* NGUYỄN NGUYÊN BÌNH
Trước đây, khi nghe báo chí Việt Nam nói
đến "Tổng thống vịt què" nào đó của nước Mỹ, tôi cứ tưởng đó là họ chê trách, hoặc xách mé một
ông cụ thể nào, và về việc gì đó… Té ra không phải. Một người bạn từng sống lâu trên đất Mỹ, gần đây đã
đính chính cho tôi khỏi sự kém hiểu biết đó. Bạn cho biết, biệt danh “tổng thống
vịt què” không dùng chỉ riêng tổng thống nào, cũng không chê trách năng lực phẩm
chất của ai cả. “Vịt què” (lam duck) là nói về tình trạng các tổng thống, hoặc 'nhà chính khách' phải trải biến trong
một giai đoạn khó khăn ...
Tìm hiểu thêm qua báo chí thì được
biết: “Vịt què” là một từ lóng ở Mỹ, dùng để chỉ một quan chức (do bầu bán),
đang trong giai đoạn cuối của nhiệm kỳ, nhất là những người ít có khả năng tái
đắc cử. Ở Mỹ, suốt hơn trăm năm qua, “vịt què” dùng để chỉ các chính khách sắp
mãn nhiệm, gặp nhiều hạn chế; đặc biệt “vịt què” thường gắn với các nguyên thủ...
Có thể
nói, giai đoạn “vịt què” của tổng thống Obama bắt đầu từ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kì vào cuối năm 2014. Khi đó, ông
phải đối phó với nhiều sự phản đối của phe Cộng hòa đã chiếm ưu thế trong cả
Thượng viện và Hạ viện; ngay cả trong nội bộ Đảng của ông, cũng có ý kiến trái chiều trong việc
thúc đẩy Quốc hội chuẩn y những thay đổi về xã hội và kinh tế được mong đợi từ
lâu ở nước Mỹ. Nhưng, ở giai đoạn vịt què này, ông Obama cũng có thuận lợi: Do
không còn bận tâm về việc tranh cử, ông được tự do theo đuổi các tư tưởng lớn
và bảo vệ di sản của mình. Obama đã thẳng thừng tuyên bố với phe Cộng hòa rằng
ông sẵn sàng thỏa hiệp với họ, nhưng đổi lại, ông cũng sẽ kiên quyết có được những gì ông muốn. Trên thực tế, tổng thống
Obama, với nhiều nỗ lực, đã tiếp tục gặt hái những thành quả đáng kể về đối
nội, đối ngoại. Và thời gian qua, báo chí nước Mỹ (tự do) người ta đã phải thừa
nhận: vị tổng thống này là “có sự dũng cảm chính trị.”
Ở Việt
Nam, chưa có báo chí quan phương nào dám gọi các chính khách sắp mãn nhiệm và
không còn khả năng tái cử là “vịt què” như kiểu bên Mỹ. (Mà thực ra, trước nay
các chính khách ở nước ta, dù đi đến cuối nhiệm kì và không còn cơ hội tái cử,
cũng đã ai có tư tưởng lớn nào mà được đưa ra tranh biện công khai với Quốc hội
hoặc Đảng đối lập đâu, vì vậy chẳng ai phải rơi vào giai đoạn “ vịt què”).
Tuy
nhiên, nhìn nhận trên một góc độ nào đó, trong bối cảnh tình hình phức tạp hiện
nay, thì ở Việt Nam có thể đã bắt đầu có hiện tượng “chính khách vịt què”. Tại
thời điểm này, tại sao không thể nghĩ ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đang thể nghiệm giai
đoạn vịt què như ông Obama? Chắc chắn, đến Đại hội 12 của Đảng cầm quyền, ông
Trọng cũng phải bỏ lại chức Tổng bí thư; và nếu ông thực lòng muốn thực thi
những việc ông đã nói, đã làm và đã kí kết trong chuyến đi Mỹ vừa qua (những
điều được nhiều người hoan nghênh và thấy ông không hẳn là “Lú”, như "kẻ xấu" thường goi xách mé!), thì bây giờ
ông cũng đang phải đối phó một cách khá vất vả với một số thế lực trong và
ngoài nước. Có một điều đáng chú ý nữa là: Cách đây mấy năm, bỗng xuất hiện một
tin có vẻ lạ trên Blog Hoa Mai (chưa biết chủ blog này là ai) ngày 27- 12- 2012
rằng: “ Vào thời gian Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2, ông Trương Tấn Sang
đã thúc đẩy ông Nguyễn Phú Trọng đưa vào chương trình nghị sự Hội Nghị Trung
ương 2 ( tháng 7- 2011) việc nghiên cứu để chuyển đổi theo hướng dân chủ xã
hội. Đây là mô hình phổ biến ở Bắc Âu, được coi là anh em song sinh của CNXH.
