa không chịu tăng. như thế không gọi khốn nạn là cái gì

    Trả lờiXóa
  6. Co the chung nghi rang : che do nay khong the tru lau duoc, minh khong pha thi thang khac cung pha
    Vay chi bang cu cuop cho nhanh chu nghi truyen lau ben chi co thiet thoi
    Vay cang hay, cac bac a

    Trả lờiXóa
  7. Không có nước nào như Việt Nam, 99% dân số bị quy là "Bọn thù địch".
    Cũng không có nước nào cán bộ tham nhũng khủng khiếp như Việt Nam, đến nỗi ông Chủ tịch Nước phải gọi chúng là "Một bầy sâu". Toàn là người của Đảng cả đấy!.
    Khó khăn của đất nước này là do bọn quan tham chư dân đen chấm mút được gì?, trong khi vẫn bị tính đầu người 25 triệu tiền nợ! Thằng giám đốc Ban quản lý khu công nghiệp Hà tĩnh lương có 10 triệu mà đi xe 3,6 tỉ. Mò hôi nước mắt của dân làm ra của cải mà chỉ bọn quan tham hưởng.
    Đảng phải chịu trách nhiệm gì với dân chứ? Công thì Đảng giành, tội thì Đảng trốn biệt. Như vậy là không công bằng.

    Trả lờiXóa
  8. Nợ nước ngoài (trừ TQ) cũng có cái ...hay. Biết đâu, mai mốt vỡ nợ, đảng và nhà nước sẽ cắt béng một vài tỉnh nào đó để ...trừ nợ (chủ nợ kiểu như Singapo hay Ixraen thì quá bắt được mỏ vàng), ít nhất cư dân trong vùng cũng được hưởng lợi; rồi nó sẽ là "động lực" phát triển vùng và cho cả nước.
    Chỉ có cái vụ vay dân (trái phiếu) để nuôi cả cái hệ thống ... vô duyên mới thực sự nguy hiểm. Bác nào hăng hái thì sẽ có lúc "bắc thang lên hỏi ...ông trời!"

    Trả lờiXóa