Hội nghị này cũng đã đồng ý tiến hành nghiên cứu mô hình chuyển đổi của
Myanmar, đồng thời cũng không xác định “các thế lực thù địch” như là
nguy cơ của chế độ.
Vào tháng 10- 2011, tại kì họp thứ nhất của Hội đồng Lý luận
trung ương ( nhiệm kì 2011 - 2015), ông Trọng đã có một bài phát biểu về việc
nghiên cứu những mô hình đổi mới. Đó là một bài diễn văn rất tiến bộ, hiếm có
của ông Nguyễn Phú Trọng, trong đó đề cập mô hình dân chủ xã hội. Tuy nhiên,
sau Hội nghị Trung ương 2, Trung Quốc đã ra tay phá hoại quyết liệt xu hướng
này...”.
Tôi muốn
tin vào thông tin này quá, chỉ mong chí ít nó cũng chuyển tải được một phần nào
là sự thật. Nhưng tôi lại không muốn tin cái ý rằng Trung Quốc mượn tay ai đó để phá ý tưởng dân chủ hóa đất nước của các ông Sang, ông Trọng. Tôi nhớ, báo Pháp
luật thành phố HCM ngày 10 - 4 - 2010 đã loan tin thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói
ở Myanmar: “Với cương vị Chủ tịch ASEAN, tôi chuyển thông điệp tới Chính phủ
và nhân dân Myanmar, mong muốn Myanmar triển khai có hiệu quả lộ trình dân chủ,
vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham
gia của tất cả các Đảng phái; qua đó để sớm ổn định và phát triển đất nước”.
Ôi, thật
xiết bao vui mừng nếu thật lòng các chính khách hàng đầu của đất nước đều có tư
tưởng muốn dân chủ hóa đất nước, ai cũng coi việc đó là đúng đắn, là cần thiết.
Không ai coi tư tưởng muốn đất nước
chuyển đổi sang dân chủ một cách êm thấm như Myanmar là phản động.
Người ta
có câu “ Tư tưởng lớn thì gặp nhau”. Tiếc rằng, đến lúc này, nhân dân Việt Nam
vẫn chưa nhận ra có sự gặp nhau giữa những chính khách cùng mang tư tưởng lớn
đó. Có lẽ, giữa họ còn có sự khác nhau, thậm chí mâu thuẫn về địa vị, quyền
lực, lợi ích và bản lĩnh chính trị? Hình như họ còn gờm nhau? Hình như họ còn
chưa nhận ra được thời điểm này là thích hợp để chuyển đổi tư tưởng thành Nghị
quyết, thành Cương lĩnh của Đảng? Có lẽ họ còn đang chịu áp lực, chịu sự chi phối, lệ thuộc rất lớn trong
quan hệ với “bạn vàng bốn tốt”? (Biết chắc chắn rằng ‘bạn’ luôn rỉ tai tai các lãnh đạo Việt Nam, khuyên rằng: “ Không nên Tây hóa”. Tây
hóa nghĩa là thiết lập thể chế dân chủ đa nguyên như phương Tây).
Trở lại
với câu chuyện về giai đoạn “ vịt què” (nếu có) của Tổng Bí thư N.P. Trọng. Nhiều người
nhận xét ông Trọng thiếu bản lĩnh, làm việc gì cũng nửa vời: chống tham nhũng
thì bảo “ném chuột sợ vỡ bình”; chống xâm lược thì ngại “ nước bạn có 1,3 tỷ dân, mình có 90 triệu,
bằng một tỉnh của họ”(chắc ai cũng đã nghe những lời này là chính miệng ông
công khai nói ra trước bàn dân thiên hạ). Cũng đã nghe người tâm phúc của ông
nói rằng: Sở dĩ ông chưa dám làm trái ý Bạn
là vì ông muốn tránh cho nước Việt Nam một cuộc chiến tranh tàn phá! Ông sợ Bạn giận, sẽ đem 1,3 tỷ dân sang trừng
phạt? Ông nhìn nhận vấn đề như vậy phải chăng vì tầm nhìn còn hạn chế? Giá như tầm nhìn của ông được rộng mở "bốn phương tám
hướng", trông lại ngàn xưa, trông tới mai sau; trông Bắc trông Nam, trông cả địa
cầu” như lời “tiền bối Tố Hữu” ngày xưa đã dạy, thì hẳn ông sẽ thấy sự tình hoàn
toàn không đáng sợ như ông nghĩ.
Ông Tổng
Trọng nếu muốn rũ bỏ hẳn cái 'hỗn danh' Trọng Lú như dân gian ì xèo, thì trong
giai đoạn “ vịt què” này, ông hãy cố bứt phá, cố vận nội công nội lực để có
được sự “dũng cảm chính trị”, như tổng thống Obama đã bảo vệ tư tưởng tiến bộ
của mình. Tin rằng, một khi ông nỗ lực cất cánh bay lên được, ông sẽ thoát
lốt vịt què mà trở thành Đại bàng dũng mãnh. Lúc đó, dù ông không muốn tạo dấu
ấn cá nhân (như ông từng nói), thì dấu ấn của ông vẫn sẽ được ghi bằng màu son
trong trang sử dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, một khi ông đã bứt phá, tung cánh Đại
bàng thì chắc chắn không ít chính khách
cũng đang trong giai đoạn Vịt què sẽ cất cánh theo ông (được biết, ngay
cả trong Bộ chính trị, trong Trung ương cũng không ít người suy nghĩ như nhân
dân mong mỏi. Dám chắc như vậy vì đã nghe nhiều lần chính tờ báo Quân Đội Nhân
Dân thừa nhận: trong Đảng đang có “ nguy cơ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nhận thức của cán bộ, từ đó dẫn đến những thay đổi đường lối chính sách,
chuyển hóa chế độ XHCN Việt Nam sang quỹ đạo khác”). Nếu giờ đây, sự “ tự diễn
biến” lại khởi đầu từ Tổng bí thư thì ai ngăn chặn được cả một trào lưu “tự diễn
biến” trong cán bộ các cấp (kể cả chính khách vịt què lẫn chưa phải vịt què) và
trong toàn xã hội.
Khi đó,
nếu Bạn vàng bên kia biên giới còn đủ
dũng khí để “hạch tội” lãnh đạo Việt Nam sao không theo lời khuyên của họ,thì
khó gì mà không thể trả lời rằng: “Thưa các ngài, đó là công việc nội bộ của
chúng tôi, không phương hại gì đến lợi ích chính đáng của Trung Quốc”. Còn khi
họ bất chấp tất cả mọi lẽ phải trên đời mà đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam,
thì cũng không khó để nói với họ rằng: “ Các ngài hãy bình tĩnh mà đếm xem, thế
giới này có bao nhiêu nước sẽ lập tức gây khó khăn cho các ngài trong khi các
ngài đổ sức vào cuộc chiến “ trừng phạt” Việt Nam? Các ngài thường cậy đông
dân, vậy các ngài có bảo đảm huy động cả 1,3 tỷ người ra bắt nạt chúng tôi
không? Điều gì sẽ xảy ra sau lưng các ngài?”
NNB (Tác giả gửi BVB)
----------------
(*) - Tác giả là bạn đồng môn ở khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội với TBT Nguyễn Phú Trọng.
lame duck - vịt què; người vỡ nợ; người thất bại.
Trả lờiXóaMột thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Anh để chỉ các nhà sản xuất làm ăn không có hiệu quả, không thể tiếp tục kinh doanh nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ.
Ở Mỹ, để chỉ một quan chức cao cấp sắp về hưu hay có người kế nhiệm, nên không còn có đủ quyền lực để hành động một cách thực sự có hiệu quả.
Lam duck = vịt bại liệt.
XóaChị Nguyên Bình mong muốn các Vịt của VN chỉ bị qùe, trước khi về vườn còn làm nên lịch sử. Mong các Vịt không chỉ nghĩ đến những quyền lợi, tiêu chuẩn vật chất mà các vịt tự nghĩ cho nhau hưởng "sau thời gian công tác" như biệt thự, xe ôtô đắt tiền... mà trước hết phải nghĩ đến nhân dân!
Cố lên, Vịt què, cố bay lên, vượt qua chính mình, thoát kiếp Vịt!
Bài viết tuyệt vời. Một người bạn "tâm sự" với một người vừa là bạn, vừa là cấp trên. Nếu ông Trọng chịu khó đọc và suy nghĩ thì tin rằng ông sẽ " thấm" dần dần. Và mong rằng ông không LÚ đến nỗi không "thấm thấu" được hết ý nghĩa thâm thúy mà thẳng thắn của bà Nguyễn Nguyên Bình. Đúng là "CHA NÀO CON NẤT".
Trả lờiXóaviệt nam
Trả lờiXóa"đồng ý tiến hành nghiên cứu mô hình chuyển đổi của Myanmar, "
Nhục ơi là nhục ...ko biết 16 đỉnh cao trí tuệ có biết nhục là gì không
Hãy can đảm nói với lũ Tàu khựa rằng:"bao giờ người Tàu nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tàu xâm lược" (ý của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực)
Trả lờiXóa"Không ai coi tư tưởng muốn đất nước chuyển đổi sang dân chủ một cách êm thấm như Myanmar là phản động."(!?)
Trả lờiXóaPhải không? Ai nói?
ĐẢNG, nhà nước TA Ù và lũ Việt gian bán nước cho những ý kiến đã xuất hiện như DIỄN BIẾN HÒA BÌNH, TỰ DIỄN BIẾN có thể bị coi là "biểu hiện của suy thoái về nhận thức tư tưởng"...."vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống."..."thế là suy thoái chứ còn gì nữa"? (lời Trọng LÚ)
Thế là PHẢN ĐỘNG, là VỊT QUÈ "chứ còn gì nữa"?
:-)
Nguyễn Nguyên Bình viết sâu sắc.Hay.Tôi đã đọc nhiều.Bài nào cũng dày dặn thuyết phục.
Trả lờiXóaTôi chỉ biết tác giả là nữ hôm nay (từ còm của bạn nào ở trên khi gọi "bà").
Bà là bạn học của Nguyễn Phú Trọng.Tôi chắc chắn khi đi học,bà đã học giỏi hơn và đỗ cao hơn ông Trọng.
Ước gì hồi đó bà làm Tổng Bí Thư (thay vì ông Trọng).
Các thế lực bảo thủ , u mê , phản dân chủ vẫn còn nhiều lắm . Bên cạnh đó còn có sự cản trở của Tàu nên ông TBT (dù có muốn dẫn chủ thực lòng ) cũng khó mà bứt phá được. Cần phải có thời gian...
Xóa"Ước gì hồi đó bà làm Tổng Bí Thư"? Nhiều hệ lụy...
XóaBài viết của tác giả Nguyễn Nguyên Bình rất công phu, có nhiều thiện ý, mong muốn các vị lãnh đạo hiện tại của ĐCSVN trước khi rút khỏi Vũ đài chính trị thể hiện rõ hơn xu thế muốn "Dân chủ hoa" đã có lúc lóe lên trong suy nghĩ đường lối chính trị của các ông, để đặt những viên gạch đầu tiên cho những người đón tiếp trách nhiệm trong nhiệm kỳ tới của bộ máy lãnh đạo ĐCS làm được những cải cách mạnh mẽ hơn nữa, cơ bản hơn nữa đối với xã hội Việt Nam.trong tương lai.
Trả lờiXóaTuy vậy, mong muốn là tốt, không ai phê phán hay lên án anh ý tốt của anh cả bởi vì những mong muốn đó không bao giờ thành hiện thực, hai thể chế xã hội ấy không bao giờ dung hòa.
với nhau, chưa nói nó có mâu thuẫn một mất một còn
Trong tình hình hiện tại, nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn dân ta là loại trừ triệt để họa mất nước bởi sự xâm lược của TQ và bàn tay bẩn thỉu của bè lũ bán nước đã hoành hành trên đất nước ta và vùng biển của ta lâu nay.
Bước tiếp theo, muốn thực hiện được những cải cách xã hội thì phải dũng cảm tuyên bố giải tán ĐCS để xóa bỏ những tệ hại như lâu nay.
Tôi nghĩ, cho dù bát cứ ai cũng phải làm được việc cải cách cơ bản đó.
Chị Nguyên Bình bạn học thời trẻ của TBT NPT và là con gái của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, thông cảm với chi, mặc du suy nghĩ của chị rất rõ ràng, nhưng chị phần nào e ngại lạnh lùng nói thẳng suy nghĩ đó ra
Sau năm 1945, đảng Cộng sản Nhật Bản được ra hoạt động công khai và trở thành một trong 5 đảng phái lớn trong nội các Nhật Bản. Sau rất nhiều thập niên sử dụng một đường lối không đổi mới, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã thất bại lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 11 năm 2003 (mất 11 ghế).
Trả lờiXóaTại đại hội lần thứ 23 năm 2004, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã sửa đổi cương lĩnh, từ bỏ đấu tranh cách mạng và chuyên chính vô sản, thừa nhận Nhật Hoàng và lực lượng phòng vệ, tranh thủ lôi kéo các đảng đối lập để tiến tới lập chính quyền liên hiệp dân chủ.
đó là hồng phúc cho dân tộc nhưng bạn vàng sợ đổ dây chuyền lan sang nước bạn
Trả lờiXóaMới đọc sơ qua bài viết ,tôi đã tấm tắc khen ông nào mà viết hay , đọc thú vị, góp ý rất ý nhị , đến khi coi thêm thì mới biết con gái của Lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh , người mà xưa nay tôi rất kính trọng , ngưởng mộ , vẫn xem ông như là Đại bàng , là ngôi sao bắc đẩu của lương tri dân tộc , là người mang hình ảnh tiêu biểu của những vị nhân sĩ khi xưa trong hào khí Diên Hồng . Đúng là con nhà tông , không giống lông cũng giống cánh .
Trả lờiXóa“ Lực bất tòng tâm “ . Có khi trong tâm họ muốn làm như thế này , như thế nọ , mà vì , tại vì , không thể được , nên đành chịu không thể thay đổi gì hơn .
Sau thế chiến 2 , khuynh hướng trã lại độc lập cho các nước bị đô hộ xãy ra khắp thế giới , và ngày nay không còn thấy nước nào bị đô hộ như khi xưa nữa ( chỉ trừ vài nước CS lớn sáp nhập các nước chung quanh như Liên bang Nga khi xưa và “ Liên bang “ TQ như hiện nay . )
Năm 1945 VN đã được đế quốc Pháp và Nhật trao trã độc lập .
Những người có đủ tài năng đức độ của mỗi nước không hề thiếu . Tuy nhiên vận mệnh của 1 nước là chuyện còn cao , bao trùm hơn là tài năng của những lãnh đạo .VN đã bị đô hộ ngàn năm ,sau lại bị Pháp đô hộ , kế tiếp lại rơi vào kiếp nạn CNCS .
Những nước đang bị đô hộ như Đại Hàn , VN , lại giáp ranh TQ , thì đó là mãnh đất màu mở để CNCS phát triễn tốt .
Khi ông Mao chiếm được TQ thì đã chiếm và sáp nhập 4 nước chung quanh Mông ,Hồi ,Mãn , Tạng , vào TQ , VN cũng còn may mắn chưa bị là vì còn Pháp , rồi lại có Mỹ lính dính ở đó , nên muốn lấy phải phát động cuộc chiến giành lấy bằng CS hoá VN . .( Nếu không giành lấy bằng chiến tranh thì VN đã trở thành 1 nước độc lập với TQ , TQ không lấy VN được ) .
Bởi vậy , nhờ Thiên thời địa lợi nhân hoà mà ước vọng hàng ngàn năm nhờ vào truyền bá CNCS , nay TQ hầu như là đã đạt được nguyện vọng qua thoã ước Thành Đô .
Tuy nhiên 25 năm trước , CNCS đã sụp đổ khắp nơi trên thế giới , nhân loại đã nhìn lại kinh nghiệm và kết luận rằng CNCS chỉ mang lại khốn cùng , phá hoại cho đất nước họ mà thôi . Tình trạng xã hội , văn hoá , kinh tế VN đang là 1 chứng minh .
Khuynh hướng của thế giới hiện nay là Dân Chủ .
Bánh xe lịch sử đang quay theo chiều hướng đó .
Ai đang đi ngược lại chỉ là muốn níu kéo những gì đã lỗi thời , muốn trì lại bánh xe lịch sữ mà mọi người đều đã thấy rõ vấn đề .
Cái tai hại kinh hoàng của VN đang đi theo CNCS là đại hoạ mất nước . Những nhà lãnh đạo VN vẫn bị TQ kiềm chế từ bao lâu nay để đi theo con đường khiến VN trở thành lệ thuộc , và là 1 tỉnh tự trị của TQ .
Liên minh với Mỹ , để “ Thoát Trung “, để cứu lấy sự tồn vong của dân tộc . Chỉ cần ký 1 phát là Mỹ sẽ có cách để bảo đảm VN thoát khõi móng vuốt của TQ ( Đài Loan mà không có Mỹ bảo đảm thì chỉ 24 tiếng đồng hồ là TQ sẽ thu hồi ĐL lại ngay , Miến Điện nhỏ yếu hơn VN nhiều , mà còn dám thoát Trung .)
. CSVN mà giãi tán thì mọi chuyện cũng êm xuôi , nhưng nếu toàn dân chống lại nguy cơ mất nước thì sẽ là long trời lở đất .
Ai đó chủ xướng ,sẽ vinh hạnh lãnh giãi Nobel hoà bình như Gorbachev, trở thành Anh Hùng Dân Tộc , tiếng thơm ngàn năm .
Ngược lại khi Tàu vào thì nước mất nhà tan , mọi chuyện sẽ mất hết . Tổ tiên, dân tộc sẽ nguyền rũa đời đời .
Không biết hồn thiêng sông núi nước Nam , hay là truyền thống bất khuất ngàn năm của dòng giống Lạc Hồng có còn hiện hữu để cứu lấy dân tộc Việt lần này hay không .
Khó cố lắm bác Bình ạ . " Vịt què " NPT chỉ giỏi ăn quẩn quanh cái cối xay Lý luận Mác - Lê - Mao thôi .
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaObama xứng đáng đi vào lịch sử nước Mỹ như một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn lao trong nhiệm kỳ của ông . Vực dậy nước Mỹ từ đống đổ nát dưới triều đại George W. Bush , đưa kinh tế mỹ tăng trưởng trở lại , rút ra khỏi hai vũng lầy Apganistan và Iraq . Một loạt nền dân chủ mới hình thành tại trung đông sau mùa xuân Ả rập , kiềm chế Trung Quốc qua chính sách xoay trục , kiềm chế Nga bằng Ucraina .
Obama còn gây ngạc nhiên cho dân chúng Mỹ khi ở giai đoạn cuối của nhiệm kỳ ( Vịt què ) . Thành công trong cuộc chiến đối nội với : Obamacare ( Bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo ở Mỹ ) , ép được lưỡng viện quốc hội thông qua TPA , lập lại quan hệ với Cuba sau hơn 50 năm .
Thế giới có thể còn chưa hết ngạc nhiên với con Trâu này từ nay đến hết nhiệm kỳ của ông . Có thể là : Đánh gục nước Nga bằng những đòn tinh quái từ cấm vận và dầu lửa , húc đổ bức tường kiên cố của CNCS ở VN . Hãy chờ xem Obama sẽ có những hành động gì . Ít ra thì ông cũng đã tạo thế đứng mới cho nước Mỹ trong thế kỷ 21 , tạo nên bước đệm tốt cho người kế nhiệm mình .
ĐGCĐ
Những bài viết của chị Nguyễn Nguyên BÌnh bao giờ cũng hấp dẫn với tôi bởi những vấn đề nêu ra luôn thuyết phục người đọc. Ươc gì các nguyên thủ quốc gia của VN cũng để tâm đến " Vịt què cố lên" mà suy ngẫm và quyết thoát Trung để đưa đất nước tiến lên cùng nhân loại.
Trả lờiXóa